GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 5/1/2006

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Paraguay là Gerónimo Narváez Torres Thứ Sáu 26/8

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Bolivaria Nước Vanezuela là Ivan Guillermo Rincón Urdaneta Thứ Năm 25/8

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với 7 Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc Azerbaijan, Guinea, Malta, New Zealand, Rwanda, Switzerland và Zimbabwe trong Năm 2005 ngày Thứ Năm 16/6

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Paraguay là Gerónimo Narváez Torres Thứ Sáu 26/8

 

Sau ít năm mừng 200 năm độc lập của nước Paraguay và việc nước này thiết lập như một Quốc Gia chủ quyền, ngày nay, như ông đã rõ ràng đề cập tới, Quốc Gia này đã có một cơ hội lớn lao trong việc tiến triển nơi cuộc đối thoại và chung sống yên hàn giữa thành phần công dân của mình với các quốc gia khác, hầu thắng vượt bất cứ hình thức xung khắc và căng thẳng nào. Còn giây phút nào tốt hơn là giây phút hiện tại đây, khi mà tính cách hợp pháp của Quyền Tối Thượng của Quốc Gia này được tái thiết, như đã xẩy ra ở những cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, và khi mà các nền tảng đã được thiết dựng hứa hẹn hy vọng cho việc vững chắc về cơ cấu hơn nữa?

 

Bởi thế tôi khuyến khích những người công dân hãy thực hiện nền dân chủ thực sự, tức là, nền dân chủ của một Quốc Gia được chi phối bởi những thứ giá trị tối hậu và bất biến, những giá trị giúp cho cái phong phú về văn hóa của dân chúng cùng với việc dần dần phát triển của xã hội có thể đáp ứng các nhu cầu của phẩm vị con người. Về vấn đề này, thật là hợp tình khi tái xác nhận rằng hòa bình “là sự thiện trước hết và tối cao của một xã hội; nó bao hàm công lý, tự do và trật tự, và làm làm khả hữu hết mọi sự thiện khác của sự sống con người” (Paul VI, Christmas Message, 23 December 1965).

 

Về đề tài này, Đức Gioan Phaolô II đã nói trong Thông Điệp “Bách Niên” của ngài là: “Một nền dân chủ phi giá trị dễ dàng rơi vào chủ nghĩa độc đoán công khai hay mập mờ che đậy” (khoản 46), vì không có sự thật tối hậu để hướng dẫn và điều khiển hoạt động chính trị, thì “những tư tưởng và niềm xác tín có thể dễ dàng bị mạo dụng vì lý do quyền lực” (cùng nguồn vừa dẫn).

 

Như tôi đã nói với phái đoàn ngoại giao ngày 12/5/2005 thì Giáo Hội luôn công bố và bênh vực các quyền lợi căn bản của mình, những quyền lợi tiếc thay bị vi phạm ở các phần đất khác nhau trên thế giới, và nỗ lực nhìn nhận các quyền lợi của con người được sống từ lúc được thụ thai, được lương thực, nhà ở, việc làm, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gia đình và cổ võ phát triển xã hội, hoàn toàn tôn trọng phẩm vị của con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Bolivaria Nước Vanezuela là Ivan Guillermo Rincón Urdaneta Thứ Năm 25/8

 

Xứ sở của ông, như ông đã đề cập tới, có một truyền thống cổ kính và sâu xa Công Giáo – như nhà giải phóng Simón Bolívar đã nhấn mạnh – và nó được đánh dấu bằng niềm cảm mến và tôn kính ViịThừa Kế Thánh Phêrô. Bởi vậy, người ta cũng không lấy làm lạ trước sự hết sức trân trọng được Chính Quyền nước này tỏ ra qua việc tiếc thương trước cái chết của vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và việc bản quốc gửi thầh phần đại biểu tới tham dự lễ an táng của ngài cũng như việc đăng quang của Giáo Triều của tôi.

 

Về phần mình, Tòa Thánh theo dõi các biến cố của mmảnh đất ân sủng” rất thân thương này, như Tòa Thánh đã tỏ ra ở nhiều trường hợp.

 

Giáo Hội Công Giáo, một giáo hội đã từng hiện diện và đồng hành vo1iơNhân dân Venezuela suốt mọi giai đoạn lịch sử của nước này, hiện nay đang chia sẻ với những lo âu và hy vọng của nước Venezuela cho một tương lai tốt đẹp hơn.

 

Để làm trọn sứ vụ xứng hợp của mình, Giáo Hội loan báo Phúc Âm và công bố việc thứ tha cùng hòa giải. Được chân thành cống hiến và nhận lãnh là con đường duy nhất để đạt được sự hòa hợp tồn tại và để ngăn ngừa những bất nhất hợp lý từ việc thoái hóa đến những cuộc đụng độ dữ dội.

 

Giáo Hội mời con người hãy nuôi dưỡng các thứ giá trị căn bản của hết mọi xã hội, như lòng mến yêu sự thật, việc tôn trọng công lý, lòng thành thật thi hành các trách nhiệm của mình và sẵn sàng quảng đại phục vụ thiện ích của tất cả mọi công dân trước những lợi ích của đảng phái.

 

Hơn nữa, vấn đề quá rõ là tình hình xã hội không cải tiến bằng việc chỉ biết áp dụng các phương tiện về kỹ thuật mà thôi; nó còn cần phải chú trọng tới việc cổ võ các thứ giá trị nữa, ở chỗ tỏ ra tôn trọng chiều kích đạo lý xứng hợp với con người, gia đình và đời sống xã hội. Nhờ đó, mới dễ dàng bảo đảm được việc phát triển trọn vẹn của tất cả mọi phần tử của cộng đồng quốc gia, bằng cách tôn trọng các quyền lợi căn bản và tự do của họ, hợp với một Quốc Gia của các quyền lợi.

 

Giáo Hội không thể ngừng công bố và beêh vực phẩm vị của con người nơi tính cách nguyên tuyền trọn vẹn của họ và nơi việc họ hướng về siêu việt tính thần linh. Giáo Hội xin được liên lỉ có một khoảng bất khả thiếu trong tầm tay của mình cùng với những phương tiện cần thiết để thi hành sứ vụ của Giáo Hội cũng như việc phục vụ nhân bản hóa của Giáo Hội.

 

Về vấn đề này, bằng việc tôn trọng các thẩm quyền chuyên biệt của Giáo Hội và Quốc Gia, có nhiều lãnh vực đáng thiết lập những hình thức khác nhau của việc hợp tác tốt đẹp giữa đôi bên. Điều này giúp cho họ thực hiện được việc phục vụ tốt đẹp hơn cho việc phát triển của dân chúng và duy trì tinh thần chung sống trong tự do và đoàn kết là những gì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

 

Ông Lãnh Sự đã nhắc lại giá trị chắc chắn của tự do, một sự thiện cao cả cho phép con người có thể nên trọn bản thân họ một cách hoàn toàn. Giáo Hội cần quyền tự do này để thực hiện sứ vụ của mình, để chọn các vị Mục Tử của mình và để hướng dẫn tín hữu của mình. Các Vị Thừa Kế Thánh Phêrô bao giờ cũng nỗ lực để bênh vực quyền tự do này. Hơn nữa, Các Chính Phủ không cần gì phải sợ hoạt động của Giáo Hội, vì trong việc hành sử quyền tự do của mình, Giáo Hội chỉ tìm cách thi hành sứ vụ tôn giáo của mình mà thôi để gopù phần vào việc tiến bộ thiêng liêng cho mỗi một xứ sở.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

   

 TOP

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với 7 Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc Azerbaijan, Guinea, Malta, New Zealand, Rwanda, Switzerland và Zimbabwe trong Năm 2005 ngày Thứ Năm 16/6

 

Thế giới của chúng ta dđng phải đối diện với nhiều thách đố cần phải hiệu nghiệm đương đầu để con người bao giờ cũng thắng vượt trên kỹ thuật. Một tương lai chính đáng đối với các dân tộc phải là mối quan tâm chính yếu của những ai lãnh trách nhiệm điều hành coôg vụ, không phải cho lợi ích của họ mà hướng về công ích. Tâm can của chúng ta không thể an bình trong khi chúng ta thấy anh chị em của chúng ta đang chịu khổ bởi thiếu lương thực, việc làm, nhà cửa hay những sản vật căn bản khác.

 

Để thực hiện một đáp ứng cụ thể với lời kêu gọi của anh chị em chúng ta trong nhân loại, chúng ta cần phải nắm vững cái thách đố đầu tiên này, đó là tình đoàn kết giữa các thế hệ, đoàn kết giữa các xứ sở và toàn thể châu lục, nhờ đó tất cả mọi con người đều được chia sẻ công bằng hơn những nguồn phong phú của trái đất đây. Đây là một trong những dịch vụ thiết yếu mà thành phần thành tâm thiện chí cần phải cung cấp cho nhân loại. Thật vậy, trái đất này có thể sản xuất ra đủ để nuôi tất cả mọi dân cư của nó, với điều kiện là các nước giầu đừng giữa lấy cho mình những gì thuộc về tất cả mọi người.

 

Giáo Hội không bao giờ thôi nhắc nhở hết mọi người rằng họ cần phải chịu đựng để kiến tạo nên tình huynh đệ nhân loại, một tình huynh đệ bao gồm những cử chỉ cụ thể nơi phía cá nhân cũng như Chính Quyền và Tổ Chức Quốc Tế.

 

Về phần mình, được chia sẻ tâm điểm của đời sống của mình từ thời các vị tông đồ, Giáo Hội sẽ tiếp tục ở tất cả mọi châu lục trong việc cứu trợ dân chúng của mình bằng việc hỗ trợ của các cộng đồng địa phương cũng như của tất cả mọi con người thành tâm thiện chí, nhất là ở những lãnh vực về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các sản vật căn bản. Tôi biết rằng, là thành phần ngoại giao, quí vị đặc biệt cảm thức được khía cạnh này của cuộc sống trong xã hội và là những gì vai trò ngoại giao đóng phần quan trọng vậy.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ