GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 14/3/2006

 TUẦN II MÙA CHAY

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ tại Sảnh Đường Clementine Thứ Hai 27/2/2006 cùng Tham Dự Viên Tổng Nghị Lần 12 của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống và cùng Hội Nghị về “Nhân Bào Phôi Thai Ở Giai Đoạn Tiền Cấy”.

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ”

?  Tại sao tác phẩm “The Da Vinci Code” là cuốn tiểu thuyết rất nguy hại cho đức tin Công Giáo lại bán được tới 30 triệu cuốn?  

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ tại Sảnh Đường Clementine Thứ Hai 27/2/2006 cùng Tham Dự Viên Tổng Nghị Lần 12 của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống và cùng Hội Nghị về “Nhân Bào Phôi Thai Ở Giai Đoạn Tiền Cấy”.


Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm và trong Hàng Linh Mục,
Quí Tôn Vị Nữ Nam,

Tôi xin ttrân trọng và thân ái gửi lời chào tới mọi người nhân dịp Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống và Hội Nghị Quốc Tế về ‘Nhân bào phôi thai ở giai đoạn tiền cấy’, một hội nghị vừa được bắt đầu.

Tôi đặc biệt chào Đức Hồng Y Javier Lazano Barragàn, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe, cũng như Giám Mục Elio Sgreccia, Chủ Tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, người tôi xin cám ơn về những lời lẽ tốt đẹp đã trình b ày một cách rõ ràng về mối quan tâm đặc biệt nơi các vấn đề được bàn đến vào dịp này, và tôi chào Hồng Y vừa được chọn là Carlo Caffarra, một người bạn tiếng tăm đã lâu.

Thật vậy, đề tài học hỏi được chọn cho Hội Nghị của anh chị em, ‘Nhân bào phôi thai ở giai đoạn tiền cấy’, tức là nhân bào phôi thai còn ở trong những ngày đầu tiên sau khi được thụ thai, là một vấn đề hết sức quan trọng ngày nay, vì những ảnh hưởng hiển nhiên đối với tư tưởng về nhân loại học triết lý và đạo lý, cũng như vì những viễn tượng có thể áp dụng vào môi trường của các khoa về sinh y học và luật học.

Chắc chắn nó là một đề tài hấp dẫn, cho dù nó có khó khăn và gay go thế nào đi nữa, bởi bản chất tế nhị của vấn đề được khảo sát, cũng như bởi tính chất phức tạp của các vấn đề về kiến thức liên quan tới mối liên hệ giữa việc bày tỏ các sự kiện ở mức độ của các khoa học thực nghiệm với việc suy nghĩ về các giá trị về nhân loại học cần thiết sau đó.

Vấn đề cũng dễ thấy được rằng Thánh Kinh hay Truyền Thống Kitô Giáo lâu đời nhất không có bất cứ một bàn luận hiển nhiên nào về đề tài này của quí vị cả. Tuy nghiên, Thánh Luca đã chứng tỏ việc hiện diện chủ động mặc dù kín đáo của hai thai nhi.

Ngài trình thuật cuộc gặp gỡ của Mẹ Chúa Giêsu, Vị đã thụ thai Người trong cung lòng trinh nguyên của mình mấy ngày trước đó, với người mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả, người cũng đã có thai được 6 tháng: ‘Khi Isave nghe lời Mẹ Maria chào thì con trẻ nhẩy mừng trong lòng bà’ (Lk 1:41).


Thánh Ambrôsiô nhận định là nếu bà Isave ‘thấy được việc Mẹ Maria đến, thì Thánh Gioan thấy được việc Chúa đến, người nữ với việc đến của Người Nữ, con trẻ với cuộc đến của Con Trẻ’ (Comm. in Luc. 2: 19, 22-26).


Cho dù không có giáo huấn minh nhiên về chính những ngày đầu tiên của thai nhi, chúng ta vẫn có thể tìm thấy được những chi tiết giá trị trong Thánh Kinh gợi lên những cảm thức mộ mến và tôn trọng đối với con người mới được thụ thai, nhất là ở nơi những con người như quí vị đây là thành phần đang đề ra việc học hỏi về mầu nhiệm con người sản sinh.


Thật thế, các sách thánh bắt đầu chứng tỏ cho thấy tình Chúa yêu thương hết mọi con người ngay cả trước khi họ được hình thành trong lòng mẹ nữa.


‘Trước khi Ta hình thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi người được sinh ra Ta đã thánh hiến ngươi’ (Jer 1:5), Thiên Chúa phán cùng Tiên Tri Giêrêmia như thế. Và Thánh Vịnh Gia tri ân nhìn nhận rằng: ‘Ngài đã hình thành các phần nội tạng của con, Ngài đã thêu dệt nên con trong lòng thân mẫu. Con chúc tụng Ngài, vì Ngài đáng kính và tuyệt diệu. Tuyệt vời thay công cuộc của Chúa! Chúa biết con quá rõ ràng’ (Ps 139[138]:13-14).


Những lời này có được một ý nghĩa trọn vẹn dồi dào của mình khi con người nghĩ rằng Thiên Chúa trực tiếp nhúng tay vào việc tạo dựng nên linh hồn của mọi con người mới.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20060227_embrione-umano_en.html

 

 

TOP

 

 ?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân bản

 

Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lõi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, và nếu đối với Tác Nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Đấng đã được ngài tuyên xưng và loan báo, qua bức Thông Điệp đầu tiên cho thấy tất cả chủ hướng giáo triều của ngài, là “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”, thì, đối với Thụ Nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc này là con người, nhất là thành phần thế hệ nhân loại thuộc thời tân tiến hiện đại (có thể nói kể từ thập niên 1960 của Công Đồng Chung Vaticanô II) cần đến Ơn Cứu Chuộc hơn bao giờ hết, mà ngay trong Lễ Đăng Quang của mình được cử hành vào Chúa Nhật 22/10/1979, ngài đã mạnh mẽ lên tiếng, vừa để trấn an vừa để kêu gọi, với chung thế giới rằng: “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”.

 

Tại sao con người tân tiến, chẳng những về nhân bản, với Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 10/12/1948, mà còn về cả khoa học và kỹ thuật nữa, bắt đầu từ thập niên 1960, với những chuyến thám hiểm không gian đầu tiên (Nga 1961, Mỹ 1962, tới Cung Trăng 1969), mà theo vị Giáo Hoàng là tiêu biểu cho Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến mang tựa đề “Vui Mừng và Hy Vọng” này, lại nhận thấy họ cảm thấy đang lo âu sợ hãi? Họ đã tỏ ra lo âu sợ hãi những gì và ra sao?? Và làm sao họ mới có thể được cứu khỏi sự dữ bất an mà an tâm vui sống???

 

1)         Con Người Hiện Đại - tại sao cảm thấy lo âu sợ hãi?

 

Loài người ở vào giữa thời của bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần với thời của đầu thiên kỷ thứ ba chẳng những không khá hơn mà còn càng ngày càng tệ hơn nữa, càng nguy vong hơn nữa.

 

Trước mắt của vị giáo hoàng mới đăng quang được gần 5 tháng (22/10/1978-4/3/1979), khi ngài ban hành bức thông điệp đầu tay của ngài, thế giới hiện lên như sau:

 

"Con người ngày nay hình như chưa bao giờ bị đe dọa bởi cái họ làm ra như vậy, nghĩa là từ thành quả của việc do bàn tay họ làm, và còn hơn thế nữa, của công việc do lý trí con người nghĩ ra cũng như của những khuynh hướng do ý con người muốn. Tất cả những gì do hoạt động đa diện này của con người sản xuất ra, thường bằng một đường lối không thể nào thấy trước được, rất là nhanh chóng, chẳng những nó gây nên 'sự tách biệt', ở chỗ nó thường lấy đi khỏi con người là tác nhân sản xuất ra chúng, mà hơn thế nữa, nó còn trở mặt phản lại chính con người, ít là một phần nào đó, qua những hậu quả gián tiếp nó tác dụng khi trả về cho họ. Nó được và có thể được nhắm thẳng vào con người. Điều này có thể tạo nên một màn thảm kịch chính yếu cho việc hiện hữu của con người ngày nay trong một chiều kích rộng nhất và phổ quát của nó. Bởi thế, con người đang sống trong nỗi sợ hãi gia tăng. Họ sợ cái họ sản xuất ra - dĩ nhiên không phải là tất cả những cái ấy, hay hầu hết những thứ ấy, nhưng là một phần của nó, đích xác hơn là cái phần chứa đựng một thừa hưởng đặc biệt bởi tài năng và sự sáng tạo của họ - có thể phản lại chính họ tận gốc rễ; họ sợ rằng nó có thể trở thành phương tiện và dụng cụ cho một cuộc tự diệt không thể nào tưởng tượng nổi, so với tất cả những hủy hoại dữ dội và những hủy diệt bất ngờ trong lịch sử mà chúng ta biết đến thì chỉ là một bóng mờ. Điều này gợi lên một vấn đề là: Tại sao quyền năng được ban cho con người từ ban đầu để họ làm chủ trái đất (cf. Gen 1:28) lại quay ra chống lại họ, gây ra một tình trạng bất an không sao hiểu được, một nỗi sợ hãi ý thức hay vô thức, cũng như một mối nguy hiểm, mà qua những cách thức khác nhau, được truyền lan đến cả gia đình nhân loại ngày nay, và đang thể hiện dưới những phương diện khác nhau?...” (khoản số 15)

 

"Bởi thế, nếu trong thời điểm của chúng ta, thời điểm đang tiến đến tận cùng đệ nhị thiên niên của kỷ nguyên Kitô giáo, tỏ ra mình là một thời điểm phát triển lớn lao, thì nó cũng được thấy như là một thời điểm của mối đe dọa đối với con người bằng nhiều hình thức... Tình trạng của con người trong thế giới tân tiến này thật sự xa rời khỏi những đòi hỏi khách quan của trật tự luân lý, khỏi những đòi hỏi của công lý, và còn hơn thế nữa, của tình yêu thương trong xã hội... Ý nghĩa chính yếu của 'vai trò chủ tể' và 'thống trị' của con người trên thế giới hữu hình mà Chính Tạo Hóa trao cho con người như công việc của họ, hệ tại việc đạo đức ưu tiên hơn kỹ thuật, con người chính yếu hơn sự vật, và tinh thần trọng hơn vật chất… Thật vậy, đã có thể thấy được một cơn nguy biến ở chỗ, trong khi việc con người làm chủ trên thế giới sự vật đang tạo nên những phát triển khổng lồ, thì họ liều mất đi những cái cốt yếu làm nên chủ quyền của mình, và bằng nhiều cách thức khác nhau, để cho nhân tính của mình lụy thuộc vào thế gian, rồi chính mình cũng trở nên một vật làm tôi phục vụ cho sự lạm dụng dưới nhiều hình thức - sự lạm dụng này thường không trực tiếp thấy được - qua toàn thể cơ cấu của cuộc sống chung, qua hệ thống sản xuất và qua áp lực từ phương tiện truyền thông xã hội. Con người không thể nào vùi dập bản thân mình hay vị trí của mình trong cái thế giới hữu hình là một thế giới thuộc về họ; họ không thể nào trở nên nô lệ cho sự vật, nô lệ cho những cơ cấu kinh tế, nô lệ cho việc sản xuất, nô lệ cho những sản phẩm riêng của mình" (khoản số 16)

 

"Thế kỷ này, cho đến nay, vẫn là một thế kỷ của những hủy hoại lớn lao đối với con người, của những tàn phá vĩ đại, chẳng những về vật chất mà còn cả về luân lý, thực sự là thế, có lẽ trên hết là về mặt luân lý. Đồng ý là, về phương diện này, việc so sánh thời đại này hay thế kỷ này với thời đại khác hay thế kỷ khác không phải là một việc dễ dàng, vì điều này còn lệ thuộc vào những chuẩn mức lịch sử. Tuy nhiên, dù không mang ra so sánh chăng nữa, người ta cũng không thể nào không nhận thấy rằng thế kỷ này, cho tới nay, vẫn là một thế kỷ mà người ta đã gây ra cho nhau nhiều bất công và khổ đau. Diễn tiến này đã được dứt khoát chế ngự chưa?... Bất chấp những cơ sở ấy (điển hình là tổ chức Liên Hiệp Quốc), các quyền lợi con người vẫn đang bị vi phạm bằng nhiều hình thức, khi mà, trong thực hành, chúng ta thấy trước mắt có những trại tập trung, bạo lực, hành hạ, khủng bố, và kỳ thị dưới nhiều thể cách, thì sự kiện này phải là hậu quả của những chủ trương khác đang gặm nhấm và hầu như thường vô hiệu hóa những nền tảng nhân bản của những tổ chức và dự án hoạt động tân tiến này. Đối với hiện trạng như thế, cần phải có một trách nhiệm trong việc liên tục điều chỉnh những dự án hoạt động, dựa trên quan điểm về các quyền lợi khách quan và bất khả xâm phạm của con người”. (khoản số 17).

 

(còn tiếp) 

 

TOP

 

? Tại sao tác phẩm “The Da Vinci Code” là cuốn tiểu thuyết rất nguy hại cho đức tin Công Giáo lại bán được tới 30 triệu cuốn?  

 

Tác phẩm “The Da Vinci Code” đã được xuất bản và sắp thành phim vào ngày 19/5/2006 tới đây. Tác phẩm này đã được hằng triệu người hăm hở đọc và trở nên hoang mang về Kitô Giáo. Đó là lý do tại sao Mark Shea và Ted Sri, cả hai đều là nhà hộ giáo và là giáo sư thần học, viết chung cuốn “The Da Vinci Deception”, một cuốn sách hướng dẫn cho thấy sự kiện và những gì hư cấu chất chứa trong tác phẩm “The Da Vinci Code” hết sức nguy hiểm đến đức tin Kitô Giáo này. Nếu ai muốn biết thêm chi tiết và cộng tác trong việc phổ biến những gì có thể ngăn chặn và chống lại những sai lầm của cuốn sách độc hại ấy, xin vào http://www.davinciantidote.com

 

Sau đây là cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit với Mark Shea ở Seattle Washington State về những sai lạc chính yếu nơi tác phẩm độc hại đến niềm tin Kitô Giáo khiến thành phần Kitô hữu Công Giáo yếu tin có thể đặt lại vấn đề về Chúa Kitô cũng như về Giáo Hội của Người.

 

Vấn:     Điều gì đã thúc đẩy ông viết cuốn sách “The Da Vinci Deception”?

 

Đáp:    Câu trả lời ngắn gọn đó là có hằng chục triệu con người ta đã đọc cuốn "The Da Vinci Code" và đã có nhiều người cảm thấy rung chuyển niềm tin tưởng của họ nơi Chúa Kitô và Giáo Hội Công Giáo. Cuốn sách lộng ngôn phạm thượng này đã trở thành một hiện tượng chính yếu về văn hóa, đa số tấn công vào chính con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô. Cần phải nói lên vấn đề ấy.

 

Câu trả lời dài đó là cuốn "The Da Vinci Code" đã trở thành một nguồn mạch cho những gì tôi gọi là “thứ kiến thức giả tạo” về đức tin Kitô Giáo. ….

 

Thứ kiến thức giả tạo gây ra chuyện lớn khi nó ảnh hưởng một cách bất lợi đến các niềm tin linh thánh nhất của hằng tỉ người, và khi nó buộc tội là Giáo Hội Công Giáo thực sự là một đại guồng máy “Hợp Tác Sát Nhân” được thành lập với chủ trương láo khoét về thần tính và sự phục sinh của Giêsu. ……

 

"The Da Vinci Code" đã được bán gần tới 30 triệu cuốn. Vào Tháng 5 này, nó sẽ xuất hiện như một cuốn phim chính và chi phối thậm chí hơn nữa về thẩm quyền uy tín nơi hằng triệu khán giả không biết gì về lịch sử và thần học – trừ phi có những Kitô hữu nói tới những sự kiện và giúp cho khán giả biết họ đã bị ảnh hưởng thê thảm ra sao.

 

Sáng kiến thực hiện chiến dịch The Da Vinci Outreach của tổ chức Catholic Exchange và Ascension Press sẽ là những gì trang bị cho người Công Giáo và tất cả những ai thiện chí các nguồn tài liệu để giúp họ đáp ứng lại cuốn phím này.

 

Những ai nói rằng “đó chỉ là một câu truyện thôi mà” là người không hiểu rằng việc lừa đảo này cái năng lực của cuốn sách đó vậy. Dân chúng thường tiếp nhận qua sự hư cấu những gì họ cần phải tỉnh táo chống lại trong cuộc tranh cãi có lý.

 

Điều này đặc biệt đúng khi Dan Brown, tác giả cuốn "The Da Vinci Code", đã thực sự nói rằng ông ta sẽ không thay đổi gì về những chủ trương căn bản của mình nếu ông viết một cuốn sách không phải là tiểu thuyết. Đối với chúng ta, điều Brown muốn nói được hiểu là những gì ông chủ trương về các thứ nguồn gốc của Kitô Giáo đều là những gì chân thực.

 

Vấn:     Đâu là những điều không chính xác chính yếu nơi cuốn The Da Vinci Code?

 

Đáp:    Để tôi kể ra những cách thức thế này. Những cái ngớ ngẩn bao gồm các điều sai lạc về dữ kiện và những dối trá toàn bộ, lớn cũng như nhỏ, một cách cụ thể về từng vấn đề Brown nói đến về nghệ thuật, lịch sử và thần học. Ông ta cố ý nói rằng những văn kiện giả mạo mà thậm chí các nguồn tài liệu đáng đặt vấn đề của ông ta đã bác bỏ đều là sự thật.

 

Ông chủ trương rằng Leonardo Da Vinci không trao cho Chúa Giêsu một chén ở trong bức tranh “Bữa Tiệc Ly” để bóng gió nói rằng Mary Magdalene là chén thật chứa đựng “máu Chúa Giêsu”, bất chấp sự kiện là có 13 chén trong bức tranh.

 

Ông huyên thuyên nói về ý nghĩa của một chữ Aramaic trong cuốn phúc âm bất thần tri Philiphê, bỏ qua sự kiện là cuốn này được viết bằng tiếng Coptic.

 

Ông gọi Maria Mai Đệ Liên là nạn nhân của một chiến dịch bẩn thỉu của Công Giáo mà không chịu suy nghĩ tại sao chị là một vị thánh Công Giáo.

 

Ông trách cứ “Vatican” về những dự án và âm mưu khác nhau bị cáo giác là đã xẩy ra từ nhiều thế kỷ trước khi có bất cứ một thứ Vatican nào mưu đồ những gì bị cáo giác ấy cả.

 

Dĩ nhiên là cái dối trá lớn nhất đó là ông tuyên bố rằng không ai trước năm 325 sau công nguyên nghĩ về Chúa Giêsu như là một đấng nào khác ngoài một vị “tiên tri chết” cho đến khi Constantine nhúng tay vào Công Đồng Nicea để tuyên bố rằng Người là Thiên Chúa “bằng một cuộc bỏ phiếu khít khao”.

 

Tất nhiên ông ta không ngừng lại ở chỗ đặt vấn đề tại sao, nếu Chúa Giêsu chỉ là một “vị tiên tri chết”, thì cần gì Người phải lập một Giáo Hội  - hay Giáo Hội ra sao trong 300 năm đầu nếu không ai tôn thờ Người như là một Vị Thiên Chúa.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/2/2006

 

TOP

 

 

     

GIÁO HỘI HIỆN THẾ