GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 17/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Tôn Sư Trưởng Riccardo Di Segni và phái đoàn đại biểu Hội Đường Do Thái Rôma ngày Thứ Hai 16/1/2006

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Công Đồng Chung Vaticanô II với vấn đề dai dẳng liên hệ giữa đức tin và lý trí

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý về Ca Vịnh Colosê 1:3,12-20 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4/1/2006: “Chúng ta thấy Dung Nhan của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Tôn Sư Trưởng Riccardo Di Segni và phái đoàn đại biểu Hội Đường Do Thái Rôma ngày Thứ Hai 16/1/2006

 

Trọng Kính Ngài Tôn Sư Trưởng,

Quí Bạn Thân Mến: “Nguyện Chúc Bình An!”

 

“Chúa là sức mạnh của tôi và là bài ca của tôi, Ngài đã trở nên phần rỗi cho tôi” (Ex 15:2): Đây là bài ca của Moisen và con dân Yến Duyên, khi Chúa cứu dân Ngài khi họ băng qua biển cả đại dương. Isaia cũng đã hát như thế: “Này đây, Thiên Chúa là Đấng cứu độ của tôi; tôi sẽ tin tưởng và không hãi sợ; vì Chúa là Thiên Chúa trở thành sức mạnh và bài ca của tôi, và Ngài đã trở nên phần rỗi cho tôi” (12:2).

 

Việc quí bạn đến viếng thăm làm tôi hết sức vui mừng, và nó khiến tôi phải lập lại cùng quí bạn bài ca tạ ơn cho phần rỗi này. Nhân dân Yến Duyên đã được giải thoát nhiều lần khỏi bàn tay của các kẻ thù địch họ, và trong những lúc thê thảm của Shoah, bàn tay của Đấng Toàn Năng đã hướng dẫn và nâng đỡ họ. Hồng ân của Vị Thiên Chúa Giao Ước luôn hỗ trợ họ, ban cho họ sức mạnh để thắng vượt các cuộc thử thách. Cộng đồng Do Thái của quí bạn, hiện diện ở Rôma đây trên 2000 năm nay, cũng mang chứng từ cho việc chú ý ưu ái này của Thiên Chúa.

 

Giáo Hội Công Giáo gần gũi quí bạn và là thân hữu của quí bạn. Phải, chúng tôi yêu mến quí bạn và không thể nào không yêu mến quí bạn, “nơi các vị Cha Ông”: Vì các vị mà quí bạn là những người rất thân ái đối với chúng tôi và là những người anh em thân thương (x Rm 11:28b). Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, việc quí mến và tin tưởng hỗ tương này giữa chúng ta đã tăng tiến. Những liên lạc huynh đệ hơn và thân ái hơn đã phát triển, trở nên gia tăng thậm chí hơn nữa trong giáo triều của vị tiền nhiệm tôi là Đức Gioan Phaolô II.

 

Trong Chúa Kitô, chúng tôi được tham dự vào gia sản của các Vị Cha Ông, để “đồng lòng” (Zep 3:9) phụng sự Đấng Toàn Năng, được ghép thành một “cây thánh” dân Chúa duy nhất. Là Kitô hữu, sự kiện này khiến chúng tôi nhận thức rằng, với quí bạn, chúng tôi được thông phần vào trách nhiệm hợp tác cho thiện ích của tất cả mọi dân tộc, trong công lý và hòa bình, trong sự thật và tự do, trong thánh thiện và yêu thương.

 

Chú ý tới sứ vụ chung này, chúng tôi không thể nào không lên án và mạnh mẽ chiến đấu chống lại hận thù và hiểu lầm, bất công và bạo lực đang là những gì làm cho tâm hồn của thành phần nam nữ thành tâm thiện chí lo âu. Như thế, làm sao chúng tôi lại không đau khổ và quan tâm tới những hình thức mới mẻ bài Do Thái cho được?

 

Trọng kính Ngài Tôn Sư Trưởng, cách đây ít lâu, ngài đã được ủy thác cho việc hướng dẫn tinh thần cho cộng đồng Do Thái Rôma; ngài đã lãnh nhận trách nhiệm này với đầy những kinh nghiệm của mình là một nhà học giả và là một tiến sĩ, vị đã chia sẻ niềm vui nỗi buồn của rất nhiều người. Tôi xin gửi đến ngài những lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho sứ vụ của ngài và xin ngài hãy tin tưởng vào lòng quí mến và thân tình của tôi cùng những người cộng tác với tôi. Có nhiều nhu cầu và thách đố ở Rôma cũng như trên thế giới đang mời gọi chúng ta hãy liên kết bàn tay và tấm lòng trong những hoạt động cụ thể của tình đoàn kết, cống lý (“tzedek”) và bác ái (“tzedekah”). Cùng nhau chúng ta có thể thực hiện việc chuyển giao ngọn đuốc Thập Giới và niềm hy vọng cho các thế hệ trẻ.

 

Xin Đấng Hằng Hữu chăm sóc ngài cùng toàn thể cộng đồng Do Thái Rôma! Trong giây phút đặc biệt này đây, tôi muốn sử dụng lại lời nguyện cầu của Giáo Hoàng Clêmentê I, xin phúc lành của Trời Cao đổ xuống trên quí bạn. “Xin ban cho chúng tôi và tất cả những ai sống trên trái đất này sự hòa hợp và an bình, như Ngài đã ban cho cha ông chúng tôi khi các vị kêu cầu danh Ngài trong tin tưởng và chân lý” ("To the Corinthians" 60,4). "Shalom – Nguyện Chúc Bình An!"


Vị Tôn Sư Trưởng đã ngỏ lời cám ơn ĐTC về lời công khai tỏ ra cương quyết chống việc bài Do Thái và nạn khủng bố cực đoan.

 

Về vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo đã được Đức Gioan Phaolô II phát động, vị tôn sư trưởng này nhìn nhận rằng:

 

“Từ giây phút đầu tiên của tân giáo triều này, vấn đề xác tín đã trở nên sáng tỏ, đó là chẳng những không lùi bước trước con đường đang tiến tới mà con tiếp tục con đường đã thực hiện nữa. Niềm xác tín này của chúng tôi được xác quyết bởi nhiều hành động của ngài, bởi nhiều lời phát biểu của ngài, bởi cảm tính bài bác việc bài Do Thái quá khứ và hiện tại, bởi việc lên án nạn khủng bố cực đoan, và bởi việc chú trọng tới quốc gia Do Thái, tất cả đều là những cứ điểm thiết yếu và chính yếu đối với nhân dân Do Thái vậy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/1/2006

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Nguyên văn Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005: Công Đồng Chung Vaticanô II với vấn đề dai dẳng liên hệ giữa đức tin và lý trí

 

Quí Đức Hồng Y

Chư Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ

Anh Chị Em thân mến,

 

(tiếp 10 Thứ Ba, 11 Thứ Tư, 12 Thứ Năm, 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy, 15 Chúa Nhật 16 Thứ Hai)

 

Vấn đề dai dẳng liên hệ giữa đức tin và lý trí

 

Những bước tiến được Công Đồng thực hiện đối với kỷ nguyên tân tiến này phần nào đã bị trình bày một cách mơ hồ như “một thứ cởi mở với thế giới”, những bước tiến, nói tóm lại, là những gì thuộc về vấn đề dai dẳng liên hệ giữa đức tin và lý trí, một vấn đề vẫn được tái diễn qua những hình thức luôn mới mẻ. Tình hình Công Đồng phải đối diện thực sự có thể được so sánh với những biến cố của các thời đại khác.

 

Trong Bức Thư Thứ Nhất của mình, Thánh Phêrô đã thúc giục các Kitô hữu hãy luôn sẵn sàng đáp ứng (apo-logia) cho bất cứ một ai muốn chất vấn họ về logos, về lý do họ tin tưởng (x 3:15).

 

Điều này có nghĩa là đức tin của Thánh Kinh đã phải được bàn luận và đã giao tiếp với nền văn hóa Hy Lạp, và bằng việc giải thích biết nhìn nhận cái chiều hướng phân biệt song cũng qui hợp và thân thuộc nơi cả hai nơi một lý trí duy nhất do Thiên Chúa ban.

 

Vào thế kỷ 13, qua các triết gia Do Thái và Ả Rập, thời điểm tư tưởng Aristote giao tiếp với Kitô Giáo thời Trung Cổ được hình thành theo truyền thống Plato, làm cho đức tin và lý trí có nguy cơ trở thành những gì tương khắc với nhau đến độ bất khả hóa giải, thì trước hết có Thánh Tôma Aquinas, vị đã làm môi giới cho cuộc gặp gỡ mới giữa đức tin và triết lý Aristote, nhờ đó, làm cho đức tin có được một liên hệ tốt đẹp với hình thức lý trí thịnh hành thời ấy. Chắc chắn là không thể nào tránh được xẩy ra một cuộc tranh luận mệt nghỉ giữa lý trí tân tiến và đức tin Kitô Giáo, một cuộc tranh luận đã được mở màn một cách tiêu cực với vụ Galileo, rồi trải qua nhiều giai đoạn, song tới Công Đồng Chung Vaticanô II là thời điểm cần phải có một suy tư bao rộng mới mẻ.

 

Nội dung của mối liên hệ này thực sự chỉ lưu dấu vết sơ qua nơi các văn kiện của Công Đồng thôi, nhưng nó cho thấy rõ chiều hướng thiết yếu của nó, nhờ đó, cuộc đối thoại giữa lý trí và đức tin, ngày nay lại càng quan trọng hơn nữa, đã sinh hoa kết trái nhờ Công Đồng Chung Vaticanô II. 

 

Cuộc đối thoại này giờ đây cần phải được phát triển một cách hết sức cởi mở nhưng cũng phải hết sức ý thức được rằng thế giới có lý để mong đợi nơi chúng ta ngay vào chính lúc này đây. Bởi thế, hôm nay chúng ta mới có thể tri ân cảm tạ khi nhìn lại Công Đồng Chung Vaticanô II, ở chỗ, nếu chúng ta giải thích và áp dụng Công Đồng theo lối dẫn giải đúng đắn thì Công Đồng mới có thể mãnh liệt và mới có thể càng ngày càng trở nên mãnh liệt cho cuộc canh tân cần thiết hơn bao giờ hết của Giáo Hội.

 

Hồng Y Đoàn Bầu Tân Giáo Hoàng

 

Sau hết, tôi chẳng lẽ nhắc lại một lần nữa là ngày 19/4 năm nay, ngày tôi hết sức ngỡ ngàng khi Hồng Y Đoàn chọn tôi làm người Thừa Kế Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, làm vị Thừa Kế Thánh Phêrô trên tòa Giám Mục Rôma? Vai trò này là những gì hoàn toàn vượt ra ngoài điều tôi dự tưởng cho ơn gọi của mình. Bởi thế, với tác động hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa tôi mới nói tiếng “xin vâng” cho việc chọn lựa này. Giờ đây cũng như bấy giờ, tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, những lời nguyện cầu và đỡ nâng mà tôi tin tưởng.

 

Đồng thời tôi cũng hết lòng cám ơn tất cả những ai đã đón nhận tôi và vẫn đón nhận tôi với tất cả lòng tin tưởng, thân ái và cảm thông, hằng ngày hỗ trợ tôi bằng lời nguyện cầu của mình.

 

Giờ đây đã gần đến Giáng Sinh. Chúa là Thiên Chúa không đối đầu với các thứ đe dọa của lịch sử bằng quyền năng bên ngoài, như nhân loại chúng ta vẫn trông đợi theo quan điểm của thế giới chúng ta. Khí giới của Ngài là sự thiện hảo. Ngài đã tỏ mình ra là một con trẻ, hạ sinh trong một chuồng bò. Đó chính là cách Ngài đối đầu bằng quyền năng của Ngài, hoàn toàn khác với nguyền quyền năng hủy hoại của bạo lực. Ngài đã cứu chúng ta bằng chính đường lối ấy. Ngài tỏ cho chúng ta thấy những gì cứu độ bằng đường lối ấy.

 

Trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta hãy hoàn toàn tin tưởng gặp gỡ Ngài, như thành phần mục đồng, như các Vị Đạo Sĩ Đông Phương. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa. Chúng ta hãy xin chính Ngài chiếu tỏ dung nhan của Ngài trên chúng ta. Chúng ta cũng xin Ngài khống chế bạo lực trên thế giới này và làm cho chúng ta cảm nghiệm được quyền năng thiện hảo của Ngài. Với những cảm thức này, tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051222_roman-curia_en.html 

 

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý về Ca Vịnh Colosê 1:3,12-20 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4/1/2006: “Chúng ta thấy Dung Nhan của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Trong buổi triều kiến chung đầu tiên của tân niên này, chúng ta hãy ngừng lại để suy niệm về bài thánh ca Kitô Học nổi tiếng trong Bức Thư gửi cho Colosê, bức thư có thể nói tạo nên một khai mở trịnh trọng để tiến vào kho tàng phong phú của bức thư được Thánh Phaolô viết này; nó cũng là một cửa ngõ để qua đó tiến vào năm mới đây.

 

Bài thánh ca này được đề ra cho chúng ta suy niệm có tính cách phong phú bày tỏ niềm tri ân cảm tạ (câu,3,12-14). Nó giúp cho chúng ta kiến tạo nên bầu khí thiêng liêng cần thiết để sống tốt đẹp những ngày đầu tiên của năm 2006 này cũng như cuộc hành trình dài của chúng ta trong suốt năm mới đây (câu 15-20).

 

Lời chúc tụng của Thánh Tông Đồ, cùng với lời chúc tụng của chúng ta, dâng lên “Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô” (câu 3), nguồn mạch của một ơn cứu độ được diễn tả bằng những hình ảnh tiêu cực và tích cực: trước hết như là việc “giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của tăm tối” (câu 13), tức như là việc “cứu chuộc, việc thứ tha tội lỗi” (câu 14), rồi được tiêu biểu như là “việc thừa hưởng của các thánh nhân trong ánh sáng” (câu 12), và như là việc tiến “vào Vương Quốc của Người Con yêu dấu của Ngài” (câu 13).

 

2.         Đến đây thì toàn bài thánh ca cao cả này mở ra cho thấy: tâm điểm của nó là Chúa Kitô và nó tôn tụng địa vị siêu việt cùng công cuộc của Người nơi Việc Tạo Thành cũng như nơi lịch sử Cứu Chuộc (câu 15-20). Như thế, bài ca vịnh này có hai chiều hướng. Ở chiều hướng thứ nhất, Chúa Kitô được trình bày như là Trưởng Tử của tất cả mọi tạo sinh, Chúa Kitô “xuất phát trước tất cả mọi tạo vật” (câu 15). Thật thế, Người là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” và lời diễn tả này có cùng một tác dụng như “bức tượng” thuộc văn hóa Đông Phương có, ở chỗ, nó chẳng những là những gì tương tự được nhấn mạnh mà còn sâu xa thân mật với chủ thể được biểu hiện nữa.

 

Chúa Kitô tái phác lại một cách hữu hình nơi chúng ta “Vị Thiên Chúa vô hình”. Nơi Người chúng ta thấy được dung nhan của Thiên Chúa qua bản tính chung là những gì liên kết chúng lại với nhau. Bởi phẩm vị thượng thặng của mình, Chúa Kitô có trước “tất cả mọi sự”, chẳng những vì hằng hữu tính của Người, mà còn nhất là nơi công cuộc sáng tạo cùng quan phòng của Người nữa: “Nơi Người, tất cả mọi sự được tạo thành, trên trời cũng như dưới thế, hữu hình cũng như vô hình…. Và nơi Người tất cả mọi sự liên kết lại với nhau” (câu 16-17). Thật vậy, chúng đã được tạo thành “cho Người” (câu 16).

 

Bởi thế Thánh Phaolô đã vạch ra cho chúng ta thấy một chân lý rất quan trọng, đó là lịch sử có đích điểm, có hướng đi. Lịch sử hướng tới chỗ nhân loại được liên kết trong Chúa Kitô, do đó, tiến theo chiều hướng của con người thành toàn, tới một chủ nghĩa nhân bản thiện hảo.

 

Nói cách khác, Thánh Phaolô muốn nói với chúng ta rằng: Phải, lịch sử có tiến bộ. Chúng ta có thể nói rằng có một cuộc tiến hóa về lịch sử. Tiến bộ là tất cả những gì mang chúng ta tới gần hơn với Chúa Kitô, nhờ đó, gần hơn với một nhân loại kết đoàn, với chủ nghĩa nhân bản chân thực. Bởi vậy, trong những ngầm ý này còn có cả một trách nhiệm giành cho chúng ta, đó là hoạt động cho tiến bộ, một điều tất cả chúng ta đều mong muốn. Chúng ta có thể làm điều này bằng việc hoạt động để mang kẻ khác về cho Chúa Kitô; chúng ta có thể làm điều này bằng việc làm cho chính bản thân mình nên giống Chúa Kitô, nhờ đó tiếp tục con đường tiến bộ thực sự.

 

3.         Chiều hướng thứ hai của bài thánh ca này (câu 18-20) nổi bật với hình ảnh Chúa Kitô Cứu Thế trong lịch sử cứu độ. Công việc của Người được thể hiện trước hết nơi hữu thể của Người là “đầu của Thân Thể là Giáo Hội” (câu 18): Đây là chân trời cứu độ đặc biệt cho thấy tất cả cuộc giải phóng và cứu chuộc, tất cả mối hiệp thông sống động liên kết đầu và các chi thể của thân mình, tức là giữa Chúa Kitô và Kitô hữu. Ánh mắt của Thánh Tông Đồ vươn tới mục đích tối hậu là nơi lịch sử qui về, đó là Chúa Kitô, “trưởng tử trong số kẻ chết” (câu 18), là Đấng mở cửa sự sống trường sinh, khi giật lấy chúng ta cho thoát khỏi những giới hạn của sự chết và sự dữ.

 

Ở đây, thực sự là những gì “tràn đầy” của sự sống và ân sủng nơi chính Chúa Kitô và là những gì được cống hiến và truyền đạt cho chúng ta (câu 19). Với sự hiện diện sống động cho chúng ta có thể thông phần vào thần tính của Người như thế, nội tâm của chúng ta được biến đổi, được hòa giải và an bình được tái thiết: Đó là tình trạng hòa hợp của tất cả hữu thể được cứu chuộc, nhờ đó, nơi họ, Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28). Để sống là một Kitô hữu nghĩa là để mình nhờ đó được biến đổi nội tâm nên giống như Chúa Kitô. Việc hòa giải và bình an được chiếm đạt là ở chỗ này.

 

4.         Giờ đây chúng ta hãy jướng về mầu nhiệm Cứu Chuộc cao cả này bằng một cái nhìn chiêm niệm theo những lời lẽ của Thánh Proclus thành Constantinople, vị đã chết năm 446. Ở Bài Giảng Đầu Tiên của ngài về Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, ngài đã trình bày mầu nhiệm Cứu Chuộc một cách mới mẻ, như thành quả của việc Nhập Thể.

Thật vậy, Thiên Chúa, vị tổng giám mục này nhắc nhở, đã hóa thân làm người để cứu độ chúng ta, nhờ đó giật chúng ta khỏi các thứ quyền lực của tăm tối, và mang chúng ta về với Vương Quốc của Người Con Ngai Yêu Dấu, đúng như bài Ca Vịnh của Bức Thư gửi giáo đoàn Côlôsê này đã gợi lên. Thánh Proclus nhận định rằng: “Đấng cứu chuộc chúng ta không phải chỉ là nhân loại; thật thế, toàn thể loài người đã bị làm tôi cho tội lỗi; thế nhưng ngài cũng không phải chỉ là một Vị Thiên Chúa thiếu bản tính con người: Người thực sự có một thân thể. Nếu Người không mặc lấy xác thịt của tôi thì Người đã không cứu độ tôi. Được hình thành trong cung lòng của Vị Trinh Nữ, Người đã được che phủ chiếc mặt nạ của một kẻ bị kết án. Người đã trao ban tinh thần của Người và nhận lấy xác thịt qua một cuộc trao đổi tuyệt vời” (8: "Testi mariani del primo millennio," I, Rome, 1988, p. 561).

 

Bởi thế, chúng ta đứng trước cộng cuộc của Thiên Chúa là Đấng đã mang lại Ơn Cứu Chuộc chính bởi vì Người cũng là một con người. Người đồng thời cũng là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, nhưng cũng là anh em của chúng ta, và chính vì mối thân cận gần gũi này Người đã tuôn đổ tặng ân thần linh trong chúng ta.

 

Đó thực sự là Vị Thiên Chúa ở với chúng ta. Amen.

 

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,

 

Trong Buổi Triều Kiến Chung đầu tiên của Tân Niên này, chúng ta suy niệm về bài thánh ca Kitô Học nổi tiếng được trích trong Bức Thư gửi giáo đoàn Côrintô. Nó có một cung giọng tạ ơn cho những ngày đầu tiên trong năm 2006 đây. Chúa Kitô là tâm điểm của bài thánh ca này. Người được trình bày cho chúng at thấy là trưởng tử của tất cả mọi vật tạo thành, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Lời diễn tả “hình ảnh”, như một bức ảnh Đông Phương cho thấy, nói lên hơn cả những gì tương tự giống nhau nữa, nó mang đến một cái gì thân mật sâu xa hiện diện nơi chủ thể được biểu hiệu.

 

Chúa Kitô cũng được diễn tả là Đấng Cứu Chuộc, trong một khung trời bao rộng của lịch sử cứu độ. Là đầu của thân mình là Giáo Hội, Người liên kết với tất cả mọi phần tử của thân mình này, sống cũng như chết, và Người mở cho chúng ta con đường đến sự sống trường sinh. Tình trạng trọn vẹn ân sủng chúng ta lãnh nhận từ Người biến đổi chúng ta từ bên trong, nhờ đó chúng ta trở nên thành phần được thông dự vào thần tính của Người.

 

Như Thánh Proclus Thành Constantinople dạy, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta không phải chỉ là người, Người là Thiên Chúa với một bản tính con người. Nêá Người không mặc lâá nhân tính thì Người đã không cứu độ chúng ta. Người đã ban thần linh của Người và nhận lấy xác thịt của chúng ta trong một cuộc trao đổi tuyệt vời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/1/2006

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ