GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 18/1/2006 |
? Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo hằng năm từ ngày 18 tới 25/1, Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại
? Với Các Vị Lãnh Đạo Thế Giới Liên Minh Chư Giáo Hội Cải Cách Thứ Bảy 7/1/2006
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 143 (144): 1-8 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11/1/2006: “Con người là chi mà Chúa để ý chăm lo?”
Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo hằng năm từ ngày 18 tới 25/1, Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại
Các bản văn suy tư và nguyện cầu cho năm nay được soạn thảo bởi một nhóm đại kết ở Dublin Ái Nhĩ Lan, là nhóm được chọn bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi Ủy Ban Về Đức Tin Và Phẩm Cấp Thuộc Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội.
Chủ đề cho năm này là câu Phúc Âm Thánh Mathêu: “Đâu có hai ba người hợp lại vì danh Thày thì Thày sẽ ở giữa họ”. Tuy nhiên, mỗi ngày trong tuần lại có một đề tài riêng như sau:
Ngày 18: Liên kết bởi sự hiện diện của Chúa Kitô. “Chỉ có một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa” (Eph 4:5,6).
Ngày 19: Xây dựng mối hiệp nhất Kitô Giáo với Chúa Giêsu ở giữa chúng ta – vấn đề đại kết hằng ngày. “Các con cũng phải rửa chân cho nhau nữa” (Jn 13:14)
Ngày 20: Cùng nhau nguyện cầu nhân danh Chúa Giêsu. “Chúa đợi chờ để ban ân giáng phúc cho các người” (Is 30:18)
Ngày 21: Từ quá khứ đến tương lai – việc thứ tha và chữa lành ký ức. “Thày nói cho các con biết không phải là 7 lần mà là bay mươi bảy lần bảy” (Mt 18:22)
Ngày 22: Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta: một tiếng gọi sống an bình. “Chúa ở cùng chúng ta” (Ps 46)
Ngày 23: Sứ vụ nhân danh Chúa Giêsu. “Cha các con trên trời không muốn một trong những trẻ nhỏ này bị hư đi” (Mt 18:14)
Ngày 24: Nhìn nhận và đón nhận việc hiện diện của Thiên Chúa nơi người khác vì danh Chúa Giêsu. “Ai đón nhận một trẻ nhỏ nào như thế này vì danh Thày là đón nhận Thày” (Mt 18:5)
Ngày 25: Hiệp nhất trong hy vọng. “Vào ngày ấy các con sẽ biết rằng Thày ở trong Cha Thày và các con ở trong Thày, và Thày ở trong các con” (Jn 14:20)
Mặc dù giai đoạn truyền thống cử hành tuần lễ cầu nguyện cho việc Hiệp Nhất Kitô Giáo này được cử hành trong Tháng Giêng, song ở nam bán cầu, đôi khi các Giáo Hội tìm các dịp khác để cử hành thay thế, chẳng hạn như vào thời điểm Lễ Hiện Xuống, một Lễ đặc biệt tiêu biểu cho mối hiệp nhất của Giáo Hội, và là thời điểm được gợi ý bởi phong trào Đức Tin Và Phẩm Cấp vào năm 1926.
Tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, vào lúc 5 giờ 30 chiều Thứ Tư 25/1, Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ chủ sự Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều để kết thúc Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô Giáo năm 2006 này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 17/1/2006
? Với Các Vị Lãnh Đạo Thế Giới Liên Minh Chư Giáo Hội Cải Cách Thứ Bảy 7/1/2006
Quí Bạn thân mến,
Vào lúc mở màn cho năm mới đây, tôi đón mừng quí bạn, những vị lãnh đạo của Thế Giới Liên Minh Chư Giáo Hội Cải Cách, nhân dịp quí bạn viếng thăm Vatican. Tôi tri ân nhớ lại việc hiện diện của những vị Đại Biểu thuộc Thế Giới Liên Minh này ở cả lễ an táng vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như ở lễ đăng quang cho thừa tác vụ giáo hoàng của tôi. Qua những dấu hiệu tỏ ra tương kính và thân hữu này tôi cảm thấy vui mừng thấy được một thứ hoa trái tốt đẹp xuất phát từ việc đối thoại và hợp tác huynh đệ đã được thực hiện trong 4 thập niên qua, và là một dấu hiệu cho thấy niềm hy vọng vững chắc trong tương lai.
Thật vậy, trong tháng vừa qua, tháng đánh dấu 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, một Công Đồng đã ban hành Sắc Lệnh về Đại Kết Unitatis Redintegratio. Cuộc Đối Thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Cải Cách, một cuộc đối thoại xẩy ra sau đó ít lâu, đã là một đóng góp quan trọng cho công việc cần thiết để suy tư về thần học và nghiên cứu về lịch sử là những gì bất khả châm chước để thắng vượt những chia rẽ thảm thương xuất phát từ nơi Kitô hữu trong thế kỷ thứ 16. Một trong những kết quả của cuộc Đối Thoại này đó là việc cho thấy những lãnh vực qui hợp quan trọng giữa việc Chư Giáo Hội Cải Cách hiểu về Giáo Hội như là Creatura Verbi với việc Giáo Hội Công Giáo hiểu về Giáo Hội như là một Bí Tích nồng cốt để Thiên Chúa tuôn ban ân sủng xuống trong Chúa Kitô (xem Ánh Sáng Muôn Dân, 1). Nó là một dấu hiệu phấn khởi để giai đoạn đối thoại hiện thời tiếp tục đào sâu vào tính cách phong phú và bổ xung của những thứ kiến thức này.
Sắc Lệnh về Đại Kết xác nhận rằng “không có một cuộc đại kết nào xứng với danh xưng của mình nếu không thực hiện việc thống hối nội tâm” (đoạn 7). Vào lúc mở màn cho Giáo Triều của mình, tôi đã nói lên niềm xác tín của mình là “việc hoán cải nội tâm là điều kiện tiên quyết cho tất cả mọi tiến bộ về đại kết” (Homily in the Sistine Chapel, 20 April 2005), và nhắc lại gương của vị tiền nhiệm mình là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị thường nói về nhu cầu cần phải “thanh tẩy ký ức” như cách thức mở lòng ra để lãnh nhận tất cả sự thật của Chúa Kitô. Vị cố Giáo Hoàng này, nhất là vào dịp Đại Năm Thánh 2000, đã cống hiến một động lực mãnh liệt cho nỗ lực này của Giáo Hội Công Giáo, và tôi cảm thấy vui mừng khi thấy rằng có một số Chư Giáo Hội Cải Cách là phần tử của Tổ Chức Thế Giới Liên Minh này cũng đã thực hiện tương tự như thế. Những cử chỉ như vậy là những tảng đá xây dựng cho một mối liên hệ sâu xa hơn là những gì cần phải được nuôi dưỡng trong chân lý và yêu thương.
Quí bạn thân mến, tôi nguyện cầu để cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây tự nó sẽ sinh hoa kết trái nơi việc dấn thân mới mẻ cho hoạt động hiệp nhất tất cả mọi Kitô hữu. Con đường trước mắt chúng ta đòi chúng ta phải thực hiện việc nghiên cứu và trao đổi khôn ngoan, khiêm tốn, nhẫn nại. Chớ gì chúng ta bắt đầu bằng một niềm tin tưởng mới, bằng việc tuân phục Phúc Âm và bằng niềm hy vọng mãnh liệt nơi lời Chúa Kitô nguyện cầu cho Giáo Hội của Người, nơi tình yêu của Chúa Cha và nơi quyền năng của Chúa Thánh Thần (cf. Unitatis Redintegratio, 24).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20060107_alliance-reformed-churches_en.html
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 143 (144): 1-8 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11/1/2006: “Con người là chi mà Chúa để ý chăm lo?”
1. Cuộc hành trình của chúng ta qua Sách Thánh Vịnh được sử dụng cho Phụng Vụ Giờ Kinh Tối giờ đây đưa chúng ta tới một bài thánh ca vương giả, bài Thánh Vịnh 143 (144), bài thánh vịnh có phần đầu đã được công bố: Đúng thế, phụng vụ cho đọc bài thánh ca này bằng cách chia bài ấy thành hai phần.
Phần thứ nhất (x câu 1-8) là phần rõ ràng ôn lại đặc tính về văn chương của bài này, ở chỗ, Thánh Vịnh gia sử dụng những lời trích dẫn từ các bản văn của những Thánh Vịnh khác, nối kết lại cho khít khao thành một bài thánh ca và nguyện cầu mới.
Nếu bài thánh vịnh này thuộc về một giai đoạn nào sau đó thì dễ thấy rằng vị vua được tôn tụng không có những tính chất của vương triều Đavít, vì chế độ hoàng vương Do Thái đã bị chấm dứt từ cuộc lưu đầy Babylon vào thế kỷ thứ sáu trước Chúa Kitô Giáng Sinh, mà là những tính chất về hình ảnh rạng ngời hiển vinh của Đấng Thiên Sai, vị mang lại một cuộc chiến thắng không phải là một biến cố về chính trị quân sự mà là một cuộc can thiệp để giải phóng khỏi sự dữ. “Vị thiên sai”, từ ngữ nơi tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị được xức dầu”, được thay thế chính xác bằng chữ “Đấng Thiên Sai”, Đấng theo văn chương Kitô Giáo có dung nhan Đức Giêsu Kitô, “Con Vua Đavít, con Abraham” (Mt 1:1).
2. Bài
thánh vịnh này bắt đầu bằng một lời ngợi khen, tức là bằng một tiếng kêu chúc
tụng dâng lên Chúa, được cử hành như là một thứ kinh cầu gắn gọn liệt kê các
danh hiệu cứu độ như: Ngài là đá tảng vững chắc kiên cố, Ngài là ân sủng ưu ái,
Ngài là thánh lũy hộ trì, là nơi nương náu chở che, là sự giải phóng, là khiên
thuẫn chống đỡ mọi cuộc tấn công của sự dữ (câu 1-2). Cũng có cả hình ảnh quân
sự về Thiên Chúa là Đấng huấn luyện cho thành phần tín hữu của mình chiến đấu để
Ngài có thể đối đầu với những thứ hận thù vây bủa, với các thứ quyền lực tối tăm
của thế giới này.
Bất kể
phẩm vị vương giả của mình, trước Chúa Toàn Năng, thánh vịnh gia cảm thấy yếu
đuối và mỏng dòn. Bấy giờ ông bày tỏ lời tuyên xưng khiêm tốn được hình thành,
như ông đã nói, từ những lời lẽ của bài Thánh Vịnh thứ 8 và 38. Ông cảm thấy
mình như “một hơi thở”, như “một bóng câu”, bất nhất, chìm ngập trong giòng thời
gian trôi qua, mang đặc tính hạn hữu của một loài tạo vật (x câu 4).
3. Vậy vấn đề được đặt ra là: Tại sao Thiên Chúa lại quan tâm tới một tạo vật rất ư là khốn nạn và hư đốn như thế? Để trả lời cho vấn nạn này (x câu 3) là việc xuất hiện thần linh cao cả, được gọi là cuộc thần hiển là những gì được kèm theo bằng một cuộc diễn hành của những yếu tố trong vũ trụ cùng với các biến cố của lịch sử, hướng tới việc chúc tụng về siêu việt tính nơi Vị Vua cao cả của hữu thể, của vũ trụ và của lịch sử.
Bởi thế mới đề cập tới các thứ núi non phun khói từ những cuộc bùng phát núi lửa (câu 5), về những thứ sấm chớp phát ra như những mũi tên phóng vào thành phần hành ác (câu 6), về “nhiều” “giòng nước” đại dương là biểu hiệu cho các thứ xáo động đã được quyền năng của bàn tay thần linh ra tay giải cứu vị vua này khỏi bị chìm ngập (câu 7). Nơi bối cảnh của những gì được dĩ6n tả trên đây là những kẻ thù lạ mặt, thành phần “nói năng gian dối” và là thành phần “có bàn tay hữu giơ lên làm chứng dối” (câu 7-8), một tiêu biểu cụ thể, theo lối diễn tả của ngôn ngữ Trung Đông, về ngẫu tượng, về tình trạng trụy lạc luân lý, về sự dữ thực sự chống lại Thiên Chúa cũng như chống lại thành phần tín hữu của Ngài.
4. Trong việc suy niệm của chúng ta, giờ đây chúng ta dừng lại một chút xíu về việc tuyên xưng khiêm hạ được thánh vịnh gia bày tỏ và chúng ta sẽ sử dụng những lời lẽ của Origin, vị có những lời dẫn giải về bài thánh vịnh của chúng ta đây qua bản dịch Latinh của Thánh Giêrônimô. “Thánh vịnh gia nói về cái mỏng dòn của thân thể và của thân phận con người”, như thể vì thân phận của nhân loại mà con người chẳng là gì cả. “Hư vô trên hết hư vô; tất cả mọi sự chỉ là hư vô”, Sách Giảng Viên nói như thế. Vấn đề ngỡ ngàng và tri ân một lần nữa lại tái xuất: “Lạy Chúa, con người là chi mà Chúa để ý chăm nom?... Con người thật là hạnh phúc nhận biết Đấng Tạo Dựng của mình. Nơi điều này mà chúng ta khác biệt với các loài hoang thú và các thứ thú vật khác, vì chúng ta biết chúng ta có một Đấng Hóa Công, trong khi chúng chẳng biết gì cả”.
Thật là đáng suy niệm trong chốc lát những lời này của Origin, vị thấy cái khác biệt nồng cốt giữa con người và loài thú ở sự kiện là con người có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng Hóa Công của mình, nơi sự kiện là con người có khả năng về chân lý, về một thứ kiến thức trở thành một mối liên hệ, một mối thân hữu. Ở thời đại của chúng ta đây, vấn đề quan trọng là trong kiến thức khác chúng ta có quá nhiều trong lúc này chúng ta đừng quên mất Thiên Chúa! Thứ kiến thức này trở này rắc rối – đến độ nguy hiểm – nếu kiến thức căn bản này không cống hiến ý nghĩa và hưnớg đi cho tất cả mọi sự, nếu kiến thức về Thiên Chúa Hóa Công bị hụt hẫng.
Chúng ta hãy trở lại với Origen. Ông nói rằng: “Ngài sẽ không thể nào cứu được tình trạng khốn nạn này, tức là cứu được con người, nếu chính Ngài không vác họ trên vai của Ngài. ‘Ôi Chúa, xin uốn các tầng trời xuống và xin hãy đến’. Những con chiên bị bỏ rơi của Ngài sẽ không thể nào tự chữa lấy cho mình được nếu Ngài không mang vác chúng trên vai… Những lời lẽ này được ngỏ cùng Người Con: ‘Ôi Chúa, xin uốn các tầng trời xuống và xin hãy đến’…. Ngài đã đến, Ngài đã uốn các tầng trời xuống và Ngài đã giang tay ra từ trời cao, rồi Ngài đã đoái thương mang vác xác thịt của con người trên vai của Ngài, nên nhiều người đã tin tưởng vào Ngài” (Origen-Jerome, "74 Omelie sul Libro dei Salmi," Milan, 1993, pp. 512-515).
Đối với Kitô hữu chúng ta, Thiên Chúa, như trong triết lý trước Kitô Giáo, một lý thuyết nhưng cũng là một thực tại, không còn là vị Thiên Chúa “uốn cong các tầng trời xuống và đã đến”. Chính Ngài là trời và đã đến giữa chúng ta. Với lý trí, Origen thấy nơi dụ ngôn con chiên lạc được người mục tử vác trên vai là dụ ngôn về việc Nhập Thể của Thiên Chúa. Nếu, trong việc Nhập Thể, Ngài đã đến và đã mang vác xác thịt chúng ta trên vai của Ngài thì Ngài cũng mang vác chúng ta trên vai Ngài nữa. Như thế, kiến thức về Thiên Chúa trở thành một thực tại, trở thành tình thân hữu, thành mối hiệp thông. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì “Ngài đã uốn tầng trời xuống và đã đến”, đã mang lấy xác thịt của chúng ta trên vai của Ngài và đã dẫn dắt chúng ta trên các nẻo đường của cuộc đời chúng ta.
Bài thánh vịnh, được mở đầu bằng việc khám phá ra rằng chúng ta yếu hèn và bị mất đi ánh quang thần linh, cuối cùng kết thúc bằng tác động thần linh đầy ngỡ ngàng này: đó là Vị Thiên Chúa Emmanuel ở cùng chúng ta, vị Thiên Chúa đối với Kitô Giáo có một dung nhan yêu thương nơi Đức Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa hóa thân làm người, làm một người trong chúng ta.
Anh Chị Em thân mến,
Bài giáo lý hôm nay chú trọng tới bài Thánh Vịnh 143, bài thánh vịnh mặc hình thức của lời Vị Vua nguyện cầu cho chiến thắng và bình an. Nó được mở màn bằng những lời chúc tụng Thiên Chúa, những lời chúc tụng được bày tỏ bằng một kinh cầu liệt kê các tước hiệu cứu độ, nhắc nhở Chúa là thành lũy, là khiên thuẫn và là chốn náu thân.
Bất kể phẩm vị vương giả của mình, Vị Vua này cảm thấy nỗi yếu hèn và mỏng dòn của mình, và nhìn nhận đời sống của mình “tàn phai như bóng câu”. Trong khiêm cung vua đã ngẫm suy rằng: Lạy Chúa, con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? Vấn nạn của vua đã khơi lên đầy giẫy những hình ảnh về việc can thiệp của Thiên Chúa, chứng tỏ cho thấy siêu việt tính của Vị Vua tối cao này của Vũ Trụ đã cứu nhân loại khỏi ngẫu tượng, khỏi tình trạng bại hoại về luân thường đạo lý và khỏi sự dữ.
Suy tư về bài
thánh vịnh này, Origen đã làm cho chúng ta chú trọng tới hạnh phúc cao cả chúng
ta được nhờ việc nhận biết Đấng Hóa Công của chúng ta. Thật vậy, chính kiến thức
này làm cho chúng ta khác biệt với các tạo vật khác. Thiên Chúa – là Vị Thiên
Chúa ở cùng chúng ta! Chúng ta hãy hân hoan ở đặc ân chúng ta được trong việc
nhận biết Chúa và trong việc gặp gợ dung nhan yêu dấu của Ngài!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/1/2006