GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 3/1/2006 |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Sten Erik Malmborg Lilholt nước Đan Mạch ngày 1/12
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Hoa Kỳ là Francis Rooney ngày 12/11
? “Danh Sách Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại” Năm 2005
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Sten Erik Malmborg Lilholt nước Đan Mạch ngày 1/12
Từ năm 1982, Tòa Thánh và nước Đan Mạch đã hưởng những lợi ích của những mối liên hệ chính thức duđợc thiết lập về ngoại giao. Đây là thành quả ở mức độ phấn khởi về việc giáo tiếp và cộng tác trong việc phục vụ hòa bình và công lý, nhất là ở thế giới đang phát triển. Về vấn đề này, tôi vui mừng nhận thấy rằng xứ sở của ông tiếp tục tỏ ra hết sức quảng đại trong việc dấn thân thực hiện vấn đề giảm nghèo trên thế giới và nuôi dưỡng việc phát triển quốc tế.
Tòa Thánh cảm nhận được tầm quan trọng mà chính phủ Đan Mạch tỏ rat ha thiết với việc chiếm đạt Các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm, nhất là vấn đề đóng góp 7% tổng sản lượng của các quốc gia giầu cho ngân quĩ việc trợ quốc tế. Tôi hết lòng phấn khích quí vị hãy cương quyết tiếp tục đi theo con đường này, tiến tới chỗ thực hiện một việc phân phaối công bình hơn cấ nguồn lợi toàn cầu, và tôi cầu xin để nhiều quốc gia khác cũng được tác động bởi việc đi tiên phong của xứ sở ông về khía cạnh này.
Ngoài tình trạng nghèo khổ về vật chất anh chị em chúng ta đang trải qua ở thế giới đang phát triển, còn có các hình thức khác của sự thiết hụt khiến người ta quan tâm đến xã hội tân tiến. Ở Đan Mạch , cũng như ở nhiều xứ sở ở Âu Châu, người ta đang bàn nhiều đến những vấn đề liên hệ tới việc di dân. Tôi xin nhân dân Đan Mạch hãy thực hiến việc đón nhận thành phần mới đến xứ sở của mình, và tôi cũng tin rằng những ai đã lập cư ở Đan Mạch sẽ tôn trọng các thứ giá trị và cảm quan của quốc chủ mình cư ngụ.
Trong việc hội nhập các dân tộc là những gì đòi mỗi nhóm phải đạt được một sự quân bình chính đáng giữa việc nắm giữ lấy căn tính của mình với việc thích ứng căn tính của người khác (cf. Message for the 2005 World Day of Migrants and Refugees, 2), và tôi biết rằng chiní phủ của ông cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề hòa giải các yếu tố khác nhau ấy. Tôi cầu xin là các nhóm khác nhau tiêu biểu nơi xã hội Đan Mạch sẽ tiếp tục cùng nhau sống thuận hòa, làm gương cho các quốc gia khác về việc làm phong phú lẫn nhau được thực hiện bởi chư quốc chủ với thành phần di dân.
Việc hợp tác này đặc biệt quan trọng ở các lãnh vực đại kết và đối thoại liên tôn. Mặc dù cộng đồng Công Giáo ở Đan Mạch chỉ có một tỉ lệ nhỏ mọn trong dân số, tôi bảo đảm với ông là nó cũng thiết tha thực hiện phần của mình dđ63 góp phần vào những nỗ lực quan trọng ấy. Tôi tha thiết hy vọng rằng việc đối thoại đại kết với Giáo Hội Luthêrô đã đươc thiết lập sẽ bắt đầu thực hiện được sự tiến bộ đáng kể, và tôi tin tưởng rằng ông sẽ làm mọi sự có thể để phấn khích việc làm này. Ngoài ra, theo chiều hướng hiện tượng di dân, việc đối thoại liên tôn cũng có một tầm mức quan trọng hơn nữa. Giáo Hội Công Giáo rất sâu sắc trong việc đóng góp kinh nghiệm và sở trường của mình nơi lãnh vực này để cổ võ việc tương kính và tương kiến giữa thành phần môn đề của các truyền thống tôn giáo khác nhau nơi xứ sở của ông.
Như nơi nhiều quốc gia Âu Châu ngày nay, xã hội Đan Mạch đang có vẻ trở thành trần thế mỗi ngày một hơn. Giáo Hội có quyền và nhiệm vụ vạch mặt chỉ tên những mối hiểm nguy xẩy ra khi nguồn gốc và định mệnh thần linh của con người bị coi thường hay bị từ khước. Truyền thống đức tin Kitô Giáo nơi xứ sở của ông, có cả trên ngàn năm lịch sử, đã làm nên những gì nó có hiện nay. Thật vậy, những nguyên tắc thành hình nền văn minh Tây Phương xuất phát từ vũ trụ quan đặc biệt được đức tin Kitô giáo loan báo. Cần phải nhớ rằng bản chất sâu xa của nguyên tắc này không phải chỉ thuần túy ở việc đồng thuận mà là ở mạc khải thần linh.
Vì lý do này cần phải cẩn thận kiểm điểm hết những thứ phát triển mới về xã hội xẩy ra, cho dù chúng có được ủng hộ rộng rãi hay có cho thấy những thành quả hứa hẹn đáng kể. Việc bênh vực sự sống từ khi noóđược thụ thai cho tới khi qua đi tự nhiên chẳng hạn, và tình trạng bền vững của đời sống hôn nhân và gia đình, là những thiện ích cần phải được bảo trì ở hết mọi xã hội, cho dù các quyền lực có mạnh miệng tìm cách làm suy yếu chúng đi chăng nữa. Chúng thuộc về lãnh vực muân lý khách quan, và không bao giờ có thể bị loại bỏ mà không gậy thiệt hại trầm trọng cho công ích. Cũng thế, các thứ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật cũng luôn cần phải được thẩm định theo các qui chuẩn lành mạnh về đạo lý, và không bao giờ được chấp thuận những gì làm hại tới phẩm vị bẩm sinh của con người. Chỉ khi nào thiết tha trung thành gắn bó với các chân lý bất dịch đó xã hội mới có thể kiến tạo nên các điều kiện làm cho nhân loại nẩy nở và sung mãn.
Đaminh
Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu
Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Hoa Kỳ là Francis Rooney ngày 12/11
Trong Sứ Điệp của mình cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2005, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã chú trọng tới chiều kích đạo lý nội tại của hết mọi quyết định về chính trị, và đã nhận định rằng tình trạng lũng đoạn lan tràn nơi lãnh vực xã hội, chiến tranh, baât công và bạo lực trên thế giới của chúng ta đây cuối cùng chỉ có thể đối đầu bằng việc cảm nhận mới và tôn trọng lề luật luân lý phổ quát là những gì xuất phát từ chính Thiên Chúa (các đoạn 2-3).
Việc nhìn nhận cái gia sản phong phú các thứ giá trị cùng với những nguyên tắc được thể hiện nơi luật lệ ấy là những gì thiết yếu cho việc xây dựng một thế giới công nhận và cổ võ nhân phẩm, sự sống và tự do của mỗi một người, trong khi đó kiến tạo nên những điều kiện cho công lý và hòa bình là những gì nhờ đó cá nhân cũng như cộng đồng có thể thực sự triển nở. Chính việc cổ võ và bênh vực các thứ giá trị này, những thứ giá trị cần phải chi phối những liên hệ giữa cacáquốc gia và các dân tộc trong việc theo đuổi công ích của gia đình nhân loại, một công ích tác động việc hiện diện và hoạt động của Tòa Thánh trong cộng đồng quốc tế.
Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói, sứ vụ về tôn giáo phổ quát của Giáo Hội không cho phép Giáo Hội được đồng hóa mình với bất cứ một hệ thống chính trị, kinh tế hay xã hội đặc biệt nào, tuy nhiên, sự vụ này đồng thời cũng là nguồn mạch của việc dấn thân, hướng dẫn và sức mạnh là những gì có thể góp phần vào việc thiết lập và củng cố cộng đồng nhân loại theo lề luật của Thiên Chúa (x Vui Mừng và Hy Vọng, 42).
Đó là lý do tôi cám ơn việc ông đã ưu ái đề cập tới những nỗ lực của Tòa Thánh trong việc góp phần vào vấn đề tìm kiếm những giải đáp hiệu nghiệm cho một số vấn đề quan trọng hơn đang gây khó khăn cho cộng đồng quốc tế mấy năm gần đây, chẳng hạn như tình trạng tệ hại của vấn đề đói khổ cứ tiếp tục lan tràn, bệnh nạn và nghèo khổ trầm trọng oơ những miền rộng lớn trên thế giới của chúng ta đây.
Giải pháp thích hợp cho những vấn đề này không thể chỉ giới hạn vào các vấn đề về kinh tế hay kỹ thuật, mà đòi phải có một viễn ảnh rộng rãi hơn, có một tình đoàn kết thực tiễn và có những quyết định mạnh mẽ lâu dài hơn liên quan tới các vấn đề về đạo lý phức tạp; về vấn đề những quyết định này, tôi đặc biệt nghĩ tới những tác dụng gây ra bởi món nợ trầm kha là những gì khiến cho nhiều các quốc gia chậm phát triển lại càng nghèo khổ hơn nữa. Nhân dân Hoa Kỳ đã từng nổi bật về việc quảng đại làm việc bác ái với thành phần kém may mắn và nghèo khổ ở hết mọi châu lục.
Trong một thế giới gia tăng tình trạng toàn cầu hóa, tôi tin tưởng rằng quốc gia của ông vẫn tiếp tục chứng tỏ cho thấy vai trò lãnh đạo của mình trong việc mạnh mẽ dấn thân cho các thứ giá trị tự do, liêm chính và tự quyết, đồng thời cộng tác với những trường hợp quốc tế khác nhau để thực hiện việc xây dựng vấn đề đồng tâm nhất trí chân thực, cùng phát triển một thứ liên kết hành động trong việc đối đầu với các vấn đề quan trọng cho tương lai của toàn thể gia đình nhân loại.
Ông Lãnh Sự, tôi lợi dụng dịp này để nhắ clại rằng trên hai thập niên trước đây những liên hệ về ngoại giao đã được thiết lập giữa Hiệp Chủng Quốc và Tòa Thánh, qua nỗ lực của vị Tổng Thống bấy giờ là Ronald Reagan và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi cám ơn về cuộc đối thoại và hợp tác tốt đẹp này, những gì làm cho các mối liên hệ ấy được khả thực, và tôi hy vọng rằng trong những năm tới đây những việc này sẽ được sâu đậm và kiên cố hơn.
Đaminh
Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu
Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
? “Danh Sách Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại” Năm 2005
Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, như thông lệ hằng năm, đã phổ biến một tập sách nhan đề “Danh Sách Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại”, trong đó, có tất cả 26 vị, 1 giám mục, 20 linh mục, 2 nam tu sĩ, 2 nữ tu sĩ và 1 giáo dân.
Những vị này chẳng những là những vị thừa sai đúng nghĩa mà còn là viên chức của Giáo Hội đã bị sát hại để minh chứng niềm tin của mình nữa.
Có cái lạ là, Mỹ Châu là một châu lục hầu như toàn tòng Kitô Giáo, thế mà lại là nơi có nhiều vị tử đạo nhất, với 8 vị linh mục, 2 nam tu và 2 nữ tu.
Phân bộ của Tòa Thánh xuất bản tập sách liệt kê các vị tử đạo trong năm 2005 này đã nhận định rằng: “Colombia, với 4 vị linh mục và 1 nữ tu bị giết, vẫn là quốc gia mà các cuộc xung đột xã hội xẩy ra dữ dội và là nơi Giáo Hội phải trả bằng giá cao cho việc dấn thân hòa giải và công lý xã hội nhân danh Phúc Âm”.
“Hai vị linh mục bị giết ở Mễ Tây Cơ. Các vị làm việc ở những miền hết sức là tồi tệ”.
Nữ tu Dorothy Stang, 73 tuổi, thuộc dòng Chị Em Đức Bà Namur, chết vào ngày 12/2 ở Ba Tây. Bà thi hành việc tông đồ của mình 40 năm ở những cộng đồng nhỏ bé trong vùng Amazon. Bà bị hai tay súng bắn sau long ở khu cư trú Esperanca thuộc tiểu bang tây nam Para. Trước đó chưa đầy 1 tuần, bà đa ã9ược cho biết là có 4 nông gia trong vùng dọa giết.
Vào ngày 27/10, các phần tử thuộc hội dòng Thừa Sai Người Nghèo, một hội dòng còn thuộc giáo phận, đã bị giết ở Kingston, Jamaica. Suresh Barwa, 31 tuổi, là một thổ dân Da Đỏ, và Filipino Marco Candelario Lasbuna, 22 tuổi, trở thành nạn nhân của một viên đạn vào đầu trong khi đang làm việc oơ nhà bếp của một Dòng Thừa Sai Người Nghèo.
Ngoài ra, bản tường trình cho biết rằng “Phi Châu đã tắm máu của 1 vị giám mục, 6 vị linh mục và 1 giáo dân”.
Nạn nhân bị giết hoặc “có lẽ bởi những thành phần tội phạm muốn kiếm chác tiền bạc, hay chủ ý loại trừ một cách dã man đẫm máu ở Kenya, Công Hòa Dân Chủ Congo, Congo-Braoãaville, và Nigeria”.
Trong số những người bị chết ở Phi Châu có Cha Thomas Richard Heath, 85 tuổi, một tu sĩ dòng Đaminh ở Hoa Kỳ. Ngài bị chết vào ngày 13/1, những ngày sau cuộc tấn công để anăcướp ở một nhà tu viện ở Kisumu, Kenya”.
Thêm vào danh sách này là những vị đã bị giết là Nữ Tu dòng Ursuline Thụy Sĩ Margaret Branchen, 74 tuổi, một y tá sản khoa, chết ngày 28/12. Bà bị tấn công ở một y viện là nơi bà làm việc ở Ngqeleni, gần Mthatha, Nam Phi. Cảnh sát tin rằng tội ác này xẩy ra vì muốn ăn cướp.
Bốn vị linh mục mất mạng của mình ở Á Châu: 3 ở Ấn Độ và 1 ở Nam Dương. Bỉ cũng là cảnh sát hại 1 vị linh mục, cũng như ở Nga vậy.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit 1/1/2006