GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 23/11/2006

 TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  ĐTC Gioan Phaolô II về Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

?  “Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”

?   Đức Thánh Cha Biển Đức sắp phổ biến tác phẩm “Chúa Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình”

 

 

? ĐTC Gioan Phaolô II về Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

(Thông Điệp GIÁO HỘI SỐNG BỞI THÁNH THỂ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/edocs/ENG0821/_INDEX.HTM)

37.       Hai bí tích Thánh Thể và hòa giải hết sức gắn liền với nhau. Vì Thánh Thể hiện thực hóa hy tế cứu chuộc của Thập Giá, kéo dài hy tế này một cách bí tích, mà dĩ nhiên cần phải liên tục thực hiện việc hoán cải, một đáp ứng bản thân theo lời Thánh Phaolô kêu gọi Kitô Hữu giáo đoàn Côrintô: “Nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy hòa giải với Thiên Chúa” (2Cor 5:20). Nếu lương tâm của người Kitô hữu cảm thấy mình phạm trọng tội thì cần phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải để được hoàn toàn tham dự vào Hy Tế Thánh Thể.

Phán đoán về tình trạng ơn thánh của con người thực sự chỉ thuộc về chính đương sự, vì nó là vấn đề kiểm điểm lương tâm của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp tác hành bề ngoài có tính cách trầm trọng, hiển nhiên và chắc chắn trái ngược lại với qui tắc luân lý, thì Giáo Hội, vì mối quan tâm mục vụ về phương diện thiện ích của cộng đồng và vì lòng tôn kính phép bí tích này, không thể nào lai không trực tiếp can thiệp. Khoản Giáo Luật đã đề cập đến tình trạng tỏ ra thiếu điều kiện về luân lý này khi xác định rằng những ai “cứ cứng lòng phạm trọng tội” thì không được Hiệp Lễ (76).

38.       Vấn đề hiệp thông giáo hội, như Tôi đã nói, cũng là vấn đề hữu hình nữa, và là vấn đề được thể hiện nơi một loạt những “liên hệ” như Công Ðồng Chung Vaticanô II đã liệt kê: “Họ được hoàn toàn tháp nhập vào tổ chức của Giáo Hội, một Giáo Hội, có Thần Linh của Chúa Kitô ngự trị, chấp nhận toàn thể cấu trúc của mình cùng với tất cả mọi phương tiện cứu độ nơi Giáo Hội, và trong cơ cấu hữu hình của Giáo Hội, họ được liên kết cả với Chúa Kitô, Ðấng cai trị Giáo Hội qua Vị Giáo Hoàng và các Ðức Giám Mục, bằng những liên kết của việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị và mối hiệp thông giáo hội” (77).

Thánh Thể, một biểu lộ hiệp thông thượng đỉnh về bí tích nơi Giáo Hội, cần phải được cử hành theo chiều hướng hoàn toàn thể hiện những mối liên hệ hiệp thông bề ngoài. Ðặc biệt vì “thực sự là tuyệt đỉnh của đời sống thiêng liêng và là mục đích của tất cả mọi bí tích” (78), mà Thánh Thế cần đến thực sự những liên hệ hiệp thông về bí tích, nhất là bí tích Rửa Tội và Truyền Chức Thánh. Không thể trao Thánh Thể cho một người chưa rửa tội, hay một người phủ nhận sự thật trọn vẹn của đức tin liên quan đến mầu nhiệm Thánh Thể. Chúa Kitô là sự thật và Người là Ðấng làm chứng cho sự thật (x. Jn 14:6;18:37); bí tích mình máu của Người không chấp nhận tính cách giả hình.

39.       Ngoài ra, đối với chính bản chất của mối hiệp thông giáo hội cũng như với những liên hệ của mối hiệp thông này với bí tích Thánh Thể, cũng cần phải nhớ rằng “Hy Tế Thánh Thể, trong khi bao giờ cũng phải được hiến dâng trong một cộng đồng riêng biệt, song không bao giờ lại là việc cử hành của một mình cộng đồng ấy. Thật thế, cộng đồng này, khi được Chúa hiện diện, cũng lãnh nhận tất cả tặng ân cứu độ, và tỏ cho thấy rằng, qua hình thức hữu hình đặc biệt bền vững của mình, cộng đồng còn là hình ảnh và là sự hiện diện đích thực của một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” (79). Bởi thế mới thấy rằng một cộng đồng Thánh Thể thực sự không thể nào lại là một cộng đồng khép kín, như thể cộng đồng này tự mình đã được đầy đủ một cách nào đó; trái lại, cộng đồng ấy cần phải kiên trì trong sự hòa hợp với hết mọi cộng đồng Công Giáo khác nữa.

Mối hiệp thông giáo hội của cộng đồng Thánh Thể là mối hiệp thông với vị Giám Mục của mình cũng như với Ðức Giáo Hoàng. Thật vậy, vị Giám Mục là nguyên tố hữu hình và là nền tảng của mối hiệp nhất ở Giáo Hội riêng của ngài (80). Bởi thế, hoàn toàn mâu thuẫn nếu bí tích đệ nhất của mối hiệp nhất Giáo Hội được cử hành lại thiếu mối hiệp thông thực sự với vị Giám Mục. Thánh Ignatiô Antiôkia đã viết: “Thánh Thể được cử hành bởi vị Giám Mục hay bởi ai được vị Giám Mục thừa ủy mới được coi là thành hiệu” (81). Cũng thế, vì “Ðức Giáo Hoàng Rôma, vị thừa kế Thánh Phêrô, là căn nguyên và là nền tảng vĩnh tại và hữu hình của mối hiệp nhất của các vị Giám Mục cũng như của khối tín hữu” (82), mà mối hiệp thông với ngài thực sự cần phải có dể cử hành Hy Tế Thánh Thể. Bởi thế sự thật cao cả được bộc lộ này là sự thật được Phụng Vụ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: “Hết mọi cử hành Thánh Thể đều được thực hiện trong mối hiệp nhất chẳng những với vị Giám Mục riêng, mà còn với Ðức Giáo Hoàng, với hàng giáo phẩm, với tất cả mọi giáo sĩ, cùng toàn thể dân Chúa. Mọi cử hành Thánh Thể thành hiệu đều thể hiện mối hiệp thông hoàn vũ này với vị Thừa kế Thánh Phêrô và toàn thể Giáo Hội, hay khách quan kêu gọi mối hiệp thông này, như trong trường hợp của các Giáo Hội Kitô Giáo phân ly với Tòa Thánh Rôma” (83).

40.       Thánh Thể kiến tạo mối hiệp thông và nuôi dưỡng mối hiệp thông. Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu giáo đoàn Côrintô để cắt nghĩa cho họ biết về những thứ chia rẽ của họ, đối với việc họ tụ họp chia sẻ Thánh Thể, phản lại với những gì họ cử hành đó là Ăn Bữa của Chúa. Sau đó, vị Tông Ðồ này đã thúc giục họ hãy suy nghĩ về thực tại đích thật của Thánh Thể để lấy lại tinh thần hiệp thông huynh đệ (x 1Cor 11:17-34). Thánh Âu Quốc Tinh đã làm âm vang một cách sống động lời kêu gọi này, ở chỗ, sau khi lập lại những lời của vị Tông Ðồ: “Anh em là thân mình của Chúa Kitô và mỗi người đều là chi thể của thân mình này” (1Cor 12:27), thánh nhân liền nói “Nếu an hem là thân mình của Người và là những chi thể của Người thì anh em sẽ tìm thấy trên bàn tiệc của Chúa mầu nhiệm của an hem. Phải, anh em lãnh nhận mầu nhiệm của an hem” (84). Thế rồi tự nhận định này, thánh nhân đã kết luận: “Chúa Kitô… hallowed nơi bàn tiệc của Người mầu nhiệm an bình và hiệp nhất của chúng ta. Ai lãnh nhận mầu nhiệm hiệp nhất này mà không bảo trì những liên hệ an bình thì không phải là nhận lãnh một mầu nhiệm sinh lợi cho họ mà rõ ràng là những gì tác hại cho họ” (85).

(các bài chủ đề về Thánh Thể vào các Thứ Năm hằng tuần bắt đầu từ ngày 17/8/2006)

 

 

TOP

 

 

?  “Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”

 

Trước khi làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã suy nghĩ về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí cũng như những hậu quả về văn hóa gây ra bởi cuộc sụp đổ của mối liên hệ nàỵ Một số những nhận định của ngài được thu thập lại trong cuốn sách mới nhan đề “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” (do Ignatius xuất bản).

 

Ông George Weigel, thuộc Trung Tâm Chính Sách Đạo Lý và Công Chúng, ở Washington DC, đã trình bày mấy đề tài chính trong tác phẩm trên đây, ở một hội nghị được tổ chức ở cơ sở của Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 20/11/2006, về “Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”.

 

Theo vị diễn giả này thì tác phẩm “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” đã nêu lên nhiều nhận định về lý do tại sao một thứ đức tin vô lý và tình trạng mất đi niềm tin tưởng vào lý trí là những gì thực sự đang gây nguy hiểm cho thế giớị Vị diễn giả này chú trọng tới 4 nhận định được nêu lên trong tác phẩm ấỵ

 

Nhận định đầu tiên của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đó là sự kiện chúng ta đang sống trong một thời điểm bất quân bình rùng rợn nơi mối liên hệ giữa năng lực về kỹ thuật của Tây phương với kiến thức về luân lý của Tây phương.

 

Nhận định thứ hai của vị hồng y đương kim Giáo Hoàng này đó là trạng thái hôn mê về luân lý và chính trị xẩy ra nơi phần đông ở Âu Châu ngày nay là hậu quả của việc châu lục này khinh khi nguồn gốc Kitô Giáo nơi các nền văn minh của họ. Thái độ khinh khi này đã góp phần bằng những cách thức khác nhau vào việc suy thoái của những gì đã từng là tâm điểm của văn hóa thế giớị

 

Nhận định thứ ba của Hồng Y Joseph Ratzinger đó là việc Âu Châu loại bỏ các nguồn gốc Kitô Giáo của mình bao hàm cả việc họ loại trừ ý nghĩa về ‘Âu Châú như là công trình văn minh được cấu tạo nên bởi mối giao kết tốt đẹp giữa Gia-Liêm, Nhã Điển và La Mã.

 

Tới đây, ông Weigel nhận định rằng theo Hồng Y Ratzinger thì “tình trạng không trung thành với quá khứ ấy, ngược lại, đã dẫn tới một thứ ý nghĩ què quặt về lý trí cũng như về khả năng nhận biết của con người, cho dù bất toàn, về sự thật của các sự vật, trong đó có cả sự thật về luân lý của các sự vật”.

 

Vị học giả này bày tỏ tiếp: “Một thứ thực chứng chủ nghĩa đang tạo nên – và tạo nên  một cách sai lạc – nhiều tâm tưởng Tây phương ngày nay – một thứ chủ nghĩa thực chứng loại trừ tất cả mọi cứ điểm về luân lý siêu việt khỏi đời sống quần chúng. Hồng Y Ratzinger đặt vấn đề là phải chăng một thứ chủ nghĩa thực chứng như thế đang hành sử theo những gì được triết gia Canada là Charles Taylor diễn tả là ‘chủ nghĩa duy nhân bản’”. Đối với Hồng Y Ratzinger thì một thứ chủ nghĩa duy nhân bản (exclusivist humanism) như vậy tự bản chất không phải là những gì hữu lý.

 

Nhận định thứ bốn của Hồng Y Joseph Ratzinger đó là việc phục hồi lý trí ở Tây phương sẽ được dễ dàng hơn nếu họ biết nghĩ đến sự kiện là quan niệm của Kitô Giáo về Vị Thiên Chúa như ‘Logos’ đã giúp vào việc hình thành một nền văn minh đặc thù của Tây phương như nền văn minh tổng hợp của Nhã Điển, Gia-Liêm và La Mã.

 

Sau hết, vị học giả này, trích dẫn từ cuốn sách “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” đã nêu lên điều được Hồng Y Ratzinger thách đố theo chiều hướng 4 nhận định trên đây của ngài:

 

“Chúng ta cần phải … giữ lấy câu châm ngôn của Chủ Nghĩa Minh Tri mà nói rằng: Cho dù con người không thành công trong việc tìm được cách thức để chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa đi nữa, dầu sao họ cũng phải cố gắng sống và tác hành cuộc đời của họ như thể Thiên Chúa thực sự hiện hữu – ‘veluti si Deus daretur’”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2006

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức sắp phổ biến tác phẩm “Chúa Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình”

 

Theo điện thư VIS của Tòa Thánh Vatican ngày 22/11/2006 thì vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là linh mục dòng Tên Federico Lombardi đã viết một thông tư về tác phẩm sắp sửa được phát hành của vị Giáo Hoàng đươnng kim Biển Đức XVI của chúng ta, đó là cuốn “Chúa Giêsu Nâarét: Từ Phép Rửa tới Biến Hình - Gesu di Nâareth. Dal Battesimo nel Giordano alla Trasfigurâione".

 

Nhà Xuất Bản  Vatican (Vatican Publishing House) là nơi giữ tác quyền về tất cả mọi bản văn của Đức Giáo Hoàng đã nhượng quyền chuyển dịch, phân phối và phổ biến cuốn sách này cho Nhà Xuất Bản Rioãoli (Rioãoli Publishing House).

 

Theo lời thông tư của vị linh mục giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì ‘sự việc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có thể hoàn tất phần thứ nhất đại tác phẩm của ngài, và trong ít tháng nữa thôi chúng ta sẽ có tác phẩm nay trong tay, là một tin tuyệt vờị Tôi cảm thấy đây là một việc làm phi thường, vì cho dù nhiều phận sự và lo lắng cho giáo triều của mình, ngài vẫn có thể hoàn thành một tác phẩm có một chiều sâu rất nhiều về mặt kiến thức cũng như về mặt thiêng liêng. Ngài nói rằng ngài đã giành tất cả mọi giây phút rảnh rỗi của mình để thực hiện dự án này, và chính điều ấy là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy tầm quan trọng và khẩn trương của cuốn sách đối với ngàị

 

“Trong tinh thần chân tình và khiêm tốn vốn có của mình, Đức Giáo Hoàng đã cho biết cuốn sách này không phải là ‘một công trình của Huấn Quyền’ mà là hoa trái của việc ngài nghiên cứu riêng, và vì thế nó có thể được tự do bàn luận và bình luận. Đó là một nhận định rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vấn đề là những gì ngài viết trong cuốn sách ấy hoàn toàn không phải là những gì cầm chân trói buộc việc nghiên cứu của các chuyên viên dẫn giải và thần học giạ Nó không phải là một bức thông điệp dài về Chúa Giêsu, mà là việc trình bày riêng tư về hình ảnh Chúa Giêsu của thần học gia Joseph Ratzinger, vị đã được bầu làm Giám Mục Rôma”.

 

Cùng bản thông tư còn cho biết là nơi lời mở đầu của tác phẩm ấy, Đức Thánh Cha “giải thích rằng trong nền văn hóa tân tiến, cũng như ở nhiều thứ trình bày về hình ảnh Chúa Giêsu, cái khoảng cách giữa ‘một Chúa Giêsu lịch sử’ và ‘một Đức Kitô của niềm tin’ đã càng rộng lớn hơn bao giờ hết…. Tác giả Joseph Ratzinger, bằng việc cân nhắc tất cả mọi chiếm đạt của cuộc nghiên cứu tân tiến, muốn trình bày Chúa Giêsu của các Phúc Âm là một ‘Chúa Giêsu lịch sử’ thực sự, là một hình ảnh có thể cảm nhận và nổi nang, Đấng chúng ta có thể và cần phải căn cứ, và Đấng chúng ta có lý do chính đáng để tin tưởng và sống đời Kitô hữụ Bởi vậy, với cuốn sách này, Đức Giáo Hoàng muốn góp phần vào việc hỗ trợ thiết yếu cho đức tin của anh chị em mình, và ngài làm điều ấy từ yếu tố chính yếu của đức tin là Chúa Giêsu Kitô”.

 

Vị linh mục giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh viết tiếp rằng, trong phần giới thiệu về tác phẩm ấy, “Chúa Giêsu được trình bày cho chúng ta thấy như là một tân Moisen, một tân ngôn sứ ‘trực diện với Thiên Chúá, … một Người Con, sâu xa kết hiệp với Chạ Nếu không nhấn mạnh đến khía cạnh chính yếu này thì hình ảnh về Chúa Giêsu trở thành xung khắc và không thể nào hiểu nổị Tác giả Joseph Ratzinger đã tha thiết nói với chúng ta về cuộc hiệp nhất thân mật của Chúa Giêsu với Cha, và muốn bảo đảm rằng các môn đệ của Chúa Giêsu được dự phần vào mối hiệp thông nàỵ Bởi vậy, nó chẳng những là một đại tác phẩm về khoa dẫn giải học thánh kinh và khoa thần học mà còn là một đại tác phẩm về khoa linh đạo học nữa”.

 

Để kết luận, vị linh mục dòng tên này chia sẻ cảm nhận quá khứ của mình về các tác phẩm của hồng ý Joseph Ratzinger như sau: “Nhớ lại ấn tượng sâu xa cùng với những hoa trái thiêng liêng mà tôi, là một người trẻ, đã được hưởng từ việc đọc tác phẩm đầu tay của ngài – ‘Nhập Môn Kitô Giáĩ – tôi tin rằng cả lần này nữa chúng ta sẽ không bị thất vọng, trái lại, cả thành phần tín hữu lẫn tất cả mọi người thực sự muốn tin hiểu trọn vẹn hơn về hình ảnh của Chúa Giêsu, sẽ hết lòng biết ơn vì Giáo Hoàng này về chứng từ cao cả của ngài, với tư cách là một tư tưởng gia, một học giả và là một con người tin tưởng, về một vấn đề thiết yếu nhất của tất cả niềm tin Kitô Giáo này”.

 

Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 21/11/2006 thì Nhà Xuất Bản Vatican cũng được gọi là Libreria Editrice Vaticana (LEV) đã nhận được bản thảo của Đức Thánh Cha mấy ngày trước đây, và trao cho cơ quan này việc phân phối nó. Nhà xuất bản của Tòa Thánh đã nhượng quyền cho Nhà Xuất Bản Rioãoli ở Ý, và Nhà Xuất Bản Rioãoli này lại nhượng quyền phát hành ở Đức cho gia đình xuất bản Herder Verlag là nơi tác giả Joseph Ratzinger đã có liên hệ trong quá khứ.

 

Trong lời dẫn nhập mở đầu, tác giả Joseph Ratzinger là đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã minh định rằng tác phẩm này “không phải là một tác động của huấn quyền, mà chỉ là một cuộc trình bày việc cá nhân tôi tìm kiếm dung nhan Chúa Kitô. Bởi thế, bất cứ ai cũng quyền bác bẻ tôị

 

“Tôi chỉ xin độc giả hãy mang một tâm trạng thiện cảm cần thiết bằng không không thể nào hiểu được tác phẩm nàỵ  Tôi muốn cố gắng để trình bày Chúa Giêsu của Các Phúc Âm như là một Giêsu đích thực, một Giêsu lịch sử đúng nghĩa của từ ngữ này”.

 

Tác phẩm này là những gì cho thấy một trong những xác tín sâu xa nhất của tác giả Joseph Ratzinger, một tác phẩm ngài đã có dự tính viết ngay trước cả khi được bầu làm giáo hoàng: “Qua con người Giêsu, Thiên Chúa làm cho bản thân mình trở thành hữu hình hiện lộ, và bởi Thiên Chúa, hình ảnh này hiện lên như là một con người công chính”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 22/11/2006 và Zenit 21/11

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ