GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 13/1/2006 |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: Việc dấn thân cho chân lý là những gì mở đường cho thứ tha và hòa giải
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Kỷ Niệm 40 Năm Bế Mạc Công Đồng Chung Vaticanô II
? Vấn đề triệt sinh an tử theo quan điểm luân lý nơi giáo huấn Giáo Hội Công Giáo (tiếp: vấn đề 1-3)
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Diễn Từ Mừng tân Niên với Phái Đoàn Ngoại Giao Chư Quốc ngày Thứ Hai 9/1/2006: Việc dấn thân cho chân lý là những gì mở đường cho thứ tha và hòa giải
Quí Vị Lãnh Sự, Quí Bà và Quí Ông,
(tiếp 10 Thứ Ba, 11 Thứ Tư và 12 Thứ Năm)
Giờ đây tôi sang tới điểm thứ ba, đó là việc dấn thân cho chân lý là những gì mở đường cho thứ tha và hòa giải. Cái liên kết cần thiết giữa hòa bình và việc dấn thân cho chân lý này đã làm xuất phát ra tình trạng chống đối như thế này, đó là những xác tín khác nhau về chân lý gây ra những thứ căng thẳng, hiểu lầm, tranh cãi, và nếu tất cả những tình trạng ấy càng trở nên nghiêm trọng hơn thì các niềm xác tín lại càng sâu xa hơn ở bên trong những tình trạng ấy. Theo giòng lịch sử thì những cái khác biệt ấy đã gây ra những cuộc đụng độ bạo lực, những cuộc xung đột về xã hội và chính trị, thậm chí những trận chiến tranh về tôn giáo nữa. Đó là sự thật không thể phủ nhận, thế nhưng, trong tất cả những trường hợp như thế, nó là thành quả của một chuỗi những nguyên nhân đồng phát chẳng dính dáng mấy hay chẳng dính dáng gì tới sự thật hay tôn giáo cả, mà do đó bao giờ nó cũng chỉ vì phương tiện được sử dụng không thích hợp với việc chân thành dấn thân cho chân lý hay với việc tôn trọng tự do theo đòi hỏi của chân lý. Đây là vấn đề liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, liên quan tới những lầm lẫn trầm trọng xẩy ra trong quá khứ bởi một số phần tử của Giáo Hội cũng như bởi những tổ chức của Giáo Hội, Giáo Hội đã lên án những lầm lỗi ấy và đã không ngần ngại lên tiếng xin thứ tha. Điều này là những gì cần phải thực hiện theo đòi hỏi của việc dấn thân cho chân lý.
Việc xin tha thứ, và việc thứ tha nữa cũng là một nhiệm vụ – vì hết mọi người đều bao gồm nơi lời Chúa Kitô khuyên can là: ai không có tội thì hãy ném đá trước đi (x Jn 8:7) – là những yếu tố bất khả châm chước cho hòa bình. Nhờ đó, ký ức chúng ta được thanh tẩy, tâm hồn chúng ta được yên hàn, và ánh mắt của chúng ta sáng ngời gắn chặt vào những đòi hỏi của chân lý nếu chúng ta cần phải gieo vãi tư tưởng về hòa bình. Ở đây tôi xin nhắc lại những lời lẽ khôn ngoan của Đức Gioan Phaolô II: “Không thể nào có hòa bình nếu không có công lý, không thể nào có công lý mà lại thiếu thưa tha” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2002). T6oi xin lập lại những lời này một cách khiêm nhượng và với lòng sâu xa yêu mến với các vị lãnh đạo chư quốc, nhất là với những nơi đau thương nhất bởi các cuộc xung đột về thể lý và luân lý và cần đến hòa bình nhất. Người ta nghĩ ngay tới nơi sinh hạ của Chúa Giêsu Kitô, Ông Hoàng của Bình An, Đấng đã ban cho tất cả mọi người một sứ điệp hòa bình và thứ tha; người ta nghĩ tới Lebanon là nơi nhân dân nước này, nhờ việc hỗ trợ của tình đoàn kết quốc tế, cần phải tái khám phá ra ơn gọi lịch sử của mình trong việc cổ võ vấn đề hợp tác chân thành và tốt đẹp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau; và tới toàn thể Trung Đông, nhất là Iraq là cái nôi của các nền văn minh cao cả, nơi mà trong mấy năm qua hằng ngày đã trải qua những hành động bạo lực của nạn khủng bố. Người ta nghĩ tới Phi Châu, nhất là các xứ sở thuộc vùng Đại Hồ là nơi vẫn còn chịu đựng những hậu quả thê thảm của những thứ chiến tranh huynh đệ tương tàn trong những năm gần đây; tới nhân dân Darfur bất khả tự vệ, đang trải qua cuộc bạo lực tệ hại, gây những âm hưởng nguy hiểm cho quốc tế; và tới nhiều quốc gia khác khắp thế giới đang là khấu trường cho cuộc xung đột bạo lực.
Chắc chắn một trong những mục đích cao cả của việc ngoại giao cần phải thực hiện đó là dẫn tất cả mọi bên trong cuộc xung đột hiểu được rằng, nếu họ muốn dấn thân cho hòa bình thì họ cần phải nhìn nhận lầm lỗi – không phải chỉ có lỗi lầm của kẻ khác – hay không chối từ hướng tới việc thứ tha, cả khi được yêu cầu lẫn khi ban phát. Việc dấn thân cho sự thật – một việc chắc chắn là thiết tha đối với tâm can của họ – là những gì triệu tập họ tới hòa bình bằng việc thứ tha. Việc đổ máu không đòi phải trả đũa mà là van xin việc tôn trọng sự sống, tgôn trọng hòa bình! Chớ gì Ủy Ban Thiết Lập Hòa Bình mới được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thiết lập hiệu nghiệm đáp ứng nhu cầu căn bản này của loài người, bằng việc tất cả mọi phần tử liên hệ sẵn lòng cộng tác.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20060109_diplomatic-corps_en.html
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Kỷ Niệm 40 Năm Bế Mạc Công Đồng Chung Vaticanô II
Quí Đức Hồng Y
Chư Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ
Anh Chị Em thân mến,
(tiếp 10 Thứ Ba, 11 Thứ Tư và 12 Thứ Năm)
Biến cố cuối cùng của năm nay tôi muốn chioa sẻ ở đây đó là việc cử hành mừng kỷ niệm 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II trước đây. Việc tưởng nhớ này gợi lên vấn đề: Đấu là kết quả của Công Đồng này? Công Đồng có được tiếp nhận cách tốt đẹp hay chăng? Trong vciệc chấp nhận Công Đồng thì đâu là những điều tốt và đâu là những điều không thích đáng hay lầm lẫn? Những gì cần phải làm là gì? Không ai có thể phủ nhận rằng ở những miền rộng lớn của Giáo Hội việc áp dụng Cộng Đồng này đã gặp phải khó khăn một cách nào đó, thậm chí không thể nào không áp dụng cho những gì xẩy ra cho những năm này lời diễn tả được Thánh Basiliô, vị đại Tiến Sĩ của Giáo Hội, đã nói về tình hình Giáo Hội sau Công Đồng Chung Nicêa: ngài đã so sánh tình hình Giáo Hội với một trận hải chiến trong tăm tối bão bùng như thế này trong số những điều khác: “Tiếng kêu la khàn khàn của những ai bởi bất đồng đã nổi lên chống lại nhau, của thành phần huyên thuyên khó hiểu, của thành phần lầm lẫn mà cứ ầm ĩ lên tiếng day dứt la hò, giờ đây tràn đầy hầu như khắp cả Giáo Hội, làm sai lệch đi vì thái quá và không hiểu được giáo huấn xác thực của đức tin…” (De Spiritu Sancto, XXX, 77; PG 32, 213 A; SCh 17 ff., p. 524).
Chúng ta không muốn áp dụng một cách chính xác lời diễn tả thê thảm này vào tình hình hậu công đồng chung lần này, tuy nhiên , vẫn có một cái gì đó trong tất cả những điều ấy đã xẩy ra cho thấy như vậy. Vấn đề được đặt ra ở đây là Tại sao vấn đề áp dụng Công Đồng này lại quá khó khắn như thế ở những miền rộng lớn của Giáo Hội?
Thật ra tất cả đều lệ thuộc vào việc giải thích đúng đắn Công Đồng này, hay - như chúng ta có thể nói là ngày nay – lệ thuộc vào việc dẫn giải thích đáng của Công Đồng - cái then chốt xác đáng cho việc dẫn giải và áp dụng Công Đồng. Các vấn nạn của việc áp dụng Công Đồng xuất phát từ sự kiện là có hai thứ dẫn giải phản ngược nhau ra mặt và trái nghịch nhau chan chát. Một thứ dẫn giải gây ra lầm lẫn, còn một thứ, âm thầm song càng ngày càng sáng tỏ hơn, đã và đang sinh hoa kết trái.
Một mặt là một thứ dẫn giải được tôi gọi là “một thứ dẫn giải có tính cách bất liên tục và chia lìa”; nó thường trở thành thuận lợi theo chiều hướng của các thứ truyền thông đại chúng, và cũng là một xu hướng của khoa thần học tân tiến. Mặt khác, cũng có “thứ dẫn giải của việc canh tân”, của việc canh tân liên tục của một chủ thể Giáo Hội duy nhất được Chúa ban cho chúng ta. Giáo Hội là chủ thể tiến triển trong thời gian và phát triển, dù bao giờ cũng vẫn thế, cũng vẫn là một chủ thể duy nhất của Dân Chúa lữ hành.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051222_roman-curia_en.html
Vấn đề triệt sinh an tử theo quan điểm luân lý nơi giáo huấn Giáo Hội Công Giáo
(tiếp 12 Thứ Năm)
. Thế nào là tình trạng thực vật?
Ở đoạn 2 của bài huấn từ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác định bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật như thế này:
“Thật vậy, con người ở trong trạng thái thực vật không tỏ ra cho thấy dấu hiệu nào về việc họ nhận thức được bản thân của họ hay những gì xẩy ra chung quanh họ, và dường như không thể nào giao tiếp với người khác hoặc phản ứng trước những kích thích đặc biệt….
“Chữ trạng thái thực vật thường trực là chữ đặc biệt được gán ghép để ám chỉ tình trạng của những bệnh nhân tiếp tục sống trong ‘trạng thái thực vật’ hơn cả năm trời. Thật ra không có vấn đề định bệnh nào tương hợp với một định nghĩa như vậy cả, mà chỉ là một phán đoán tiên liệu theo chiều hướng chung liên quan đến sự kiện là, theo thống kê, việc bệnh nhân được hồi phục càng trở nên khó khăn hơn nữa nếu đã ở vào trạng thái thực vật quá lâu như thế. …”
2. Con người có thể ra khỏi trong tình trạng này hay chăng?
Cũng ở cùng đoạn 2 của bài huấn từ, Đức Thánh Cha đã cảnh giác về vấn đề định bệnh sai lầm, vì có trường hợp bệnh nhân đã được phục hồi nhờ được chữa trị thích đáng:
“… Các khoa học gia và các nhà nghiên cứu đều nhận thức rằng, trước hết, người ta cần phải tiến đến chỗ định bệnh xác đáng là việc thường đòi phải quan sát lâu dài và cẩn thận ở những trung tâm chuyên môn, vì tường trình đã cho thấy xẩy ra nhiều vụ định bệnh sai lầm. Hơn nữa, không phải là ít người ở trong trạng thái thực vật này, nhờ việc chữa trị thích đáng cũng như những chương trình phục hồi chuyên môn, đã có thể ra khỏi trạng thái thực vật này. Trái lại, bất hạnh thay, nhiều người khác vẫn bị giam nhốt trong trạng thái này qua một thời gian lâu dài mà không được hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật gì cả.
“… Tuy nhiên, chúng ta không được lãng quên hay coi thường có những trường hợp được ghi nhận rõ ràng là ít ra vẫn có thể hồi phục một phần nào thậm chí sau cả nhiều năm; nên chúng ta có thể nói rằng khoa y học, cho tới nay, vẫn chưa thể tiên đoán được chắc chắn trong số bệnh nhân ở trạng thái thực vật này sẽ hồi phục hay không thể hồi phục”.
Thật vậy, ở Ý đã xẩy ra một trường hợp là một bệnh nhân tỉnh giấc sau hai năm trời bị hôn mê. Bệnh nhân này tên là Salvatore Crisafulli, 38 tuổi, ở Catania, Sicily, bị hôn mê sau một tai nạn xe cộ ngày 11/9/2003, và đã được chăm sóc bởi người anh em của mình là Pietro. Người anh em của nạn nhân cũng yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ của vị bộ trưởng sức khỏe là Francesco Storace. Nạn nhân đã tỉnh giấc vào mùa hè năm 2005. Giờ đây anh ta nói chuyện và nói rằng trong khi anh ta ở trong tình trạng hôn mê, anh ta đã trông thấy và nghe thấy hết mọi sự.
3. Phẩm chất sự sống của con người ở trong tình trạng này ra sao?
Ở đoạn thứ 3 của bài huấn từ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bác bỏ việc sử dụng từ ngữ “tình trạng thực vật”, và khẳng định là dù ở trong trạng thái nào đi nữa con người vẫn không bị mất đi nhân phẩm bẩm sinh của mình, như ngài nói thế này:
“Đối diện với những bệnh nhân ở cùng một tình trạng bệnh lý ấy, có một số người đặt vấn đề về việc liên tục của chính ‘phẩm chất con người’, hầu như thể tĩnh từ ‘thực vật tính’ (hiện nay được sử dụng quen thuộc) là những gì tiêu biểu cho một tình trạng bệnh lý, cũng có thể hay phải được áp dụng vào trường hợp của bệnh nhân như thế nữa, một áp dụng thực sự làm giảm giá trị của họ và phẩm giá con người họ. Về khía cạnh này cần phải lưu ý là từ ngữ này, cho dù có được giới hạn vào trường hợp bệnh lý, thực sự vẫn không phải là những gì thích đáng nhất để áp dụng vào con người.
“Ngược lại với những chiều hướng suy nghĩ như thế, Tôi cảm thấy có nhiệm vụ cần phải tái khẳng định một cách mạnh mẽ là giá trị tự tại và phẩm giá cá thể của hết mọi con người không thay đổi, bất kể hoàn cảnh đặc biệt nào xẩy ra trong đời sống của họ. Con người, cho dù có bị bệnh nạn trầm trọng đến đâu và có bị hư hoại khả năng thi hành những phần hành cao nhất của họ, vẫn là và luôn là những con người chứ không bao giờ lại là ‘loài thực vật’ hay ‘thú vật’. Anh chị em của chúng ta ở trong trường hợp bệnh lý của ‘trạng thái thực vật’ vẫn còn nguyên phẩm giá của họ. Ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa là Cha vẫn tiếp tục nhìn đến họ, nhìn nhận họ là con cái nam nữ của Ngài, nhất là khi họ cần giúp đỡ”.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,