GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 10/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: Chào Chúc Mở Đầu

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005

?  Tòa Thánh Vatican: Phản Ứng về Phán Quyết của Tòa muốn thả kẻ ám sát Đức Gioan Phaolô II

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: Chào Chúc Mở Đầu

 

Quí Vị Lãnh Sự, Quí Bà và Quí Ông,

 

Tôi hân hoan chào đón tất cả quí vị hiện diện trong cuộc gặp gỡ theo truyền thống này giữa Giáo Hoàng và Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc làm việc với Tòa Thánh. Sau việc chúng tôi cử hành các đại lễ Kitô Giáo là Giáng Sinh và Hiển Linh, Giáo Hội tiếp tục lấy sinh lực từ niềm vui do các ngày lễ này mang lại: niềm vui ấy là những gì lớn lao, vì nó xuất phát từ sự hiện diện của Emmanuel – Thiên Chúa ở với chúng ta – thế nhưng nó cũng là những gì âm thầm lặng lẽ, vì nó được nghiệm cảm trong khung cảnh nội bộ của Thánh Gia, một gia đình sống giản dị và gương mẫu được Giáo Hội làm sống lại một cách sâu đậm vào thời điểm này. Tuy nhiên, nó cũng là niềm vui cần phải được truyền đạt, vì niềm vui chân thực không thể bị cô lập hóa mà lại không trở thành phai nhạt và tàn tạ. Bởi vậy, tôi xin chúc niềm vui Kitô Giáo đến tất cả quí vị Lãnh Sự, cũng như tới nhân dân và Chính Quyền được quí vị xứng đáng đóng vai đại diện, cho gia đình thân yêu của quí vị và cho thân hữu của quí vị. Chớ gì nó là niềm vui của tình yêu thương huynh đệ được Chúa Kitô mang đến, một niềm vui phong phú phong phú về các giá trị chân thực và được chia sẻ một cách cởi mở và quảng đại; chớ gì nó ở với quí vị và hằng ngày gia tăng thêm trong năm vừa được bắt đầu.

 

Quí Vị Lãnh Sự, Vị Niên Trưởng của quí vị đã chuyển những lời chào chúc tốt đẹp của Phái Đoàn Ngoại Giáo bày tỏ một cách tốt đẹp những niềm cảm mến của quí vị. Tôi xin cám ơn vị niên trưởng và cám ơn quí vị. Ông cũng đề cập tới một số trong nhiều vấn đề trầm trọng đang hành khổ thế giới ngày nay. Chúng là mối quan tâm đối với quí vị cũng như đối với Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo khắp thế giới, mối quan tâm liên kết với hết mọi hình thức khổ đau, với mọi niềm hy vọng và với hết mọi nỗ lực kèm theo lịch sử của con người. Bởi thế chúng ta cảm thấy liên kết lại trong cùng một sứ vụ chung, một sứ vụ để đương đầu với những thách đố luôn mới mẻ và dữ dội. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng nói đến chúng, nhiệt tình nâng đỡ nhau – mỗi người theo trách nhiệm xứng hợp của mình – trên con đường chúng ta tiến tới các mục tiêu cao cả chung.

 

Tôi đã nói tới “sứ vụ chung của chúng ta”. Và nó là gì, nếu không phải là sứ vụ hòa bình? Công việc của Giáo Hội không là gì khác ngoài việc quảng bá sứ điệp của Chúa Kitô, Đấng đã đến, như Thánh Phaolô viết trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, để loan báo hòa bình cho những ai ở xa cũng như những người ở gần (x 2:17). Phần quí vị, thành phần Đại Diện Ngoại Giáo đáng kính của nhân dân quí vị, theo các qui định của quí vị (Hiệp Định Vienna về Những Liên Hệ Ngoại Giao) quí vị có được điều này nơi những mục đích cao quí của quí vị, đó là việc cổ võ những mối liên hệ quốc tế thân tình. Trên nền tảng này hòa bình thực sự mới phát triển.

 

Hòa bình, than ôi, đang bị trở ngại hay phá hãi hoặc bị đe dọa ở nhiều phần đất trên thế giới. Đâu là đường lối dẫn đến hòa bình? Trong Sứ Điệp tôi gửi cho Ngày Thế Giới Hòa Bình năm nay, tôi đã nói rằng: ‘Bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào con người nam nữ được soi động bằng ánh quang chân lý, thì họ mới có thể bắt đầu con đường hòa bình’ (đoạn 3). Hòa Bình trong chân lý”.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20060109_diplomatic-corps_en.html

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005

 

Quí Đức Hồng Y

Chư Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ

Anh Chị Em thân mến,

 

Expergiscere, homo: quia pro te Deus factus est home – Hỡi con người, hãy bừng tỉnh! Vì các người mà Thiên Chúa đã hóa thân làm người” (Thánh Âu Quốc Tinh, bài giảng 185). Việc mừng Lễ Giáng Sinh giờ đây gần đến, quí cộng tác viên của Giáo Triều Rôma thân mến, tôi xin mở đầu cho cuộc gặp gỡ của tôi với anh chị em bằng lời mời gọi của Thánh Âu Quốc Tinh để hiểu được ý nghĩa thực sự của việc Chúa Kitô Giáng Sinh. Tôi xin gửi đến từng người lời chào thân ái nhất của tôi và tôi xin cám ơn anh chị em về những tâm tình mộ mến tốt đẹp chuyển đến tôi qua Đức Hồng Y Chủ Tịch, vị tôi xin ngỏ lời cám ơn.

 

Thiên Chúa đã hóa thân làm người vì chúng ta: đây là một sứ điệp mà mỗi năm từ hang Bêlem lặng lẽ được loan đi thậm chí cho tới tận cùng trái đất. Giáng Sinh là một ngày lễ của ánh sáng và an bình, nó là một ngày nỗi ngây ngất và niềm vui nội tâm tràn lan khắp vũ hoàn, vì “Thiên Chúa đã hóa thân làm người”. Từ hang Bêlem thấp hèn, Người Con hằng hữu của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một Con Trẻ tí hon, lên tiếng nói với mỗi một người trong chúng ta: Người gọi chúng ta, mời chúng ta hãy tái sinh trong Người để, cùng với Người, chúng ta có thể sống đời đời hiệp thông với Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

 

Về Đức Gioan Phaolô II

 

Tâm hồn chúng ta ngập tràn niềm vui xuất phát từ việc nhận thức này, chúng ta hãy nghĩ lại những biến cố trong năm đang tới lúc kết thúc đây. Chúng ta thấy quá khứ của chúng ta những biến cố lớn lao là những gì đã lưu lại dấu vết sâu đậm nơi đời sống của Giáo Hội. Trước hết và trên hết, tôi đang nghĩ tới việc ra đi của Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta là Gioan Phaolô II, một cuộc ra đi được mở màn bằng một giai đoạn dài đớn đau rồi dần dần mất tiếng nói. Không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đã để lại cho chúng ta một số lượng văn bản như ngài đã lưu lại cho chúng ta; không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đã có thể viếng thăm toàn thế giới và trực tiếp nói với dân chúng ở tất cả mọi châu lục.

 

Thế mà, cuối cùng, số phận của ngài là một cuộc hành trình đau thương và câm nín. Chúng ta không thể nào quên được những hình ảnh Chúa Nhật Lễ Lá, lúc mà, cầm trong tay cành cây dầu và cảm thấy đớn đau, ngài đã tiến đến cửa sổ để Ban Phép Lành của Chúa như chính bản thân ngài sắp sửa bước tới cây Thập Tự Giá.

 

Sau đó là cảnh ở trong Nguyện Đường Riêng của ngài, lúc mà, cầm Thánh Giá trong tay, ngài tham dự Đường Thánh Giá bấy giờ đang diễn tiến ở Hí Trường Colosseum, nơi ngài rất hay thường vác Thập Giá dẫn đầu đoàn người diễn hành theo sau.

 

Sau hết là Phép Lành âm thầm của ngài hôm Chúa Nhật Phục Sinh, nơi phép lành âm thầm này chúng ta đã thấy niềm hứa hẹn của cuộc Phục Sinh, của sự sống đời đời, rạng ngời tỏa sáng qua tất cả mọi nỗi đớn đau của ngài. Bằng cả lời nói và hành động, Đức Thánh Cha đã cống hiến cho chúng ta rất nhiều điều cao cả; bài học này cũng không kém phần quan trọng được ngài ban cho chúng ta từ ngai tòa khổ đau và câm nín.

 

Trong cuốn sách cuối cùng của ngài là “Hồi Niệm và Căn Tính (Weidenfeld and Nicolson, 2005), ngài đã để lại cho chúng ta một dẫn giải về khổ đau không phải là một thuyết về thần học hay triết lý mà là một hoa trái chín mùi qua cuộc hành trình khổ đau của bản thân ngài, một cuộc hành trình khổ đau ngài đã quyết chịu bằng niềm tin tưởng vào Vị Chúa tử giá. Lời dẫn giải này, một việc dẫn giải được ngài khai triển bởi đức tin và là việc dẫn giải mang lại ý nghĩa cho khổ đau của ngài, một khổ đau được ngài chấp nhận trong mối hiệp thông với nỗi khổ đau của Chúa, là việc dẫn giải đã được vang lên qua thái độ âm thầm chịu đựng của ngài, khi ngài biến việc chịu đựng này thành một sứ điệp quan trọng”.

 

Cả ở phần  mở đầu và lập lại một lần nữa ở cuối cuốn sách được đề cập tới trên đây, vị Giáo Hoàng này đã cho thấy rằng ngài cảm thấy rất thấm thía trước cảnh tượng diễn ra của quyền lực sự dữ, một quyền lực sự dữ chúng ta đã trải qua một cách thê thảm trong thế kỷ vừa chấm dứt. Ngài nói trong cuốn sách này rằng: “Sự dữ… không phải là một thứ sự dữ có tầm mức nhỏ hẹp… Nó là một sự dữ có những tầm vóc khổng lồ, một sự dữ được tổ chức đáng hoàng để thực hiện hoạt động gian ác của nó, một sự dữ trở thành một cơ cấu” (trang 189).

 

“Phải chăng sự dữ là những gì bất khả thắng? Phải chăng nó là một quyền năng tối hậu của lịch sử?” Vì kinh nghiệm về sự dữ, mà đối với Giáo Hoàng Wojtyla, vấn đề cứu chuộc đã trở thành thiết yếu và là vấn đề trọng yếu trong đời sống của ngài và được suy tưởng như là một Kitô hữu. Có một giới hạn nào đó chống lại những gì bị quyền lực sự dữ này hủy hoại hay chăng? “Có đấy”, vị Giáo Hoàng này đã trả lời trong cuốn sách này của ngài cũng như trong Thông Điệp về việc cứu chuộc của ngài.

 

Quyền năng hạn chế sự dữ này là Lòng Thương Xót Chúa. Bạo lực, hình thức thể hiện của sự dữ, bị Lòng Thương Xót Chúa chống lại trong giòng lịch sử. Chúng ta có thể nói theo Sách Khải Huyền là Con Chiên mạnh hơn con rồng.

 

Ở cuối cuốn sách, bằng việc ôn lại quá khứ về cuộc tấn công vào ngày 13/5/1981, và dựa vào căn bản của kinh nghiệm nơi cuộc hành trình của ngài với Thiên Chúa cũng như với thế giới, Đức Gioan Phaolô II còn giải đáp vấn đề này một cách sâu xa hơn nữa.

 

Cái hạn chế quyền lực sự dữ, cái quyền lực chế ngự no, theo cách ngài nói, đó là nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Người Con Thiên Chúa trên Thập Tự Giá: “Nỗi khổ đau của Vị Thiên Chúa Tử Giá không phải chỉ là một hình thức khổ đau duy nhất trong số những hình thức khổ đau khác…. Bằng việc hy sinh bản thân mình vì tất cả chúng ta, Chúa Kitô đã cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một tầm vóc mới, đó là tầm vóc yêu thương…. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thập Giá là những gì cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ, biến đổi nó tự bản chất… Chính cái đau khổ này thiêu đốt và làm tiêu hao đi sự dữ, bằng ngọn lửa yêu thương…. Tất cả khổ đau của loài người, tất cả mọi đớn đau, tất cả mọi yếu đuối bạc nhược đều chất chứa nơi mình một hứa hẹn cứu độ; …. Sự dữ hiện diện trên thế giới một phần là để khơi động lên lòng yêu thương trong chúng ta, một tình yêu trao hiến bản thân mình trong việc phục vụ cách quảng đại và vô tư những ai bị khổ đau dằn vặt… Chúa Kitô đã cứu thế giới: “Chúng ta đã được chữa lành nhờ những vết thương của Người’ (Is 53:5)” (trang 189 và sau đó).

 

Tất cả những điều này không phải chỉ là một thứ thuần kiến thức về thần học, mà là một bày tỏ của một đức tin sống động và trưởng thành qua đau khổ. Chắc chắn là chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để giảm bớt khổ đau và ngăn ngừa tình trạng bất công là những gì gây cho thành phần vô tội khổ đau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm mọi sự trong tầm tay để con người có thể khám phá ra ý nghĩa của khổ đau, nhờ đó, họ biết chấp nhận khổ đau của họ và liên kết nó với khổ đau của Chúa Kitô.

 

Có thế, nó mới hòa nhập với tình yêu thương cứu chuộc và nhờ vậy trở thành một quyền năng chống lại sự dữ trên thế giới này.

 

Việc đáp ứng xẩy ra khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là việc hết lòng bày tỏ loòg tri ân về sự kiện là ngài đã hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa vì thế giới khi thi hành thừa tác vụ của ngài; một lời tạ ơn cho sự kiện là trong một thế giới đầy hận thù và bạo lực này, ngài đã dạy một cách mới mẻ tình yêu thương và khổ đau trong việc phục vụ tha nhân; có thể nói ngài đã tỏ cho chúng ta thấy trong xác thịt Đấng Cứu Chuộc, việc cứu chuộc, và đã cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, thật ra sự dữ không phải là phán quyết tối hậu trên thế gian này”.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051222_roman-curia_en.html 

 

 

TOP

 

 

? Tòa Thánh Vatican: Phản Ứng về Phán Quyết của Tòa muốn thả kẻ ám sát Đức Gioan Phaolô II

 

Theo tường trình của cơ quan tín vụ Anatolia thì tòa án ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp thuận việc thả Mehmet Ali Agca 47 tuổi ra khỏi tù, nhân vật đã ám sát Đức Gioan Phaolô II ngày 13/5/1981 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

 

Nhờ lời Đức Gioan Phaolô II nhân dịp Đại Năm Thánh 2000 xin Tổng Thống Ý ân xá cho, nhân vật này đã được chính quyền Ý thả ra, nhưng vẫn tiếp tục bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ về những tội ác khác do nhân vật này gây ra.

 

Vị Giám Đốc của văn phòng báo chí Tòa Thánh là Joaquín Navarro Valls, hôm Chúa Nhật 8/1/2006, trong một lời phát biểu sau khi nhận được tin này cho biết: “Tòa Thánh mới nhận được tin từ các cơ quán tín vụ rằng Ali Agca có thể được thả ra. Trước vấn đề pháp lý này, Tòa Thánh tin tưởng vào quyết định của pháp đình về vấn đề này”.

 

Trong cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính”, tác phẩm cuối cùng của mình, một tác phẩm về triết học luân lý là những gì đã được thai nghén từ năm 1993, một tác phẩm xuất bản 2 tháng trước khi tác giả của nó là Đức Gioan Phaolô II vĩnh viễn nằm xuống, ở phần phụ trương cuối cùng, phần nói tới cuộc ám sát của mình, Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thuật lại cảm nhận của bản thân ngài cũng như của kẻ ám sát ngài như sau.

 

Tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 5 giờ chiều ngày 13/5/1981, ngay trước buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, đã đột nhiên vang tiếng súng……, thật ra là my tiếng súng chứ không phải một, những tiếng súng vang lên chỉ cách chiếc giáo hoàng xa của Đức Gioan Phaolô II có 20 bộ (hay 6 thước), khi ngài ở trên chiếc xe đang chạy chung quanh quảng trường này theo thường lệ để chào tín hữu đang qui tụ chờ ngài bấy giờ. Hậu quả là viên đạn phát ra từ nòng súng lục tự động 9 ly ấy đã xuyên vào thân thể của vị Giáo Hoàng này, trúng bao tử của ngài, cùi trỏ bên cánh tay phải của ngài và ngón tay trỏ bên trái của ngài. Ngài đã được cấp tốc đưa vào bệnh viện, và chỉ khi tới bệnh viện ngài mới hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Cuộc giải phẫu cứu mạng ngài đã kéo dài 5 tiếng 20 phút, và thân thể ở vào tuổi gần 61 của ngài bấy giờ đã bị mất đi tới 60% lượng máu loang chảy trong mình. Tuy nhiên, kể từ biến cố bị ám sát hụt ấy, sức khỏe của con người vốn yêu chuộng thể thao này đã trở nên suy kém, cho tới ngày ngài qua đời 24 năm sau bởi một cơn kịch bệnh cuối cùng, kết thúc cuộc đời gần 85 tuổi đời của ngài (18/5/1920-2/4/2005).

 

Đức Gioan Phaolô II đã cho biết những gì xẩy ra sau đó, sau tiếng súng nổ và sau khi ngài được đưa vào bệnh viện thế này: “Tôi đã không tỉnh dạy cho đến ngày hôm sau, vào khoảng buổi trưa” (ấn bản Anh ngữ trang 161). Cũng trong phần phụ trương này, (ở trang 163-164), ngài còn cho biết thêm về con người ra tay ám sát ngài như sau:

 

·        Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đã thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Alì Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ý nghĩ của một người khác; một người nào đó đã sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Alì Agca vẫn còn tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố tình ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đã rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ý tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xấây ra như thế được cơ chứ? Cái hay là ở chỗ tình trạng bối rối của anh ta đã dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là gì. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái gì khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đã cho thấy rằng anh ta đã nắm được một điều gì đó thực sự là hệ trọng. Alì Agca có lẽ đã cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đã bắt đầu tìm kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta tìm thấy quyền lực cao cả ấy”. 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ