GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 10/12/2006

 TUẦN II MÙA VỌNG NĂM C

 

?  Vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cảm nhận về Thành Quả của Chuyến Tông Du Thỗ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

?  Cm nhn t đàn chiên nh bé cng đồng Công Giáo Th Nhĩ K v Chuyến Tông Du Th Nhĩ K ca ĐTC Bin Đức XVI

?   Linh Đạo Thơ Ấu Thiêng Liêng: Đến Với Chúa là Một Ơn Gọi - nhờ Mẹ Maria đến với Chúa

 

 

? Vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cảm nhận về Thành Quả của Chuyến Tông Du Thỗ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Vị linh mục dòng tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, hôm Thứ Sáu, 1/12/2006, đã chia sẻ trên Đài Phát Thanh Vatican về cảm tưởng của mình đối với chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Sau đây là những lời phát biểu của vị giám đốc này, vị cho rằng chuyến tông du đã mang lại thành quả tốt đẹp ngoài dự tưởng của nhiều người.

 

Vấn:    Cha có thẩm định một cách toàn cầu ra sao về chuyến tông du này?

 

Đáp:   Hiển nhiên là nó có một giá trị hết sức là tích cực – một giá trị chắc chắn là cao hơn nhiều mong đợi, có thể về phần bản thân của Đức Thánh Cha cũng như của thành phần  cộng tác viên  của ngài.

 

Tôi nhớ lại là trong cả quá khứ nữa cũng có những chuyến đi đặc biệt đầy gai góc, mà chúng ta nói được rằng ‘khó khăn’ {…]. Đối với Đức Gioan Phaolô II thì người ta đã chứng kiến được lòng can đảm của ngài, vị quyết liệt và tin tưởng đươn g đầu với chúng, bao giờ cũng gặt hái được những thàn h quả phi thường vượt trên những gì có thể nghĩ tưởng.

 

Tôi cũng nghĩ điều tương tự như thế đã xẩy ra cho Đức Biển Đức XVI. Điều này là những gì tuyệt đẹp và phấn khởi, vì nó đức tin và lòng can đảm của các vị Giáo Hoàng cũng được tưởng thưởng khi phải đương đầu với những tình hình bất định. Bởi thế mới có một giá trị cực kỳ tích cực trong tất cả mọi khía cạnh, cả nơi mối liên hệ với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như với đạo của tín đồà Hồi Giáo, nơi các mối liên hệ về đại kết với các niềm tin Kitô Giáo khác, và cuối cùng là lòng phấn khởi mang lại cho cộng đồng Công Giáo địa phương.

 

Vấn:    Chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ về chuyến đi này bằng cách trình bày nó bằng các hìn h ảnh. Chắc chắn là trong số những hình ảnh ấy là việc Đức Giáo Hoàng tĩnh lặng suy nguyện ở Đền Thờ Xanh, một cử chỉ đã tạo nên được ấn tượng lớn lao.

 

Đáp:   Đúng thế. Thật sự là đó là giây phút kéo chú ý nhất, và ở một nghĩa nào đó, nó cũng là một  cử chỉ có lẽ mới mẻ nhất và không ngờ nhất so với mấy tuần  lễ trước.

 

Đối với tôi, khi nghĩ về những gì xẩy ra mấy tháng trước – những bàn luận hay những phản ứng theo sau những hiểu lầm về bài diễn văn ở Đại Học Đường Regensburg – thì việc đến viếng ngôi đền này cùng với giây phút tĩnh nguyện sau đó đã tạo nên một cử chỉ tiêu biểu mà, ở một nghĩa nào đó, đã chiếm được và đã tới được với công chúng và lương tâm quần chúng, hơn là những việc làm sáng tỏ bằng lời nói và bằng những câu phát biểu khác nhau được Đức Giáo Hoàng cùng những vị cộng tác viên của ngài bày tỏ trong những tháng trước đó không thể nào làm nổi.

 

Thế nhưng, cái vẫn còn thiếu chính là ở chỗ tác động đó, bước tiến bề ngoài đó, giây phút gặp gỡ thân thiện bằng một nụ cười đó, bằng một con tim cởi mở đó, là những gì chứng tỏ và làm cho nó được hiểu rằng các khoảng cách đã được thắng vượt và việc đối thoại là một điều gì đó có thật, sâu xa và chân tình.

 

Tôi muốn nói rằng, ngoài giây phút tĩnh nguyện ấy, còn có sự thân tình đối thoại với vị Đại Giáo Trưởng cũng như với vị giáo trưởng, hai người đã đón tiếp Đức  Giáo Hoàng ở đền thờ này, là một giây phút đặc biệt là ý nghĩa và tốt đẹp. 


Vấn:    Chúng ta hãy suy nghĩ về một hình ảnh đậm nét nữa về chuyến tông du này, đó là hình ảnh Đức Biển Đức XVI ôm lấy Đức Bartholomew I, một dấu chỉ của mối thân tình mà chúng ta có thể nói của một lòng cảm mến dường như làm phấn khởi con đường đại kết.

 

Đáp:   Đó là một con đường đang tiếp tục diễn tiến, một con đường được Đức  Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phác họa ngay từ ban đầu, ngay từ ngày đầu tiên khi ngài được tuyển bầu, trong số những ưu tiên của giáo triều ngài.

 

Tôi muốn nói rằng, ngoài cử chỉ ấy, cũng có cả một tầm mức rất quan trọng nữa ở nơi những lời Đức Giáo Hoàng nói lên trong bài diễn từ của ngài trong giờ Thần Vụ, khi ngài lập lại lời mời gọi can trường, sâu xa và thân ái của Đức Gioan Phaolô II trong việc cùng nhau nói chuyện, cùng nhau tìm kiếm những đường lối để xác định thừa tác vụ hoàn vũ thừa kế Thánh Phêrô trong vấn đề phục vụ cho mối hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội, và lời mời gọi này cũng điều hiển nhiên mong ước được hiệp nhất mà ngài đã tiếp tục nhấn mạnh đến trong bài giảng trong Thánh Lễ cuối cùng tại Vương Cung Thánh Đường Công Giáo ở Istanbul.

 

Lòng thiết tha mong ước được hiệp nhất này cho thấy cái ưu tiên của giáo triều đây là những gì thực sự rất hiện hữu, và việc ôm hôn Đức Thượng Phụ Bartholomew I cũng như những cái hôn bình an với các vị đại diện Chính Thống khác và những vị đại diện thuộc các niềm tin Kitô Giáo khác diễn ra trong Thánh Lễ kết thúc chuyến đi là những gì đầy ý nghĩa cảm kích.

 

Cũng còn một lúc khác, về phần vị thượng phụ toàn cầu, khi đụng chạm tới những vấn đề đặc biệt được Giáo Hội Chính Thống kêu gọi tình đoàn kết, ngài đã lên tiếng kêu gọi việc thân tình của Giáo Hội Công Giáo trong những tình hình khó khăn của họ.

 

Bởi thế, đây là một thứ đại kết cần phải được tiếp tục, cả theo quan điểm về tín lý, thần học và giáo hội học được nghiên cứu sâu xa, cũng như theo quan điểm của đức ái cụ thể, của sự gần gũi và đoàn kết cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa cùng chứng từ của Kitô Giáo trong thế giới ngày nay, một chứng từ rất ư là cần thiết cho thế giới  này.

Vấn:    Ở Êphêsô cũng như ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Linh thuộc thành phố Istanbul, một cuộc gặp gỡ đầy thắm thiết có những lúc xúc động với cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, và vào một số lần trong chuyến tông du, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Giờ đây người ta còn mong mỏi gì nữa vậy?

 

Đáp:   Điều yêu cầu khẳng định quyền tự do tôn giáo, chính nó đã có trong bản Hiến Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn là những gì đã được biểu lộ, thế nhưng, trên thực tế, ở một nghĩa nào đó, có những lúc là những gì hết sức muốn thấy, gây ra những khó khăn.

 

Bởi thế, việc xác định về nguyên tắc thì rất rõ ràng, chẳng những nơi các bài diễn từ mà cả nơi các cuộc đàm đạo với các thẩm quyền khác nhau được cả Đức Giáo Hoàng lẫn thành phần cộng tác viên của ngài nêu lên.

 

Đặc biệt là trong cuộc gặp gỡ vị phó thủ tướng cũng đã nêu lên một dự tính đặc biệt trong việc thiết lập một ủy ban ở tầm cấp chính quyền và thành phần đại diện Giáo Hội để giải quyết những vấn  đề cụ thể ấy.

 

Theo chiều hướng ấy thì đó thực sự là một niềm phấn khởi cho cộng đồng Công Giáo, cho đức tin và lòng nhiệt thành của họ, thế nhưng đó cũng là một thứ toát yếu cần phải tiếp tục thực hiện những việc làm cụ thể, nhờ đó những điều toát lược ấy được chuyến viếng thăm này đề ra có thể phát triển và mang lại hoa trái.

 

Một trong những điều in đậm nét trong tôi, đặc biệt trong Thánh Lễ kết thúc, đó là vấn đề hiệp nhất và cộng đồng nơi các lễ nghi khác nhau. Có 4 lễ nghi khác nhau nơi các cộng đồng Kitô hữu Công Giáo đang sống ở Istanbul, và những lễ nghi ấy đã bày tỏ tính chất khác nhau và phong phú của mình trong phụng vụ ban sáng.

 

Bởi vậy, cũng đã có cả một lời mời gọi tiến tới chỗ hiệp nhất, tới mối hiệp thông của những gì là phong phú, của các truyền thống và của những biểu hiện về văn hóa trong Giáo Hội Công Giáo. Một lời mời gọi thần tình mà Giáo Hội Công Giáo đã xuất phát từ buổi gặp gỡ nguyện cầu này cũng đã được Đức Giáo Hoàng minh nhiên đề cập tới hơn một lần vào ngày hôm qua.


Vấn:    Như được biết là có nhiều điều mong đợi nơi chuyến tông du này, cộng với một số điều quan tâm. Vậy có thể nói mà không sợ thái quá hay chăng, Đức Giáo Hoàng đã chiếm được lòng mọi người, có thể là vượt trên những dự tưởng nữa?

 

Đáp:   Có thể nói như thế, và đối với tôi thì đó là một thành quả hết sức tích cực.

 

Chuyến đi này đã sinh hoa kết trái về tất cả mọi khía cạnh, và điều này đã được chứng tỏ là không có một khía cạnh nào đã xẩy ra ngược lại, trệch đi hay đối địch với nhau, trái lại sự bình an là những gì có thể thiết lập, và những sứ điệp tích cực có thể được gửi đi để mời gọi tất cả những ai thành tâm thiện chí hãy hợp tác để xây dựng một cuộc chung sống tốt đẹp hơn.

 

Thật vậy, tôi không muốn quên đi những lời kêu gọi mạnh mẽ cho hòa bình ở Trung Đông là nơi rất gần ở đó-  Thổ Nhĩ Kỳ, ở một nghĩa nào đó, là một quốc gia thuộc vùng địa dư này – những lời kêu gọi hòa bình được Đức Giáo Hoàng lên tiếng một số lần, khuyến khích việc dấn thân của cộng đồng quốc tế, nhất là của quốc gia cao cả này, cho nền hòa bình nơi vùng đất hết sức khẩn trương ấy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/12/2006 

  

 

 

TOP

 

 

?  Cm nhn t đàn chiên nh bé cng đồng Công Giáo Th Nhĩ K v Chuyến Tông Du Th Nhĩ K ca ĐTC Bin Đức XVI

 

Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, linh mục Ruben Tierrablanca, dòng Phanxicô thuộc Tỉnh Dòng Thánh Phêrô và Phaolô ở Michoacan, Mễ Tây Cơ, hiện đang hình thành cộng đồng quốc tế dòng Phanxicô là Santa Maria Draperis ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chia sẻ cảm nhận của mình như là một phần tử thuộc cộng đồng Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ về ảnh hưởng của chuyến tông du nơi riêng cộng đồng Công Giáo ở đây.

 

Vn:    Người  Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đã sửa soạn cho chuyến viếng thăm này và Đức Biển Đức XVI đã được tiếp đón ra sao?

 

Đáp:   Chúng tôi đã sống một thời điểm rất đặc biệt ở Istanbul vào áp chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Ngoài việc hoan hỉ đợi chờ của đoàn chiên nhỏ bé của Giáo Hội Công Giáo nơi xứ sở đa số Hồi Giáo này, chúng tôi rất ý thức rằng con mắt của thế giới đang đổ dồn về Thổ Nhĩ Kỳ vì những lý do chính trị, cũng như những lý do liên quan tới lãnh vực liên tôi.

 

Cả mấy tuần lễ, các cú điện thoại liên tục cùng các cuộc viếng thăm của thành phần  phóng viên báo chí, của các đài truyền hình, của các tường trình viên  và phân tích viên của xã hội hiện nay, làm cho chúng tôi bận bịu cả lên. Họ chất vấn chúng tôi rằng: Kitô hữu sống ở Thổ Nhĩ Kỳ ra sao? Quí vị cảm thấy thế nào về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng? Tại sao con số Kitô hữu đã bị giảm bớt rất nhiều ở thế kỷ vừa qua, thậm chí còn suy giảm hơn thế nữa trong những năm vừa rồi? Tại sao tập tục đạo giáo không được thể hiện nơi đường phố? Quí vị có sợ những phản ứng bạo động của thành phần bảo thủ và thành phần dân tộc chủ nghĩa hay chăng?

 

Chúng tôi đã cố gắng trả lời tất cả những vấn nạn ấy một cách rõ ràng và đơn thành. Tốt hơn nếu thành phần ký giả và các bạn hữu khác đến sống ở đây ít là một thời gian ngắn để hiểu nhiều hơn và rõ hơn, hầu có thể tránh được một số những nhan đề trên nhật báo gây nhạo báng, tác hại cho hết mọi người. 


Vn:    Tình hình hiện nay của người Công Giáo ở xứ sở này ra sao?

 

Đáp:   Tình hình hiện nay và những giới hạn về phương diện chính trị xã hội và tôn giáo chúng tôi đang sống ở đây, cùng những khó khăn chúng tôi vẫn có từ trước tới nay, cũng không khác lắm với những khó khăn của thời các tông đồ. Sách Tông Vụ đã diễn tả Giáo Hội sơ sinh trong đế quốc Rôma và giữa thế giới đa thần.

 

Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có một chính quyền theo chủ nghĩa trần thế cộng hòa và một dân số tín đồ Hồi Giáo, nhưng vấn đề ngờ vực đối với sứ điệp phúc âm cũng như với đời sống Kitô Giáo là những gì rất giống nhau: ở chỗ cho rằng có một ước mong muốn làm suy yếu đi căn tính của một quốc gia và tính cách thống nhất của một tôn giáo.

 

Thực tế thì đời sống Kitô Giáo, nếu đích thực và khả tín, sẽ dẫn tất cả mọi người tới kiến thức nhân bản hơn nữa về sự sống và cuộc chung sống an bình. Đối với Kitô hữu chúng ta thì vấn đề là việc dấn thân cho vương quốc của Chúa Kitô, còn đối với thành phần không phải Kitô hữu thì vấn đề là ở chỗ họ sống các giá trị và nguyên tắc thuộc niềm tin tưởng của họ cùng với truyền thống hiếu khách đáng ca ngợi và lưu tồn của một dân tộc Đông phương.


Vn:    Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ này, một xứ sở có một thiểu số Công Giáo, mang một ý nghĩa gì đối với thời điểm hiện nay đang có những căng thăng về liên hệ giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo?

 

Đáp:   ‘Ta sẽ tìm kiếm con chiên bị thất tung, Ta sẽ mang về con chiên lạc đàn, Ta sẽ băng bó con chiên bị què quặt, và Ta sẽ tăng sức cho con chiên bị yếu kém’ (Ez 34:16). Tôi đã chớt nhớ đến câu này của tiên tri Êzêkiên khi nghĩ tới chuyến tông du mục vụ của Đức Thánh Cha tới Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Cộng đồng Công Giáo của chúng tôi thì nhỏ bé về con số, cần được phấn khích, và nhiều khi cảm thấy kiệt sức. Thế nhưng, giờ đây, qua mấy ngày này, nó đã được gặp gỡ vị chủ chiên của mình, Vị Đại Diện cho Mục Tử Nhân Lành Giêsu Kitô. Các ký gỉa đi hộ tống Đức Giáo Hoàng trên máy bay đã nhấn mạnh tới chiều kích mục vụ như là lý do chính yếu của chuyến viếng thăm này; ở Thổ Nhĩ Kỳ đây, chúng tôi muốn được dẫn dắt bởi vị mục tử cũng là cha của mình, và nhờ ngài tái sinh động đức tin của mình và hân hoan trong một niềm hy vọng không lừa dối.

 

Nhiều xứ sở khác và miền khác trên thế giới muốn được Đức Giáo Hoàng đến thăm, mà ngài lại ở giữa chúng tôi, để băng bó cho con chiên bị thương tích và chăm sóc cho con bị bệnh nạn, để củng cố đức tin của chúng tôi ở giải trái đất này, một vùng biên giới của hai châu lục.


Vn:    Cha là người rất gần gũi với biến cố này: Xin cho chúng tôi biết về các cuộc gặp gỡ dân chúng Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Đáp:   ‘Đây là lúc các con làm chứng’ (Lk 21:13). Giành buổi chiều đầu tiên cho việc viếng thăm các vấn đề về lễ nghi, Đức Thánh Cha đã nói hai bài diễn từ, bài đầu tại tổng hành dinh của vị chủ tịch tôn giáo vụ là Ali Bardagoglu, và bài thứ hai trước phái đoàn ngoại giao làm việc ở thủ đô Ankara.

 

Chúng tôi đã nghe nghe được những lời bày tỏ phấn khởi về việc quyết liệt và thẳng thắn sẵn sàng của Giáo Hội Công Giáo đối với ‘việc đối thoại như là một phương tiện gặp gỡ giữa các nền văn hóa và tôn giáo”.

 

Ngoài ra, trích lại Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ của Công Đồng Chung Vaticanô II, ngài nói rằng hòa bình không phải chỉ là tình trạng vắng bóng chiến tranh, mà là ‘hoa trái của một trật tự được vị sáng lập thần linh gieo trồng nơi xã hội loài người, và con người luôn khao khát một sự công chính trọn hảo hơn’ (số 78).

 

Điều này làm cho bản thân tôi nhớ tới nhiều lần lên tiếng từ vị tiến nhiệm nhiều nhung nhớ của ngài là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc cổ võ một nền  hòa bình chân thực và lâu bền trên thế giới này.

 

Thực sự là lời Phúc Âm bao giờ cũng chiếu sáng đường lối của chúng ta và tác động công cuộc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội. Đó là lý do tôi đã lấy câu Phúc Âm của ngày hôm nay để suy nghĩ sâu xa hơn về những bài diễn văn này, những bài diễn từ không được cho vào công hàm khóa lại.

 

Tất cả chúng ta đều biết rằng chuyến đi này có những cơ nguy của nó, có lẽ cái nguy cơ nhất là ở nơi việc giải thích đúng đắn những lời lẽ của ngài hơn là vấn đề cảnh sát. ‘Thế nhưng, không một sợi tóc nào trên đầu các con sẽ bị rơi xuống’, Chúa và Thày của chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã nói với chúng ta hôm nay đây.

 

Và giờ đây, Đức Giáo Hoàng đã trở về Vatican, đời sống của chúng ta cần phải tiếp tục theo gương và giáo huấn của ngài, vì ‘nhờ kiên trì mà các con sẽ cứu được linh hồn mình’, một lần nữa Chúa Giêsu Kitô của chúng ta bảo đảm cho chúng ta như thế.


Vn:    Theo cha thì khía cạnh quan trọng nhất trong chuyến tông du này là gì?

 

Đáp:   Chúng ta biết rằng động lực chính yếu và sâu xa của chuyến ĐTC viếng thăm này là ước muốn chung giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống trong việc tiến triển trên con đường đại kết, hướng về mối hiệp nhất Kitô hữu, một quyết tâm theo phúc âm của hết mọi Kitô hữu.

 

Chúng ta đã sống với niềm hy vọng dồi dào là bản tuên ngôn chung, được ký hôm 30/11, sẽ là một điểm mạnh để giải tỏa và thắng vượt một số những thành kiến và tái cử hành lại những mầu nhiệm của những gì chúng ta cùng tin tưởng Ba Ngôi nơi Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đang hiện diện trong Thánh Thể và hoạt động trong Giáo Hội duy nhất của Người.

 

Đức Giáo Hoàng cũng chủ sự hai Thánh Lễ, một vào ngày 29/11 ở Êphêsô, nơi đền thờ ‘Gia Cư Mẹ Maria’, và một vào hôm 1/12 ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Linh với cộng đồng Công Giáo – trong Thánh Lễ thứ hai gần một nửa là khách, vì cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không quá nhiều nhặn gì như được thấy trên truyền hình trong những cuộc cử hành này, một Thánh Lễ đặc mầu sắc đại kết. 


Vn:    Là một tu sĩ dòng Phanxicô, người hoạt động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, cha rút tỉa được những gì từ chuyến viếng thăm ấy?

 

Đáp:   Đối với chúng tôi, những người anh em hèn mọn thuộc cộng đồng huynh đệ quốc tế Santa Maria Draperis, thì nó là một cơ hội lịch sử có một không hai: Ba năm sau khi khai trương cộng đồng huynh đệ này, một cộng đồng được giành để thực hiện việc đối thoại đại kết và liên tôn, mà có được một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha muốn tìm kiếm mối hiệp nhất Kitô Giáo thì thực sự là một phúc lành vậy.

 

Giờ đây tôi nhớ lại những gì Đức Thượng Phụ Bartholomew I đã nói với chúng tôi khi ngài tiếp chúng tôi ở tòa thượng phụ Chính Thống hôm 30/12/2003, lúc mà người anh em của chúng tôi là Gwenole xin ngài chúc lành cho dự án của chúng tôi và ban cho chúng tôi mấy lời khuyên dạy cho hoạt động của chúng tôi, thì ngài đáp lại rằng: ‘Hãy thương mến nhân dân này’, hiển nhiên là ngài ám chỉ tới nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Về phần mình, Đức Biển Đức XVI đã cống hiến cho Giáo Hội hoàn vũ bức thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ của ngài. Chúng ta không còn yêu cầu gì hơn nữa; chúng ta đã nhận được những ấn định cần thiết và bảo đảm để thực hiện đường lối đối thoại của chúng ta.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2006

 

 

TOP

 

 

?   Linh Đạo Thơ Ấu Thiêng Liêng: Đến Vi Chúa là Mt Ơn Gi - nhờ Mẹ Maria đến với Chúa

 

(Tiếp 3 Chúa Nhật bài "Linh Đạo Thơ Ấu Thiêng Liêng: Yếu Tính và Đặc Tính" của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, CMC)

 

Mùa Vọng là thời điểm cử hành Mầu Nhiệm Nhập Thể, đón mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, một Thiên Chúa vô hình, vô cùng cao cả, toàn thiện và toàn năng, song, như Thánh Tông Đồ Gioan xác tín, “đã hóa thành nhục thể và ở giữa loài người chúng ta”, như một thai nhi trong cung lòng Mẹ Maria và là một hài nhi trong vòng tay Mẹ Maria ở hang lừa máng cỏ Bêlem.

 

Thật vậy, Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí, đã biết con người thụ tạo của Ngài không thể tự mình đến được với Ngài, Ngài đã tự động đến với họ, nơi Chúa Giêsu Kitô, một vị được Thánh Tông Đồ Phaolô cảm nhận là “đã không tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa, trở nên như không, mặc lấy thân phận tôi đòi”.

 

Bởi vậy, đã tìm kiếm Vị Thiên Chúa nhập thể này, con người không cần phải vươn mình lên mà là hạ mình xuống, như Lời Nhập Thể đã khuyên dạy là “hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, tức là trở nên “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” như Người. Bởi vậy, nhân Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại linh đạo thơ ấu thiêng liêng vô cùng khẩn thiết và quan trọng này, để có thể tìm thấy và nhận ra Vị Thiên Chúa Nhập Thể nơi Chúa Giêsu Kitô.

 

"Hãy để cho các con tr đến vi Thày.  Đừng ngăn cn chúng. Nước Thiên Chúa thuc v nhng ai ging như chúng" (Mathêu 19:14). Li ca Chúa Giêsu, tuy trc tiếp nói vi người ln, gián tiếp là mt li kêu gi, mt li mi gi thành phn con tr đến vi Người. Thành phn con tr này nh bé lm, nh bé c v th lý cũng như tâm lý.

 

V th lý, thành phn con tr mà Chúa Giêsu kêu gi "Đến vi Thày" này phi "được mang đến cho Người" (Mathêu 19:13), ch chúng không th t mình mà đến vi Người. V tâm lý, biết thành phn con tr được kêu gi "Đến vi Thày" không hiu mình nói gì, Chúa Giêsu đã phi kêu gi chúng qua thanh phn người ln: "Hãy để cho các con tr đến vi Thày".

 

Thanh phn con tr "được mang đến cho Người" và cũng là thành phn mà Chúa Giêsu mun kêu gi chúng "Đến vi Thày" này, v th lý, theo ngôn t ca Phúc Âm Thánh Luca dùng, đúng là "nhng thơ nhi (babies)" (Luca 18:15), còn đang được bế trên tay hay mi chp chũng bước đi, mà Chúa Giêsu gi là "nhng tr nh (little children)" (Luca 18:16): "Hãy để cho nhng tr nh đến vi Thày" (Luca 18:16).

 

Li Chúa Giêsu kêu gi "Đến Vi Thày" trên đây, mc dù hướng v nhóm con tr (v th lý ln tâm lý) mà các môn đệ đang ngăn cn không cho chúng được mang đến với Người, thc ra, đối tượng và thành phn mà Người c ý nhm ti, qua hình nh các con tr by gi, chính là đám người ln.

 

Chúa Giêsu đã minh xác ch ý này ca Người khi nhc nh thành phn người ln là: "Nước Thiên Chúa thuc v nhng ai ging như chúng". "Đến vi Tôi, tt c các ngươi là nhng người mt mi và nng gánh..." (Mathêu 11:28). Qua li này, Chúa Giêsu qu tht đã rõ ràng và trc tiếp kêu gi thành phn người ln, thành phn không hn nhiên vui sng như tr nh, thành phn đầy "mt mi và nng gánh", mun "tìm được thanh thn" (Mathêu 11:29), phi "Đến vi Tôi" ging như chúng, thành phn con tr.

 

Như thế, căn c vào nhng li ca Chúa Giêsu được phân tách trên, chúng ta có th suy ra nhng kết lun sau đây:

 

1.         Chúa Giêsu mun thành phn tr nh đến vi Người: "Hãy để cho các tr nh đến vi Thày. Đừng ngăn cn chúng" (Luca 18:16);

 

2.         Vì Chúa Giêsu đến là để t mình cho thành phn tr nh: "Nước Thiên Chúa thuc v

nhng ai ging như chúng" (Luca 18:16; xem Mathêu 11:25,27;

 

3.         Do đó, thành phn người ln mun đến vi Chúa cũng phi "ging như chúng":

"Ai không đón nhn Nước Thiên Chúa như mt con tr s không được vào đó" (Luca 18:17);

4.         Đường li đích thc, duy nht và hoàn ho để con người có th chc chn đến được vi Chúa chính là: "Hoán ci và tr nên như tr nh" (Mathêu 18:3).

5.         Thế nhưng con người không th thc s tr nên như tr nh nếu không đến vi Chúa qua M Maria là Con Đường duy nht Thiên Chúa vô cùng toàn tri, toàn ho và toàn năng đã dùng để đến vi con người. Lý do chính yếu khiến cho đệ nht thiên thn Luxiphe cùng với nhóm ngy thn b hư đi ngay t ban đầu là vì h ngang nhiên t ra bt tuân phc, ch, như Sách Khi Huyn cho thy nơi đon 12 câu 3 và 4, không chp nhn vn đề Li Nhp Th, tc không chp nhn vic Thiên Chúa li tr thành mt Con Người, li làm con ca mt ph n là loài có bn tính thp hèn hơn mình. Đó là lý do, các thánh đã qu quyết du hiu được Thiên Chúa cu ri chính là lòng thành thc sùng kính M Maria vy, và mt lòng thành tht sùng kính ch tìm thy nơi nhng ai thc shoán cải và tr nên như tr nh” mà thôi, tc nhng ai “hin lành và khiêm nhượng” như chính V Thiên Chúa đã tr thành hư vô, mc ly thân  phn tôi đòi, sinh ra bi mt người n vào lúc thi gian nên trn. 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ