GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 6/12/2006

 TUẦN I MÙA VỌNG NĂM C

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 22/11/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Tông Truyền - Bài 26: Thánh Phaolô Giáo Huấn về Giáo Hội

?  Thiên Chúa được coi như Lý Trí và Allah được coi như Ý Muốn

?   Mễ Tây Cơ Nở Rộ Các Ơn Gọi

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 22/11/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Tông Truyền - Bài 26: Thánh Phaolô Giáo Huấn về Giáo Hội

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta hoàn tất việc chúng ta gặp gỡ Thánh Phaolô, giành buổi chia sẻ cuối cùng này về ngài. Thật vật, chúng ta không thể kết thúc về ngài mà không nói tới một trong những yếu tố quan trọng trong sinh hoạt của ngài và là một trong những đề tài quan trọng nơi tâm tưởng của ngài, đó là thực tại v ề Giáo Hội.

 

Trước hết chúng ta cần phải lưu ý là việc ngài được giao tiếp lần đầu tiên với con người của Chúa Giêsu đã xẩy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô Giáo ở Giêrusalem. Đó là một cuộc giao tiếp đầy sóng gió. Thấy được nhóm người tín đồ mới ấy, lập tức ngài trở thành một tay bách hại nẩy lửa đối với cộng đồng này. Chính ngài đã phải nhìn nhận điều ấy 3 lần trong nhiều bức thư, như ngài viết: ‘Tôi đã bách hại Giáo Hội của Thiên Chúa’ (1Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6), khi thực sự cho rằng hành vi cử chỉ của ngài được coi là một tội ác xấu xa nhất.

 

Lịch sử cho chúng ta thấy rằng con người tiến đến với Chúa Kitô thường là qua Giáo Hội! Ở một nghĩa nào đó, nó là điều đã xẩy ra, như chúng ta đã nói, cho cả Thánh Phaolô nữa, vị đã thấy Giáo Hội trước khi thấy Chúa Kitô. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc giao tiếp ấy có tác dụng tương phản; ở chỗ nó không gây ra một cái gì gắn bó mà là một thứ phủ nhận dữ dội.

 

Đối với Thánh Phaolô, việc gắn bó với Giáo Hội là những gì cần phải được Chúa Kitô trực tiếp nhúng tay vào can thiệp, Đấng, khi tỏ mình cho Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô, đã đồng hóa mình với Giáo Hội và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bách hại Giáo Hội là bách hại Người là Chúa.

 

Đúng vậy, Chúa Kitô Phục Sinh đã nói với Thánh Phaolô, kẻ bách hãi Giáo Hội rằng: ‘Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bách hại Ta chứ?’ (Acts 9:4). Nơi việc bách hại Giáo Hội là ngài đã bách hại Chúa Kitô. Bấy giờ Thánh Phaolô đã hoán cải trở về với Chúa Kitô và với Giáo Hội.

 

Như thế, người ta hiểu được lý do tại sao Giáo Hội lại là những gì hết sức sống động nơi ý nghĩ, trong tâm hồn và qua hoạt động của Thánh Phaolô. Trước hết, Giáo Hội hiện diện khi ngài thực sự thành lập nhiều Giáo Hội  ở các thành phố khác nhau, những nơi ngài đã đến như một nhà truyền  bá phúc âm hóa. Khi ngài nói về ‘mối lo toan đối với tất cả mọi Giáo Hội’ của ngài (2Cor 11:28) là ngài nghĩ đến các cộng đồng Kitô Giáo khác nhau được thiết lập qua giòng thời gian ở Galatia, Ionia, Macedonia và Achaia.

 

Một số trong những Giáo Hội ấy cũng đã làm cho ngài cảm thấy âu lo và không hài lòng, như đã xẩy ra chẳng hạn với các Giáo Hội ở Galatia, những nơi ngài đã thấy ‘quay sang một thứ phúc âm khác’ (Gal 1:6), một điều mà ngài quyết liệt chống đối. Tuy nhiên, ngài đã cảm thấy gắn bó với các cộng đồng ngài đã thiết lập, không phải bằng một cách thức lạnh lùng và quan liêu, mà là thiết tha và hăng say.

 

Bới thế mà, chẳng hạn, ngài đã bày tỏ cùng Kitô hữu giáo đoàn Philiphê như ‘những người anh em của tôi, những người tôi mến thương và mong mỏi, là niềm vui và là vinh dự của tôi’ (4:1). Vào những lần khác ngài đã so sánh các cộng đồng khác nhau với một loại thư huấn dụ đặc biệt: ‘Chính anh em là bức thư huấn dụ của chúng tôi, được viết trong tâm can của anh em, để cho tất cả mọi người thấy mà đọc’ (2Cor 3:2). Trong những lần khác, khi hặp gỡ họ, ngài đã tỏ ra cho họ thấy được một thứ cảm thức chân thực và xứng hợp chẳng những về tình phụ tử mà còn tình mẫu tử của ngài, khi ngài hướng về những ai được ngài nài nỉ ngỏ lời cùng họ ar82ng: ‘hỡi các con nhỏ của cha, những đứa con cha lại quặn quại lâm bồn cho tới khi Chúa Kitô được hình thành nơi các con!’ (Gal 4:19; cũng xem 1Cor 4:14-15; 1Thes 2:7-8).

 

Trong các bức thư của mình, Thánh Phaolô cũng dẫn giải cho chúng ta biết giáo huấn của ngài về Giáo Hội như vậy nữa. Rõ ràng nhất là câu ngài định nghĩa sáng tạo về Giáo Hội là ‘thân  mìn h của Chúa Kitô’, một câu định nghĩa chúng ta không tìm thấy nơi các tác  giả Kitô Giáo khác trong thế kỷ đầu tiên (x 1Cor 12:27; Eph 4:12, 5:30; Col 1:24). Chúng ta thấy được cái nền tảng sâu xa nhất của việc định danh lạ lùng này về Giáo Hội ở tính cách bí tích của thân mình Chúa Kitô.

 

Thánh Phaolô nói: ‘Vì chỉ có một tấm bánh duy nhất, chúng ta dù nhiều cũng chỉ là một thân thể duy nhất, vì tất cả chúng ta đều tham phần vào cùng một tấm bánh duy nhất’ (1Cor 10:17). Nơi chính Thánh Thể, Chúa Kitô đã ban cho chúng ta thân mình của Người và làm cho chúng ta thành thân thể của Người. Bởi thế mà Thánh Phaolô đã nói cùng tín hữu giáo đoàn Galata rằng: ‘anh em tất cả đều là một trong Chúa Kitô’ (3:28).

 

Với tất cả những ý nghĩa đó, Thánh Phaolô làm cho chúng ta tiến đến chỗ hiểu được chẳng những một thứ thuộc về Chúa Kitô của Giáo Hội, mà còn một hình thức tương hợp và đồng hóa của Giáo Hội với chính bản thân Chúa Kitô nữa. Thế nên, chính từ chỗ này mới xuất phát ra những gì là trọng đại và cao quí của Giáo Hội, tức là của tất cả chúng ta là phần tử của Giáo Hội. Việc chúng ta làm chi thể của Chúa Kitô hầu như là một thứ vươn dài việc bản thân Người hiện diện trên thế giới này vậy. Và dĩ nhiên, do đó mà chúng ta có nhiệm vụ phải sống hòa hợp với Chúa Kitô.

 

Cũng từ chỗ này mới có những lời huấn dụ của Thánh Phaolô về một số đặc sủng làm sinh động và làm nên cộng đồng Kitô hữu. Tất cả những đặc sủng ấy được qui về một mạch nguồn duy nhất, đó là Vị Thần Linh của Cha và Con, với ý thức rõ ràng là trong Giáo Hội không ai thiếu những đặc sủng ấy, vì, như Thánh Tông Đồ viết, ‘Thần Linh biểu lộ nơi mỗi một người cho ích lợi chung’ (1Cor 12:7).

 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là tất cả mọi đặc sủng đều hòa hợp với nhau để xây dựng cộng đồng này và chúng không được trở thành một động lực xé lẻ. Để đạt được mục đích ấy, Thánh Phaolô đã hùng biện đặt vấn đề: ‘Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ? (1Cor 1:13). Ngài biết rõ ràng và dạy chúng ta rằng cần phải ‘bào trì mối hiệp nhất của Thần Linh bằng mối giây an bình. Chỉ c ó một thân thể và một Thần Linh duy nhất, như anh em được kêu gọi tới một niềm hy vọng duy nhất là những gì thuộc về ơn gọi của anh em’ (Eph 4:3-4).

 

Hiển nhiên là việc nhấn mạnh tới nhu cầu c ần phải hiệp nhất không có nghĩa chủ trương rằng người ta cần phải làm cho đời sống của xã hội trở thành đồng nhất và chỉ theo một đường lối hoạt động duy nhất mà thôi. Thánh Phaolô cũng đã dạy ở chỗ khác rằng: ‘Đừng dập tắt Thần Linh’ (1Thes 5:19), tức là, hãy quảng đại giành chỗ cho năng lực không thể thấy trước được của những biểu lộ đặc sủng của Thần Linh, Đấng b ao giờ cũng là một nguồn nghị lực và sinh lực mới.

 

Tuy nhiên, nếu cần phải có một tiêu chuển đặc biệt thì đối với Thánh Phaolô, đó là việc cùng nhau xây dựng: ‘Hãy thực hiện tất cả mọi sự để dựng xây’ (1Cor 14:26). Hết mọi sự cần phải được đồng tâm hiệp lực xây dựng một cách thứ tự, chẳng những không bị bí tắc mà còn không không xẩy ra những đụng độ hay khóc than.

 

Một trong những bức thư của Thánh Phaolô còn đi tới chỗ trình bày Giáo Hội như là hiền thê của Chúa Kitô (x Eph 5:21-33). Như thế là ngài đã lập lại một ẩn tựï tiên tri, một thứ ẩn tự nói về dân Yến Duyên là hiền thê của Vị Thiên Chúa của Giao Ước (x Hos 2:4-21; Is 54:5-8). Bởi vậy ngài đã diễn tả về các mối liên hệ thân tình giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, ở chỗ vì Giáo Hội là đối tượng của tình yêu ưu ái nhất của Chúa Kitô, hay vì tình yêu cần phải hỗ tương, mà chúng ta, vì là phần tử của Giáo Hội, cần phải chứng tỏ lòng hăng say trung thành của mình đối với Người.

 

Bởi vậy, để kết luận, vấn đề ở đây là mối liên hệ hiệp thông: một mối liên hệ – một cách nào đó – ‘theo hàng dọc’ giữa Chúa Giêsu Kitô với tất cả chúng ta, song cũng ‘theo hàng ngang’ giữa tất cả những ai đặc biệt trên thế giới này ở sự kiện ‘kêu tên Chúa Giêsu Kitô, Chúa của chúng ta’ (1Cor 1:2).

 

Đó là điụnh nghĩa của chúng ta: Chún g ta là thành phần của những ai gọi tên Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế, chún g ta hiểu được những gì chúng ta cần phải mong muốn làm hoàn tất những gì được chính Thánh Phalô mong mỏi khi ngài viết cho tín hữu giáo đoàn Côrintô rằng: ‘Thế nhưng, nếu tất cả đều nói tiên tri, mà một người vô tín ngưỡng hay một kẻ lạ mặt bước vào, thì họ cảm thấy họ bị khiển trách, bị mọi người xét xử. Những điều thầm kín trong tâm  can của họ bị bộc lộ ra, nên họ sẽ sấp mình xuống mà thờ lậy Thiên Chúa mà tuyên xưng rằng Thiên Chúa thật sự ở giữa quí vị’ (1Cor 14:24-25).

 

Đó là những gì cần phải có nơi các cuộc qui tụ phụng vụ của chúng ta. Một người không phải là Kitô hữu bước vào một trong những cuộc tụ tập của chúng ta cuối cùng có thể nói được rằng: ‘Thiên Chúa thực sự ở giữa anh chị em’. Chúng ta hãy xin Chúa để chúng ta sống được như thế, trong mối hiệp thông với Chúa Kitô và hiệp thông với chính chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/11/2006 

 

 

TOP

 

 

?  Thiên Chúa được coi như Lý Trí và Allah được coi như Ý Muốn

 

Washington, D.C. 3.10.2006 (Zenit.org) – Phản ứng “quá mức” đối với bài diễn văn gần đây của ĐGH Benedictô XVI tại trường đại học Regensburg cho thấy quan điểm của ngài cần nhiều sự chú tâm, đó là ý kiến của một học gia Mỹ.

 

Cha James Schall, vị linh mục dòng Tên, và giáo sư khoa triết lý chính trị tại trường đại học Georgetown, là tác giả của cuốn sách “Đời sống của lý trí: Nói về niềm vui và sự đau khổ của tư duy”.

 

Ngài đã chia sẻ với Zenit tại sao bài giảng thuyết tại Regensburg mang tính giải phóng và cấp bách, và tại sao cách phản ứng đã nêu bật khoảng cách giữa đức tin và lý luận ngày nay.

 

Hỏi: Ở Regensburg, ĐGH Benedictô nêu bật khái niệm Kitô giáo về Thiên Chúa là Logos. Khái niệm về Thiên Chúa là Logos khác với khái niệm của Hồi giáo về Thiên Chúa như thế nào?

 

Lm Schall: ĐTC đã đưa ra một vấn đề căn bản ẩn nấp đàng sau các cuộc bàn luận về chiến tranh và khủng bố. Nếu Thiên Chúa là Logos, điều này có nghĩa quy tắc lý luận bắt nguồn từ điều mà Thiên Chúa là. Thụ tạo là như thế, bởi vì chúng có bản tính và được hướng tới cách như thế bởi vì Thiên Chúa là như thế: Ngài có một trật tự bên trong riêng.

 

Nếu Thiên Chúa không phải là Logos mà là "Ý chí", như đa số nhà tư tưởng Hồi giáo quan niệm về Đấng Allah, điều này có nghĩa đối với họ, Logos tạo nên sự "hạn chế" cho Allah. Ngài không thể làm mọi điều bởi vì ngài không thể thực hiện điều tốt lẫn điều xấu. Ngài không thể làm những điều trái ngược nhau.

 

Vì thế, nếu chúng ta muốn "thờ phượng" Allah, điều này có nghĩa chúng ta phải có khả năng biến điều xấu thành tốt và điều tốt thành xấu. Có nghĩa, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì được xem là "ý chí" của Allah, ngay cả việc bạo hành như là một điều "hợp lý".

 

Nếu không, chúng ta sẽ "hạn chế" "quyền lực" của Allah. Đây là quan điểm của ĐGH về việc làm cho bạo hành trở nên "hợp lý". Khái niệm khác biệt về Thượng Đế tạo nên sự khác biệt chủ yếu giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cả trong khái niệm về thờ phượng lẫn khoa học.

 

Hỏi: Cuốn sách mới nhất của cha có tựa đề "Đời sống của Lý trí: Nói về niềm vui và sự đau khổ của tư duy". Bằng những cách nào mà đời sống của lý trí là sự tham gia vào Logos của Thiên Chúa?

 

Lm Schall: Thánh Aquinô nói rằng, chân lý là "lý trí thích ứng với thực tại".  Điều này có nghĩa có một thực tại mà không do chúng ta dựng nên. Nó là một thực tại mà không thể "khác được" qua ý chí của chúng ta. Đây cũng có nghĩa Thiên Chúa đã thiết lập điều đó, không phải chính chúng ta.

 

Vì thế, nếu chúng ta biết đến "chân lý", là điều làm cho chúng ta được "tự do", có nghĩa chúng ta biết cái mà Thiên Chúa đã tạo nên. Chúng ta vui mừng vì biết được chân lý mà không tự mình dựng nên. Sự kỳ diệu về những gì hiện diện làm cho chúng ta hoan hỉ.

Nếu Allah là ý chí thuần tuý, thì bất kể thứ gì là đều có thể ngược lại, làm cho không có gì thực sự như nó là. Lúc nào nó cũng có thể khác.

 

Hỏi: Bàn luận của ĐGH Benedictô XVI về "đức tin và lý luận" có khác với thông điệp "Fides et Ratio" của ĐGH Gioan Phaolo II không?

 

Lm Schall: Tôi không nhận thấy có nhiều sự khác biệt. Như tôi đã cố chứng minh trong sách "Triết lý chính trị Công giáo La mã" của mình, "Fides et Ratio" chính nó là một lời bào chữa cho triết lý. Nhưng nó cũng công nhận rằng đức tin cũng là cái hướng dẫn triết lý. Không phải tất cả triết lý đều đi đến thực tại đang có.

 

Cả hai vị giáo hoàng quan niệm rằng mỗi người đều có thể tìm đến triết lý. Nhưng các ngài cũng nhận ra rằng vài hệ thống triết lý không thể bảo vệ cho đức tin hay lý luận. Đây là khúc mắc của "thuyết duy ý chí" của triết Hồi giáo kinh điển. Triết lý này cũng hiện diện ở Tây phương, như ĐGH Benedictô đã nêu lên.

 

Thực ra, bài thuyết trình ở Regensburg được nhắm vào Tây phương cũng như Hồi giáo trong vấn đề này. Những người biện hộ cho việc phá thai đi theo quan điểm triết lý giống y như điều mà ĐGH đã nhận ra nơi Cordova, nhà tư tưởng Hồi giáo thời trung cổ.

 

Hỏi: ĐGH Benedictô XVI cho rằng sự tổng hợp của tư duy Hy lạp và Do thái đã hiện diện từ thời sách khôn ngoan trong Cửu Ước, nhưng được thể hiện cách hoàn hảo nhất trong Tin Mừng của thánh Gioan. Tại sao lập trường này quan trọng đối với Giáo hội trong việc mà ĐGH Benedictô XVI gọi là "cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá"?

 

Lm Schall: Việc ĐGH Benedictô đề cập đến "cuộc đối thoại giữa các văn hoá" cho thấy ngài không chỉ nghĩ về Tây phương và Hồi giáo; Trung Quốc và Ấn Độ cũng nằm trong tầm nhìn này. ĐGH hiểu rõ mệnh lệnh sai thánh Phaolô phải đi đến Macedonia, chính nó đã mang tính quan phòng của Chúa.

 

Quả thực, tương tự như chuyến đi của ĐGH Gioan Phaolô II đến Ba Lan, chuyến đi của ĐGH Benedictô đến Regensburg là do sự quan phòng. Cả hai đều nhắm vào vấn đề cốt yếu của thời đại. Chúng ta quên rằng, chức giáo hoàng không phải chỉ là một quyền lực con người, mặc dầu đây cũng là con người. Rất kỳ lạ khi thấy thế giới hiện đại cứ tiếp tục quan sát ngôi vị giáo hoàng, một hành động mà chính nó cũng cảm thấy bất ngờ.

 

ĐGH cho rằng lý luận bây giờ cũng là một yếu tố của đức tin. Ngài không nói rằng nó không còn là lý luận. Đó là lý do tại sao trong chức vị giáo hoàng, ngài đã trình bày một bài "thuyết trình", mà luận điệu công khai duy nhất của nó chính là bản chất biết suy luận. Về bản tính, một bài thuyết trình không đòi hỏi cảm xúc mạnh mẽ nhưng là lý luận để nắm được điều đang trình bày.

 

Trong vài ngày sau bài thuyết trình, lúc các bão tố nổi lên trong thế giới Hồi giáo, và nhiều phản đối ở Tây phương - kể cả giới Công giáo - chúng ta thấy rõ bài nói của ĐGH Benedictô đã được hiểu một cách khác với mục đích.

 

Bài này đã không được chuyển dịch ngay qua tiếng Ả-rập trong các báo chí dẫn đầu của Hồi giáo. Đa số ở Tây phương chỉ đọc vài đoạn trích. Tinh thần học thuật của bài thuyết trình, với mục tiêu trình bày sự thật về cái là, đã bị xâm phạm.

 

Tôi đoán rằng, thế giới Hồi giáo đang bắt đầu nghĩ lại về lối phản ứng vô kiểm soát đối với bài diễn văn này. Sự phản ứng trên thực tế không chứng minh rằng ĐGH đã "không tế nhị" hay "làm nhục". Nhưng nó chứng minh rằng điều ngài nêu lên cần được chú ý đến, như ngài đã dự định.

 

Hỏi: Bài diễn văn của ĐGH Benedictô XVI cũng là một lời chỉ trích đối với thế giới Tây phương; đáng ra nhiều người Hồi giáo phải hưởng ứng nó. Tuy nhiên, bài diễn văn đã bị chỉ trích và phản đối rộng rải, điều này chứng minh quan điểm mà ĐGH muốn trình bày về lý do cần có sự đối thoại giữa các văn hoá. Phải chăng sự kiện này nói lên số phận tối tăm cho dự án của ĐGH Benedictô XVI?

 

Lm Schall: Cá nhân tôi không nghĩ rằng ĐGH Benedictô đã bất ngờ trước sự phản ứng này. Thực ra, tôi đoán rằng chính lối phản ứng quá mức này đã chứng minh quan điểm của ngài cách rõ rệt đến nỗi không ai biết suy nghĩ đúng đắn có thể từ chối. Đây là một quan điểm cần được phát biểu.

 

Quan điểm này không thể được phát biểu bởi các chính trị gia, là những người trên thực tế đã không phát biểu ngay cả khi họ cần làm điều đó. Các chính trị gia nói về "những người khủng bố", như là ở đây không có một vấn đề thần học căn bản hơn. Nếu vấn đề sâu xa hơn không được làm rõ, đó là mục tiêu của bài diễn văn tại Regensburg, thì chúng ta mới có một số phận tối tăm.

 

Bài diễn văn này là một trong những bài mang tính giải phóng nhất được phát biểu bởi một vị giáo hoàng hay bất cứ ai khác. Sau khi tầm mức quan trọng được thấm nhuần, những ai trước đây không sẵn sàng cân nhắc nội dung của nó sẽ cảm thấy hổ thẹn - nếu họ thành thật - hay là hung hăng hơn, nếu họ từ chối thách đố của lý luận.

 

Không nên nhầm lẫn: Bài diễn văn này đã làm sáng tỏ, hơn bất cứ điều gì chúng ta biết, về các vấn đề của sự hiện đại được xây dựng trên thuyết duy ý chí ngầm hay rõ ràng, trong đó quy định rằng chúng ta có thể thay đổi thế giới, bản tính, và Thiên Chúa tùy theo ý muốn của chúng ta.

 

Hỏi: Truyền thông Tây phương đã nhiều lần mang những từ ngữ của ĐGH Benedictô XVI ra khỏi văn cảnh và thổi lửa cho sự hung hăng của giới Hồi giáo. Sự cai trị văn hoá và thái độ chống đối của giới truyền thông đối với Giáo hội ảnh hưởng đến khả năng giới truyền thông tham gia và cuộc đối thoại như thế nào?

 

Lm Schall: Không thể có "đối thoại" về bất cứ điều gì nếu những quy tắc lý luận căn bản chưa được công nhận trên lý thuyết cũng như hành động. Chesterton đã nói rằng, những ai bắt đầu tấn công Giáo hội bởi vì lý do này hay lý do khác, đa phần sẽ tấn công giáo hội vì bất cứ lý do gì.

 

Điều nằm phía sau sự tấn công lý luận hay từ chối không công nhận Thiên Chúa là Logos đã là một điều giúp chúng ta đoán được rằng Giáo hội không sai về trí tuệ và các điều kiện của nó. Chúng ta không cách nào bảo đảm rằng lý luận sẽ được chấp nhận một cách tự do.

 

Von Balthasar đã nói rằng, chúng ta đã được cảnh giác mình được sai đi vào giữa đàn sói. Chúng ta quá ngây thơ nếu nghĩ rằng Đức Kitô đã sai lầm khi Ngài cảnh giác chúng ta rằng thế gian sẽ ghét chúng ta vì chúng ta tin vào Logos và trật tự được hàm ý ở đó.

 

Nhưng ĐGH Benedictô rất đúng. Ngài đã cảnh giác thế giới rằng họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với cách họ sử dụng hay không sử dụng lý luận. Không ai khác có thể làm điều này. Trên thực tế, thế giới đã quá coi thường ĐGH Benedictô chính vì họ không thể nhận ra khả năng ngài thể hiện trong việc đi tận gốc của các vấn đề trí tuệ.

 

Nói cho cùng, tất cả những điều này đều liên quan đến "đời sống của lý trí". Cả lý luận và đức tin đều nói với chúng ta như vậy.

 

Rev Lê Ngc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo Zenit ngày 3/10/2006

 

 

TOP

 

 

?   Mễ Tây Cơ Nở Rộ Các Ơn Gọi

 

Mexicô được xem ra bùng nổ thực sự về ơn gọi làm linh mục và đời sống tu trì. Một nhân viên của Tổ Chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn đã nói như thế.


"Có khoảng 12 ngàn thanh thiếu niên đang chuẩn bị học làm linh mục tại những đại chủng viện ở Mexicô, trong khi đó có 15 ngàn Linh Mục thực thụ đang giúp tín hữu", vị lãnh đạo tổ chức Trợ Giúp phần Mỹ Châu Latinh I thuộc Giáo Hội Thiếu Thốn là ông Xavier Legorreta đã nói.                 


”Thêm vào đó, có khoảng 32 ngàn nữ tu", chuyên gia này hôm nay đã cho biết nhân chuyến đi thăm quốc gia này, nơi mà ông ta đã tham dự tổng nghị của hội đồng GM.


Ông Legorreta nói: ”Một trong những lý do chính yếu để GH này trở nên sinh động và dồi dào ơn gọi đó là do sự bách hại mà  Giáo Hội ấy phải chịu đựng trong thập niên 1930, một cuộc bách hại đã ‘giúp’ tín hữu công giáo trong việc bênh vực niềm tin của họ".


Viên chức này nói rằng "việc đào luyện các chủng sinh và sự hỗ trợ các nữ tu sống đời chiêm niệm là những ưu tiên trong việc thực thi bác ái của chúng tôi".

 

Ông ta nói thêm: "Hôm nay đây, Mexicô - cùng với Colombia - là một trong những quốc gia gởi người đi truyền giáo khắp thế giới nhiều nhất, đặc biệt là đến Châu Âu”.

 

Trần Đại, theo Zenit ngày 5/12/2006

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ