GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 9/11/2006

 TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: “Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người”

?  ĐTC Biển Đức XVI: "Khả năng của khoa học trong việc dự đoán và kiểm soát không bao giờ được sử dụng để chống lại sự sống của con người và phầm giá của sự sống này"

?   ĐTC Gioan Phaolô II về Tính Cách Tông Truyền của Thánh Thể và của Giáo Hội

 

 

? “Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người”

 

ĐTC Biển Đức XVI ngày 6/11/2006 với Đại Hội thường nên của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học

 

Thưa Quí Vị Giám Mục,

Thưa Quí Tôn Vị Nữ Nam,

 

Tôi hân hoan gửi lời chào đến các phần tử của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học nhân dịp Đại Hội thường niên, và tôi xin cám ơn Giáo Sư Nicola Babibbo về những lời lẽ tốt đẹp ngỏ lời chào tôi thay cho quí vị. Đề tài cho cuộc họp của quí vị – ‘Khả Năng Dự Đoán nơi Khoa Học: Vấn Đề Chính Xác và Những Giới Hạn” – là những gì bàn tới một phẩm chất chuyên biệt của khoa học tân tiến. Thật vậy, khả năng dự đoán là một trong những lý do chính đối với thế giá của khoa học trong xã hội hiện đại. Việc thiết lập phương pháp khoa học đã cống hiến cho các khoa học khả năng dự đoán các hiện tượng xẩy ra, nghiên cứu diễn tiễn của các hiện tượng đó, nhờ đó kiểm soát được môi trường con người sống động.

 

‘Vấn đề tiến bộ’ đang gia tăng này của khoa học, đặc biệt là khả năng của nó trong việc làm chủ thiên nhiên tạo vật bằng kỹ thuật, có những lúc đã dính dáng tới một ‘cuộc thoái lui’ tương ứng của triết học, của tôn giáo, và thậm chí của cả đức tin Kitô Giáo. Thật vậy, có một số người đã thấy nơi việc tiến bộ này của khoa học và kỹ thuật tân tiến một trong những lý do chính cho tình trạng tục hóa và duy vật chủ nghĩa: tại sao lại cần đến vấn đề khẩn cầu cùng Thiên Chúa để làm chủ những hiện tượng ấy trong lúc khoa học cho thấy nó có thể làm được điều ấy chứ? Thật sự là Giáo Hội nhìn nhận rằng ‘nhờ khoa học và kỹ thuật hỗ trợ…, con người đã nới rộng việc làm chủ của mình trên hầu như toàn thể thiên nhiên tạo vật’, bởi đó mà giờ đây con người, bằng hoạt động của mình, đang làm phát sinh ra những lợi ích từng được họ tìm kiếm từ các quyền lực trên cao’ (Gaudium et Spes, 33). Kitô Giáo cũng đồng thời không chấp nhận là có một cuộc xung khắc bất khả tránh giữa đức tin siêu nhiên và tiến bộ khoa học. Ngay chính ở khởi điểm của mạc khải Thánh Kinh đó là việc khẳng định rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, phú bẩm cho họ trí khôn, và đặt họ trên tất cả mọi tạo vật trên trần gian này. Nhờ đó, con người đã trở thành một quản viên của thiên nhiên tạo vật và là ‘một phụ giúp viên’ của Thiên Chúa. Nếu chúng ta nghĩ, chẳng hạn, về cách thức làm thế nào khoa học tân tiến, nhờ biết dự đoàn các hiện tượng thiên nhiên, đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, vào vấn đề tiến bộ của những quốc gia phát triển, vào việc chiến đấu chống lại các thứ dịch bệnh, và vào việc gia tăng tuổi thọ cho sự sống con người, thì mới thấy rõ là không có gì là xung khắc giữa việc Thiên Chúa quan phòng với công việc thực hiện của nhân loại cả. Đúng vậy, chúng ta có thể nói rằng công việc dự đoán, kiểm soát và quản trị thiên nhiên vạn vật, những gì khoa học ngày nay thực hiện một cách cụ thể hơn trong quá khứ, tự nó thuộc về dự án của Đấng Hóa Công.

 

Tuy nhiên, khoa học, trong khi cống hiến dồi dào như thế, cũng chỉ cống hiến được những gì theo mục đích của nó thôi. Con người không thể nào tin tưởng một cách sâu xa và tuyệt đối vào khoa học và kỹ thuật đến nỗi tin tưởng rằng việc tiến bộ của khoa học và kỹ thuật có thể giải thích được hết mọi sự và có thể làm hoàn toàn mãn nguyện tất cả mọi nhu cầu hiện hữu và tâm linh. Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người: những vấn nạn về ý nghĩa của sự sống và sự chết, về những giá trị tối hậu, và về bản chất của chính vấn đề tiến bộ. Đó là lý do Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhìn nhận các thứ lợi ích đạt được từ những tiến b ộ của khoa học, đã vạch ra rằng ‘có thể lầm lẫn coi các phương pháp tìm cầu nghiên cứu của khoa học như là qui chuẩn tối hậu trong việc đạt tới sự thật’, rồi thêm: ‘thật là nguy hiểm khi con người, tin tưởng thái quá vào những khám phá ngày nay, nghĩ rằng họ đầy đủ rồi, không cần tìm kiếm những giá trị cao hơn nữa’ (cùng nguồn, đoạn 57).

 

(xin xem tiếp phần hai dưới đây của bài huấn từ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/11/2006

 

 

 

TOP

 

 

?  "Khả năng của khoa học trong việc dự đoán và kiểm soát không bao giờ được sử dụng để chống lại sự sống của con người và phầm giá của sự sống này"

 

ĐTC Biển Đức XVI ngày 6/11/2006 với Đại Hội thường nên của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học

 

Khả năng dự đoán của khoa học cũng khơi lên vấn đề về những trách nhiệm đạo lý của thành phần khoa học gia nữa. Những khẳng định của họ cần phải được chi phối bởi việc tôn trọng chân lý cũng như bởi việc chân thành nhìn nhận cả sự chính xác lẫn những giới hạn bất khả tránh của phương pháp khoa học. Quả thực thì điều này có nghĩa là tránh đi những tiên đoán báo động không cần, khi những tiên đoán ấy không được căn cứ vào các dữ kiện đầy đủ hoặc vượt quá khả năng thực sự của khoa học trong việc tiên đoán. Thế nhưng, nó cũng có nghĩa là tránh đi những gì nghịch lại, tức là vấn đề giữ im lặng, bởi hãi sợ, trước những vấn đề đích thực. Tầm mức ảnh hưởng của các khoa học gia trong việc hình thành dư luận quần chúng căn cứ vào kiến thức của họ là những gì hết sức quan trọng không được coi thường vì sự vội vàng không đúng lúc hay vì muốn trở thành nổi nang trong quần chúng. Vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lần đã nhận định: ‘Các khoa học gia, chính vì họ biết hơn mà họ được kêu gọi phục vụ hơn. Vì quyền tự do được nghiên cứu đã giúp họ có được một kiến thức chuyên biệt hóa mà họ cần phải có trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thức ấy một cách khôn ngoan cho thiện ích của toàn thể gia đình nhân loại’ (Address to the Pontifical Academy of Sciences, 11 November 2002).

 

Quí Hàn Lâm Viên thân mến, thế giới của chúng ta tiếp tục nhìn vào quí vị và đồng nghiệp của quí vị để hiểu rõ hơn những thành quả khả dĩ nơi nhiều hiện tượng thiên nhiên quan trọng. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến những thứ đe dọa liên tục xẩy đến cho môi trường đang ảnh hưởng tới toàn thể các dân tộc, và nhu cầu khẩn trương trong việc khám phá ra những nguồn năng lượng thay thế an toàn thuận lợi cho tất cả mọi người. Các khoa học gia sẽ tìm được sự ủng hộ của Giáo Hội nơi nỗ lực của họ trong việc đương đầu với những vấn đề ấy, vì Giáo Hội đã lãnh nhận từ vị sáng lập thần linh của mình công việc hướng dẫn lương tâm con người tới sự thiện hảo, kết đoàn và bình an. Chính vì lý do đó Giáo Hội cảm thấy có nhiệm vụ buộc phải nhấn mạnh rằng khả năng của khoa học trong việc dự đoán và kiểm soát không bao giờ được sử dụng để chống lại sự sống của con người và phầm giá của sự sống này, song bao giờ cũng phải phục vụ sự sống ấy, phục vụ thế hệ hiện nay cũng như những thế hệ mai sau.

 

Còn một ý nghĩ cuối cùng được chủ đề của Hội Nghị quí vị gợi lên cho chúng ta hôm nay. Như một số báo chí xuất hiện trong mấy ngày vừa rồi đã nhấn mạnh, đó là chính phương pháp khoa học, trong việc thu thập các dữ kiện cũng như trong việc coi xét cùng sử dụng những dữ kiện ấy cho những dự phóng, là những gì vốn có những giới hạn, khiến cho khả năng tiên đoán của khoa học thực sự bị hẹp lại đối với những phạm vi và đường lối riêng biệt. Bởi thế, khoa học không thể cho rằng mình có thể thực hiện được một cuộc trình bày hoàn toàn dứt khoát về tương lai của chúng ta cũng như về tình trạng diễn tiến của mọi hiện tượng được nó nghiên cứu. Triết học và thần học có thể góp phần quan trọng cho vấn đề bản thể học trọng yếu này, chẳng hạn, khi giúp cho những khoa học thực nghiệm thấy được sự khác biệt giữa cái bất lực của toán học trong việc tiên đoán một số biến cố với cái hiệu lực của nguyên tắc nhân quả, hay giữa cái bất định hoặc ngẫu nhiên theo khoa học với cái nhân quả ở lãnh vực triết lý, hoặc sâu xa hơn nữa, giữa cái tiến hóa được coi như là nguồn gốc của một chuỗi nối tiếp trong không gian và thời gian, với việc tạo dựng là nguồn gốc tối hậu của thứ hữu thể dự phần nơi Hữu Thể tất yếu.

 

Đồng thời cũng có một tầm mức cao hơn thực sự trổi vượt trên tất cả mọi dự đoán của khoa học, tức là thế giới tự do của con người và lịch sử. Trong khi các thứ vũ trụ về thể lý có những diễn tiến về thời không thì chỉ có nhân loại, theo nghĩa hẹp, là có lịch sử, một thứ lịch sử về quyền tự do của nhân loại. Tự do, như lý trí, là một yếu tố quí báu của hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta, và nó không bao giờ có thể bị phân tích một cách dứt khoát nổi. Cần phải nhìn nhận và tôn trọng chiều kích siêu việt của nó đối với thế giới vật chất, vì nó là dấu hiệu cho thấy nhân phẩm của chúng ta. Nhân danh khả năng cho là tuyệt đối của phương pháp khoa học trong việc dự đoán, cũng như nhân danh tình trạng thế giới của con người để mà chối bỏ chiều kích siêu việt ấy sẽ đưa đến việc làm mất đi những gì là nhân bản nơi con người, và vì không nhìn nhận cái đặc thù cũng như siêu việt của mình, sẽ có nguy cơ mở đường cho việc con người khai thác mình.

 

Các bạn thân mến, để kết thúc những chia sẻ này, một lần nữa tôi hứa cùng các bạn là tôi hết sức chú trọng tới những hoạt động của Học Viện Tòa Thánh n ày, và hứa nguyện cầu cho các bạn cùng gia đình các bạn. Tôi xin phúc lành khôn ngoan, hoan lạc và an bình của Thiên Chúa Toàn Năng ban xuống cho tất cả các bạn.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/11/2006

 

 

 

TOP

 

 

?  ĐTC Gioan Phaolô II về Tính Cách Tông Truyền của Thánh Thể và của Giáo Hội

(Thông Điệp GIÁO HỘI SỐNG BỞI THÁNH THỂ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/edocs/ENG0821/_INDEX.HTM)

32.       Tất cả những điều ấy cho thấy buồn thảm và bất thường biết bao cho tình trạng của một cộng đồng Kitô hữu, mặc dù có đủ số tín hữu khác nhau để hình thành một giáo xứ mà lại thiếu linh mục dẫn dắt. Các giáo xứ là những cộng đồng của thành phần lãnh nhận phép rửa, thành phần bày tỏ và thể hiện căn tính của mình trước hết qua việc cử hành Hiến Tế Thánh Thể. Thế nhưng, điều này đòi phải có sự hiện diện của vị tư tế là vị duy nhất có khả năng hiến dâng Thánh Thể với tư cách Chúa Kitô in persona Christi. Ở một cộng đồng thiếu linh mục thì cần phải thực hiện những nỗ lực đứng đắn để làm sao bù đắp tình trạng này, nhờ đó cộng đồng có thể tiếp tục những việc cử hành Chúa Nhật, và những vị tu sĩ cùng giáo dân hướng dẫn anh chị em mình nguyện cầu là thi hành một cách đáng khen vai trò linh mục phổ quát của tất cả mọi tín hữu có được do ơn Phép Rửa. Thế nhưng, những giải pháp như vậy phải được coi là tạm thời mà thôi trong khi cộng đồng chờ đợi linh mục.

Những việc cử hành không trọn vẹn tính cách bí tích này trước hết phải tác động toàn thể cộng đồng tha thiết nguyện cầu hơn nữa để xin Chúa sai thợ đến làm mùa (x Mt 9:38). Cũng nên vận dụng tất cả mọi nguồn liệu cần thiết để thực hiện đầy đủ việc mục vụ cổ võ ơn thiên triệu, nhưng vẫn không chiều theo khuynh hướng tìm kiếm những giải pháp hạ thấp các tiêu chuẩn về luân lý và huấn luyện cần thiết của các ứng sinh học làm linh mục. 

33.       Vì khan hiếm linh mục, các phần tử không có chức thánh thuộc thành phần tín hữu được ủy thác cho việc tham dự vào việc chăm sóc mục vụ ở giáo xứ thì họ phải nhớ rằng, như Công Đồng Chung Vaticanô II dạy, “không một cộng đồng Kitô hữu nào có thể được xây dựng trừ phi cộng đồng ấy có nền tảng và trọng tâm ở việc cử hành Thánh Thể Cực Thánh” (66). Bởi thế, các phần tử ấy có trọng trách làm sao giữ được “cơn đói” Thánh Thể thực sự trong cộng đồng này, nhờ đó nó sẽ không bỏ lỡ một cơ hội cử hành Thánh Lễ nào, cũng bằng việc lợi dụng sự hiện diện tùy lúc của một vị linh mục không bị luật Giáo Hội ngăn cấm cử hành Thánh Lễ.

 

(các bài chủ đề về Thánh Thể vào các Thứ Năm hằng tuần bắt đầu từ ngày 17/8/2006)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ