GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 25/2/2006 Tuần VII Thường Niên |
? ĐTC Biển Đức XVI: Nguyên Văn Huấn Từ ngỏ cùng Thành Phần Phục Vụ Pháp Đình Rota Roma dịp khai mở pháp niên 2006 tại Sảnh Đường Clementine (tiếp)
? Thi Thể của Chị Lucia được dời về Vương Cung Thánh Đường Mẹ Mân Côi ở Đền Thánh Fatima
? Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Lên Tiếng kêu gọi Hòa Bình Nội Quốc Iraq
? Nigeria: Cuộc Đụng Độ Tôn Giáo vẫn tiếp diễn dữ dội
ĐTC Biển Đức XVI: Nguyên Văn Huấn Từ ngỏ cùng Thành Phần Phục Vụ Pháp Đình Rota Roma dịp khai mở pháp niên 2006 tại Sảnh Đường Clementine
Quí Vị Kiểm Tra, Viên Chức và Hợp Tác Viên của Pháp Đình Rota Tòa Thánh Roma
(tiếp 23 Thứ Năm và 24 Thứ Sáu)
Đến đây tự nhiên hiện lên nhận định thứ hai: đó là không một cuộc điều trần nào ở tòa án tự bản chất ‘chống lại’ với bên kia, như thể nó là vấn đề gây ra một thiệt hại bất công nào đó. Mục đích của việc xét xử không phải là để lấy mất một sự thiện khỏi bất cứ người nào mà là để thiết lập và bảo vệ con người và các tổ chức quyền làm chủ các sản vật.
Thêm vào vấn đề này, một vấn đề có hiệu lực nơi mọi cuộc xét xử, còn có một vấn đề khác chuyên biệt hơn nơi những giả thiết về việc hủy hôn. Ở đây, đôi bên không tranh giành một thứ sở hữu nào đó cần phải giành cho bên này hay bên kia. Mục đích của việc xét xử là để công bố sự thật liên quan tới tính chất hiệu thành hay bất hiệu thành của một cuộc hôn nhân thực sự, nói cách khác, là để công bố về thực tại làm nên cơ cấu gia đình, và là những gì sâu xa liên quan tới Giáo Hội cũng như xã hội dân sự.
Như thế, có thể nói rằng nơi kiểu mẫu xét xử này, chính Giáo Hội là nơi được yêu cầu thực hiện việc công bố ấy. Nếu tự nhiên cho rằng việc thành hiệu của một cuộc hôn nhân đã được chính thức thiết lập, thì vị Tiền Nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Biển Đức XIV, một giáo luật gia ngoại hạng, đã nghĩ đến và buộc phải có trong những thủ tục ấy sự tham dự của biện hộ viên cho mối liên hệ này ở cuộc xét xử được nói tới (cf. apostolic constitution "Dei Miseratione," Nov. 3, 1741). Bởi thế, việc biện chứng của các thủ tục để biết chắc được sự thật sẽ được bảo đảm hơn nữa.
Như việc biện chứng của các thủ tục ấy dẫn chúng ta tới chỗ hiểu được tiêu chuẩn của việc tìm kiếm sự thật thế nào thì nó cũng có thể giúp chúng ta nắm được một khía cạnh khác của vấn đề pháp lý: đó là giá trị mục vụ của vấn đề pháp lý, một giá trị không thể được tách khỏi lòng mến yêu chân lý.
Thật thế, có thể xẩy ra trường hợp là đức ái về khía cạnh mục vụ đôi khi bị ô nhiễm bởi những thái độ ve vuốt chiều chuộng đôi bên. Những thái độ này có vẻ như là mục vụ song thực tế chúng không đáp ứng với sự thiện của cá nhân, hay với sự thiện của cộng đồng Giáo Hội; bằng việc tránh né đương đầu với sự thật cứu độ thì những thái độ ấy thậm chí trở thành những gì bất lợi cho việc gặp gỡ cứu độ của mỗi người với Chúa Kitô.
Nguyên tắc về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân được Dức Gioan Phaolô II mạnh mẽ xác nhận (cf. addresses: Jan. 21, 2000, in ORE, Jan. 26, 2000, p. 1; Jan. 28, 2002, in ibid., Feb. 6, 2002, p. 6) liên quan tới tính cách nguyên vẹn của mầu nhiệm Kitô Giáo.
Tiếc thay, ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy là sự thật này đôi khi bị lu mờ đi trong lương tâm của Kitô hữu và của con người thiện tâm. Vì chính lý do này mà việc phục vụ ấy, được cống hiến cho thành phần tín hữu cũng như cho những đôi phối ngẫu ngoài Kitô Giáo gặp khó khăn, là những gì gian xảo lọc lừa: Nó củng cố nơi họ, một cách ngấm ngầm, khuynh hướng quên đi tính cách bất khả phân ly của việc họ hiệp nhất.
Như thế, việc can thiệp khả dĩ của tổ chức giáo hội để hủy hôn có nguy cơ gặp thất bại.
Tuy nhiên, sự thật được tìm kiếm trong tiến trình hủy hôn không phải là một sự thật trừu tượng, một sự thật hoàn toàn tách khỏi sự thiện của cá nhân trong cuộc. Nó là một sự thật hoàn toàn thuộc về cuộc hành trình nhân bản và Kitô giáo của mỗi một người tín hữu. Bởi vậy, thật là quan trọng đối với vấn đề tuyên bố về sự thật này cần phải xẩy ra trong khoảng thời gian hữu lý.
Đấng Quan Phòng Thần Linh chắc chắn biết cách rút lấy sự thiện từ sự dữ, cho dù các cơ cấu của Giáo Hội có bỏ bê lơ là với nhiệm vụ của mình hay có vấp phạm lầm lẫn chăng nữa.
Tuy nhiên, cần phải mang hoạt động về cơ cấu của Giáo Hội nơi các pháp tòa của Giáo Hội gần gũi hơn nữa với thành phần tín hữu. Ngoài ra, cảm quan mục vụ này cần phải tiến tới chỗ tránh đi việc hủy hôn khi đôi phối ngẫu tìm cách lập gia đình, cũng như tới chỗ nỗ lực giúp các đôi phối ngẫu giải quyết các vấn đề có thể xẩy ra và tìm đường lối giải quyết hòa giải. Tuy nhiên, chính cái cảm quan mục vụ ấy đối với những trường hợp thực tế của cá nhân cần phải làm sao dẫn tới việc bảo toàn chân lý và áp dụng các qui tắc được qui định để bảo vệ nó trong cuộc xét xử.
Tôi hy vọng rằng những suy tư chia sẻ này là
những gì giúp quí vị hiểu hơn về cách thức làm thế nào lòng yêu chuộc sự thật có
thể nối kết giữa cơ cấu của việc cứu xét về giáo luật vấn đề hủy hôn, với cảm
quan mục vụ chân thực là những gì làm cho những việc cứu xét ấy linh động. Nhìn
theo chiều hướng ấy thì Bản Hướng Dẫn ‘Dignitas connubii’ và những quan tâm xuất
phát từ Cuộc Thượng Nghị Giám Mục mới đây, hoàn toàn hòa hợp với nhau vậy.
Quí bạn thân mến, Cộng Đồng Giáo Hội hết sức biết ơn quí bạn về việc quí bạn thận trọng thực hiện công việc cực nhọc và lôi cuốn mang lại mối hòa hợp ấy. Với niềm chân thành hy vọng là hoạt động pháp lý của quí bạn sẽ góp phần vào sự thiện của tất cả mọi người hướng đến quí bạn, và sẽ phấn khích họ trong việc họ riêng tư gặp gỡ Sự Thật là Chúa Kitô, tôi tri ân cảm mến ban phép lành cho quí bạn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/2/2006
Thi Thể của Chị Lucia được dời về Vương Cung Thánh Đường Mẹ Mân Côi ở Đền Thánh Fatima
Thật vậy, hôm Chúa Nhật 19/2/2006, thi thể của nhân vật thụ khải sống sót cuối cùng trong ba thụ khải nhân đã được dời về Đền Thánh Fatima đúng như dự tính khi chị qua đời một năm trước đây (13/2/2005).
Có khoảng 250 ngàn người hành hương đã vẫy khăn trắng khi thi thể chị tiến vào Đền Thờ Mẹ Mân Côi. Lịch sử về các cuộc hiện ra cũng được đọc lại trong lễ nghi ngắn gọn này. Thi thể của chị được nằm bên cạnh hai chân phước Phanxicô và Giaxinta trong đền thờ này.
Trên mộ của chị có khắc hàng chữ như sau: “Nữ Tu Maria Lucia của Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm, người đã được Đức Mẹ hiện ra. Sinh ngày 22/3/1907 chết ngày 13/2/2005. Được di hài về Đền Thờ này ngày 19/2/2006” Riêng hai bia đá trên một của hai người em họ của chị còn được đề thêm chữ: “Được phong chân phước ngày 13/5/2000”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/2/2006
Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Lên Tiếng kêu gọi Hòa Bình Nội Quốc Iraq
Ngày Thứ Sáu 24/2/2006, qua bài “Top Shiite leaders urge Iraqi unity”, mạng điện toán toàn cầu CNN cho biết: “Một nhân vật chính trị cao cấp thuộc phái Hồi Giáo Shiite đã hợp với vị giáo sĩ cao nhất trong phái Hồi Giáo Shiite để kêu gọi thành phần công dân trong nước hãy hiệp nhất và tự kiềm chế, một nỗ lực cố gắng để trấn an các cơn hận thù trước khi chúng biến thành một trận nội chiến toàn diện”.
Thật vậy, vị lãnh đạo Hội Đồng Tối Cao Về Cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Ở Iraq (Supreme Council for the Islamic Revolution in Iraq: SCIRI) là Abdul-Aziz al-Hakim, hôm Thứ Sáu này đã gọi cuộc nổ bom ngôi “Đền Vàng” Al-Askariya ở Samarra là cuộc tấn công toàn dân Iraq.
Vị này không qui tội cho những người Iraq Sunni mà là cho thành phần “takfiris” hay thành phần cực đoan, thành phần không đại diện cho Hồi Giáo, và ông nêu tên thành phần đó như tay lãnh đạo đảng al Qaeda ở Iraq là Abu Musab al-Zarqawi. Và ông kêu gọi toàn dân Iraq hãy đoàn kết để chiến đấu với họ.
Những lời nhận định của ông được truyền hình, âm vang những lời của vị Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, vị đã xin “tín đồ Hồi Giáo phái Shiite hãy ôn hòa bày tỏ niềm sầu thương của mình và bình tĩnh tố giác cùng lên án hành động ấy”. Vị này khuyên dân chúng đừng sử dụng “những hành động làm lợi cho những ai đang cố gắng làm dấy lên cuộc bạo động bè phái. Kẻ thù của chúng ta đã đột nhập Iraq muốn làm điều này đã lâu rồi”.
Lời kêu gọi của vị này đã gây ra lời chỉ trích gián tiếp và bất thường của một nhóm giáo sĩ Hồi Giáo phái Sunni đang tức giận về các cuộc tấn công trả đũa của người Hồi Giáo phái Shiite: “Chúng tôi trách cứ một số thẩm quyền tôn giáo phái Shiite đã kêu gọi xuống đường, trong khi họ biết rằng Iraq không thể nào kiểm soát được đường phố”, vị giáo sĩ Sheik Abdul Salam al-Qubaisi nói như thế.
Từ Thứ Tư 22/2/2006 là ngày xẩy ra biến cố khiêu khích chọc gậy bánh xe này đã có 132 người bị sát hại, trong đó có 87 thi thể được tìm thấy nguyên ở thủ đô Baghdad. Cuộc bạo động tử vong này đã bị ngăn chặn lại bằng lệnh giới nghiêm cả ban ngày vào hôm Thứ Sáu là ngày chính trong tuần của Hồi Giáo, ở những nơi như chính thủ đô Baghdad, ở hạt Salaheddin là nơi có ngôi Đền Vàng, và ở hạt Diyala bên cạnh là nơi xẩy ra bạo động dữ dội. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm chỉ áp dụng cho các loại xe cộ chứ không cho người, và chỉ giới nghiêm cho tới 4 giờ chiều, tức là giới nghiêm bao gồm cả thời gian cầu nguyện vào buổi trưa theo thông lệ.
Tuy nhiên, vị bộ trưởng Nội Vụ cho biết lệnh giới nghiêm này sau đó được tiếp tục từ 8 giờ tối tới 6 giờ sáng triệt để ở Baghdad và ở Salaheddin; còn 16 hạt khác được phép làm như thế tùy nghi mỗi nơi.
Ở Basra, một thành phố đa số là người Hồi Giáo Shiite ở miền nam, hằng ngàn người đã đáp lời kêu gọi của các vị lãnh đạo tôn giáo thực hiện các buổi cầu nguyện chung giữa hai phái Hồi Giáo Shiite và Sunni hôm Thứ Sáu.
Một vị trong hội đồng hạt Barsa là Hakim Al-Mayahi cho biết: “Những người Hồi Giáo Sunni và Shiite chúng ta đã từng sống với nhau hằng bao ngàn năm. Chúng ta lên án những hành động tội ác như thế, những hành động họ muốn dùng để chia rẽ người Iraq”. Một buổi tổ chức tương tự cũng diễn ra ở Kut ở cùng miền nam, vào hôm Thứ Năm hôm trước, cầm cớ Iraq và hô hoán “Không chấp nhận Người Mỹ”.
Ngược lại, cũng vào hôm Thứ Năm, hằng ngàn người Hồi Giáo phái Shiite giận dữ tập trung lại ở ngôi đền thờ bị nổ bom để kêu gọi trả thù. Trong số thành phần tham dự các cuộc biểu tình có các phần tử thuộc nhóm của vị giáo sĩ quá khích Muqtada al-Sadr, vị có các tay háo chiến được cho biết là đi đến từng nhà ở các miền của người Sunni để yêu cầu lấy đầu của các gia chủ.
Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit Thứ Sáu 24/2/2006, thì vị giám mục lễ nghi Chaldean ở Baghdad là Shlemon Warduni thuộc Tòa Thượng Phụ Baghdad đã phổ biến một văn thư và được cơ quan tín vụ của các vị giám mục Ý là SIR phổ biến hôm Thứ Sáu cho biết là không phải là không thể xẩy ra nội chiến sau vụ nổ bom ngôi đền thờ quan trọng ấy.
“Ngôi đền thờ này, cũng như các ngôi đền thờ khác, là những lâu đài quí báu, chúng là một kho tàng cho nước Iraq. Chỉ cần nghĩ là, với gia sản lịch sử và văn hóa của mình, nước Iraq đã có thể sống nguyên nhờ vấn đề du lịch. Những ai có hành động hung bạo này là khinh khi Iraq và nhân dân nước này”.
Theo vị giám mục này thì “mục đích đã rõ ràng, đó là để gieo rắc chia rẽ cùng hận thù và ngăn cản việc phát triển của đất nước này. Đây chưa phải là cuộc nội chiến, thế nhưng, khi chúng ta thấy những cuộc tàn sát như thế thì không được coi thường cái cơ nguy này. Các vị lãnh đạo tôn giáo, cả Kitô Hữu và Hồi Hữu, đã kêu gọi hãy làm cho lý trí và an bình thống trị. Hôm nay, tôi muốn nói rằng phúc cho những ai khiêm hạ vị họ sẽ được đất làm của mình vậy”.
Giám Mục Hoa Kỳ, cũng hôm Thứ Sáu, Đức Giám Mục Thomas Wenski, chủ tịch Tiểu Ban của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về Chính Sách Quốc Tế đã phổ biến một văn thư về vụ này như sau:
“Chúng tôi gửi lời nguyện cầu và phân ưu đến nhân dân Iraq vào thời điểm mất mát buồn nản này. Như chúng tôi vẫn nhất trí lên án các cuộc tấn công trong quá khứ các địa điểm và cộng đồng Kitô Giáo, giờ đây chúng tôi mạnh mẽ lên án cuộc khủng bố tấn công tàn ác này ở ngôi Đền Vàng ấy. Chúng tôi cũng cảm thấy e ngại và hết sức lo âu về các cuộc tấn công trả thù ở những ngôi đền thờ khác cùng với những mất mát về mạng sống sau cuộc tấn công ngôi Đền Vàng.
Vị giám mục ở giáo phận Orlando, Florida này viết tiếp: “Việc cố ý tấn công các địa điểm và cộng đồng tôn giáo là những gì đáng khiển trách và nguy hiểm. Việc hủy hoại các địa điểm tôn giáo là những gì đặc biệt đáng trách khi nó tìm cách tác hại cái cốt lõi về văn hóa, niềm tin và cộng đồng của dân chúng. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực chấm dứt bạo động và hoạt động cho cuộc chuyển giao hữu trách ở Iraq. Chúng tôi cầu xin cho thành phần nạn nhân của cuộc bạo động mới đây cũng như cho gia đình của họ. Chúng tôi nguyện cầu để Iraq được lắng đọng và an bình”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
? Nigeria: Cuộc Đụng Độ Tôn Giáo vẫn tiếp diễn dữ dội
|
Hôm Thứ năm ngày 23/2/2006, qua bài “Corpses burn on streets of Nigerian city”, mạng điện toán toàn cầu CNN đã cho biết là “Giới trẻ Kitô Giáo đã đốt các thi thể của người Hồi Giáo hôm Thứ Năm trên các đường phố ở Onitsha thuộc miền đông nam Nigeria, một thành phố bị tấn công dữ dội nhất bởi các cuộc nổi loạn tôn giáo sát hại 138 người khắp nước trong vòng 5 ngày”.
Thật vậy, đúng như lời cảnh báo của Đức Tổng Giám Mục có thế lực là Peter Akinola vào sáng Thứ Ba 21/2/2006 cho biết có thể sẽ không còn ngăn cản được thành phần giới trẻ Kitô Giáo ngang bướng, đám loạn dân giới trẻ Kitô Giáo, bằng việc tìm cách trả thù cho những sát hại Kitô hữu ở miền bắc nước này, đã tấn công những người Hồi Giáo bằng những thanh đoản kiếm, phá hủy nhà cửa của họ và dùng đuốc phóng hỏa các đền thờ trong hai ngày bạo động ở Onitsha, nơi đã có ít là 85 người bị tử vong.
Một tay lái taxi gắn máy là Anthony Umai, đứng gần chỗ những giới trẻ Kitô hữu khác đã chất đống thi thể của 10 người Hồi Giáo để thiêu đốt, đã nói rằng: “Chúng tôi rất sung sướng là điều này đang xẩy ra để dạy cho miền bắc một bài học”.
Nhiều thi thể đã được lực lượng an ninh vứt lên đằng sau những chiếc xe. Một số thi thể vẫn còn nằm trên các đường phố và hằng trăm người Hồi Giáo cả nam lẫn nữ tẩu thoát khỏi thành phố này dồn lên những chiếc xe vận tại hở mui vì sợ bị sát hại. Hằng ngàn người đang trốn ở các doanh trại lính hay trạm cảnh sát.
Bản hiến pháp của nước này ngăn trở vị đương kim tổng thống Obasanjo, một Kitô hữu, được tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 vào năm 1007. Ông nói ông tán thành việc ấy. Thế nhưng, ông không chịu lên tiếng nhận định về một phong trào rất mãnh mẽ đang vận động để tu chính hiến pháp cho ông được tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3. Cuối tuần này, tại hai thành phố Maiduguri và Katsina điều hành những buỗi diễn đàn công cộng về vấn đề cải tổ hiến pháp, một biến cố được nhiều người cho rằng có ý nhắm tới nhiệm kỳ thứ ba của vị đương kim tổng thống. Hầu hết dân chúng ở miền bắc cảm thấy rằng vai trò tổng thống cần phải được lọt vào tay của một người Hồi Giáo vào nhiềm kỳ tới từ năm 2007.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL