GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 11/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: việc dấn thân cho sự thật là linh hồn của công lý

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Về Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Cologne

?  ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28/12/2005 về Thánh Vịnh 138 (139) về Trẻ Sơ Sinh

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: việc dấn thân cho sự thật là linh hồn của công lý

 

Quí Vị Lãnh Sự, Quí Bà và Quí Ông,

 

(tiếp 10 Thứ Ba)

 

Điểm thứ nhất đó là việc dấn thân cho sự thật là linh hồn của công lý. Những ai dấn thân cho sự thật không thể nào kại không loại trừ đi luật của sức mạnh là thứ luật bắt nguồn từ dối trá và rất hay thường gây thê lương cho lịch sử của con người, quốc gia cũng như quốc tế. Cái dối trá này thường tỏ mình ra như là chân lý, nhưng thực tế bao giờ nó cũng là những gì chọn lựa và có dụng ý, vị kỷ mưu đồ mạo dụng con người, để rồi cuối cùng khống chế con người. Những chế độ chính trị trong quá khứ, song không phải chỉ có trong quá khứ, đã là một điển hình xót xa về điều này. Ngược lại, có sự thật và sự trung thực là những gì dẫn đến việc gặp gỡ người khác, dẫn đến việc chân nhận và cảm thông: sự thật không thể nào không tỏa ra qua ánh quang nổi bật của mình – rạng ngời chân lý splendor veritatis; và lòng mến yêu sự thật tự bản chất là những gì hướng tới sự hiểu biết cũng như việc tái hữu nghị một cách chính đáng và vô tư không thiên vị, cho dù có khó khăn mấy đi nữa. 

 

Kinh nghiệm của quí vị là thành phần ngoại giao có thể khẳng định rằng, nơi cả những liên hệ quốc tế nữa, nhờ việc tìm kiếm chân lý, người ta mới có thể thấy được những sắc thái tinh tế nhất của tính cách đa dạng, cùng với những đòi hỏi bởi đó mà ra, do đó cũng thấy cả những giới hạn cần phải tôn trọng, không được vượt quá, để bảo vệ những gì là ích lợi hợp lý. Việc tìm kiếm chân lý này đồng thời cũng dẫn quí vị tới việc mạnh mẽ chủ trương rằng cần phải tôn trọng cả những gì chung, liên quan tới chính bản tính của con người, của tất cả mọi dân tộc và mọi văn hóa. Chỉ khi nào những khía cạnh về tính cách đa dạng và bình đẳng này – những gì biệt phân nhưng bổ túc – được nhận biết và công nhận, bấy giờ mới giải quyết được những trục trặc và mới ổn định được những bất đồng theo công lý, và mới có được những cảm thông sâu xa bền vững. Ngược lại, khi nào một trong chúng bị hiểu lầm hay không được trân trọng xứng đáng, thì hiểu lầm sẽ xuất hiện cùng với tình trạng xung khắc và khuynh hướng sử dụng bạo lực để áp đảo.

 

Đối với tôi, căn cứ vào những điều cân nhắc ấy, thì một điển hình hầu như đệ nhất trong cái cảnh tượng kinh động của thế giới đó là Thánh Địa. Ở đó, Nước Do Thái cần phải được sống bằng an hợp với các qui chuẩn quốc tế; ở đó, cũng thế, nhân dân Palestine cần phải làm sao có thể phát triển một cách yên hàn những cơ cấu dân chủ của mình cho một tương lai tự do và thịnh vượng.

 

Những điều cân nhắc ấy cũng áp dụng rộng rãi hơn vào bối cảnh hoàn vũ ngày nay, một bối cảnh đã thực sự kéo chú ý tới mối nguy hiểm của một thứ đụng độ về các nền văn minh. Mối nguy hiểm này lại càng trở nên kịch liệt hơn bởi nạn khủng bố có tổ chức, một nạn khủng bố đã lan tràn khắp thế giới này. Những căn nguyên của nó thì nhiều và phức tạp, không phải chỉ có những căn nguyên liên quan tới ý hệ chính trị được lồng với những chủ trương đạo giáo lầm lẫn. Nạn khủng bố không nương tay tấn công cả thành phần bất khả tự vệ, bất kể là ai, hay áp đặt những thứ đe dọa vô nhân, gây hoảng sợ trong dân chúng, để bắt buộc các nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng những mưu đồ của thành phần khủng bố. Không có một trường hợp nào lại có thể biện minh cho cái hoạt động tội ác như thế, một hoạt động che chở cho thành phần gây ra những điều ô nhục bỉ ổi, và nó lại càng tệ hại hơn nữa khi nó mang cái mặt nạ tôn giáo, khiến sự thật tinh tuyền về Thiên Chúa bị hạ xuống tầm mức của cái mù quáng và việc xuyên tạc về luân lý của thành phần khủng bố.

 

Việc dấn thân cho sự thật về phía sứ vụ Ngoại Giao, cả ở mức độ song phương lẫn đa phương, là những gì thiết yếu có thể cống hiến vào việc hòa giải những khác biệc bất khả phủ nhận giữa các dân tộc ở những phần đất khác nhau trên thế giới cũng như những nền văn hóa của họ, chẳng những ở chỗ chung sống thuận hòa mà còn hợp với dự án cao cả hơn và phong phú hơn của nhân loại nữa. Ở những thế kỷ qua, các thứ trao đổi về văn hóa giữa Do Thái Giáo và Triết Lý Hy Lạp, giữa thế giới Rôma, thế giới Đức và thế giới Slav, cũng như giữa thế giới Ả Rập và thế giới Âu Châu, đã làm phong phú cho văn hóa và đã làm thuận lợi cho các thứ khoa học và các nền văn minh. Điều này cần phải được tái thực hiện cả ở ngày hôm nay nữa, thậm chí còn hơn thế nữa, vì những cơ hội trao đổi và tương kiến trở nên thuận lợi hơn nhiều. Để đạt được mục đích ấy, trước hết ngày nay cần phải loại bỏ đi những gì làm ngăn trở việc thông tin qua báo chí và kỹ thuật truyền thông tân tiến, lại còn cần phải gia tăng việc trao đổi giữa thành phần học giả và sinh viên ở các phân khoa đại học về nhân bản trong các miền văn hóa khác nhau.

 

Điểm thứ hai tôi muốn nói tới là thế này: việc dấn thân cho sự thật là những gì thiết lập và củng cố quyền tự do…..

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20060109_diplomatic-corps_en.html

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Về Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Cologne

 

Quí Đức Hồng Y

Chư Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ

Anh Chị Em thân mến,

 

(tiếp 10 Thứ Ba)

 

Giờ đây tôi xin đề cập ngắn gọn tới hai biến cố khác được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phát động, đó là Ngày Giới Trẻ Thế Giới được cử hành ở Cologne và Thượng Nghị Giám Mục về Thánh Thể, một biến cố cũng bế mạc Năm Thánh Thể được ngai khai mở.

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã tồn tại như là một tặng ân cao cả nơi ký ức của những ai tham dự. Trên 1 triệu giới trẻ đã qui tụ về Thánh Phố Cologne bên bờ Sông Rhine cũng như ở các tỉnh lân cận để cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, để cùng nhau nguyện cầu, để lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể, để cùng nhau ca hát và cử hành, để hân hoan vui sống và để tôn thờ cùng lãnh nhận Chúa nơi Thánh Thể trong các cuộc họp gặp gỡ đông đảo vào đêm Thứ Bảy và ngày Chúa Nhật. Những ngày này tràn đầy niềm vui.

 

Ngoại trừ việc giữ trật tự, cảnh sát không làm gì khác – Chúa đã qui tụ gia đình của Ngài lại, một gia đình tỏ tường vượt hết mọi biên cương bờ cõi và ngăn cách, và Ngài đã cho chúng ta cảm nghiệm thấy việc hiện diện của Ngài nơi mối hiệp thông cao cả giữa chúng ta.

 

Khẩu hiệu được chọn cho những ngày này là “Chúng tôi đến triều bái Người” đã chất chứa hai hình ảnh lớn lao gây phấn khởi cho hướng đi thực sự ngay từ ban đầu. Trước hết là hình ảnh về thành phần hành hương, hình ảnh của một con người, khi vươn tầm mắt vượt ra ngoài những vuệc làm và đời sống thường nhật của mình, lên đường tìm kiếm mục đích thiết yếu của mình, tìm kiếm chân lý, tìm kiếm sự sống chân thật, tìm kiếm Thiên Chúa. Hình ảnh này về con người đang trên đường tiến đến mục đích của đời sống là những gì chất chứa hai hàm ý khác nữa.

 

Thứ nhất là lời mời gọi đừng nhìn thế giới quanh chúng ta chỉ như là những gì nguyên vật chất chúng ta có làm gì đó, mà hãy cố gắng khám phá ra nơi chúng “chữ viết của Đấng Hóa Công”, lý trí sáng tạo và là tình yêu, nguồn mạch phát sinh thế giới và là những gì vũ trụ muốn nói với chúng ta, nếu chúng ta chú tâm, nếu cảm quan nội tại của chúng ta tỉnh táo và biết nhận định các chiều kích sâu xa nhất của thực tại.

 

Yếu tố thứ hai là lời mời gọi sâu xa hơn nữa, đó là hãy lắng nghe những tỏ hiện của lịch sử là những gì tự chúng có thể cống hiến cho chúng ta cái then chốt để dẫn giải cái mầu nhiệm thầm lặng của thiên nhiên tạo vật, vạch ra cho chúng ta thấy con đường thực tiễn dẫn tới Vị Chúa chân thực của thế giới và của lịch sử, Đấng ẩn mình nơi cảnh bần cùng của hàng lừa Bêlem.

 

Một hình ảnh khác được chất chứa nơi khẩu hiệu của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đó là con người thờ phượng: “Chúng tôi đến bái thờ Người”. Cần phải thực hiện việc tôn thờ trước bất cứ một hoạt động nào, trước thế giới có thể đổi thay. Chỉ nguyên việc tôn thờ mới có thể giải thoát chúng ta; chỉ nguyên việc tôn thờ mới cống hiến cho chúng ta các qui chuẩn để tác hành. Chính trong một thế giới thiếu vắng các qui chuẩn hướng dẫn và đe dọa đang chực chờ, một thế giới mỗi một người trở thành luật lệ cho mình, thì hết sức cần phải nhấn mạnh đến việc thờ phượng.

 

Đối với tất cả những ai hiện diện bấy giờ thì việc thinh lặng triệt để của cả triệu giới trẻ đó là những gì không thể nào quên được, một thứ thinh lặng liên kết và thăng hóa tất cả chúng ta khi Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh được đặt trên bàn thờ. Chúng ta hãy ấp ủ trong lòng các hình ảnh của Cologne: chúng là những dấu hiệu vẫn tiếp tục có giá trị. Không cần nhắc tới tên tuổi riêng của ai, nhân dịp này tôi xin cám ơn hết mọi người đã làm cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới này hiện thực; thế nhưng, đặc biệt chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Chúa, thật sự là thế, chỉ một mình Người mới có thể ban cho chúng ta những ngày này chúng ta đã sống qua như thế.

 

Chữ “tôn thờ” (thờ phượng) đưa chúng ta tới biến cố cao cả thứ hai mà tôi muốn nói tới, đó là Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới và Năm Thánh Thể….

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051222_roman-curia_en.html 

 

 

TOP

 

 

? ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28/12/2005 về Thánh Vịnh 138 (139) về Trẻ Sơ Sinh

 

1.         Vào buổi triều kiến chung Thứ Tư này trong tuần bát nhật Giáng Sinh, trong khi phụng vụ cử hành lễ kính Các Thánh Anh Hài, chúng ta suy niệm về bài Thánh Vịnh 138 (139), bài được đề ra cho Phụng Vụ Giờ Kinh Tối được chia làm 2 giai đoạn. Sau khi chiêm ngưỡng nơi phần thứ nhất (câu 1-12) về việc toàn hiện và toàn năng của Thiên Chúa, Vị Chúa của hữu thể và của lịch sử, bài thánh ca khôn ngoan đầy vẻ đẹp và cảm tình sâu xa này giờ đây chú trọng tới cái thực tại cao quí nhất, lạ lùng nhất của toàn thể vụ trụ là con người, một con người có hữu thể được diễn tả là “một kỳ công” của Thiên Chúa (câu 14).

 

Thật vậy, đề tài này rất thích hợp với bầu khí Giáng Sinh chúng ta đang sống qua những ngày chúng ta cử hành đại mầu nhiệm của Con Thiên Chúa hóa thân làm người, thật sự, trở thành một Con Trẻ, vì phần rỗi của chúng ta.

 

Sau khi suy nghĩ về ấh mắt và việc hiện diện của Đấng Hóa Công qua khắp chân trời vũ trụ, ở phần thứ hai của bài Thánh Vịnh này hôm nay chúng ta suy niệm về ánh mắt yêu thương của Ngài trên nhân loại, thành phần được suy nghĩ về tất cả những gì là trọn vẹn ở giây phút khởi đầu của họ.

 

Họ vẫn là một “bản chất chưa thành hình” nơi lòng dạ của người mẹ: Từ ngữ Do Thái sử dụng ở đây được một số chuyên gia thánh kinh cho là một “phôi thai bào”, được từ ngữ này diễn tả là nhỏ bé, vòng cung, một thực tại cuộn mình, nhưng lại là một thực tại được Thiên Chúa ghé mắt từ bi và nhân ái của Ngài tới (câu 16).

 

2.         Để diễn tả tác động thần linh trong lòng mẹ, thánh vịnh gia đã phải sử dụng tới những hình ảnh thánh kinh cổ điển, so sánh cái lỗ hổng sản sinh của người mẹ với “thâm cung của trái đất”, tức là, tới tính chất sinh động liên lỉ của người mẹ trái đất rộng lớn (câu 15).

 

Trước hết, là biểu hiệu về ngưới thợ gốm cũng như về nhà điêu khắc “hình thành” vầkhuôn đúc nên tác phẩm nghệ thuật của họ, công trình của họ, giống như việc tạo dựng nên con người trong Sách Khởi Nguyên: “Chúa là Thiên Chúa đã dựng nên con người từ bùn đất” (Gen 2:7). 

 

Bởi vậy mới có một biểu hiệu “thêu dệt” gợi lên cho thấy tính cách tinh tế của da, thịt, thần kinh, “được đan kết” thành bộ xương. Ông Gióp đã mạnh mẽ nhắc lại những hình ảnh này và những hình ảnh khác để tôn tụng kiệt tác nơi con người, mặc dù họ bị khổ đau ngược đãi và làm bầm dập: “Bàn tay Chúa đã hình thành nên tôi và dựng nên tôi … Xin hãy nhớ rằng Chúa đã dựng nên tôi từ bùn đất…! Không phải là Chúa đã đổ con ra như sửa chảy và đã làm cho con dầy lại như bơ hay sao? Với da thịt tôi mặc lấy đây, với xương và gân kết cấu con lại với nhau” (Job 10:8-11).

 

3.         Ý tưởng trong bài Thánh Vịnh này về việc Thiên Chúa thấy được tất cả tương lai của cái phôi thai bào này, một phôi thai bào vẫn còn là “một bản chất chưa hình thành”, là một ý tưởng hết sức mãnh liệt. Ngày tháng tạo vật sinh động và đầy những việc làm suốt cả cuộc hiện hữu trần gian của họ đều đã được ghi trong sách sự sống của Chúa.

 

Bởi thế, một lần nữa, cái cao cả siêu việt của kiến thức thần linh hiện lên, bao gồm chẳng những quá khứ và hiện tại mà còn bao gồm cả, cho dù ẩn kín, tương lai nữa. Tuy nhiên, cái cao cả của con người tạo vật nhỏ bé chưa được sinh ra này, một tạo vật được Thiên Chúa hình thành và yêu thương, cũng cho thấy thánh kinh tỏ ra tôn kính con người ngay từ giây phút đầu tiên họ hiện hữu.

 

Giờ đây chúng ta hãy hướng tới lời suy niệm của Thánh Grêgory Cả qua những bài Giảng của ngài về tiên tri Êzêkiên là những gì đã gắn liền với câu thánh vịnh chúng ta đã nhận định trên đây: “Ánh mắt của Ngài đã nhìn ngắm bản thể chưa hành thình của tôi; hết mọi ngày trong đời sống của tôi đã được ghi nhận trong sổ sách của Ngài” (câu 16). Về những lời ấy, Vị Giáo Hoàng kiêm Giáo Phụ này đã viết ra một bài suy niệm về tính cách nguyên khôi và tinh tế liên quan tới tất cả những ai trong cộng đồng Kitô Giáo tỏ ra nản chí lùi bước tiến lên trong cuộc hành trình thiêng liêng của họ.

 

Ngài nói rằng những ai yếu kém đức tin và cuộc sống Kitô Giáo đều thuộc về cái kiến trúc của Giáo Hội. “Tuy nhiên, họ được thêm thắt…. bởi thiện chí. Thật vậy, họ là người bất toàn và nhỏ bé, tuy nhiên , bao lâu họ còn có thể hiểu biết, thì họ vẫn mến yêu Thiên Chúa và tha nhân của họ, và không bỏ bê việc thực hiện taât cả những gì là thiện hảo có thể. Cho dù họ chưa chiếm được những tặng ân thiêng liêng để cởi mở tâm hồn của họ trước tác động toàn thiện và việc thiết tha chiêm niệm, song họ cũng không bị chậm chạm trong việc mến yêu Thiên Chúa và tha nhân, ở chỗ họ có thể nhận thức nó.

 

“Bởi vậy, có thể xẩy ra trường hợp là cả họ nữa cũng góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội, vì, cho dù vị thế của họ ít quan trọng, cho dù họ trì trệ nơi giáo huấn, lời tiên tri, ơn làm phép lạ và hoàn toàn xa lánh thế gian, họ vẫn có nền tảng về lòng kính sợ và mến yêu” (2, 3, 12-13, "Opere di Gregorio Magno," IIV 2, Rome, 1993, pp. 79, 81).

 

Thế nên, sứ điệp của Thánh Grêgôriô troơ thành một niềm an ủi lớn lao cho tất cả chúng ta, thành phần thường chiến đấu một cách uể oải trên con đường của cuộc sống thiêng liêng và giáo hội. Chúa biết chúng ta và bao bọc chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2006

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ