GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 26/12/2006 TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Bài Giảng Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh 25/12/2006: “Thiên Chúa biến mình trở nên nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu biết Ngài”
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Sứ Điệp Giáng Sinh 25/12/2006: “Trong thời đại hậu tân tiến, con người có lẽ càng cần đến một vị Cứu Thế hơn bao giờ hết”
? Linh Đạo Thơ Ấu Thiêng Liêng - Đến Với Chúa: Như Trẻ Nhỏ
“Thiên Chúa biến mình trở nên nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu biết Ngài”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh 25/12/2006
Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe trong Phúc Âm sứ điệp được các thiên thần báo cho các mục đồng trong Đêm Thánh, một sứ điệp giờ đây được Giáo Hội loan báo cho chúng ta: ‘Hôm nay, trong thành Đavít, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các người, Ngài là Chúa Kitô. Và đây là dấu hiệu cho các người hay, đó là các người sẽ thấy một con trẻ được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ’ (Lk 2:11-12). Các mục đồng không được chỉ cho thấy những gì là lạ lùng, những gì là phi thường, những gì là uy nghi vĩ đại cả. Tất cả những gì họ sẽ thấy là một con trẻ được bọc trong khăn, Đấng mà, như tất cả mọi con trẻ khác, cần đến sự chăm sóc của người mẹ; một con trẻ được sinh ra trong hang đá, một con trẻ mà vì vậy không nằm trong một cái nôi mà là một máng cỏ. Dấu hiệu của Thiên Chúa là một thơ nhi cần được giúp đỡ và sống trong tình trạng bần cùng. Chỉ bằng con tim của mình các mục đồng mới có thể thấy được rằng thơ nhi ấy làm hoàn tất lời hứa được tiên tri Isaia nói tới mà chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất: ‘Một con trẻ được sinh ra cho chúng ta, một người con được ban cho chúng ta; và Người sẽ đảm nhiệm việc trị vì’ (9:5). Cũng cùng một dấu hiệu đã được ban cho chúng ta. Cả chúng ta nữa cũng đưoơc thiên thần Chúa mời gọi, qua sứ điệp của Phúc Âm, hãy khởi hành bằng tâm hồn của chúng ta để thấy được con trẻ nằm trong máng cỏ ấy.
Dấu hiệu của Thiên Chúa có tính cách đơn sơ. Dấu hiệu của Thiên Chúa đó là việc Người biến mình trở thành nhỏ bé vì chúng ta. Đó là cách Người trị vì. Người không đến bằng quyền năng và hào nhoáng bề ngoài. Người đến như một thơ nhi – bất khả tự vệ và cần chúng ta giúp đỡ. Người không muốn chiếm đoạt chúng ta bằng sức mạnh của Người. Người làm cho chúng ta hết sợ hãi trước sự cao cả của Người. Người cần đến tình yêu của chúng ta, bởi vậy mà Người biến mình thành một con trẻ. Người không muốn gì khác nơi chúng ta ngoài tình yêu của chúng ta, một tình yêu nhờ đó chúng ta tự nhiên biết cách chia sẻ với những cảm xúc của Người, những ý nghĩ của Người và với ý muốn của Người – chúng ta biết sống với Người và thực tập với Người đức khiêm tốn từ bỏ là những gì thuộc về chính yếu tính của yêu thương. Thiên Chúa biến mình thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu biết Người, đón nhận Người, và mến yêu Người. Các Giáo Phụ của Giáo Hội, trong bản dịch Hy Lạp Cựu Ước của mình, đã thấy được một đoạn theo tiên tri Isaia được Thánh Phaolô cũng trích dẫn để tỏ cho thấy làm thế nào những đường lối mới mẻ của Thiên Chúa đã đưoơc báo trước trong Cựu Ước. Ở đó chúng ta đọc thấy rằng: ‘Thiên Chúa đã làm cho Lời của Ngài trở nên ngắn gọc, Ngài đã rút gọn Lời Ngài’ (Is 10:23; Rm 9:28). Các Giáo Phụ đã dẫn giải điều này hai cách: ‘Chính Con là Lời, là Lý Trí; Lời hằng hữu trở nên bè nhỏ – nhở vừa gọn trong một máng cỏ. Người đã trở thành một con trẻ, nhờ đó Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Như thế Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương thành phần bé nhỏ. Như thế Người dạy chúng ta yêu mến kẻ yếu hèn. Như thế Người dạy chúng ta tôn trọng trẻ em. Con trẻ Bêlem này hướng mắt chúng ta về tất cả mọi con trẻ đang chịu khổ và bị lạm dụng trên thế giới này, những con trẻ đưoơc sinh ra và những con trẻ không được sinh ra. Về các trẻ em bị sử dụng như lính tráng trong một thế giới bạo động; về những trẻ em đi ăn mày ăn xin; về những trẻ em bị thiếu thốn và đói khổ; về nhữn g trẻ em bị hất hỉu. Nơi tất cả những trẻ em ấy là Con Trẻ Bêlem đang kêu khóc đối với chúng ta; chính vị Thiên Chúa trở thành nhỏ bé đang kêu gọi chúng ta. Chúng ta hãy nguyện cầu đêm nay để ánh rạng ngời của tình yêu Thiên Chúa được tỏa rạng cho tất cả những trẻ em ấy. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta thực hiện phần của mình n hờ đó phẩm vị của trẻ em được tôn trọng. Chớ gì tất cả họ đều cảm nghiệm được ánh sáng yêu thương nhân loại đang cần còn hơn những nhu cầu vật chất của đời sống.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061224_christmas_en.html
? “Trong thời đại hậu tân tiến, con người có lẽ càng cần đến một vị Cứu Thế hơn bao giờ hết”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp Giáng Sinh 25/12/2006
"Salvator noster natus est in mundo" (Roman Missal)
‘Đấng Cứu Tinh của chúng ta đã được hạ sinh cho thế giới!’ Trong đêm vừa rồi, nơi các Giáo Hội của mình, chúng ta đã được nghe thấy một sứ điệp, bất chấp giòng thời gian của các thế kỷ, vẫn còn mới nguyên. Đó là sứ điệp thiên đình nói với chúng ta rằng đừng sợ, vì ‘một tin mừng’ được gửi đến ‘cho toàn dân’ (Lk 1:10). Nó là một sứ điệp của niềm hy vọng, vì nó nói với chúng ta rằng, vào cái đêm cách đây hai ngàn năm trước, ‘một Đấng Cứu Thế là Chúa Kitô đã hạ sinh trong thành Đavít’ (Lk 2:11). Vị thiên thần của Chúa Giáng Sinh đã loan báo nó cho các mục đồng ở trên các sườn đồi Bêlem; ngày nay, vị Thiên Thần này lập lại nó cho chúng ta, cho tất cả những ai cư ngụ trong thế giới của chúng ta đây: ‘Đấng Cứu Thế đã giáng sinh; Người đã giáng sinh cho các người! Hãy đến, nào chúng ta hãy đến bái thờ Người!’
Thế nhưng, phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn còn giá trị và ý nghĩa đối với con người nam nữ của thiên niên kỷ thứ ba đây? Phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn còn được cần đến bởi một nhân loại để tiến tới cung trăng và Hỏa Tinh, và đang sửa soạn chế ngự vũ trụ này; vì một nhân loại không biết đến giới hạn trong việc nó theo đuổi tìm kiếm những bí mật của thiên nhiên, và đã thành công thậm chí trong việc giải được cả những mã số diệu huyền nơi cái di giống của con người? Phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn còn được cần tới bởi một nhân loại đã từng sán g chế ra thứ truyền thông tương tác xuyên đại dương của mạng điện toán toàn cầu, và nhờ những kỹ thuật truyền thông tân tiến nhất, giờ đây đang làm cho Trái Đất này, làm cho ngôi nhà chung của chúng ta đây, trở thành một ngôi làng hoàn vũ? Thứ nhân loại của thế kỷ 21 này hiện lên như là một chủ nhân ông nắm chắc và tự mãn về định mệnh của mình, như một đối thủ đầy khát vọng trước những thứ chiến thắng vô địch.
Nó có vẻ là như thế đấy nhưng thực sự lại không phải vậy. Dân chúng vẫn tiếp tục chết đói chết khát, bệnh tật và nghèo khổ, trong một thời đại dư thừa và buông thả hưởng thụ. Một số người vẫn còn bị sống trong cảnh nô lệ, bị khai thác và tước lột phẩm vị của mình, những người khác trở thành những nạn nhân của nỗi hận thù về chủng tộc và tôn giáo, bị vướng trở bởi thái độ bất dung nhượng và kỳ thị, cũng như bởi việc can thiệp về chính trị và tình trạng áp bức về thể lý lẫn luân lý đối với vấn đề tự do tuyên xưng niềm tin của mình. Những người khác lại thấy thân thể của mình cũng như thân thể của các người thân yêu, đặc biệt là của con cái mình, trở thành thương tật bởi vũ khí, bởi khủng bố và bởi tất cả mọi thứ bạo lực, vào một thời điểm mà hết mọi người đang vênh vang tự đại về tiến bộ, đoàn kết và bình an cho tất cả mọi người. Còn cả những người, bị tước mất niềm hy vọng, buộc phải lìa bỏ quê hương xứ sở của mình để tìm kiếm những điều kiện sinh sống nhân bản ở bất cứ một nơi nào đó thì sao? Làm sao chúng ta có thể giúp đỡ đây đối với những ai bị lừa đảo bởi thành phần tiên tri truyền dạy một thứ hạnh phúc dễ dãi, những ai đang chiến đấu với những mối liên hệ và không có khả năng chấp nhận trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai của mình, những ai bị bẫy sập đang ngắc ngứ trong một đường hầm của lẻ loi cô quạnh và những ai thường tiến đến chỗ bị lệ thuộc vào chè chén hay nghiện hút? Chúng ta nghĩ gì về những người chọn cái chết theo niềm tin tưởng là họ đang cử hành sự sống chứ?
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/urbi/documents/hf_ben-xvi_mes_20061225_urbi_en.html
Linh Đạo Thơ Ấu Thiêng Liêng - Đến Với Chúa: Như Trẻ Nhỏ
Ngay từ ban đầu, hai nguyên tổ đã không phải là các trẻ nhỏ thực sự hay sao? Khi còn sống trong sự công chính nguyên thủy, các ngài có biết đến tội lỗi là gì đâu: "Trần truồng mà không biết xấu hổ". Thế rồi, từ khi "mắt cả hai người mở ra, nhận thấy mình trần truồng", họ đã trở thanh người lớn, với cuộc đời: nam nhân thì mệt mã, nữ nhân thì nặng nề.
Như thế, hai nguyên tổ trước khi còn sống trong sự công chính nguyên thủy, cũng giống như tình trạng của Kitô hữu khi mới lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chỉ mới là một trạng thái trẻ nhỏ, một tình trạng hồn nhiên đơn sơ ban đầu mà thôi, chứ không phải và chưa phải có tinh thần trẻ nhỏ, tinh thần con cái Thiên Chúa, tinh thần làm cho họ thật sự là trẻ nhỏ của Thiên Chúa.
Chính vì nguyên tội, vì con người đã vượt ra khỏi lãnh vực nhỏ bé của mình, "muốn nên khôn ngoan", "giống như các thần linh biết lành biết dữ", bằng việc bất phục tùng, ăn cây Thiên Chúa đã cấm họ ăn, mà con người đã "phải chết", đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đường, đã trở thành người lớn, "giống như các thần linh", thành con cái của thần dữ, "con cái thế gian", không còn là con cái bé nhỏ "sinh bởi Thiên Chúa" nữa.
Do đó, Chúa Giêsu đã dứt khoát khẳng định: "Ta bảo thật các con, nếu các con không hoán cải và trở nên như các trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Thiên Chúa.
Vì tình trạng tốt lành nguyên thủy đã mất đi theo nguyên tội, nhưng đã được phục hồi trong Chúa Kitô, Người Con Duy Nhất "đẹp lòng Cha mọi đàng", bởi thế mà "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" chính là việc "mặc lấy Chúa Kitô": "Tât cả anh em là những người đã được rửa trong Chúa Kitô thì chính anh em đã mặc lấy Người”.
Thế nhưng, con người phải mặc lấy Chúa Kitô như thế nao mới có thể hoàn thanh tiến trình: "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ", nếu không phải là việc Kitô hữu phải cởi bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới.
Như thế, "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" là tiến trình cởi bỏ con người cũ vì đã được mặc lấy con người mới hay cũng để mặc lấy con người mới.
Từ suy luận và kết luận này phân tách ra, thì "Hoán cải" tức là "cởi bỏ con người cũ", và "Trở nên như trẻ nhỏ" tức là "mặc lấy con người mới".
Vậy "con người cũ" của chung nhân loại và riêng Kitô hữu là gì và như thế nào mà họ phải cởi bỏ mới có thể "trở nên như trẻ nhỏ", mới có thể trung thực phản ảnh Chúa Kitô là "con người mới" của mình? Nếu Chúa Kitô là Con Người Mới của Kitô hữu thì con người cũ của họ không phải là con người nguyên tội, con người đã hư đi song đã được cứu chuộc hay sao?
"Con người cũ" này, ngay từ ban đầu, đã hiện thân nơi hai nguyên tổ, qua tinh thần kiêu căng, hành động bất tuân và thái độ tự ái của càc ngài.
Nếu "con người cũ" là con người kiêu căng, bất tuân, tự ái như thế, thì "cởi bỏ con người cũ" để "mặc lấy con người mới", hay "hoán cải" để "trở nên như trẻ nhỏ", tức là "cởi bỏ", là "hoan cải" con người vốn kiêu căng, bất tuân và tự ai của mình.
Chúa Kitô đã xác nhận điều này trong câu Người tuyên bố: "Ai hạ mình xuống, trở nên như con trẻ này, sẽ là người lớn nhất trên nước trời" (Mathêu 18:4)
Như thế, "hoán cải" là "cởi bỏ con người cũ" để có thể "mặc lấy con người mới" và "trở nên như trẻ nhỏ" ở đây nghĩa là "hạ mình xuống".
Thế nhưng, "hạ mình xuống" tới đâu và "hạ mình xuống" như thế nào? Đó là vấn đề tiếp theo, vấn đề "trở nên như trẻ nhỏ", vấn đề "mặc lấy con người mới".
Nếu mục tiêu "trở nên như trẻ nhỏ" là "trở nên mọi sự như Thiên Chúa muốn", thì tác động "trở nên như trẻ nhỏ" là "xin vâng".
Chính tác động "xin vâng" này mới chứng thực được việc "hoán cải" là "hạ mình xuống" của con người là thật hay giả, tốt hay xấu.
Nếu "hoán cải" là "cởi bỏ con người cũ", con người kiêu căng, bất tuân và tự ái, thì "trở nên như trẻ nhỏ" là "mặc lấy con người mới", con người tự hạ, phục tùng và chết trên thập giá như Chúa Kitô, Đấng mà họ mặc lấy khi chịu phép rửa và đã chôn táng con người cũ của họ trong sự chết của Người vậy.
Tóm lại, cùng với Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, chúng ta hãy năng than thở như sau: “Hỡi Chúa Hài Đồng, xin cho con biết hạ mình xuống, khiêm nhượng và đơn sơ như trẻ con, để con được làm bạn thân của Chúa”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL