GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 20/12/2006 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH |
? ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: “Nơi Chúa Kitô, tôn giáo không còn là một ‘cuộc kiếm tìm Thiên Chúa một cách mù quáng’"
? Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ: 4) Tương lai: Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội
? ĐTC Biển Đức XVI: Giáo Lý Giáo Hội Tông Truyền Hiệp Thông - Thứ Tư 13/12/2006 - Bài 27: Thánh Timôthêu và Titô
ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: “Nơi Chúa Kitô, tôn giáo không còn là một ‘cuộc kiếm tìm Thiên Chúa một cách mù quáng’"
(Tông Thư Tiến Đến Ngàn Năm Thứ Ba)
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch
6- Chúa Giêsu được sinh ra từ dân tuyển chọn để hoàn tất lời hứa mà Abraham đã lãnh nhận và các tiên tri liên tục nhắc nhớ. Các tiên tri nhân danh Thiên Chúa và thay cho Ngài mà nói. Thật vậy, công cuộc của Cựu Ước được sắp xếp chính là để sửa soạn và loan truyền cho việc Đức Kitô đến, Đấng cứu chuộc hoàn vũ, cũng như cho vương quốc mà Người thiết lập. Bởi thế, những cuốn sách của Cựu Ưùớc mãi mãi là một chứng cớ cho một giáo thuyết thần linh xác thực (x. hiến chế Mạc Khải đoạn 15). Giáo thuyết này đã đạt mục tiêu của nó nơi Đức Kitô: đúng thếø Chúa Giêsu không chỉ "nhân danh Chúa" mà nói như các vị tiên tri, mà Người chính là Thiên Chúa nói bằng Lời hằng sống nhập thể của mình. Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài. Đó là điều đã được công bố trong Phần Nhập Đề của Phúc Âm thánh Gioan: "Chưa có ai đã từng thấy được Thiên Chúa; Người Con duy nhất, Đấng ở trong lòng Cha, Người đã tỏ Cha ra" (Jn.1:18). Như thế, Lời nhập thể làm thỏa nguyện ước vọng nơi tất cả các đạo giáo của nhân loại. Chính Thiên Chúa đã làm cho con người được thỏa nguyện, ngoài mọi ước mong của con người. Đó là một mầu nhiệm của ân sủng.
Nơi Chúa Kitô, tôn giáo không còn là một "cuộc kiếm tìm Thiên Chúa một cách mù quáng" (Acts 17:27) nữa, mà là một đáp ứng của đức tin vào Thiên Chúa là Đấng tỏ mình ra. Nó là một đáp ứng mà con người nói với Thiên Chúa như với Hóa Công, với một Người Cha, một đáp ứng đã thành hiện thực nhờ một con người cũng chính là Ngôi Lời, mà nơi Người, Thiên Chúa đã nói với từng người, và nhờ Người mỗi người có thể đáp lại Thiên Chúa. Còn nữa, cũng ở nơi con người này mà mọi tạo vật đáp lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là một khởi sự mới cho tất cả mọi sự. Nơi Người, tất cả mọi sự có; chúng được thăng hóa rồi được trả về cho Hóa Công là Đấng dựng nên chúng. Như thế, Đức Kitô là mãn nguyện của ước vọng cho mọi tôn giáo trên thế giới, nên Người làø tầm mức viên trọn đích thực duy nhất của họ. Thiên Chúa nói thẳng với con người nơi Đức Kitô thế nào, tất cả loài người và toàn thể tạo vật cũng tự mình nói với Thiên Chúa trong Đức Kitô như vậy, thực sự đó là việc tự hiến mình cho Thiên Chúa. Mọi vật trở về với cội nguồn của mình là vậy. Chúa Giêsu Kitô làm cho mọi sự tái tạo (x.Eph.1:10), đồng thời làm hoàn tất mọi sự trong Thiên Chúa: một hoàn tất làm vinh danh Thiên Chúa. Tôn giáo có nền tảng nơi Đức Kitô là một tôn giáo vinh quang; nó là một tầm vóc mới mẻ của sự sống để chúc tụng vinh quang Thiên Chúa (x.Eph.1:12). Tất cả mọi tạo vật thực sự là một biểu hiện của vinh quang Người. Đặc biệt con người (vivens homo) là sự hiển linh của vinh quang Thiên Chúa, một loài được kêu gọi để sống bằng sự sống viên trọn trong Thiên Chúa.
(còn tiếp)
Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ: 4) Tương lai: Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch
(tiếp theo)
4) Tương lai: Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội
“Simon Phêrô và Anrê đã cùng được kêu gọi với nhau để trở thành những tay đánh cá người. Tuy nhiên, cùng một công việc ấy lại mặc một hình thức khác nhau đối với từng người trong hai anh em. Simon, bất kể nỗi yếu hèn của con người, đã được gọi là ‘Phêrô’, là ‘đá’ làm nền tảng dựng xây Giáo Hội; ngài đặc biệt được trao cho chìa khóa Nước Trời (x Mt 16:18). Cuộc hành trình của ngài mang ngài từ Giêrusalem tới Antioch, và từ Antioch đến Rôma, để ở Thành Phố này, ngài có thể hành sử một trách nhiệm toàn cầu. Vấn đề phục vụ hoàn vũ của Thánh Phêrô và của những người Thừa Kế thánh nhân chẳng may lại gây ra những ý kiến khác nhau nơi chúng ta, những gì chúng ta hy vọng thắng vượt, cũng nhờ vào cuộc đối thoại về thần học mới đây được tái tấu.
“Vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói về một thứ tình thương làm nên đặc tính của việc ngài phục vụ cho mối hiệp nhất, một thứ tinh thương mà chính bản thân Thánh Phêrô là người đầu tiên đã cảm nghiệm thấy (Thông Điệp Ut Unum Sint, 91). Chính trên căn bản ấy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô này đã thực hiện lời mời gọi tham gia vào một cuộc đối thoại huynh đệ nhắm đến chỗ tìm ra những đường lối giúp cho việc hành sử thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô ngày nay, trong khi vẫn tôn trọng bản chất và yếu tính của thừa tác vụ này, nhờ đó ‘hoàn thành việc phục vụ của tình yêu thương được nhìn nhận bởi tất cả mọi người trong cuộc’ (cùng nguồn, 95). Ước muốn của tôi hôm nay đây là để nhắc lại và lập lại lời mời gọi này”. (2)
(còn tiếp)
ĐTC Biển Đức XVI: Giáo Lý Giáo Hội Tông Truyền Hiệp Thông - Thứ Tư 13/12/2006 - Bài 27: Thánh Timôthêu và Titô
Anh Chị Em thân mến,
Sau khi nói dài về vị đại Tông Đồ Phaolô, hôm n ay, chúng ta chú ý tới hai trong những vị cộng tác viên thân cận nhất của ngài là Timôthêu và Titô. Truyền thống cho rằng Thánh Phaolô đã viết cho các vị 3 bức thư, trong đó, 2 bức cho Timôthêu và 1 cho Titô.
‘Timôthêu’ là một danh xưng theo tiếng Hy Lạp và có nghĩa là ‘người tôn kính Thiên Chúa’. Trong khi Thánh Luca, trong Sách Tông Vụ, đã đề cập tới vị cộng tác viên này 6 lần, Thánh Phaolô đã gọi tên ngài 17 lần trong các bức thư của mình (nhất là ngài xuất hiện 1 lần trong Thư gửi Do Thái). Chúng ta có thể suy đoán rằng ngài đã được Thánh Phaolô chú trọng rất nhiều, mặc dù Thánh Luca không nói cho chúng ta biết tất cả những gì Thánh Phaolô cần phải làm với ngài. Thật vậy, Thánh Tôn g Đồ đã ủy thác cho ngài những sứ vụ quan trọng và đã thấy nơi ngài như là một ‘bản thân khác – alter ego’, như chúng ta có thể thấy nơi việc Thánh Tôn g Đồ hết sức ca ngợi ngài trong Thư gửi giáo đoàn Philiphê: ‘Tôi không có một ai như anh, người sẽ thật lòng lo lắng cho phúc hạnh của anh em’ (2:20).
Timôthêu vào đời ở Lystra (khoảng 200 cây số về phía tây bắc thành Tarsê) bởi một người mẹ Do Thái và một người cha ngoại đạo (x Acts 16:1). Sự kiện mẹ của ngài dính dáng tới một cuộc hôn nhân pha trộn và bà không cắt bì cho đứa con trai của bà khiến cho người ta nghĩ rằng Timôthêu được sinh trưởng trong một gia đình không triệt để tuân giữ lề luật, cho dù ngài được nói rằng ngài đã thuộc Thánh Kinh từ nhỏ (x 2Tim 3:15). Tên mẹ của ngài được lưu truyền lại cho chúng ta biết là Eunice, và bà của ngài là Lois (x 2Tim 1:5).
Khi Thánh Phaolô đi qua Lystra vào đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai của mình, Thánh nhân đã chọn Timôthêu làm đồng bạn của mình, vì ‘anh ta được tiếng tốt nơi anh em ở Lystra và Iconium’ (Acts 16:2), thế nhưng Thánh nhân ‘đã cắt bì cho anh vì những người Do Thái ở những nơi ấy’ (Acts 16:3). Cùng với Thánh Phaolô và Silas, Timôthêu đã đi băng qua Tiểu Á tới thành Troas, từ đó ngài tới Macedonia. Chúng ta được cho biết là ở Philippi, nơi Thánh Phaolô và Silas bị tố cáo là làm loạn thành phố ấy và bị tống ngục bởi bị chống đối bởi một số cá nhân thiếu đạo đức đã lợi dụng một đứa con gái nô lệ giỏi bói toán (x Acts 16:16-40), Timôthêu đã được thả ra. Bấy giờ Thánh Phaolô buộc phải đi đến Nhã Điển thì Timôthêu theo kịp Thánh nhân ở thành phố này, rồi từ đó, ngài được sai tới một Giáo Hội Thessalonica trẻ trung để củng cố đức tin cho Giáo Hội này (x 1Thes 3:1-2). Thế rồi ngài gặp Thánh Tông Đồ ở Corintô, cho Thánh nhân hay tin vui về tín hữu Thessalonica và cộng tác với Thánh nhân để truyền bá phúc âm hóa cho thành Corintô này (x 2Cor 1:19).
Chúng ta lại thấy Timôthêu ở Epheso, trong cuộc hành trình truyền giáo thứ ba của Thánh Phaolô. Từ đó, có thể Thánh Tông Đồ đã viết thư cho Philemon cũng như cho tín hữu Philliphê, và cả hai bức thư này đươợ viết bởi Timôthêu (x Philemon 1; Phil 1:1). Từ Epheso, Thánh Phaolô sai ngài tới Maceđônia với một Erastus nào đó (x Acts 19:22), sau đó tới Côrintô để trao một bức thư của Thánh nhân, trong đó Thánh nhân khuy6en tín hữu Côrintô là hãy ân cần tiếp đón ngài (x 1Cor 4:17, 16:10-11).
Ngài lại xuất hiện lần nữa như là một đồng tác giả trong Bức Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrintô, và khi Thánh Phaolô từ Côrintô viết Thư cho tín hữu Rôma, Thánh nhân đã gửi lời thăm Timôthêu cũng như cho những người khác (x Rm 16:21). Từ Côrintô, người môn đệ này lại đi đến thành Troas, bên bờ Biển Aegean Á Châu, để ở đó chờ Thánh Tông Đồ đã lên Giêrusalem vào cuối cuộc hành trình truyền giáo thứ ba của Thánh nhân (x Acts 20:4).
Từ lúc ấy, chúng ta có thể nói rằng hình ảnh Timôthêu nổi bật lên như một vị mục tử có tầm vóc thật quan trọng. Theo ‘Giáo Sử’ của giáo phụ Eusebius sau đó thì Timôthêu là vị giám mục đầu tiên ở Epheso (x 3:4). Một số hài tích của ngài từ Constantinople đã được mang đến Ý từ năm 1239, ở Vương Cung Thánh Đường Termoli, Molise.
Về nhân vật Titô, tên gọi theo gốc Latinh, chúng ta biết rằng ngài bẩm sinh là người Hy Lạp, tức là người dân ngoại (x Gal 2:3). Thánh Phaolô đã đem ngài lên Giêrusalem vào dịp được gọi là Công Đồng Tông Đồ, một công đồng đã long trọng chấp nhận việc giảng dạy Phúc Âm cho các dân ngoại mà không áp đặt lên họ những qui định của luật lệ Moisen.
Trong Bức Thư viết cho ngài, Thánh Tông Đồ đã ca ngợi ngài khi nói rằng ngài như ‘đứa con thật sự của cha trong niềm tin chung” (1:4). Sau khi Timôthêu đi Côrintô, Thánh Phaolô đãsai Titô đi với sứ vụ kêu gọi cộng đồng nổi loạn này hãy sống phục tùng. Totô đã mahg lại bình an cho Giáo Hội Côrintô nên Thánh Tông Đồ đã viết những lời này: ‘Thế nhưng, Thiên Chúa, Đấng an ủi thành phần bị chán chường, cũng đã an ủi chúng ta nơi sự hiện diện của Titô, chẳng những bằng việc hiện diện của anh mà còn bằng niềm an ủi anh thực hiện nơi anh em nữa, khi anh nói với tôi về niềm mong đợi của anh em, về niềm thương khóc của anh em, về nhiệt tình của anh em đối với tôi, nhờ đó tôi cảm thấy vẫn còn hân hoan hơn nữa… Bởi thế mà chúng ta được ủi an. Và ngoài niềm an ủi của mình, chúng ta vẫn còn cảm thấy hân hoan hơn nơi niềm vui của Titô, vì tâm trí của anh cảm thấy an tâm đối với tất cả anh em” (2Cor 7:6-7,13). Thánh Phaolô lại sai Titô – người được Thánh nhân gọi là ‘cộng sự viên và đồng nghiệp’ (2Cor 8:23) – để tổ chức việc hoàn thành những thứ quyên góp cho Kitô hữu ở Giêrusalem (2Cor 8:6). Những chi tiết sau đó trong các bức thư mục vụ ấy cho biết là ngài làm giám mục ở Crete (x Titus 1:5), từ đó, được Thánh Phaolô mời gọi, ngài đã đến hợp với Thánh Tông Đồ ở Nicopolis, ở Epirus (x Titus 3:12). Sau đó ngài đến Dalmatia (x 2Tim 4:10). Chúng ta không bieêt gì hơn nữa về những chuyến đi sau đó của Titô hay về cái chết của ngài.
Tóm lại, nếu chúng ta xét tới hai nhân vật Timôthêu và Titô này với nhau thì chún g ta thấy được một số sự kiện quan trọng. Sự kiện quan trọng nhất đó là Thánh Phaolô đã sử dụng thành phần hợp tác viên của ngài trong việc phát triển sứ vụ truyền giáo của ngài. Dĩ nhiênm ngài là Tông Đồ tuyệt hảo, là sáng lập viên và là mục tử của nhiều Giáo Hội. Tuy nhiên, rõ ràng là ngài đã không thực hiện điều này hoàn toàn một mình, mà cậy dựa vào những người đáng tin cậy, những người chia sẻ nỗ lực và tránh nhiệm của ngài.
Ngoài ra, còn phải nói tới việc sẵn sàng nơi thành phần cộng tác viên của ngài. Các nguồn liệu chúng ta có về Timôthêu và Titô đề cao việc các ngài sẵn sàng lãnh nhận các công việc khác nhau, thường ở chỗ đại diện cho Thánh Phaolô thậm chí trong những trường hợp khó khăn. Nói cách khác, các vị dạy cho chúng ta biết quảng đại phục vụ Phúc Âm, biết rằng nó cũng bao gồm cả việc phục vụ cho chính Giáo Hội.
Sau hết, chúng ta hãy tiếp tục lời khuyến dụ Thánh Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng Titô trong bức thư gửi Thánh nhân cho ngài: ‘Điều ấy là những gì chân thực. Tôi muốn anh hãy nhấn mạnh đến những điểm ấy, để những ai tin tưởng vào Thiên Chúa thì ân cần dấn thân hành thiện; những việc ấy thì tuyệt hảo và làm lợi cho kẻ khác’ (3:8). Bằng việc cụ thể dấn thân của mình, chúng ta cần phải và có thể khám phá ra sự thật nơi những lời lẽ ấy, và mang ra thực hành trong mùa Vọng này những việc lành để mở các cửa thế giới cho Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế của chúngt ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/12/2006