GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 6/1/2006 |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Geoffrey Kenyon Ward nước Tân Tây Lan Thứ Năm 16/6
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Elchin Oktyabr Oglu Amirbayov Cộng Hòa Azerbaijan Thứ Năm 16/6
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là El Hadj Aboubacar Dione Cộng Hòa Guinea Thứ Năm 16/6
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Geoffrey Kenyon Ward nước Tân Tây Lan Thứ Năm 16/6
Tôi biết rằng nhân dân xứ sở của ông rất ý thức về trách nhiệm cổ võ hòa bình và đoàn kết trên thế giới. Năm ngoái, vị Thủ Tướng của ông, đi theo có một nhóm cựu chiến binh, đã đến viếng thăm địa điểm lịch sử Monte Cassino để tôn kính vô vàn người trẻ đã can đảm hy sinh mạng sống mình để bênh vực những thứ giá trị phổ quát căn bản là những gì đang bị đe dọa bởi những ý hệ quốc gia sai lầm. Cho tới ngày nay, việc sẵn sàng để bênh vực và cổ võ các giá trị công lý và hòa bình, những giá trị vượt trên biên cương bờ cõi văn hóa hay quốc gia, là một đặc tính hiển nhiên và đáng khen của nhân dân ông. Những thể hiện tỏ tường về tính chất này được thấy nơi việc quốc gia của ông tham gia vào các dự án viện trợ và các hoạt động bảo vệ hòa bình, kéo dài từ Quần Đảo Solomon đến Afghanistan và Trung Đông, cũng như nơi nhiệt tình tranh đấu cho việc phát triển khả thủ và việc bảo vệ môi trường. Ở mức độ ý nghĩa nhất của mình, việc dấn thân này cần đến việc nhìn nhận bản tính thiết yếu của sự sống con người như là một tặng ân và về thế giới của chúng ta như là một gia đình con người.
Ước muốn chống đỡ công ích được bắt nguồn từ niềm tin là con người vào thế giới này như một tặng ân của Đấng Hóa Công. Chính từ Thiên Chúa mà tất cả mọi con người nam nữ, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, lãnh nhận phẩm giá chung bất khả vi phạm của mình cùng với những lời kêu gọi thực hiện trách nhiệm. Hôm nay, khi cá nhân con người thường quên mất nguồn gốc của mình, và vì thế lạc mất mục đích của họ, họ dễ dàng rơi vào những chiều hướng xã hội dị thường, rơi vào tình trạng méo mó về lý trí nơi những nhóm lợi lộc đặc biệt, và rơi vào cá nhân chủ nghĩa thái quá. Đương đầu với “cuộc khủng hoảng về ý nghĩa” này (cf. Encyclical Letter Fides et Ratio, 81), các thẩm quyền dân sự và tôn giáo được kêu gọi để cùng nhau giúp phấn khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hãy “hướng bước tiến của mình đến một sự thật làm cho họ trở thành siệu việt” (ibid., 5). Bị tách lìa khỏi sự thật phổ quát này, một sự thật là bảo đảm duy nhất cho tự do và hạnh phúc, cá nhân con người ta sẽ trở thành bất nhất đáng thương và từ từ mất đi khả năng khám phá ra được cái ý nghĩa sâu xa làm mãn nguyện đời sống của con người.
Theo truyền thống thì nhân dân Tân Tây Lan đã nhìn nhận và coi trọng vị thế hôn nhân và cuộc sống bền vững của gia đình như cốt lõi của xã hội, và thật sự tiếp tục mong đợi những quyền lực về xã hội cùng chính trị tỏ ra ủng hộ các gia đình và bảo vệ phẩm giá nữ giới, nhất là thành phần yếu kém nhất. Họ lấy làm biết ơn khi thấy những thứ méo mó trần tục về hôn nhân không bao giờ che khuất đi ánh rạng ngời của một thứ giao ước trọn đời xuất phát từ tình yêu quảng đại hiến thân vô vị lợi. Lý trí đúng đắn cho họ thấy rằng “tương lai của nhân loại là những gì băng ngang qua con đường gia đình” (Apostolic Exhortation Familiaris Consortio, 86) là cơ cấu cống hiến cho xã hội một nền tảng vững chắc vì những khát vọng của mình. Bởi thế tôi khuyến khích nhân dân Aotearoa, qua ông Lãnh Sự, hãy tiếp tục chấp nhận cuộc thách đố trong việc hình thành một mẫu sống, theo cá nhân cũng như đoàn thể, liên hệ với dự án của Thiên Chúa giành cho toàn thể nhân loại.
Tiến trình ồn ào của việc trần tục hóa đang xẩy ra ở nhiều phần đất trên thế giới. Ở đâu các nền tảng Kitô Giáo về xã hội đang gặp nguy cơ bị quên lãng, thì ở đó công việc bảo trì chiều kích siêu việt đang có nơi hết mọi nền văn hóa cũng như công việc củng cố việc hành sử chính đáng quyền tự do cá nhân chống lại chủ nghĩa tương đối là những gì càng ngày càng trở thành khó khăn. Cái tình thế khó khăn này là những gì đòi hỏi cả thành phần lãnh đạo của Giáo Hội lẫn dân sự hãy bảo đảm việc bàn luận nhiều tới vấn đề về luân lý nơi cuộc diễn đàn công khai. Về vấn đề này, ngày nay rất cần phải tái nhận thức quan niệm về mối tương hệ giữa luật dân sự và luật luân lý là những gì, như được truyền thống Kitô Giáo chủ trương, cũng thuộc về gia sản của đại truyền thống chung về pháp luật của nhân loại (cf. Encyclical Letter Evangelium Vitae, 71). Chỉ có thế những đòi hỏi đủ thứ được cho là ‘quyền lợi’ liên hệ với sự thật và với bản chất của tự do chân thực mới được hiểu cách đứng đắn đối với sự thật đặt giới hạn cho nó và cho nó thấy mục đích của nó.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Elchin Oktyabr Oglu Amirbayov Cộng Hòa Azerbaijan Thứ Năm 16/6
Nhân dân Azerbaijan quá biết rằng, nếu chiều kích linh thiêng về con người bị đè nén, thậm chí bị chối bỏ, thì hồn nước bị tiêu tan. Trong giai đoạn thê thảm của tình trạng đe dọa nơi lịch sử Đông Âu, trong khi cái thượng tôn của quyền lực đang làm chủ tình hình, thì các cộng đồng có niềm tin độc thần hiện diện qua các thế kỷ nơi quốc gia của ông đã bảo tồn được một niềm hy vọng cho công lý và tự do, một tương lai được cái thượng tôn của chân lý làm chủ. Ngày nay, họ đang thực hiện điều này một cách mới mẻ. Đúng thế, khi vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp gỡ Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo của nước Azerbaijan đại diện cho các cộng đồng Hồi Giáo, Chính Thống Nga và Do Thái, ngài đã nhận định rằng việc qui tụ đó là biểu hiệu cho thế giới về cách thức làm thế nào việc tương nhượng giữa các cộng đồng tôn giáo là những gì dọn đường cho một cuộc phát triển rộng lớn hơn về nhân bản, dân sự và xã hội một cách đoàn kết hơn.
Vì nhân dân Azerbaijan tiếp tục dấn thân vào công việc tế nhị để hình thành tính chất quốc gia của mình, thì các vị thẩm quyền về chính trị và dân sự có thể hướng về các cộng đồng tôn giáo để thực hiện một cuộc dấn thân dứt khoát cho vấn đề hình thành trật tự xã hội theo công ích. Cuộc dấn thân này đòi hỏi là quyền tự do tôn giáo, một quyền tự do bảo trì tính cách chuyên biệt của mỗi cộng đồng tôn giáo, là những gì cần phải được chấp nhận như là một quyền dân sự căn bản và cần phải được bảo vệ bởi một hệ thống qui tắc vững chắc về pháp luật biết tôn trọng luật tắc cùng nhiệm vụ xứng hợp với các cộng đồng tôn giáo (cf. Second Vatican Ecumenical Council, Declaration on Religious Freedom Dignitatis Humanae, 2). Việc nâng đỡ cụ thể như thế đối với quyền tự do tôn giáo bởi các vị lãnh đạo chính trị trở thành một phương tiện vững chắc cho vấn đề tiến bộ về xã hội và hòa bình. Đối với khía cạnh này, tôi trị ân cảm tạ vai trò của Tổng Thống Aliev cùng Chính Phủ của ông trong việc tỏ ra dễ dàng đối với việc tái thiết Giáo Hội Công Giáo ở Bakù cùng với việc việc đặt nền móng cho một ngôi nhà cho thành phần cần thiết.
Thưa Ông Lãnh Sự, việc phát triển lành mạnh về kinh tế từng là một khát vọng lâu dài của toàn thể nhân dân Azerbaijan. Nó cũng là một thứ quyền lợi bao gồm một nhiệm vụ tương ứng trong việc góp phần, theo khả năng của con người, vào việc tiến bộ chân thực của cộng đồng này. Cái ưu tiên của việc cổ võ những dự án về xã hội và thương mại có khả năng tạo nên một xã hội quân bình hơn cho thấy cái thách đố khó khăn song phấn khích cho tất cả những ai điều hành và hoạt động nơi lãnh vực thương vụ.
Xứ sở của ông đã thực hiện một số điều hướng tới chỗ bảo đảm các thứ quyền lợi căn bản của công dân mình và việc cổ võ những thực hiện về dân chủ. Tuy nhiên, còn nhiều điều cần phải chiếm đạt. Chỉ khi nào tỏ ra tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của con người và phát động các thứ tự do cá nhân tương hợp thì xã hội dân sự mới có thể được kiến tạo để góp phần vào tình trạng thịnh vượng cho toàn thể thành phần công dân của mình. Hãy tin tưởng rằng cộng đồng Giáo Hội Công Giáo, mặc dù ít ỏi về số lượng ở Azerbaijan, về phần mình, cũng sẽ tiếp tục đóng góp một cách vô tư vào việc cổ võ công lý và việc bảo vệ thành phần nghèo khổ.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là El Hadj Aboubacar Dione Cộng Hòa Guinea Thứ Năm 16/6
Thưa Ông Lãnh Sự, ông đã cho tôi biết về việc Xứ Sở của ông gắn bó với những lý tưởng hòa bình và tình huynh đệ, nhất là nơi các dân tộc thuộc miền đất của ông, thành phần đã quá bị thử thách đau thương trong những năm gần đây. Thật vậy, chính nhờ tin tưởng nguyên vào việc đối thoại mới có thể làm nhẹ bới những cái căng thẳng và xung khắc, cho lợi ích và phúc hạnh của tất cả mọi người thôi.
Để đáp ứng một cách hiệu nghiệm cho các khát vọng của dân chúng về một nền hòa bình chân thực, một tặng ân xuất phát từ Thiên Chúa, thì chúng ta có nhiệm vụ phải tự dấn thân vào việc xây dựng nó trên các nền tảng của chân lý, công lý và tình đoàn kết.
Trong số những hậu quả của bạo động xẩy ra nơi miền đất của ông là khổ đau, chúng ta tiếc thay cũng chứng kiến thấy việc phát triển của một thảm cảnh về thành phần bị phân tán, một thảm trạng tạo nên những cuộc cấp cứu về nhân đạo. Xứ Sở của ông đã quảng đại đáp ứng cho tình trạng khủng hoảng này, đặc biệt bằng việc tỏ ra tiếp đãi một số lớn thành phần tị nạn, thành phần thường phải trả một giá hy sinh lớn lao. Đó là những gì trước hết và trên hết mà thảm cảnh của con người nam nữ chịu đựng khổ đau cần phải có để được giảm bớt khổ đau và cảm thấy được niềm hy vọng mới.
Tuy nhiên, cần phải nhổ tận gốc rễ những căn nguyên gây ra các thảm cảnh ấy, vì chúng đang ảnh hưởng trầm trọng tới nhân phẩm của con người được Thiên Chúa dựng nên. Tôi hy vọng rằng Chính Phủ các nước sẽ không quên thành phần tị nạn ở các quốc gia Phi Châu đang nóng lòng đợi chờ Chính Quyền chú trọng tới nỗi khốn khổ của họ, cũng như đợi chờ cộng đồng quốc tế cương quyết dấn thân để củng cố hòa bình và công lý hơn nữa.
Ở mỗi quốc gia, việc thiết lập hòa bình được bắt đầu bằng việc tìm kiếm các mối liên hệ thân tình và việc cộng tác giữa các cộng đồng sắc tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Đức tin chân chính không thể gây ra bạo lực; trái lại, nó khuyến khích hòa bình và yêu thương.
Bất chấp những khó khăn, Giáo Hội Công Giáo dấn thân theo đuổi việc cống hiến các nỗ lực của mình vào việc phát triển mối cảm thông và tôn trọng giữa thành phần tín hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau.
Bởi thế, tôi hân hoan thấy rằng, ở Guinea, Kitô hữu và Hồi hữu đang cùng nhau hoạt động cho công ích của xã hội. Trong việc phát triển các mối liên hệ tin tưởng này, tương xứng với các quyền lợi hợp lệ của mỗi cộng đồng, liên kết với toàn thể những ai thiện chí thành tâm, thành phần tín hữu góp phần vào việc xây dựng một xã hội thoát khỏi hết mọi thứ suy thoái về luân lý và xã hội, nhờ đó mỗi người được sống một cách xứng đáng với phẩm vị của mình và trong tình đoàn kết yêu thương nhau.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm