GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 17/2/2006

Tuần VI Thường Niên

 

?   Về Bản Tuyên Ngôn Chung Liên Quan Tới Khoa Đạo Lý Sinh Học và Nhân Quyền

?  Chính Quyền Iraq tố cáo vụ bạo hành ở nhà tù Abu Ghraib

?   Thế Giới Hồi Giáo – Còn Đầy Uất Hận

 

 

?  Về Bản Tuyên Ngôn Chung Liên Quan Tới Khoa Đạo Lý Sinh Học và Nhân Quyền

 

Vào mùa thu năm ngoái, Tổng Nghị UNESCO đã phê chuẩn “Bản Tuyên Ngôn Chung Về Khoa Đạo Lý Sinh Học Và Nhân Quyền”, một văn kiện đã được soạn thảo 2 năm trời mới xong, bởi Tiểu Ban Khoa Đạo Lý Sinh Học Quốc Tế và Tiểu Ban Khoa Đạo Lý Sinh Học Liên Chính Quyền.

 

Vị đại biểu của Tòa Thánh tham dự hội nghị này là Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Gonzalo Miranda, khoa trưởng Phân Khoa Đạo Lý Sinh Học thuộc đại học đường Regina Apostolorum ở Rôma, đã dự phần vào một số giai đoạn của việc khai triển bản tuyên ngôn này. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị linh mục này phân tách một số khía cạnh quan trọng của bản tuyên ngôn ấy như sau.

 

Vấn:     Việc phê chuẩn bản tuyên ngôn này có một tầm vóc quan trọng ra sao?

 

Đáp:    Trước hết, nó xác định tầm quan trọng phổ quát về khoa đạo lý sinh học cùng với những đề tài và những vấn đề được nghiên cứu bởi khoa học được bắt đầu 35 năm trước đây. Phổ quát theo nghĩa là chúng ảnh hưởng tới tất cả chúng ta – bác sĩ và sinh vật gia, thế nhưng ảnh hưởng cả thành phần chính trị gia và luật gia, phóng viên báo chí, linh mục v.v., cùng xã hội nói chung.

 

Phổ quát còn vì những vấn đề này hiện nay được nhận định và nghiên cứu ở tất cả mọi miến đất trên thế giới về địa dư cũng như về văn hóa. Việc toàn cầu hóa tăng vọt chắc chắn đã góp phần vào hiện tượng này.

 

Tự chính bản chất của mình thì bản tuyên ngôn này không có tính cách bắt buộc các quốc gia phải tuân theo. Thế nhưng, nó cố gắng thực hiện một tầm ảnh hưởng quan trọng trong những cuộc lập luật của các quốc gia, cũng như trong những quyết định cùng tác hành của tất cả mọi thành phần có liên quan tới vấn đề của khoa đạo lý sinh học.

 

Cơ quan UNESCO tìm cách để trở thành một vị lãnh đạo thế giới ở lãnh vực này, và nó nói như thế một cách minh nhiên và tỏ tường.

 

Tôi đã thấy được lý do tại sao thành phần đại diện cho nhiều chính phủ, nhất là các quốc gia đang phát triển, kêu gọi cơ quan UNESCO hãy cống hiến cho họ một sự hướng dẫn nào đó về các đề tài đạo lý sinh học, và phổ biến hướng dẫn này nơi quốc gia của họ, chẳng hạn qua việc hợp tác để thành lập các tiểu ban đạo lý sinh học toàn quốc. 

 

Không thiếu những người nhìn thấy tất cả những điều này cái nguy hiểm của một thứ chính quyền về luân thường đạo lý toàn cầu được thiết lập vậy.


Vấn:     Tòa Thánh đã tham dự vào công việc này ra sao?

 

Đáp:    Như quí vị biết, Tòa Thánh có một quan sát viên thường trực làm việc với cơ quan UNESCO ở Ba Lê. Hiện nay là Đức ông Francesco Follo phụ trách vai trò này một cách hết sức xứng đáng và thành quả.

 

Tôi được mời tham dự vào công việc cẩn thận soạn thảo bản tuyên ngôn này để cống hiến quan điểm Công Giáo về khoa đạo lý sinh học, trước hết vào Tháng 8/2004; năm 2005 vừa qua vào Tháng 6, ở cuộc họp các nhà chuyên môn đại diện cho các chính quyền, và giờ đây ở Tổng Nghị này.

 

Là một quan sát viên, tôi có thể phát biểu nhưng không tham dự vào việc quyết định. Cũng thật là hào hứng khi được dịp nói một cách bán chính thức với thành phần đại biểu của các chính phủ, trao đổi cảm tưởng, lắng nghe và bày tỏ.

 

Tôi đã thấy được nơi nhiều vị đại biểu và đại diện việc họ cảm nhận sâu xa tỏ ra đối với Tòa Thánh và hết sức chú trọng tới tư tưởng của Giáo Hội.


Vấn:     Có thể nhận định có tính cách toàn cầu ra sao về bản tuyên ngôn được phê chuẩn này hay chăng?

 

Đáp:    Tôi nghĩ rằng bản tuyên ngôn này cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và tự nguyện nơi những người dấn thân cho khoa đạo lý sinh học, nhờ đó họ bắt đầu hiểu được những đòi hỏi của nó, ý nghĩa của các nguyên tắc nó phác họa, những thành quả khả dĩ nó gây ra trên thế giới này v.v.

 

Tôi không nghĩ rằng có thể nêu lên một nhận định thận trọng nếu không tường tận vấn đề được phân tích và tranh cãi này.

 

Dầu sao tôi cũng nghĩ rằng, nói chung, bản tuyên ngôn này là văn kiện khả chấp, thậm chí còn tốt đẹp ở một số vấn đề nữa. Dĩ nhiên, nó tiêu biểu cho hoa trái của một cuộc thảo luận và nỗ lực cho việc đồng thuận về những quan điểm và khuynh hướng tương khắc.

 

Chính vì thế mà những đề tài như việc bảo vệ con người thai nhi hay tình trạng của phôi thai bào con người không bị biến mất đi trong bản văn này, thậm chí không phải chỉ nói xa xa bóng gió vậy thôi. Lại còn một nỗ lực không kém nữa là tiến đến chỗ đồng ý về những gì được hiểu về con người, về phẩm vị con người v.v.

 

Như quí vị thực sự biết được rằng, từ đầu, nhan đề “Bản Tuyên Ngôn Các Qui Chuẩn Chung Về Khoa Đạo Lý Sinh Học” đã được bàn đi tính lại, và đã có cả một bản liệt kê dài về những vấn đề đặc biệt liên quan tới khoa đạo lý sinh học được bản tuyên ngôn này giải quyết.

 

Đoạn người ta nghĩ đến vấn đề để cho thuận tiện hơn thì nên giữ những nguyên tắc chung thôi, và bỏ qua từ ngữ “qui chuẩn” khỏi nhan đề của bản tuyên ngôn này. Cuối cùng cũng đã được quyết định đưa chữ “nhân quyền” vào đầu đề của bản tuyên ngôn để nhấn mạnh tới chủ trương làm nền tảng cho các nguyên tắc được bản tuyên ngôn này phác họa.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/2/2006

 

 

TOP

 

 

?  Chính Quyền Iraq tố cáo vụ bạo hành ở nhà tù Abu Ghraib

 

Sau khi truyền hình Úc Đại Lợi trình chiếu lại các hình ảnh mới được tung ra liên quan tới việc bạo hành tù nhân ở trại giam Abu Ghraib, thì hôm Thứ Năm 16/2/2006, chính phủ Iraq đã lên án hành động này. 

 

Thật vậy, hôm Thứ Tư đài truyền hình SBS của Úc Đại Lợi đã cho chiếu lại những băng hình và các tấm hình hành hạ và lạm nhục tình dục tỏ tường chưa bao giờ được công khai hóa. Một trong những băng hình cho thấy 5 nam nhân trùm đầu và thủ dâm trước ống kính chụp hình, như làm theo lệnh của nhóm canh gác.

 

Hôm Thứ Năm, các nhật báo Ả Rập đã dồn lực vào vấn đề mới được tung ra này. Tờ Al Hayat đã phổ biến 4 tấm hình và một bài viết tựa đề “Hình Ảnh Mới về Việc Gian Ác ở Nhà Tù Abu Ghraib: Hành Hạ, Sát Hại và Cắt Xẻo”.

 

Tường trình viên cho đài Úc Đại Lợi là bà Olivia Rousset đã cho biết rằng bà đang tìm hiểu những câu truyện về thành phần canh gác ở nhà tù Abu Ghraib. Bà cho biết những hình ảnh ấy được chụp từ năm 2003, cũng trong thời khoảng có những tấm hình khác ở một nhà tù nữa được tung ra trước công chúng và là vụ đã được tòa án Hoa Kỳ xử trong năm 2005 vừa rồi.

 

Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng những tấm hình và băng hình này không nên phổ biến. Vị phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Bryan Whitman đã nói với hãng thông tấn AP rằng việc tung ra những thứ này “chỉ có thể đổ thêm dầu vào lửa và khiêu khích cuộc bạo động không cần thiết trên thế giới”. Vị này còn cho biết là những tấm hình và băng hình đó xuất phát từ tài liệu đã được các vị thẩm quyền điều tra.

 

Tướng Janis Karpinski chịu trách nhiệm nhà tù này trong thời gian xẩy ra việc bạo hành tù nhân ấy đã bị giáng chức xuống làm đại tá. Một sĩ quan khác là đại tá Thomas Pappas cũng bị khiển trách và đền phạt. Một người bị tù 10 năm là Charles Graner và 1 bị 8 năm là Ivan Frederick. Nhân vật Graner và người bạn gái là Lynndie England (bị tù 3 năm), là những người đã xuất hiện nhiều trên các tấm ảnh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 16/2/2006

  

TOP

 

 

? Thế Giới Hồi Giáo – Chưa Nguôi Uất Hận

 

Cho đến Thứ Năm 16/2/2006, tức trong vòng 4 ngày liền, Pakistan vẫn còn xẩy ra những cuộc xuống đường biểu tình phản đối bộ biếm họa phỉ báng tiên tri giáo tổ Hồi Giáo. Hai ngày trước đã có 5 người thiệt mạng vì bạo động xẩy ra.

 

Thật vậy, hôm Thứ Năm, vẫn còn 40 ngàn người xuống đường ở một thành phố miền nam Pakistan là Karachi. Để đề phòng những cuộc nổi loạn tàn phá như 2 ngày trước, một lực lượng cảnh sát hùng hậu hợp với lực lượng bán quân sự lên tới con số 5 ngàn nhân viên đã được tung ra để giữ trật tự. Và cuộc biểu tình hôm nay đã được kết thúc tốt đẹp, không gì xẩy ra đáng tiếc.

 

Tuy nhiên, những gì chính yếu cho bất cứ cuộc biểu tình nào ở thế giới Hồi Giáo chống bộ biếm họa được báo chí Âu Châu phổ biến vẫn còn đó, như đốt cờ Đan mạch, và hô hoán những câu tung hô đả đảo, như “Thiên Chúa chúc dữ cho những kẻ nào dám xỉ nhục vị tiên tri”.

 

Chính phủ đã phải ra lệnh đóng cửa các trường học và nhiều cửa hàng trong thành phố. Hầu hết các phương tiện chuyên chở cũng không làm việc trong ngày hôm nay. Hơn 1 ngàn thương gia cũng tổ chức một cuộc xuống đường ở một thành phố phía đông Pakistan là Multan, bằng cách đóng hầu hết các cửa tiệm.

 

Nhân vật lãnh đạo nhóm Hồi Giáo phái Sunni Jamat Ahl-e-Sunnat tổ chức cuộc xuống đường này là Shah Turabul Haq đã nói rằng “trào lưu bảo vệ tính cách thánh thiện cho vị tiên tri này sẽ tiếp tục cho tới khi bẻ gẫy những cây bút của thành phần lộng ngôn phạm thượng và bịt miệng lưỡi của họ lại”.

 

Tổng Thống Pakistan là Pervez Musharraf và vị tổng thống đang viếng thăm nước này là Hamid Karzai hôm Thứ Tư, hôm có 70 ngàn người xuống đường ở tỉnh Peshawar, đã kêu gọi các quốc gia Âu Châu và Tây Phương hãy lên án những bức biếm họa, vì quyền tự do báo chí không có nghĩa là có quyền xỉ nhục những niềm tin tôn giáo của người khác.

 

Cũng vào hôm Thứ Tư, vị bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch là Per Stig Moeller đã cho biết chính phủ Iraq yêu cầu quân đội Đan mạch hãy ở lại, đừng hồi hương như yêu cầu của hội đồng miền ở Basra là nơi có 530 quân nhân Đan Mạch đang trấn đóng. Hội đồng địa phương ở đây đã yêu cầu quân đội Đan Mạch rút lui bằng không chính phủ Đan Mạch phải lên tiếng xin lỗi về bộ biếm họa phạm giáo do báo chí của họ phổ biến.

 

Nhân vật mang tên Ameer ul-Azeem, một phát ngôn viên của tổ chức Diễn Đàn Liên Hiệp Hành Động, một liên minh của các đảng phái tôn giáo chống đối đã tổ chức hầu hết các cuộc xuống đường ở Pakistan, đã nói trên truyền hình là những cuộc tấn công bạo động của thành phần biểu tình nhắm vào các tòa lãnh sự ở các quốc gia khác đã khiến những người Pakistan làm theo như thế. Ông kêu gọi dân chúng hãy tránh bạo động ở những cuộc biểu tình được liên minh này dự định tổ chức sau này trong tháng, nhưng ông vẫn không tin rằng dân chúng sẽ nghe theo lời khuyên gọi của ông: “Ít là sẽ có một cuộc phản đối bạo động ở mỗi làng, mỗi tỉnh và mỗi thành phố”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 16/2/2006

                                              

 

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ