GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 7/1/2006 |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự là David Douglas Hamadziripi Cộng Hòa Zimbabwe Thứ Năm 16/6
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự là Jean-François Kammer nước Thụy Sĩ Thứ Năm 16/6
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự là Antonio Ganado nước Malta Thứ Năm 16/6
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự là Joseph Bonesha Cộng Hòa Rwanda Thứ Năm 16/6
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là David Douglas Hamadziripi Cộng Hòa Zimbabwe Thứ Năm 16/6
Qua các cuộc tuyển cử ngày 31/3/2005, nước Zimbabwe đã thực hiện một khởi điểm mới trong việc đương đầu với các vấn đề trầm trọng về xã hội là tình trạng đã từng chi phối quốc gia này trong những năm gần đây. Tôi thiết tha hy vọng rằng những cuộc tuyển cử này sẽ chẳng những góp phần vào những mục tiêu trực tiếp cho việc hòa bình hóa và việc phục hồi kinh tế, mà còn dẫn tới chỗ tái thiết xã hội về mặt luân lý cũng như tới việc củng cố cho một nền dân chủ dứt khoát ban hành những qui chế được tác động bởi mối quan tâm thực sự đến công ích, và đến việc phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và mọi nhóm xã hội. Vào giờ phút quan trọng này của lịch sử quốc gia ông, cần phải tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thành phần nghèo khổ, thành phần bị tước đoạt quyền công dân, và thành phần giới trẻ, họ là những người bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, và là những người cần một cuộc canh tân thực sự nhắm tới chỗ đáp ứng các nhu cầu căn bản và mở ra cho họ thấy được một tương lai hy vọng. Cái thách đố lớn lao của việc hòa giải đất nước cũng đòi hỏi rằng trong khi nhìn nhận và giải quyết các thứ bất chính của quá khứ, cũng cần phải thực hiện những nỗ lực trong tương lai để tác hành theo công lý và tỏ ra tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của người khác.
Về vấn đề này, tôi không thể nào không đồng ý với các nhận định của Chư Vị Giám Mục Zimbabwe bày tỏ vào ngày áp của những cuộc tuyển cử vừa rồi về nhu cầu khẩn trương cho “một vai trò lãnh đạo hữu trách và đảm nhiệm” là vai trò có tính cách chân thành, có một tinh thần phục vụ kẻ khác, biết thành thực sử dụng các sản vật chung, biết dấn thân theo các qui tắc của luật lệ và biết cổ võ quyền lợi cùng nhiệm vụ của tất cả mọi người công dân trong việc tham dự vào đời sống của xã hội. Mục đích cao quí này trong việc chiếm đạt công ích bằng một đời sống xã hội có thứ tự lớp lang chỉ có thể thành công nếu các vị lãnh đạo chính trị quyết tâm bảo đảm sự an sinh của cá nhân cũng như của các nhóm theo tinh thần liêm chính và công bằng. Hướng tới vai trò tương lai của Phi Châu trong cộng đồng quốc tế, vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng “sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng của những nguyên tắc lành mạnh về đạo lý và thiêng liêng mà thôi” (Ecclesia in Africa, 114).
Tôi xin cám ơn việc ngài ưu ái nhắc tới việc tông đồ về đạo đức, giáo dục và bác ái của Giáo Hội nơi xứ sở của ông, và tôi xin ông hãy tin tưởng vào lòng ước muốn của những người Công Giáo của quốc gia này trong việc ủng hộ các khát vọng hợp lý của nhân dân Zimbabwe. Qua tổ chức của các cơ cấu về giáo dục, các bệnh viện, các trạm phát thuốc cùng các viện mồ côi, Giáo Hội dấn thân phục vụ dân chúng thuộc hết mọi tôn giáo. Giáo Hội tìm cách cống hiến việc góp phần đặc biệt và tương lai của quốc gia này, bằng việc giáo dục dân chúng các khả năng thực tiễn cùng với những giá trị thiêng liêng giúp vào việc đặt nền móng cho cuộc canh tân cải cách xã hội. Về phần mình, Giáo Hội chỉ xin được tự do để thi hành sứ vụ xứng hợp của mình mà thôi, một sứ vụ làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến qua chứng từ ngôn sứ cho Phúc Âm, cũng như qua việc Giáo Hội làm cho giáo huấn về luân lý của mình được khắc ghi sâu đậm. Như thế, Giáo Hội hoạt động cho việc xây dựng một xã hội thái hòa và chân chính, đồng thời tôn trọng và khuyến khích quyền tự do và trách nhiệm của người công dân trong việc tham gia vào tiến trình chính trị cũng như vào việc theo đuổi công ích.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Jean-François Kammer nước Thụy Sĩ Thứ Năm 16/6
Theo gương của hầu hết các quốc gia Tây Phương, xã hội Thụy Sĩ vẫn đang trải qua một cuộc cách mạng đáng kể nơi những tập tục của mình, và trước những áp lực bao gồm cả phương diện tiến bộ về kỹ thuật lẫn những ước muốn của một phần dư luận quần chúng, đã có những khoản luật được soạn thảo ở nhiều lãnh vực khác nhau ảnh hưởng tới việc tôn trọng sự sống và gia đình. Vấn đề này liên quan tới những vấn đề tế nhị của việc truyền sinh, của bệnh tật và của việc chấm dứt sự sống, mà còn tới cả vị thế của gia đình cùng với việc tôn trọng cơ cấu hôn nhân nữa.
Về tất cả những vấn đề liên hệ tới các thứ giá trị nền tảng ấy, Giáo Hội Công Giáo đã mình nhiên bày tỏ chủ trương của mình qua tiếng nói của các vị Mục Tử và sẽ tiếp tục làm như thế bao lâu còn cần thiết, để nhắc lại một cách liên tục tính cách cao trọng bất khả nhượng của phẩm vị con người là những gì dođi hỏi việc tôn trọng quyền lợi của con người, trước hết và trên hết, tôn trọng quyền sống.
Tôi khuyến khích xã hội Thụy Sĩ hãy tiếp tục hướng về thế giới chung quanh mình, hãy bảo trì vị thế của mình trên thế giới cũng như ở Âu Châu, và hãy sử dụng khả năng của mình để phục vụ cộng đồng nhân loại, nhất là những quốc gia nghèo khổ nhất là những nơi không thể nào phát triển nếu không được trợ giúp.
Cũng thế, tôi hy vọng rằng, tin tưởng sự phong phú dồi dào của mình cuũg ở tại cả chỗ tỏ ra đón nhận người khác, Xứ Sở của ông sẽ tiếp tục cởi mở với những ai muốn đến tìm kiếm công ăn việc làm hay tìm sự bảo vệ chở che.
Trong một thế giới có nhiều cuộc xung đột vẫn còn đang tiếp tục xẩy ra, cần phải thực hiện việc đối thoại giữa các nền văn hóa, việc đối thoại chẳng những bao gồm các vị lãnh đạo quốc gia, mà còn bao gồm từng và mọi cả nơi mọi chốn, nơi gia đình, nơi các địa điểm giáo dục, nơi thế giới việc làm và nơi các liên hệ xã hội, để xây dựng một nền văn hóa chân thực của hòa bình
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Antonio Ganado nước Malta Thứ Năm 16/6
Tôi cảm thấy gần gũi với Nhân Dân Malta. Qua các thế kỷ, họ luôn luôn tỏ ra lòng gắn bó đặc biệt sâu xa với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Vị Giám Mục Rôma và là Vị Mục Tử của Giáo Hội hoàn vũ.
Thưa Ông Lãnh Sự, tôi quá quen với lòng trung thành voơi Phúc Âm và với Giáo Hội là những gì làm nên đặc tính của người Kitô hữu nơi Xứ Sở được ông đại diện đây. Nhất trí với cấ căn rễ Kitô Giáo, họ cảm thấy tầm quan trọng của sứ vụ mình trong giai đoạn mong manh của nhân dân Âu Châu và của lịch sử thế giới này. Nhân Dân Malta biết rằng mình là một phần trọn vẹn của việc nới rộng được công nhận là Âu Châu.
Ngoài ra, trong việc gìn giữ các truyền thống cao quí về thiêng liêng và văn hóa là những gì làm nên đặc tính của mình qua các thế kỷ, họ muốn làm hết sức mình để ngăn ngừa Cộng Đồng Âu Châu trong ngàn năm thứ ba khỏi bị mất đi cái gia sản của các thứ giá trị quá khứ của châu lục này về văn hóa và tôn giáo. Thật vậy, chỉ với điều kiện ấy nó mới có thể xây dựng một tương lai đoàn kết và hòa bình với một niềm hy vọng mãnh liệt.
Việc cống hiến sự sống cho một Âu Châu hiệp nhất và cảm thông là một cuộc dấn thân của tất cả mọi dân tộc thuộc châu lục này. Thật thế, Âu Châu cần phải làm sao để có thể hòa hợp các lợi ích của mỗi một quốc gia với những đòi hỏi của công ích thuộc toàn châu lục này.
Thưa Ông Lãnh Sự, tôi xin cám ơn về việc ông bày tỏ ước muốn mới mẻ của Xứ Sở ông trong việc đóng vai trò đi tiên phong vào giai đoạn mới của lịch sử Lục Địa này, bằng việc giúp củng cố khả năng của nó về việc đối thoại, về vấn đề bênh vực và cổ võ gia đình được đặt căn bản trên hôn nhân, về các truyền thống Kitô Giáo và về việc cởi mở cùng gặp gỡ các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Joseph Bonesha Cộng Hòa Rwanda Thứ Năm 16/6
Thưa Ông Lãnh Sự, ông nhấn mạnh rằng Chính Phủ của ông sẵn sàng tiếp tục phát triển những liên hệ đang có giữa Cộng Hòa Rwanda và Tòa Thánh; việc mừng kỷ niệm 40 năm của những mối liên hệ được thiết lập này đã được cử hành vào năm 2004. Việc hợp tác này xuất phát từ ước muốn chung, tương hợp với quyền hạn riêng của mỗi bên, đó là tất cả mọi cư dân, không trừ ai, đầu được cống hiến cho các điều kiện chung sống giúp họ có thể dự phần hơn nữa vào việc tiến bộ về nhân bản cùng tinh thần của Xứ Sở họ, một xứ sở đang bị sứt mẻ bởi lịch sử gần đây của nó.
Những cuộc cử hành để tưởng niệm cuộc tàn sát xẩy ra năm ngoái, nhắc nhở nhân dân Rwanda và toàn thế giới về thảm trạng khủng khiếp xẩy ra trong năm 1994, một thảm trạng đã xé nát cơ cấu xã hội, kinh tế, văn hóa và gia đình của xứ sở này. Ngày nay, chúng ta cần phải cảm thấy mình được kêu gọi hoạt động không ngừng nghỉ cho hòa bình và hòa giải, để sửa soạn một tương lai yên hàn cho các thế hệ hiện đại và tương lai!
Điều này bao gồm, trước hết, một cuộc tự kiểm điểm lương tâm liên quan tới những căn nguyên sâu xa gây ra thảm trạng ấy, để gieo vào ký ức cùng tâm can nhiệm vụ cần phải biết sống như anh chị em với nhau, và loại trừ đi cái dã man tàn bạo dưới tất cả mọi hình thức. Điều này uũg đòi hỏi việc bảo đảm những điều kiện an ninh giúp cho các cơ cấu tổ chức dân chủ sinh hoạt một cách thuận hòa. Cũng thế, cần phải bảo đảm cho tất cả mọi người công dân những quyền lợi căn bản của họ. Họ cần phải được cống hiến cho những phương tiện để hưởng một thứ công lý quân bình phục vụ sự thật và loại trừ sợ hãi, trả thù, dung túng và bất công trong tương lai tới đây.
Hy vọng rằng những nỗ lực đang được thực hiện để thiết lập sự công lý thực sự hòa giải sẽ củng cố tình trạng hiệp nhất quốc gia, cũng như để thực hiện các quyết định về chính trị, kinh tế và xã hội làm phấn khích việc phát triển đang diễn tiến của Xứ Sở này, làm tái nhận thức ra phẩm giá của tất cả mọi cư dân và làm gia tăng một cách vững chắc Vùng Đại Hồ.
Thưa ngài, tôi lấy làm cảm kích trước những lời lẽ ông nhấn mạnh tới vai trò tích cực được Giáo Hội Công Giáo thực hiện trong tiến trình tái thiết quốc gia. Thật vậy, Giáo Hội hết sức tham gia vào tiến trình hòa giải và thứ tha, qua các phát biểu của thành phần Giám Mục Giáo Hội, những vị tôi đã được gặp gỡ ở đây mới rồi, qua nhiều cơ cấu tổ chức của Giáo Hội ở những lãnh vực trợ giúp về bác ái, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cũng như qua việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội để chữa lành các tâm hồn và giúp dân chúng phục hồi niềm vui chung sống voơi nhau như anh chị em một nhà.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm