GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 3/2/2006 Tuần IV Thường Niên |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Tòa Rota Rôma dịp hằng năm khai mạc năm pháp lý
? ĐTC Biển Đức XVI: Thông Điệp "THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU" (tiếp) - Phần II: VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’ (19-21)
? Thế Giới Hồi Giáo càng Phản Ứng Dữ Dội trước Truyền Thông Tây Phương nhạo báng Giáo Tổ Mohammed
? Ngày Ấn Định Giáo Hoàng Biển Đức XVI Viếng Thăm Balan
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Tòa Rota Rôma dịp hằng năm khai mạc năm pháp lý
Sáng ngày Thứ Bảy 28/1/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp phái đoàn phục vụ tòa Rota ở Rôma nhân dịp hằng năm khai mạc năm pháp lý.
Trong bài huấn từ của mình, ngài đã nhắc lại di sản giáo huấn phong phú của Đức Gioan Phaolô II về vấn đề giáo luật được chất chứa trong Bản Hướng Dẫn “Dignitas connubii” liên quan tới các phương thức cần phải được tuân theo trong những việc điều tra cần để tiêu hôn. Ngài nói:
“Việc đóng góp lớn nhất của Bản Hướng Dẫn này, một bản hướng dẫn tôi hoàn toàn tin rằng được các tòa án của Giáo Hội áp dụng, bao gồm việc đề cập tới tầm mức và cách thức có những qui chuẩn đặc biệt ở những khoản giáo luật hiện hành cần phải áp dụng cho việc tiêu hôn, mà vẫn theo các qui chuẩn đặc biệt liên quan tới tình trạng của con người, hay liên quan tới thiện ích chung nữa”.
Ngài đã nhắc lại rằng, trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới hồi Tháng 10/2005 về Thánh Thể, các Nghị Phụ đã “kêu gọi các tòa án của Giáo Hội hãy hết sức nỗ lực để bảo đảm rằng các phần tử tín hữu không kết hôn theo giáo luật, sớm bao nhiêu có thể, được bình thường hóa tình trạng tại gia của họ”, nhờ đó được rước lễ lại. Tuy nhiên, ngài tiếp tục:
“Pháp lý giáo luật và Bản Hướng dẫn mới đây dường như đặt giới hạn cho vấn đề về mục vụ, như thể mối quan tâm về nguyên tắc là để làm trọn các thứ thủ tục về pháp lý, nhưng lại không lưu ý gì tới các mục đích mục vụ nơi tiến trình pháp lý. Ẩn nấp đằng sau đường lối này là một thứ xung khắc được cho là xẩy ra giữa luật lệ và việc chăm sóc mục vụ nói chung.
“Trong cuộc gặp gỡ của tôi với quí vị lần đầu tiên đây, tôi muốn chú ý tới một khía cạnh tiêu biểu cho vấn đề gặp gỡ chính yếu giữa luật lệ và việc chăm sóc mục vụ, đó là việc yêu chuộng chân lý”.
Theo chiều hướng này, ngài đã nhấn mạnh tới vấn đề “mục đích của một cuộc điều trần của tòa án là tuyên bố sự thật từ thành phần vô tư thứ ba” ra sao, sau khi cả đôi bên được dịp trình bày trường hợp của mình “trong mộït giới hạn bàn luận thích hợp…. Bởi thế, tất cả mọi hệ thống pháp luật cần phải có khuynh hướng bảo đảm tính cách khách quan, thời hạn và hiệu năng đối với các quyết định của chư vị thẩm phán”.
Sau đó ngài đã nói tới vấn đề các tòa án làm sao để có thể nhận thấy là họ đang giải quyết những vấn đề “vượt ngoài cả phạm vi của thành phần liên quan, vì những vấn đề ấy liên quan tới các thứ quyền lợi của toàn thể cộng đồng Giáo Hội”. Chính vì phương diện này mà “những lý do để công bố hủy hôn không thành. Thật vậy, hôn nhân theo chiều kích song hành của nó – tự nhiên và bí tích – không phải là những gì đôi phối ngẫu có thể tùy ý quyết định, hay, căn cứ vào tính chất xã hội và công khai của nó, không thể nghĩ ra một hình thức tự quyết nào đó”.
Sau khi nhấn mạnh rằng “không một cuộc điều trần nào ở tòa án tự bản chất ‘chống lại’ với bên kia, như thể mục đích của nó là để giáng xuống một hình thức trừng phạt nào đó. Mục đích của cuộc điều trần, ngược lại, là để công bố sự thật liên quan tới tính chất hiệu thành hay bất hiệu thành của một cuộc hôn nhân chuyên biệt; nói cách khác, là để công về về thực tại cốt lõi của cơ cấu gia đình, và là những gì quan tâm nhất đối với Giáo Hội cũng như với xã hội dân sự”.
Ngài tiếp tục cho biết làm thế nào “tiêu chuẩn của việc tìm kiếm sự thật” dẫn chúng ta tới việc xét tới một khía cạnh khác của vấn đề pháp lý: “Giá trị mục vụ của vấn đề pháp lý, một giá trị không thể được tách khỏi lòng mến yêu chân lý. Thật thế, có thể xẩy ra trường hợp là đức ái về khía cạnh mục vụ đôi khi bị ô nhiễm bởi những thái độ ve vuốt chiều chuộng nhau. Những thái độ này có vẻ như là mục vụ song thực tế chúng không đáp ứng với sự thiện của cá nhân, hay với sự thiện của cộng đồng Giáo Hội.
“Sự thật để hủy hôn không phải là… một sự thật trừu tượng, một sự thật hoàn toàn tách khỏi sự thiện của cá nhân. Nó là một sự thật hoàn toàn thuộc về cuộc hành trình nhân bản và Kitô giáo của mỗi một người tín hữu. Bởi vậy, thật là quan trọng đối với vấn đề tuyên bố về sự thật này cần phải xẩy ra trong khoảng thời gian hữu lý”.
Ngài cũng nhấn mạnh trách nhiệm quan hệ trong việc “mang hoạt động về cơ cấu này của Giáo Hội ở các pháp đình gần lại với tín hữu hơn”, nhu cầu cần phải “tìm cách tránh hủy hôn”, và tầm quan trọng của “các nỗ lực giúp đỡ những đôi phối ngẫu giải quyết những khó khăn của họ và tìm cách hòa giải”.
“Tôi hy vọng rằng những suy tư chia sẻ này là những gì giúp quí vị hiểu hơn về cách thức làm thế nào lòng yêu chuộc sự thật có thể nối kết giữa cơ cấu của việc cứu xét về giáo luật vấn đề hủy hôn, với cảm quan mục vụ chân thực là những gì làm cho những việc cứu xét ấy linh động. Nhìn theo chiều hướng ấy thì Bản Hướng Dẫn ‘Dignitas connubii’ và những quan tâm xuất phát từ Cuộc Thượng Nghị Giám Mục mới đây, hoàn toàn hòa hợp với nhau vậy”.
Trong buổi triều kiến Đức Giáo Hoàng này, vị chánh án tòa Rota là Đức Ông Antoni Stankiewicz đã nói tới tinh thần của Bản Hướng Dẫn về vấn đề hôn nhân “Dignitas Connulii”, được Hội Đồng Tòa Thánh Về Dẫn Giải Các Bản Văn Pháp Luật phổ biến ngày 25/1/2005, như sau:
“Nó không phải tìm cách làm cho các thủ tục về vấn đề hôn nhân trở nên phức tạp hơn, hay việc tuyên bố hủy hôn tự nó trở thành bất khả gánh vác, mà trở thành một thứ hiệu nghiệm ‘trợ giúp cho các vị thẩm phán và những ai hoạt động ở các Tòa Án Giáo Hội. Các thủ tục về pháp lý để hủy hôn chẳng những thực thi việc phục vụ chân lý mà còn cả đức ái nữa”.
Kể từ ngày 31/12/2005 có 1.054 vụ cần được tòa Rota cứu xét. Năm ngoái có 264 vụ được trình lên tòa Rota (163 ở Âu Châu, 73 ở Mỹ Châu và 10 ở Á Châu).
Các vị thẩm phán đã ban hành 289 án quyết, trong đó 141 án quyết có tính chất dứt khoát, và 1 trong 141 án quyết ấy có tính chất tội ác, không liên quan tới vấn để hủy hôn. Trong 140 án quyết này, có 69 án quyết công nhận là hôn nhân không thành, và 71 án quyết công nhận hôn nhân thật sự là hiệu thành.
Một ¼ các trường hợp được hưởng “việc bảo trợ miễn phí” là việc ấn định rằng các viên chức trong tiến trình cứu xét không được trả thù lao.
Hội Đồng Tòa Án Rota gồm có 20 da916ng bậc (giám mục hay tổng giám mục) kiểm viên: 9 Ý, 2 Balan, 2 Mỹ, 2 Labanon, 1 Tây Ban Nha, 1 Đức, 1 Pháp, 1 Ba Tây và 1 Tô Cách Lan.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS (phần về bài nói của ĐTC) và Zenit (phần còn lại), 30/1/2006
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thông Điệp DEUS CARITAS EST – THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU (tiếp)
PHẦN HAI
VIỆC GIÁO HỘI THỰC THI YÊU THƯƠNG NHƯ LÀ MỘT ‘CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG’
Hoạt Động Bác Ái của Giáo Hội là việc Biểu Lộ Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi
19. Thánh Âu Quốc Tinh đã viết rằng: “Nếu anh chị em thấy đức ái là anh chị em thấy Chúa Ba Ngôi” (De Trinitate, VIII, 8, 12: CCL 50, 287). Ở những suy tư trước đây, chúng ta đã chú trọng tới Đấng Bị Đâm Thâu Qua (x Jn 19:37; Zech 12:10), khi nhận thức về dự án của Chúa Cha là Đấng đã vì yêu thương (x Jn 3:16) sai Người Con duy nhất của Ngài đến trần gian để cứu chuộc con người. Bằng việc chết trên cây Thập Tự Giá – như Thánh Gioan đã nói cho chúng ta hay – Chúa Giêsu “đã phó Thần Linh của Người” (Jn 19:30), một tác động hướng về tặng ân Thánh Linh sẽ được Người thông ban sau khi Người Phục Sinh (x Jn 20:22). Đó là những gì hoàn trọn lời hứa về “những giòng nước hằng sống” tuôn ra từ lòng thành phần tin tưởng, nhờ việc tuôn đổ Thần Linh ấy (x Jn 7:38-39). Thật vậy, Thần Linh là một thứ quyền lực nội tại hòa hợp lòng của họ với lòng của Chúa Kitô, và tác động họ yêu thương anh chị em của họ như Chúa Kitô đã yêu thương họ, khi Người cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ của Người (x Jn 13:1-13), và nhất là khi Người hiến sự sống mình vì chúng ta (x Jn 13:1, 15:13).
Thần Linh này cũng là một năng lực biến đổi con tim của cộng đồng Giáo Hội nữa, để cộng đồng này trở thành chứng nhân trước thế giới về tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn làm cho nhân loại nên một gia đình duy nhất của Con Ngài. Tất cả hoạt động của Giáo Hội đều là việc thể hiện của một tình yêu tìm kiếm sự thiện nguyên vẹn của con người, ở chỗ, hoạt động ấy tìm cách truyền bá phúc âm hóa con người bằng Lời Chúa và bằng Bí Tích, một việc đảm trách thường là những gì anh hùng ở đường lối thể hiện trong lịch sử; và nó tìm cách đề cao con người ở những phạm vi khác nhau của đời sống và hoạt động nhân bản. Bởi thế mà tình yêu là việc phục vụ được Giáo Hội thực hiện để liên lỉ chăm sóc tình trạng kổ đau của con người và những nhu cầu của họ, kể cả nhu cầu về vật chất. Đó là khía cạnh, khía cạnh phục vụ của đức ái, là những gì tôi muốn chú trọng tới ở phần thứ hai của bức Thông Điệp này vậy.
Bác Ái là Trách Nhiệm của Giáo Hội
20. Tình yêu thương tha nhân, được bắt nguồn từ tình yêu thương của Thiên Chúa, là trách nhiệm trước hết và trên hết đối với mỗi cá nhân của thành phần tín hữu, thế nhưng nó cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng Giáo Hội ở hết mọi cấp độ: từ cộng đồng địa phương đến Giáo Hội riêng cũng như tới toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Là một cộng đồng, Giáo Hội cần phải thực thi yêu thương. Bởi thế, yêu thương cần phải được tổ chức nếu nó muốn trở thành một việc phục vụ đàng hoàng cho cộng đồng. Điều nhận thức về trách nhiệm này đã là những gì liên quan về cơ cấu trong Giáo Hội ngay từ ban đầu, ở chỗ, “Tất cả những ai tin đều họp lại với nhau và để mọi sự làm của chung; họ bán của cải sản vật của mình đi để phân phát chúng cho tất cả mọi người, tùy theo nhu cầu của mỗi người” (Acts 2:44-45). Qua những lời ấy, Thánh Luca đã cống hiến một thứ định nghĩa về Giáo Hội, một Giáo Hội có những yếu tố về cơ chế bao gồm việc trung thành với “giáo huấn của các Vị Tông Đồ”, với “mối hiệp thông” (koinonia), với “việc bẻ bánh” và với “việc cầu nguyện” (x Acts 2:42). Yếu tố “hiệp thông (koinonia) mới đầu chưa được xác định, nhưng xuất hiện một cách cụ thể ở những câu được trích dẫn trên đây, vì nó bao gồm sự kiện là thành phần tín hữu coi mọi sự là của chung, và giữa họ không còn bất cứ biệt phân giầu nghèo nào nữa (cũng xem cả Acts 4:32-37). Khi Giáo Hội tăng trưởng thì hình thức căn bản về việc hiệp thông vật chất thực sự không còn bảo trì được nữa. Thế nhưng cái cốt lõi thiết yếu của nó vẫn còn, ở chỗ, trong cộng đồng tín hữu không bao giờ có một thứ nghèo khổ khiến bất cứ một ai phải chịu thiếu thốn cả những gì cần thiết để sống một cuộc đời xứng đáng.
21. Một bước tiến quan trọng trong việc khó khăn tìm cách thực thi nguyên tắc căn bản này của Giáo Hội là những gì đã được minh chứng nơi việc chọn 7 vị, một việc đánh dấu nguồn gốc của vai trò phó tế (x Acts 6:5-6). Thật vậy, vào thời Giáo Hội sơ khai, trong việc phân phát hằng ngày cho thành phần góa bụa đã xẩy ra tình trạng không công bằng giữa những người nói tiếng Do Thái và những người nói tiếng Hy Lạp. Các Vị Tông Đồ, những vị chính yếu được ủy thác cho việc “cầu nguyện” (Thánh Thể và phụng vụ), cùng với “thừa tác vụ rao giảng”, đã cảm thấy nặng gánh bởi việc “phục vụ bàn ăn”, nên các vị đã quyết định bảo trì cho mình phận vụ chính yếu và ủy thác cho một nhóm 7 người làm những việc khác cũng cần thiết trong Giáo Hội. Nhóm này không phải chỉ thuần túy thực hiện việc phân phối mà thôi, họ là những con người “đầy Thần Linh và khôn ngoan” (x Acts 6:1-6). Nói cách khác, dịch vụ xã hội mà họ cần phải cung cấp hoàn toàn là những gì cụ thể, thế nhưng, đồng thời nó cũng là dịch vụ thiêng liêng nữa; những việc làm của họ thực sự đóng vai trò thiêng liêng là những gì thực thi trách nhiệm thiết yếu của Giáo Hội, tức là trách nhiệm yêu thương tha nhân một cách có tổ chức đàng hoàng. Trong việc hình thành nhóm 7 người này, “diaconia - việc phục vụ” – một thừa tác vụ bác ái được thi hành một cách hiệp thông theo cấp trật – đã trở thành một yếu tố cấu trúc nồng cốt của Giáo Hội.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20051225_deus-caritas-est_en.html
Thế Giới Hồi Giáo càng Phản Ứng Dữ Dội trước Truyền Thông Tây Phương nhạo báng Giáo Tổ Mohammed
Trong khi ở Balê Pháp quốc, nhà xuất bản Raymond Lakah của tờ nhật báo France Soir giải nhiệm vị chủ bút Jacques Lefranc sau khi tờ này hôm Thứ Tư 1/2/2006 đã cho phổ biến lại những bức hí họa nhạo báng Hồi Giáo từ tờ nhật báo Đan Mạch, thì ở Pakistan, thành phần phản đối đã diễn hành hô hoán “Đập Chết Đan mạch” và “Đánh Chết Pháp Quốc”.
Trong những cuộc phản đối liên tục xẩy ra, những tay súng Palestine đã đóng cửa văn phòng Khối Hiệp Nhất Âu Châu hôm Thứ Năm 2/2/2006 ở Thành Phố Gaza, viết trên cửa của văn phòng này rằng văn phòng sẽ cứ đóng cửa cho tới khi người Âu Châu xin lỗi người Hồi Giáo.
Đeo mặt nạ, những nam nhân – thuộc Thánh Chiến Hồi Giáo và Lữ Đoàn Tử Đạo al Aqsa thuộc ngành quân sự đảng Fatah – đã bắn những viên đạn chỉ thiên và một người trong họ đọc lên những điều yêu cầu.
Hôm Thứ Hai, 30/1/2006, đã có một cuộc biểu tình như vậy xẩy ra tại Thành Phố Gaza này. Các viên chức Palestine báo cho biết là những tay cầm súng ấy đe dọa sẽ bắt cóc những nhân viên Âu Châu nếu Khối Hiệp Nhất Âu Châu không lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo.
Hôm Thứ Tư, những người Iraq đã yêu cầu chính quyền của họ chấm dứt liên hệ ngoại giao với Đan Mạch và Na Uy vì vụ phổ biến những tấm hí họa phỉ báng Hồi Giáo như thế. Các vị lãnh đạo Hồi Giáo Iraq đã kêu gọi thành phần tín đồ của họ hãy biểu tình từ thủ đô Baghdad tới thành phố miền nam Basra sau những buổi cầu nguyện chính vào Thứ Sáu 3/2/2006 để lên án các bức hí họa ấy.
Vị Thủ Tướng Palestine đang giải nhiệm là Ahmed Qureia đã lên án hôm Thứ Năm 2/2/2006 những bức hí họa này, khi ông nói với Associated Press rằng chúng “gây phẫn nộ cho tất cả mọi người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng các chính phủ liên hệ chú ý tới tính cách tế nhị của vấn đề này”. Ông đã yêu cầu những tay võ trang đừng tấn công những người ngoại quốc, “thế nhưng chúng tôi cảnh giác là những phẫn nộ có thể bùng nổ vì những vấn đề rất tế nhị ấy”.
Tổng Thống A Phú Hãn là Hamid Karzai nói rằng “Bất cứ một sự xỉ nhục này đối với Vị Tiên Tri Thánh đều là sự xỉ nhục cho hơn 1 tỉ người Hồi Giáo và là một hành động như thế này không bao giờ được phép tài diễn nữa”.
Ngoại Trưởng nước Iran đã triệu mời vị Đại Sứ Áo Quốc Stigel Bauer, vì quốc gia của ông đang trong thời kỳ luân phiên làm chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, để tỏ ý phản đối báo chí Âu Châu có thái độ phỉ báng đạo giáo của họ. Cơ Quan Tín Vụ Cộng Hòa Hồi Giáo cho biết như thế và còn cho biết thêm là vị đại sứ ấy đã xin lỗi và hứa chuyển việc phản đối của Iran với chính quyền của mình và các nước khác thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
Một tờ nhật báo ở Jordan, hôm Thứ năm 2/2/2006, đã dám phổ biến 3 trong bộ hí họa này, với hàng chữ đính kèm là nó in lại chúng là để tỏ cho độc giả “tầm mức xúc phạm của người Đan Mạch”. Ngoài ra, bên cạnh các bức hí họa được in lại ấy, tờ tuần san Ả Rập Shihan đã viết trên nhan đề là “Đây là những gì tờ nhật báo Đan Mạch đã phác tả Tiên Tri Muhammad, xin Chúa chúc lành và ban bình an xuống trên ngài”.
Syria và Saudi Arabia đã triệu hồi đặc sứ của mình ở Đan Mạch về và những cuộc chống đối Đan Mạch đã bùng nổ.
Bộ Ngoại Giao Đan Mạch cho biết họ đã nhận được một trận lụt điện thư từ những người Hồi Giáo hận tức đang muốn cố gắng đóng cửa dịch chủ của nó. Trong tuần vừa qua, hệ thống IT của bộ này đã chặn cả hằng triệu điện thư chính yếu từ Trung Đông gửi tới.
Cuộc đụng độ này cũng ảnh hưởng tới cả vấn đề thương vụ nữa. Những hãng xưởng của người Đan Mạch bị ế ẩm ở Trung Đông giữa những cuộc vận động tẩy chay mua bán với họ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 2/2/2006
? Ngày Ấn Định Giáo Hoàng Biển Đức XVI Viếng Thăm Balan
Đức Giám Mục Piotr Libera, thư ký của hội đồng giám mục Balan, cho biết là vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ viếng thăm Balan vào ngày 25-28/5/2006.
Bản thông báo của đại hội giám mục Balan được phổ biến hôm Thứ Ba, 31/1/2006, cho biết là câu khẩu hiệu cho chuyến viếng thăm này của ngài đến quê hương của vị tiền nhiệm, đó là “Hãy Vững Mạnh trong Đức Tin”.
Theo lịch trình thì ngài sẽ viếng thăm Warsaw; Đền Thánh mẫu Jasna Gora ở Czestochowa; Krakow; địa điểm trại tử thần Auschwitz; Wadowice, nơi sinh trưởng của Đức Karol Wojtyla; và đền thờ gần đó là Kalwaria Zebrzydowska.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2006