GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 29/12/2006 TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Kinh Tối Áp Chúa Nhật 1 Mùa Vọng 2/12/2006: “Giáo Hội vang lên Nỗi Lòng của Chúng Ta Mong Đợi Thiên Chúa”
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ 7/11/2006: “Vị Thiên Chúa đã bị ‘thất bại’ giờ đây… lại chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài”
? "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!": Thiên Chúa Không Thể Chối Bỏ Chính Mình
“Giáo Hội vang lên Nỗi Lòng của Chúng Ta Mong Đợi Thiên Chúa”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Kinh Tối Áp Chúa Nhật 1 Mùa Vọng 2/12/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Anh Chị Em thân mến,
Lời tiền xướng đầu tiên của việc cử hành tối hôm nay hiện lên như mở màn cho Mùa Vọng và âm vang như lời tiền xướng cho cả phụng niên. Chúng ta hãy nghe lời ấy lại một lần nữa: ‘Hãy loan báo cho các dân nước rằng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chún g ta đang đến’.
Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’. Những lời rất ngắn gọn này có một mãnh lực tái khơi động hơn bao giờ hết.
Chúng ta hãy trầm lắng chút xíu để suy nghĩ: lời loan báo này không ở quá khứ thể – Thiên Chúa đã đến – hay tương lai thể – Thiên Chúa sẽ đến – mà trong hiện tại thể – ‘Thiên Chúa đang đến’.
Nhìn kỹ hơn, thì đây là một thứ hiện tại liên tục, tức là một tác động hằng liên tục: nó đã xẩy ra, nó hiện đang xẩy ra và nó sẽ xẩy ra nữa. ‘Thiên Chúa đang đến’ trong bất cứ giây phút nào.
Động từ ‘đến’ xuất hiện ở đây như là một động từ về thần học, thật sự là thần học, vì nó nói lên một cái gì đó thuộc về chính bản tín h của Thiên Chúa.
Việc loan báo rằng ‘Thiên Chúa đang đến’, bởi thế, tương đương thuần túy với việc loan báo chính Thiên Chúa vậy, qua một trong những đặc tính thiết yếu và nổi bật của Ngài, đó là việc Ngài là Vị Thiên Chúa đang đến.
Mùa Vọng kêu gọi tín hữu hãy nhận thức được sự thật này và hãy tác hành một cách thích đáng. Nó vang lên như một lời kêu gọi hữu ích qua những ngày, những tuần và những tháng lập đi lập lại rằng: Hãy tỉnh thức! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang đến! Không phải là hôm qua, không phải là ngày mai, mà là hôm nay, là lúc này đây!
Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ‘vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chún g ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến.
Ngài là một Người Cha không bao giờ thôi nghĩ đến chúng ta, và hoàn toàn tôn trọng tự do của chún g ta, muốn gặp gỡ chúng ta và viếng thăm chúng ta; Ngài muốn đến, muốn ở giữa chúng ta, muốn ở với chúng ta.
Việc Ngài ‘đến’ được thúc đẩy bởi ý định muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và sự chết, khỏi tất cả những gì làm ngăn trở chúng ta được hưởng hạnh phúc đích thật. Thiên Chúa đến để cứu độ chúng ta.
Các vị Giáo Phụ của Hội Thánh nhận định là việc Thiên Chúa ‘đến’ – liên tục và thực sự là hoàn toàn tự nhiên như chính hữu thể của Ngài – được tập trung vào hai lần đến chính yếu của Chúa Kitô, đó là việc Người Nhập Thể và trở lại trong vinh quang vào ngày cùng tháng tận (cf. Cyril of Jerusalem, Catechesis 15,1: PG 33, 870). Mùa Vọng làm sống động toàn thể cái đối cực này.
Những ngày đầu tiên này n hấn mạnh đến niềm mong đợi việc Chúa Đến Lần Cuối Cùng, như các bài đọc của buổi cử hành tối này cho thấy.
Thế nhưng, với Lễ Giáng Sinh sắp tới, vấn đề chính ở đây là việc tưởng niệm biến cố ở Bêlem, nhờ đó chúng ta có thể nhận thấy nó như là lúc ‘thời điểm viên trọn’.
Giữa hai lần đến ‘được tỏ hiện ’ ấy, còn có thể thấy được lần đến thứ b a, lần đến được Thánh Bênađô gọi là ‘lưng chừng’ và ‘kín đáo’, và là lần đến xẩy ra ở nơi các linh hồn tín hữu và thực sự là một ‘cây cầu nối’ giữa lần đến thứ nhất và lần đến sau cùng.
Thánh Bênađô viết: ‘Vào lần đến đầu tiên, Chúa Kitô là cuộc cứu chuộc của chúng ta; vào lần đến cuối cùng, Người sẽ tỏ mình cho chúng ta thấy Người như là sự sống của chúng ta là nơi chúng ta hoan hưởng nghỉ ngơi và an ủi’ (Discourse 5 on Advent, 1).
Mẹ Maria bao giờ cũng là kiểu mẫu cho việc Chúa Kitô đến ấy, một việc đến chúng ta có thể gọi là một ‘cuộc nhập thể thiêng liêng’. Như vị Trinh Mẫu này đã suy niệm trong lòng mình Lời hóa thành nhục thể thế nào, hết mọi linh hồn cũng như toàn thể Giáo Hội cũng được kêu gọi trong cuộc hành trình trần thế của mình đời chờ Chúa Kitô là Đấng đang đến để đón nhận Người bằng một đức tin và đức mến mời mẻ hơn bao giờ hết.
Phụng vụ Mùa Vọng như thế chiếu giãi ánh sáng cho thấy cách thức Giáo Hội vang lên nỗi lòng của chúng ta mong đợi Thiên Chúa, một nỗi niềm mong đợi đã được ghi khắc sâu xa trong lịch sử nhân loại; tiếc thay, niềm mong đợi này thường bị dập tắt đi hay bị sai lệch đi theo những chiều hướng khác.
Như là một Thân Mình được mầu nhiệm liên kết với Chúa Kitô là Đấu, Giáo Hội là một bí tích, tức là một dấu hiệu và là một dụng cụ hiệu nghiệm của việc đợi chờ Thiên Chúa này vậy.
Cộng đồng Kitô Giáo có thể, cho đến độ chỉ có Người biết, làm cho Việc Đến Lần Cuối Cùng của Người mau đến, khi giúp cho nhân loại tiến lên nghênh đón vị Chúa đang đến.
Và Giáo Hội thực hiện điều này, trước tiên, song không phải là tất cả, bằng việc nguyện cầu.
Sau đó là ‘các việc thiện’ là những gì thiết yếu và bất khả tách biệt khỏi việc nguyện cầu, như kinh nguyện cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng công bố, và là lời kinh nguyện chúng tax in Cha Trên Trời khơi động trong chúng ta ‘ước muốn thực hiện các việc lành’ để tới với Chúa Kitô là Đấng đang đến.
Theo chiều hướng ấy thì Mùa Vọng đặc biệt thính hợp là mùa sống hiệp thông với tất cả những ai – tạ ơn Chúa là họ rất n hiều – hy vọng một thế giới công chính hơn và huynh đệ hơn.
Nơi cuộc dấn thân cho công lý ấy, dân chúng thuộc hết mọi quốc tịch và văn hóa, thành phần tín hữu và vô tín ngưỡng, có thể gặp nhau ở một mức độ nào đó. Thật vậy, họ tất cả đều được thúc đẩy bởi cùng một ước muốn chung, cho dù động lực của họ có khác nhau, thấy được một tương lai công lý và hòa bình.
Bình an là mục tiêu mà toàn thể nhân loại đều khát vọng! Đối với thành phần tín hữu thì ‘bình an’ là một trong những danh xưng đẹp nhất của Thiên Chúa, Đấng muốn cho tất cả mọi người con cái của Ngài hòa hợp với nhau, như tôi đã có dịp nhắc lại trong chuyến hành hương Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy ngày qua.
Bài thánh ca hòa bình đã vang lên trên Trời khi Thiên Chúa trở thành con người và được hạ sinh bởi một người nữ khi thời gian viên trọn (x Gal 4:4).
Bởi vậy chún g ta hãy bắt đầu Mùa Vọng mới này – một thời điểm được vị Chúa của thời gian ban cho chúng ta – bằng việc làm tái bừng lên nơi lòng mình niềm mong đợi vị Thiên Chúa đang đến và niềm hy vọng là Danh Ngài sẽ được cả sáng, Vương Quốc công lý và an bình của Ngài trị đến, ý muốn của Ngài được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.
Chúng ta hãy để Trin h Nữ Maria là Mẹ của Vị Thiên Chúa đang đến và là Mẹ của Niềm Hy Vọng, hướng dẫn chúng ta trong việc đợi chờ này.
Chớ gì Mẹ, vị chúng ta sẽ mừng Vô Nhiễm vào mấy ngày tới đây, giúp cho chúng ta để chúng ta được thánh đức và vô nhiễm trong tình yêu mến trước việc Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến, Đấng cùng với Cha và Thánh Linh, được chúc tụng và tôn vinh đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061202_i-vespri-avvento_en.html
“Vị Thiên Chúa đã bị ‘thất bại’ giờ đây… lại chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Ba 7/11/2006 trước cuộc gặp gỡ giữa ngài với các vị
Chư Huynh thân mến,
Các bài sách chúng ta vừa nghe – Bài đọc, Đáp Ca và Phúc Âm – có cùng một đề tài có thể được tóm lại thành câu: ‘Thiên Chúa không bao giờ bị thất bại’. Hay chính xác hơn, thoạt tiên Thiên Chúa bao giờ cũng thất bại, Ngài để cho con người có tự do và cái tự do này liên lỉ nói ‘không’; thế nhưng, việc định liệu của Thiên Chúa, quyền năng sáng tạo của tình Ngài yêu thương còn lớn lao hơn cả cái ‘không’ của con người nữa. Trước mọi cái ‘không’ của con người lại có một chiều kích mới nơi tình Ngài yêu thương, và Ngài có cách thức mới mẻ và cao cả hơn để Ngài tỏ ra ‘chấp nhận’ con người, lịch sử và tạo vật.
Trong bản đại thánh ca về Chúa Kitô trong Thư gửi giáo đoàn Philiphê được chúng ta mở đầu, chúng ta đã nghe thấy trước hết một cái gì đó bóng gió liên quan tới câu truyện về Adong, con người đã không thỏa mãn với tình hữu nghị của Thiên Chúa; ông cảm thấy không đủ vì ông tự mình muốn là một thần linh. Ông coi mối thân hữu ấy như là một thứ lệ thuộc và coi mình như là một vị thần linh, như thể họ có thể tự mình hiện hữu. Bởi thế, ông ta nói ‘không’ để tự trở thành một vị thần linh, và chính vì thế mà ông đã gieo mình xuống khỏi vị thế đưa mình lên của ông.
Thiên Chúa đã ‘thất bại’ nơi Adong – cũng thế, căn cứ vào tất cả những gì là bề ngoài, Ngài đã thất bại suốt giòng lịch sử. Thế nhưng, Thiên Chúa đã không thất bại, vì hiện nay Ngài trở thành một con người, nhờ đó mở màn cho một tân nhân loại; Người đang làm cho hữu thể của Thiên Chúa sâu xa nơi hữu thể của con người một cách bất khả vãn hồi, và đã xuống tận những vực thẳm sâu nhất của hữu thể con người: Người đã tự hạ mình cho đến chết trên cây Thập Tự Giá. Người đã chế ngự cái kiêu căng bằng lòng khiêm hạ và bằng việc tuân phục của cây Thập Tự Giá. Như thế, những gì được tiên tri Isaia tiên báo (đoạn 45) đã thành tựu.
Vào thời điểm dân Yến Duyên đang sống đời lưu đầy và bị xóa tên trên bản đồ, thì vị Tiên Tri này tiên báo rằng toàn thể thế giới – ‘hết mọi đầu gối’ – sẽ quì xuống trước Vị Thiên Chúa bất lực ấy. Và Bức Thư gửi giáo đoàn Philiphê đã xác nhận điều ấy, những gì giờ đây đã xẩy ra.
Bằng cây Thập Tự Giá của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đích thân đến gần với các dân nước, Người xuất thân từ dân Yến Duyên và trở thành vị Thiên Chúa của thế giới. Và giờ đây vũ trụ quì xuống trước Chúa Giêsu Kitô, và điều này là những gì chúng ta cũng có thể cảm nghiệm một cách tuyệt vời hôm nay đây, đó là, ở hết mọi châu lục, ngay cả trong những túp lều thấp hèn nhất, cũng có Tượng Chuộc Tội.
Vị Thiên Chúa đã ‘thất bại’ giờ đây, bằng tình yêu của mình, đã thực sự làm cho con người quì xuống và bởi đó đã chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài.
Chúng ta đã xướng lên ở Bài Đáp Ca phần thứ hai của Bài Thánh Vịnh về Cuộc Khổ Nạn. Nó là bài Thánh Vịnh của thành phần khổ đau chân chính, trước hết là dân Yến Duyên khổ đau, thành phần, trước vị Thiên Chúa câm nín bỏ rơi họ, đã kêu lên rằng: ‘Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, nhân sao Ngài lại bỏ rơi tôi? Tại sao Ngài không chịu rat ay cứu giúp tôi chứ?... Giờ đây tôi hầu như kiệt lực… mà Ngài chẳng làm gì hết…. Ngài không chịu rat ay đáp ứng… tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi? (x 22 [21]). Chúa Giêsu đã đồng hóa mình voơi dân Yến Duyên đau khổ ấy, với thành phần công chính khổ đau ở hết mọi thời đại bị Thiên Chúa bỏ rơi, và Người đã kêu lên trước việc bỏ rơi của Thiên Chúa; nỗi đớn đau bị bỏ rơi Người đã mang đến với Trái Tim của chính Thiên Chúa, và nhờ thế biến đổi thế giới.
Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh, chúng chúng ta đã kể lại, cho chúng ta biết về thành quả của việc ấy, đó là kẻ nghèo sẽ được ăn no thỏa. Chính Thánh Thể phổ quát xuất phát từ Thập Tự Giá. Giờ đây Thiên Chúa làm mãn nguyện con người khắp thế giới, những con người nghèo khổ cần đến Người. Người làm cho họ no thỏa những gì họ cần: Người ban tặng Thiên Chúa, Người ban tặng chính bản thân Người.
Đoạn bài Thánh Vịnh viết rằng: ‘Toàn thể địa cầu sẽ tưởng nhớ và hướng về Chúa’. Giáo Hội hoàn vũ xuất phát từ Cây Thập Tự Giá. Thiên Chúa vượt ra ngoài Do Thái Giáo để ôm lấy toàn thế giới, để liên kết thế giới trong một bữa tiệc cho kẻ nghèo khó.
Sau hết, sứ điệp Phúc Âm cũng cho thấy việc thất bại của Thiên Chúa. Những ai đầu tiên được mời đều chối từ, họ không đến.
Sảnh đường của Thiên Chúa vẫn trống trơn, bữa tiệc dường như được dọn ra luống công vô ích. Đó là những gì Chúa Giêsu đã cảm nghiệm được trong những giai đoạn hoạt động cuối cùng của Người, ở chỗ, các nhóm viên chức, thành phần thẩm quyền đều ‘từ chối’ lời mời gọi của Thiên Chúa, tức là từ chối chính bản thân Người. Họ không đến. Sứ điệp của Người, lời Người kêu gọi, được kết thúc trước c ái ‘không’ của con người.
Tuy nhiên, cả ở đấy nữa, Thiên Chúa cũng khgông bị thất bại. Cái sảnh đường trống trơn đã trở thành cơ hội mời gọi một con số dân chúng đông đảo hơn. Tình yêu thương của Thiên Chúa, việc Người mời gọi là những gì được nới rộng. Thánh Luca đã trình thuật việc này ở hai đoạn.
Trước hết, lời mời gọi được ngỏ cùng thành phần nghèo khổ, bị bỏ rơi, những ai chưa từng được ai mời mọc trong thành. Như thế là Thiên Chúa đã thực hiện những gì chúng ta đã nghe thấy trong bài Phúc Âm hôm qua.
(Phúc Âm hôm nay là một cuộc hội luận nho nhỏ trong khuôn khổ của một bữa ăn ở nhà một người Pharisiêu. Có 4 đoạn: trước hết là việc chữa lành cho một người bị phù; rồi tới những lời về việc chọn các chỗ thấp nhất; đoạn sang giáo huấn không phải là những người bạn được mời có thể mời lại mà là những ai thực sự đói khổ, thành phần không thể mời lại; theo đó là lời kêu gọi chúng ta hãy bắt chước làm theo như thế).
Giờ đây Thiên Chúa đang làm những gì Người đã bảo người Pharisiêu ấy thực hiện, đó là việc Người mời gọi những ai chẳng có gì, thành phần thực sự là đói khổ, thành phần không thể mới Người lại, thành phần không thể dâng tặng cho Người bất cứ một sự gì.
Tiếp theo là đoạn thứ hai. Người đã rời thành phố để đi đến các con lộ ở miền quê: mời gọi thành phần vô gia cư. Chúng ta có thể cho rằng Thánh Luca có ý viết hai đoạn này theo chiều hướng là thành phần thứ nhất tiến vào sảnh đường ấy là những người nghèo trong dân Yến Duyên, rồi sau đó – vì họ đến không đủ trước nhiều chỗ của Chúa – lời mời gọi vượt ra ngoài Thành Thánh đến thế giới của các dân nước. Những ai chưa thuộc về Thiên Chúa tí nào, thành phần ở ngoài, giờ đây được mới tới cho đầy sảnh đường ấy. Và Thánh Luca, v ị đã viết lại Phúc Âm này cho chúng ta, chắc hẳn là thấy trước được một cách tiêu biểu những biến cố được thuật lại sau đó trong Sách Tông Vụ, nơi thật sự viết về điều này.
Thánh Phaolô bao giờ cũng bắt đầu sứ vụ của mình ở hội đường với thành phần được mời trước; và chỉ khi nào những nhân vật thẩm quyền viện lý khước từ thì ngài mới ở với một nhóm ít người nghèo khó khi ngài đi đến với Dân Ngoại.
Bởiø đó, nhờ đường lối hằng mới mẻ này của Thập Giá, Phúc Âm đã trở nên phổ quát, nó chi phối hết mọi sự, dần dần ảnh hưởng cả đến Rôma.
Ở Rôma, Thánh Phaolô triệu tập các vị thủ lãnh của hội đường và loan báo cho họ mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô, Vương Quốc của Thiên Chúa nơi Con Người của Người. Tuy nhiên, các vị thẩm quyền tự khước từ nên ngài bỏ họ mà đi bằng những lời này: Được, vì quí vị không muốn lắng nghe thì sứ điệp này sẽ được loan báo cho các Dân Ngoại và họ sẽ lắng nghe sứ điệp ấy. Bằng niềm tin tưởng này, ngài đã đúc kết sứ điệp bị thất bại đó là: họ sẽ lắng nghe; Giáo Hội của thành phần chư Dân Ngoại sẽ được dựng xây. Và Giáo Hội đã được xây dựng và tiếp tục được dựng xây.
Trong các cuộc viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên ‘ad limina’, tôi nghe thấy nhiều điều hệ trọng và buồn nản, thế nhưng, bao giờ cũng thế – chính từ Thế Giới Thứ Ba – tôi đã nghe thấy điều ấy, đó là dân chúng đang lắng nghe, họ đang đến, thậm chí hôm nay đây, sứ điệp này lan truyền theo những con đường dẫn đến tận cùng trái đất và dân chúng đông đảo tụ tập lại trong sảnh đường của Thiên Chúa để dự tiệc của Người.
Bởi thế, chúng ta cần phải tự hỏi rằng tất cả những điều ấy có nghĩa là gì đối với chúng ta vậy?
Trước hết, nó có nghĩa chắc chắn là Thiên Chúa không thất bại. Người tiếp tục ‘thất bại’, thế nhưng chính vì lý do ấy mà Người không thất bại, vì nhờ thế Người có những cơ hội mới để tỏ lòng xót thương hơn nữa và việc dự tưởng của Người là những gì khôn cùng.
Người không thất bại vì Người có những đường lối mới mẻ hơn bao giờ hết để vươn tới dân chúng và mở rộng cửa hơn nhà của Người hầu cả nhà được đông đầy.
Người không thất bại vì Người không thôi xin dân chúng hãy tới ngồi vào bàn của Người, để ăn lương thực của người nghèo có chất chứa tặng ân quí giá là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa không thất bại, ngay cả ở vào hôm nay đây. Cho dù chúng ta có gặp phải nhiều cái ‘không’ chăng nữa, chúng ta vẫn có thể nắm chắc điều ấy.
Từ tất cả giòng lịch sử này của Thiên Chúa, từ Adong trở đi, chúng ta có thể kết luật rằng: Thiên Chúa không bao giờ thua hết.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061107_swiss-bishops_en.html
"Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!": Thiên Chúa Không Thể Chối Bỏ Chính Mình
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Trên thực tế, "Mầu Nhiệm Yêu Thương" này đã được bắt đầu từ nguyên tắc triết lý hết sức tâm lý và thực nghiệm do chính miệng Thiên Chúa phán ra là: "Của ở đâu lòng ở đó" (Mt. 6:21).
"Của ở đâu lòng ở đó" nghĩa là gì, nếu không phải, như kinh nghiệm mỗi người cho thấy, mình yêu thích cái gì, vật gì hay người nào thì tâm trí của mình luôn luôn qui hướng về đối tượng đó, gắn liền với đối tượng đó. Chính vì thế mà nhân gian mới có câu "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng": có yêu thương nhau thì nghìn trùng xa cách cũng vẫn có thể gần nhau, bằng nếu không yêu thương nhau thì cho dù gần nhau cũng không gặp nhau được.
Vậy, nếu đã công nhận chân lý "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gn 4:8,16), tức công nhận Tình Yêu là bản tính của Thiên Chúa, từ đó cũng công nhận Thiên Chúa không thể nào còn là và thực là Thiên Chúa, nếu Ngài không yêu thương, thì theo đó, căn cứ vào nguyên tắc "của ở đâu lòng ở đó" không thể sai lầm này, cũng phải nhận thực rằng, cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn ở với loài người:
"Nếu chúng ta phủ-nhận/chối-bỏ Người (Chúa Giêsu Kitô) thì Người cũng phủ- nhận/chối-bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung, Người vẫn trung thành, vì Người không thể phủ-nhận/chối-bỏ chính mình Người" (2Timôthêu 2:12-13).
Chúng ta nên chú ý đến cách dùng chữ rất rõ ràng của thánh Phaolô trong thư ngài gửi cho môn đệ Timôthêu trên đây. Thiên Chúa nhất định và chỉ "phủ nhận" (deny) con người, tức không tha cho con người, như không tha cho thành phần dê trong trường hợp của dụ ngôn chung thẩm: "Đi cho khuất mắt Ta, hỡi những kẻ bị luận phạt..." (Mt 25:41), nếu con người "phủ nhận" (deny) Người, tức là khi "Người đến với (con người) nhưng (con người) không chấp nhận Người" (Gn 1:11), Đấng tỏ mình "là Tình Yêu" ra cho họ, (theo ý nghĩa vừa diễn giải với những hàng chữ đậm ở cuối trang 12 và đầu trang 13).
Tuy nhiên, nếu con người chưa phạm tội đến độ "phủ nhận" Thiên Chúa, tức "phủ nhận" "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gn 1:14), "phủ nhận" Chân Lý là thực tại Thiên Chúa muốn tỏ cho mình, mà chỉ mới "bất trung" (unfaithful) với Người, tức mới phạm đến những điều Thiên Chúa cấm không được làm, như trường hợp Adong "nghe vợ mà ăn cây (Thiên Chúa) cấm không được ăn" (KN 3:17), thì Thiên Chúa vẫn "trung thành" (faithful) với con người. Lý do là vì "Người không thể phủ-nhận/chối-bỏ (deny) chính mình Người".
Chúa Giêsu Kitô, "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Gn 1:14), đã "chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta' đó là đang khi chúng ta còn là những tội nhân thì Chúa Kitô đã chết cho chúng ta" (Rm 5:8), chỉ vì "Thiên Chúa không thể phủ-nhận/chối-bỏ chính mình Người", như thế, đã khẳng định và thừa nhận niềm xác tín đã được tuyên xưng ở trên: "Cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn "ở với" loài người", tức vẫn "yêu thươn" con người, vẫn "gắn bó" với con người!
Tuy nhiên, niềm xác tín không thể sai lầm được căn cứ vào nền tảng Thánh Kinh chân thật này, (cũng như vào những Lời Thỏ Thẻ của Chúa Giêsu sẽ được trích dẫn trong sách này), không phản lại với đức tin của Giáo Hội Chúa Kitô dạy. Theo "Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo" (Catéchisme De L'Église Catholique - Catechism of the Catholic Church) hiện đại, khoản 1472, thì:
"Tội có một hậu quả lưỡng đôi (une double conséquence - a double consequence). Tội trọng (le péché grave - grave sin) làm cho chúng ta mất đi mối hiệp thông với Thiên Chúa (nous prive de la communion avec Dieu - deprives us of communion with God) và do đó làm cho chúng ta không xứng hợp với sự sống đời đời (et par là il nous rend incapables de la vie éternelle - and therefore makes us incapable of eternal life), một sự hụt mất bởi tội được gọi là 'hình phạt đời đời' (dont la privation s'appelle la 'peine éternelle' du péché - the privation of which is called the 'eternal punishment' of sin)... Hai hình phạt này (kể cả 'hình phạt tạm thời' ở trong luyện ngục bởi tội nhẹ) không được quan niệm (ne doivent pas être concues - must not be conceived of) như một thứ báo oán từ bên ngoài bởi Thiên Chúa giáng xuống (comme une espèce de vengeance, infligée par Dieu de l'extérieur - as a kind of vengeance inflicted by God from without), nhưng là từ chính bản chất của tội mà ra (mais bien comme découlant de la nature même du péché - but as following from the very nature of sin)".
Theo Giáo Lý trên, Giáo Hội Công Giáo đã minh xác những điểm sau đây:
1. "Tội trọng làm cho chúng ta mất đi sự hiệp thông với Thiên Chúa", chứ không phải Thiên Chúa tự dứt tình với con người. Người con hoang đàng tự bỏ Cha mà đi, cũng là bỏ "gia đình" hay bỏ "nhà" (Gn 8:35), nơi "hiệp thông" và cũng là biểu tượng cho chính "sự hiệp thông", mà đi, chứ Cha không bao giờ tự động đuổi con mình ra khỏi "nhà", khỏi "sự hiệp thông" của tình nghĩa cha con, không coi nó là con mình nữa. Trái lại, dù có bị con cái của mình bỏ mình hằng yêu thương nó, không bao giờ làm hại nó, mà đi, người Cha vẫn chờ đứa con đáng thương đó trở về và chờ cho đến khi nào nó thực sự trở về với mình mới thôi (x. Lc 15:11-24).
2. "Hình phạt không được quan niệm như một thứ báo oán từ bên ngoài bởi Thiên Chúa giáng xuống, nhưng là từ chính bản chất của tội mà ra". Cảnh lầm than khốn cùng mà người con hoang đàng phải chịu, sau khi đã phung phá hết gia tài "ân sủng" được Cha chia cho như ý muốn của hắn, không phải là do chính cuộc sống buông tuồng của hắn gây ra hay sao? Cha của hắn chẳng những không phải là tác nhân gây ra tai họa cho hắn, trái lại, người Cha vẫn ở nhà ngong ngóng chờ hắn trở về để có thể bù đắp cho hắn tất cả những gì hắn đã làm mất và đã chịu đựng nữa. Miễn là, phải, miễn là, khi còn thời giờ, người con tội lỗi nhận thức được mình "bất trung" (unfaithful) với Cha, song không "phủ nhận" (deny) Cha mình, để có thể dứt khoát "lên đường trở về với Cha".
Cả trong trường hợp giả sử người con hoang đàng, sau khi đã nhận thức được mình "bất trung" với Cha và nhất định không trở về với Cha, thì cũng không phải là người Cha trực tiếp "phủ nhận" (deny) người con vô cùng khốn nạn của mình, cho bằng chính nó đã bất hạnh tự sát nó, tự chấp nhận lấy cái chết đời đời, "sự chết thứ hai" (Khải Huyền 20:14), hơn là "chấp nhận" Cha mình để "như chết mà được sống lại".
Vẫn biết việc đứa con hoang đàng có tự sát và bị chết trong "sự chết thứ hai", cái chết đời đời, là do tự nó, chứ không phải tự Cha nó. Thế nhưng, ngay trong chính lúc nó tuyệt vọng và không thể nào đủ sức để có thể vùng đứng lên trở về với Cha cho được tái sinh, nếu bấy giờ người Cha lại đến với nó và ở bên cạnh nó, số phận đời đời vô cùng khốn nạn của nó đã không xẩy ra chăng?
Điều này có nghĩa là, thay vì người Cha chỉ ngồi ở nhà chờ đứa con hoang đàng của mình trở về một cách có vẻ thụ động, thì hãy chủ động đứng lên đi tìm nó về' bằng không, một cách nào đó, trong con mắt của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có", người Cha, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến việc hư mất thật tội nghiệp cho đứa con của ông.
Thật ra, không phải người Cha, với bản tính là Tình Yêu, là Đấng Trọn Lành trên trời, vô cùng yêu thương con cái, đã không hiểu gì về con cái của mình và đã không biết đi tìm đứa con đáng thương của mình đâu. Thánh Kinh chẳng những định nghĩa bản tính "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gn 4:8,16), mà còn minh chứng "Thiên Chúa là Tình Yêu" ở chỗ nào và có tác dụng ra sao nữa, khi tuyên bố:
1. "Tình yêu của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta như thế này: Ngài đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Con mà được sống" (1Gn 4:9).
2. "Phần chúng ta, hãy yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước" (1Gn 4:19).
Vâng, "Thiên Chúa đã yêu chúng ta" trước, yêu "đến nỗi" (Gn 3:16) "đã sai Con Một của Ngài đến thế gian", để tìm kiếm từng con chiên lạc, dù chỉ một con, một con cuối cùng, con thứ 100 (x.Mt Lc 15:4-7), và tìm kiếm "tới cùng" (Gn 13:1), tới độ "tự ý" (Gn 10:18) "thí mạng sống mình cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gn 10:11,10), và tìm kiếm tới nỗi: "Người sẽ không bẻ gẫy cây sậy bị dập và sẽ không dụi tắt ngọn bấc còn khói" (Is 41:4).
Gia tài mà người Cha chia cho con, theo như lời nó yêu cầu, không phải là chính Thánh Sủng được ban cho nó qua Bí Tích Thánh Tẩy mà nó lãnh nhận "nhân danh Chúa Giêsu Kitô" (TĐCV 10:48) hay sao? Như thế, theo lý, người Cha đã đi tìm con và cứu nó về rồi, nó lại bỏ Cha mà đi, thì Cha đâu cần phải đi tìm nó nữa. Phần người con, vì đã tự ý mình xin Cha chia gia tài thuộc về nó thì phải có trách nhiệm nơi những gì vô cùng cao qúi do Cha trao cho mới phải. "Trách nhiệm" này là gì, nếu không phải là đáp lại tình yêu của Cha, bằng cách gìn giữ và làm phong phú hóa "những gì của cha cũng là của con" (Lc 15:31).
"Mầu Nhiệm Yêu Thương" được biểu lộ nơi Hiện Tượng Siêu Nhiên "người đã có lại càng thêm dồi dào" và được phát sinh từ Thực Tại Thần Linh "Thiên Chúa không thể chối bỏ chính mình", để tiếp tục được linh động bằng Sự Sống Trọn Hảo như sau của "Mầu Nhiệm Yêu Thương".
(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8)