GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 20/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp Phái Đoàn Đại Biểu Đại Kết Phần Lan dịp Lễ Thánh Quan Thày Henrik của họ ngày Thứ Năm 19/1/2005

?  Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ Chấp Thuận Luật Trợ Tự Tử

?  Bản Tuyên Cáo ngày 12/1/2006 của Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ về Vấn Đề Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq: Cuộc Thánh Đố Ở Iraq và Cuộc Thánh Đố Đối Thoại

 

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp Phái Đoàn Đại Biểu Đại Kết Phần Lan dịp Lễ Thánh Quan Thày Henrik của họ ngày Thứ Năm 19/1/2005

 

Đức Giám Mục Heikka,

Đức Giám Mục Wróbel,

Quí Tôn Hữu Phần Lan thân mến,

 

Tôi rất lấy làm vui mừng tiếp đón quí vị, những phần tử thuộc phái đoàn đại biểu đại kết Phần Lan nhân dịp mừng lễ Thánh Henrik là quan thày của quí vị hôm nay.

 

Tôi muốn nhắc lại rằng qua nhiều năm, vị tiền nhiệm thân yêu của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hân hoan và tri ân tiếp đón các tham dự viên vào cuộc hành hương hằng năm tới Rôma đây, một việc làm trở thành một biểu hiệu cho những liên hệ thân tình giữa chúng ta cũng như việc đối thoại đại kết tốt đẹp của chúng ta. Những cuộc viếng thăm này là cơ hội để hoạt động được sinh hoa kết trái hơn, cũng như để sâu đậm hơn “vấn đề đại kết thiêng liêng” (cf. "Ut Unum Sint," 21) là những gì khiến cho thành phần Kitô hữu chia rẻ cảm nhận được mức độ đã liên kết họ lại với nhau.

 

Ủy Ban Đối Thoại Luthêrô và Công Giáo hiện nay ở Phần Lan và Thụy Điển được xây dựng trên việc thành đạt chính yếu của Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa. Trong môi trường đặc biệt ở các quốc gia Bắc Âu, ủy ban này đang tiếp tục nghiên cứu việc chiếm đạt và những hàm ý thực tiễn của Bản Tuyên Ngôn Chung này. Nhờ đó nó tìm cách giải quyết những khác nhau vẫn còn tồn tại giữa người Luthêrô và Công Giáo liên quan tới một số vấn đề đức tin và đời sống xã hội, trong khi vẫn nhiệt thành làm chứng cho sự thật của Phúc Âm.

 

Trong những ngày này của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, chúng ta đặc biệt ý thức rằng hiệp nhất là một ân ban, và chúng ta cần tiếp tục xin Chúa ban cho chúng ta tặng ân ấy. Niềm hy vọng của chúng ta được bảo đảm bởi lời Người hứa: “Thày nói lại cho các con hay, đó là nếu có hai người trong các con hợp nhau trên thế gian này để xin bất cứ điều gì thì Cha Thày trên trời sẽ ban cho các con. Vì ở đâu có hai ba người hợp lại vì danh Thày thì Thày ở giữa họ” (Mt 18:19-20).

 

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì đã đạt được cho tới nay nơi mối liên hệ giữa Công Giáo và Luthêrô, và chúng ta hãy cầu nguyện để Ngài làm cho chúng ta tràn đầy Thần Linh của Ngài, Vị Thần Linh hướng dẫn chúng ta tới tất cả sự thật và yêu thương.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/1/2006

 

 

TOP

 

 

?  Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ Chấp Thuận Luật Trợ Tự Tử

Với số phiếu 6 trên 3, các vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ (vị tân thẩm phán John Roberts ở trong số thiểu số phiếu) đã chấp thuận luật trợ tự tử của tiểu bang Oregon ở những trường hợp bị bệnh trầm trọng. Số phiếu thuận trên đây quyết định rằng luật liên bang về thuốc không vô hiệu hóa luật 1997 của tiểu bang Oregon.

 

Tối Cao Pháp Viện Liên Bang cũng cho biết hôm Thứ Ba 17/1/2006 rằng chính phủ Bush đã cố gắng không thích đáng trong việc sử dụng luật về thuốc để trừng phát các y sĩ ở Oregon biên toa cho những lượng thuốc làm chết người.

 

Vị chủ tịch của Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình là Tony Perkins cho biết là: “Quyết định của Tối Cao Pháp Viện hôm nay không phải là một thứ tán thành cho việc trợ tự tử. Tất cả chỉ có nghĩa là, theo điều khoản đặc biệt này, vị tổng biện lý không được cấm một tiểu bang nào đó được phép theo ấn định của liên bang sử dụng thuốc để trợ tự tử, dĩ nhiên, nếu tiểu bang đó hợp pháp hóa việc trợ tự tử…

 

“Vấn đề quan trọng ở đây là sự hiểu biết theo truyền thống về vai trò y khoa như là một vai trò chữa lành không được lẫn lộn với việc cho phép các vị bác sĩ sát hại… Như Thẩm Phán Scalia đã ghi ra lời bất đồng của mình là ‘nếu từ ngữ này hợp pháp hóa mục đích y khoa (một từ ngữ được sử dụng nơi kế hoạch ấn định liên bang), thì nó chắc chắn loại trừ đi việc cho thuốc giết người này”. 

 

Vị phó giám đốc của Văn Phòng Hoạt Đồng Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Richard Doerflinger đã nhận định về phán quyết hôm Thứ Ba 17/1/2006 của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ và cho rằng phán quyết ấy chỉ ấn định là “Quốc Hội không được ủy quyền cho vị tổng biện lý Hoa Kỳ” để ngăn cản việc lạm dụng các thứ thuốc được liên bang kiểm soát ấy:

 

“Quyết định này không nhắm đến việc ổn định các vấn đề về pháp lý hay luân lý liên quan tới việc trợ tự tử, mà chỉ thay đổi việc diễn đàn để giải quyết các vấn đề ấy mà thôi.

 

“Vào năm 1997, Tối Cao Pháp Viện đã đồng loạt chấp thuận các luật tiểu bang chống việc trợ tự tử của y sĩ là luật có công hiệu theo hiến pháp.

 

“Vấn đề vẫn chưa được giải quyết là luật của tiểu bang Oregon, luật cho phép y sĩ giúp tự tử đối với một số người bị tổn thương, có phải là luật vi phạm tới những gì được hiến pháp bảo đảm như là việc bảo vệ tương đương theo luật hay chăng; một tòa án liên bang đã giải đáp vấn đề này là đúng, nhưng quyết định của tòa này đã bị phủ quyết bởi một tòa kháng án theo những lý do về thủ tục. 

 

“Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng vào năm 1991 là: ‘Việc hủy bỏ ranh giới giữa việc chữa lành và việc sát hại sẽ là những gì đánh dấu một cuộc ly khai trầm trọng ra khỏi những truyền thống lâu đời về pháp lý và y khoa của đất nước chúng ta, gây ra một mối đe dọa cả thể khôn lường cho các phần tử mỏng dòn của xã hội chúng ta’.

 

“Thật là vô lý khi cho rằng việc trợ tự tử có thể được gọi là ‘đúng với mục đích hợp lệ về y khoa’ cho việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Giờ đây Quốc Hội cần phải tái khẳng định sự kiện ấy”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dựa theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17-18/1/2006

 

TOP

 

 

? Bản Tuyên Cáo ngày 12/1/2006 của Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ về Vấn Đề Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq: Cuộc Thánh Đố Ở Iraq và Cuộc Thánh Đố Đối Thoại

 

Về Việc Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq

Bản Tuyên Cáo của Giám Mục Thomas G. Wenski

Giám Mục Orlando

Chủ Tịch Tiểu Ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Chính Sách Quốc Tế

 

Cuộc Thánh Đố Ở Iraq

 

Khi chúng ta bắt đầu một năm mới và gần 3 năm sau cuộc khởi chiến thì tình hình ở Iraq vẫn còn phức tạp, bất ổn và nguy hiểm – đối với nhân dân Iraq, với miền đất ấy, với quốc gia chúng ta, và với nhân viên quân sự của chúng ta. Cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh này là những mạng sống bị mất đi và con số bị thương tích còn nhiều hơn thế nữa, trong tình trạng liên lỉ bạo loạn và nổi loạn, cũng như trong những cuộc đấu tranh từng ngày của nhân dân Iraq để xây dựng tương lai cho một quốc gia tan nát của họ. Hội Đồng giám mục chúng tôi thương khóc cho trên 2.100 những người con nam nữ của đất nước chúng ta cũng như cả hằng chục ngàn người Iraq. Chúng tôi chia sẻ niềm đau với vô số người đã bị thương tật và những ai cuộc sống không bao giờ còn được như trước nữa. Có những thành đạt đã được thực hiện. Nhà độc tài đã bị truất phế và các cuộc tuyển cử đã được tổ chức, thế nhưng cũng cần phải công nhận về những cái giá về nhân bản và xã hội đã phải trả cho những thành đạt này nữa.

 

Không có một con đường nào giản dị hay dễ dàng trước mắt hết. Tình trạng vững chắc vẫn là những gì mong manh, và các nỗ lực tái thiết vẫn là những gì bấp bênh, hụt hẫng và thường bị suy yếu bởi việc thiếu an ninh. Hội Đồng của chúng tôi cảm thấy phấn khởi trước lòng can đảm và quyết tâm của rất nhiều người Iraq đã bỏ phiếu trong cuộc tuyển cử quốc hội mới đây. Chúng tôi hy vọng cuộc tuyển cử này sẽ là một bước tiến quan trọng, thế nhưng mọi người đều nhận thấy rằng cuộc tuyển cử ấy chỉ cho thấy đó mới là một bước tiến trên con đường dài phải đi mà thôi.

 

Là những giám mục và là mục tử, chúng tôi tìm cách cống hiến một số những ý nghĩ về luân lý hầu giúp phần vào việc hướng dẫn quốc gia của chúng ta trên con đường khó khăn trước mắt. Chúng tôi công nhận rằng con người thành tâm thiện chí có thể bất đồng với những phán đoán khôn ngoan chuyên biệt do chúng tôi cống hiến, nhưng truyền thống tôn giáo của chúng tôi kêu gọi chúng tôi hãy chiếu sáng đức tin cùng với giáo huấn về xã hội của Giáo Hội nơi những chiều kích luân lý liên quan tới những quyết định tương lai cần phải thực hiện. Chúng tôi hy vọng những ý nghĩ của chúng tôi đây sẽ góp phần vào việc đối thoại nghiêm cẩn và dân sự của quốc gia, hầu giúp đất nước chúng ta có thể phác họa ra một con đường tiến tới có thể đáp ứng được những chiều kích về luân lý và nhân bản của tình hình ở Iraq.

 

Cuộc Thánh Đố Đối Thoại


Hội Đồng Giám Mục chúng tôi tiệc rằng những cuộc bàn luận về vấn đề Iraq rất hay thường dẫn tới những cuộc tranh cãi vô hiệu quả là những gì bị đánh dấu bởi phân hóa và bởi chủ trương chính trị từ nhiều phía. Tất cả cần phải nhìn nhận rằng việc nói lên các vấn đề liên quan tới những quyết định dẫn chúng ta tới cuộc chiến, cũng như về hành vi của chiến tranh cùng với hậu quả của nó, đều là những gì cần thiết và là những gì ái quốc. Cũng cần phải bàn đến những vấn đề này một cách khéo léo để việc suy tư cần thiết và cẩn thận cân nhắc không bị lọt vào những cuộc tấn công và phản công. Trái lại, quốc gia của chúng ta cần phải thực hiện những cuộc bàn luận thận trọng và dân sự về những giải pháp nhấn mạnh tới việc hoạch định vấn đề chuyển nhượng hữu trách ở Iraq. Hội Đồng của chúng tôi hy vọng rằng bản tuyên cáo này có thể góp phần vào một cuộc đối thoại như thế. 

 

Vì có quá nhiều nguy cơ xẩy ra cho Iraq, cho quốc gia của chúng ta, cho miền đất ấy cũng như cho thế giới của chúng ta, mà đất nước của chúng ta không thể để cho những thứ biện minh của những chủ trương trong quá khứ và những cuộc tấn công nhau về đảng phái thay thế cho cuộc tranh luận thực sự, khả thủ, trân trọng và dân sự. Cuộc đối thoại không tiến triển khi gặp khó khăn về những động lực đối thoại hay về tính cách liêm chính của nhau, hoặc khi tỏ ra quá coi thường những thách đố chúng ta đang phải đối diện đương đầu.

 

Ngày nay, có một số người thực sự không thấy gì là tiến triển ở Iraq cả và lập luận về một cuộc triệt thoái mau chóng theo sách lược. Những người khác lại thấy hết sức tiến bộ và kêu gọi hãy kiên trì tiếp tục can thiệp vào nội cuộc. Hội Đồng Giám Mục chúng tôi bác bỏ bất cứ thẩm định nào quá bi quan hay quá lạc quan về thực tại này. Quốc gia của chúng ta không thể chấp nhận một cuộc tranh cãi om sòm và nông nổi làm méo mó đi cái thực tại ấy và biến những giải pháp chọn lựa ngược nghịch giữa “bỏ chạy” với “cố thủ”. Thay vào đó, chúng ta cần thực hiện một cuộc bàn luận thẳng thắn, được bắt đầu bằng một thẩm định thành thực về tình hình ở Iraq, và nhìn nhận cả những lỗi lầm chúng ta vấp phạm lẫn những dấu hiệu hy vọng vươn lên. Vấn đề quan trọng nhất là ở chỗ, cuộc thẩm định chân thành về các thứ trách nhiệm luân lý của chúng ta đối với Iraq phải là những gì khiến cho quốc gia của chúng ta dấn thân thực hiện một chính sách chuyển giao hữu trách.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/1/2006



TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ