GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 15/3/2006

 TUẦN II MÙA CHAY

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ tại Sảnh Đường Clementine Thứ Hai 27/2/2006 cùng Tham Dự Viên Tổng Nghị Lần 12 của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống và cùng Hội Nghị về “Nhân Bào Phôi Thai Ở Giai Đoạn Tiền Cấy” (tiếp)

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ” (tiếp)

?  Tại sao tác phẩm “The Da Vinci Code” là cuốn tiểu thuyết rất nguy hại cho đức tin Công Giáo lại bán được tới 30 triệu cuốn? (tiếp)

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ tại Sảnh Đường Clementine Thứ Hai 27/2/2006 cùng Tham Dự Viên Tổng Nghị Lần 12 của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống và cùng Hội Nghị về “Nhân Bào Phôi Thai Ở Giai Đoạn Tiền Cấy”.


(tiếp
14 Thứ Ba)

 

Tình yêu thương của Thiên Chúa không phân biệt giữa thành phần phôi nhi mới được thụ thai trong lòng mẹ mình, với thành phần thơ nhi, thành phần giới trẻ, thành phần người lớn và thành phần lão nhân. Thiên Chúa không phân biệt họ, vì nơi mỗi một người trong họ, Ngài đều thấy dấu hiệu về hình ảnh của Ngài và những gì giống như Ngài.

Ngài không biết phân biệt vì Ngài nhận thấy nơi tất cả mọi người trong họ phản ảnh dung nhan của Người Con duy nhất của Ngài, Đấng ‘Ngài đã chọn… trước khi tạo dựng thế giới… Ngài định cho chúng ta được trở thành con cái của Ngài trong yêu thương… theo mục đích của ý Ngài định’ (Eph 1:4-6).

Mối tình yêu thương vô bến bờ và hầu như khôn thấu này của Thiên Chúa đối với con người cho thấy mức độ con người đáng được yêu thương đối với Ngài, hoàn toàn không liên quan gì tới bất cứ yếu tố nào khác - như trí thông minh, vẻ đẹp, sức khỏe, trẻ trung, nguyên tuyền toàn vẹn v.v. Tóm lại, sự sống con người bao giờ cũng là một sự thiện, vì nó ‘là một biểu hiện của Thiên Chúa trên thế giới, là dấu hiệu cho thấy việc hiện diện của Ngài, là dấu vết phản chiếu vinh hiển của Ngài’ (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, khoản 34).

Thật vậy, con người được ban cho một phẩm vị cao cả, một phẩm vị được bắt nguồn từ mối liên hệ sâu xa thắt kết họ với Ngài là Đấng Hóa Công của họ: Nơi con người, nơi hết mọi người, nơi bất cứ giai đoạn hay tình trạng sự sống nào của họ, một phẩm vị chiếu tỏa chính thực tại về Thiên Chúa.

Chính vì lý do đó mà huấn quyền của Giáo Hội đã liên lỉ rao giảng tính chất linh thánh bất khả vi phạm của hết mọi sự sống con người, từ khi nó được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi (x ibid, số 57). Phán quyết về luân lý này vốn có hiệu lực ngay từ khi bắt đầu có sự sống nơi phôi bào, ngay trước nó được cấy vào lòng một bà mẹ, nơi bảo vệ và nuôi dưỡng nó trong 9 tháng cho tới khi ra đời: ‘Sự sống của con người là những gì linh thánh và bất khả vi phạm ở bất cứ giây phút nào trong cuộc sống, bao gồm cả giai đoạn khởi sự trước khi nó được hạ sinh’ (ibid, 61).

Hỡi quí vị học giả, tôi quá biết là, với những cảm thức suy tư và hết sức tôn trọng như thế đối với con người, quí vị đang thực hiện công việc gay go và tốt đẹp của vấn đề nghiên cứu về nguồn gốc của chính sự sống con người, một mầu nhiệm có tầm vóc được khoa học càng ngày càng làm cho sáng tỏ, mặc dù khoa học khó có thể giải mã nó hoàn toàn.

Thật vậy, trí khôn vừa thành đạt trong việc thắng vượt một giới hạn dường như bất khả vượt qua, nó sẽ bị thách đố bởi những giới hạn chưa từng thấy khác. Con người sẽ mãi mãi là một bí ẩn sâu xa và bất khả thấu.

Vào thế kỷ thứ bốn, Thánh Cyril thành Giêrusalem đã cống hiến suy tư sau đây cho thành phần dự tòng sửa soạn lãnh nhận Phép Rửa: ‘Ai sửa soạn một lỗ hổng trong bụng mẹ cho việc sản sinh con cái? Ai thở sự sống vào bào thai vô sinh khí trong bụng mẹ? Ai thêu dệt chúng ta lại bằng xương cốt và bắp thịt, và khoác da khoác thịt vào cho chúng ta (x Jb 10:11), và ngay khi người con được sinh ra thì ngực người mẹ liền có dồi dào sửa nuôi con? Làm thế nào người con này, khi phát triển, trở thành một thanh thiếu niên, rồi từ một thanh thiếu nhiên trở thành một người trẻ, đoạn thành người lớn và cuối cùng thành lão nhân, mà không ai có thể ấn định ngày tháng chính xác cho việc đổi thay này xẩy ra?’


Và thánh nhân đã kết luận: ‘Ôi Con Người, ngươi đang nhìn thấy Vị Thủ Công, người đang nhìn thấy Đấng Hóa Công khôn ngoan’ (Catechesi Battesimale, 9, 15-16).

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20060227_embrione-umano_en.html


 

 

TOP

 

 ?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân bản

 

1)         Con Người Hiện Đại - tại sao cảm thấy lo âu sợ hãi?

(tiếp 14 Thứ Ba)

Thế rồi, vào thời điểm vị giáo hoàng không phải người Ý sau 455 năm xuất hiện “từ một xứ sở xa xăm” này về thăm quê hương lần cuối cùng vào mùa hè năm 2002, loài người bấy giờ đã ở vào một tình trạng nguy vong đến độ ngài đã phải chính thức và long trọng hiến dâng thế giới, một thế giới khốn khổ thảm thương về mọi lãnh vực, cho Lòng Thương Xót Chúa tại ngôi Đền Thờ Chúa Tình Thương vào ngày Thứ Bảy 17/8/2002. Bởi vì, ngài thấy rõ hiện trạng vô cùng đáng thương của con người tân tiến, của một thế giới từ thời điểm thế kỷ 20 càng ngày càng đi đến chỗ tự diệt vong, như ngài đã bày tỏ trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, như sau:

Thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi ‘mầu nhiệm lỗi lầm - mystery of iniquity’. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này. Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về tình trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt” (đoạn 3).

Thế rồi, cũng thế giới ấy, cũng loài người ấy, thành phần đã được vị giáo hoàng thú nhận “con người đã trở thành đề tài chính yếu cho hoạt động mục vụ của tôi” (xem ‘Vượt Qua Ngưỡng Cử Hy Vọng’, Chương về ‘Nhân Quyền’, bản Anh ngữ, giòng cuối cùng ở trang 199), 26 năm sau bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, đã nhận định về thời điểm lịch sử loài người vừa tiến vào thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo 5 năm, trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” được xuất bản 2/2005, hai tháng trước khi ngài qua đời.

 

Thật ra đây là nhận định của ngài về Tây Âu chứ không phải chung thế giới, khi ngài phân tích tình hình giữa Đông Âu và Tây Âu. Tuy nhiên, vì Tây Âu, cũng được gọi là Tây Phương và đồng nghĩa với Tây Phương, căn cứ vào văn minh của nó, một nền văn minh đã bắt nguồn từ nó và lan tràn khắp thế giới cũng từ nó, một Tây Phương bao gồm cả Bắc Mỹ bởi khuynh hướng văn hóa hầu như đồng nhất của nó, có thể biểu hiệu cho nhân loại nói chung, đang ở vào một tình trạng suy thoái khủng khiếp về luân thường đạo lý và khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, như được ngài diễn tả trong Chương 9, về “Những Bài Học của Lịch Sử Vừa Qua”, (ấn bản Anh ngữ, trang 46-48):

 

“Dĩ nhiên là sai lầm khi nói quá lời về yếu tố chia đôi ở một Âu Châu được phân ra thành Đông Âu và Tây Âu. Những xứ sở Tây Âu có một truyền thống Kitô giáo lâu đời hơn…. Ở Tây Âu, Giáo Hội được phúc có vô số các vị thánh…. Chính ở đó đã xuất hiện các Summae Theologiae, đệ nhất vị là Thánh Tôma Aquinas; ở đó là nơi hình thành các truyền thống linh đạo Kitô giáo tuyệt đỉnh…. Ở đó xuất phát các đại dòng tu đan sĩ…. Cũng ở đó có cả những dòng tu hành khất xứng danh…. Nỗ lực truyền giáo lớn lao của Giáo Hội bắt nguồn chính yếu từ Tây Âu…. Chúa Kitô bao giờ cũng là ‘tảng đá nền’ cho việc xây dựng và tái thiết xã hội ở Tây Phương Kitô giáo.

 

“Tuy nhiên, chúng ta đồng thời cũng không thể bỏ qua việc liên lỉ tái diễn tình trạng chối bỏ Chúa Kitô. Chúng ta cứ gặp đi gặp lại những dấu hiệu của một thứ văn minh đang muốn thay thế cho thứ văn minh xây trên ‘tảng đá nền’ là Chúa Kitô – một thứ văn minh, cho dù không hoàn toàn là vô thần, ít ra cũng có tính cách duy nghiệm thức và bất khả thần tri, vì nó được xây dựng trên nguyên tắc suy tưởng và tác hành như thể không có Thiên Chúa. Đường lối này có thể dễ thấy được nơi thứ khoa học được gọi là tân tiến, hay đúng hơn nơi tâm thức khoa học, và có thể được nhận ra nơi cả văn chương, đặc biệt là nơi truyền thông đại chúng. Sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu nghĩa là sống vượt ra ngoài các giới hạn về thiện ác, ngoài liên hệ với các thứ giá trị xuất phát từ Thiên Chúa. Nó cho rằng con người tự mình có thể quyết định những gì là tốt hay xấu. Và chiều hướng chủ trương này được phát động rộng rãi bằng tất cả mọi kiểu cách.

 

Nếu, một mặt, Tây Phương tiếp tục cho thấy chứng cớ về việc nhiệt tình truyền bá phúc âm hóa, thì mặt khác, những trào lưu phản phúc âm cũng mãnh liệt không kém. Những trào lưu này tấn công vào chính các nền tảng về luân lý của con người, gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình và cổ võ một quan niệm luân lý bi quan yếm thế: ly dị, tự do luyến ái, phá thai, ngừa thai, chiến đấu chống lại sự sống ở những giai đoạn khai sinh cũng như ở vào giai đoạn lâm tử, mạo dụng sự sống. Chiều hướng hoạt động này được ủng hộ bởi những nguồn tài trợ khổng lồ, chẳng những ở trong các xứ sở mà còn trên tầm cấp quốc tế nữa. Nó có những trung tâm lớn về quyền lực kinh tế trong tay, nhờ đó, nó cố gắng áp đặt những điều kiện của mình trên các quốc gia đang phát triển. Trước tất cả những sự kiện ấy người ta có lý để đặt vấn đề rằng, đây có phải là hình thức khác của một thứ chủ nghĩa độc tài chuyên chế được che đậy một cách tinh khéo dưới những dạng thức dân chủ hay chăng”.

 

Cuộc khủng hoảng về luân lý của con người (tiêu biểu nơi văn minh Tây Phương) ở vào đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này đã trở nên vô cùng thảm khốc và cực kỳ nguy vong, như được cảm nhận bởi vị giáo hoàng tác giả cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính”, một tác phẩm như một lời vừa di chúc vừa kêu gọi ngài muốn gửi tới thế giới rằng: “Thật vậy, chính nhờ hồi niệm mà cảm quan của chúng ta về căn tính được hình thành và hiện tỏ nơi tâm trí con người” (ấn bản Anh ngữ,  đoạn cuối cùng Chương 23: “Về Lại Với Âu Châu”). Thật vậy, những gì vị giáo hoàng này đã nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đã biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đã kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của mình, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ý Hệ của Sự Dữ”, (ấn bản Anh ngữ, trang 11), như sau:

 

“Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ý hệ sự dữ (biệt chú của người dịch: theo tác giả nhận định ở phần trước đó là ‘ý hệ Xã Hội Quốc Gia’ ở Đức theo nguyên lý duy chủng tộc, và ‘ý hệ Mát Xít’ Cộng sản đặc biệt ở Nga) đã đi đến chỗ chấm dứt những hình thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ (biệt chú của người dịch: được tác giả liệt kê là ‘diệt chủng Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và ở bên ngoài rặng núi Urals’). Tuy nhiên, vẫn còn có một cuộc diệt chủng về pháp lý đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xã hội và cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mãnh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nhìn nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đình khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lý, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ý hệ sự dữ khác hay sao, có lẽ còn tinh xảo và kín đáo hơn, có ý muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đình”.

 

(còn tiếp) 

 

TOP

 

 

? Tại sao tác phẩm “The Da Vinci Code” là cuốn tiểu thuyết rất nguy hại cho đức tin Công Giáo lại bán được tới 30 triệu cuốn?  

 

(tiếp 14 Thứ Ba) 

 

Vấn:     Làm thế nào những gì không chính xác ấy gây khó khăn cho Giáo Hội, cho các giáo huấn của Giáo Hội cũng như cho bản thân của Chúa Giêsu Kitô?

 

Đáp:    Brown đang nỗ lực thiết lập một thứ huyền thoại tân ngoại giáo về việc tạo dựng nên nữ giới bình quyền. Cái huyền thoại căn bản này là: Chúa Giêsu thực sự là một nhân vật hoạt động cho nữ giới bình quyền, năng nổ hoạt động cho thuyết tân ngoại giáo. Giáo Hội được cho là đã che đậy đi tất cả những điều ấy bằng các thứ dối trá về thần tính của Người. Vấn đề của Brown ở đây là: Nào chúng ta hãy trở về với việc tôn thờ nữ thần như Chúa Giêsu có ý định như thế.

 

Tất nhiên, cái chủ trương vô bằng buồn cười này hoàn toàn trái với những sự kiện về Chúa Giêsu. Thế nhưng, có nhiều người thuộc nền văn hóa quá nhẹ dạ và mù tịt về lịch sử lại tin như thế. Bởi thế người Công Giáo cần phải đảm trách việc dạy giáo lý chẳng những cho chính mình mà còn cho giá đình, bạn hữu và cận nhân của họ nữa, hoặc họ sẽ thấy rằng cái huyền thoại nguy hiểm này sẽ tiếp tục lan rộng.


Vấn:     Tại sao lại quan tâm tới những người Công Giáo – và về các người khác, về vấn đề ấy – về việc họ coi phim “The Da Vinci Code” mà không có một con mắt sáng suốt và kiến thức căn bản vững chắc?

 

Đáp:    Vì nó được viết với chủ ý rõ ràng là để hủy diệt niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô và thay thế niềm tin này bằng việc tôn thờ nữ thần tân ngoại giáo.

 

Vấn đề ở đây là thành phần độc giả cỡ trung bình không biết “The Da Vinci Code” thực sự là những gì làm cho quí vị trở thành ngu dốt hơn nữa về nghệ thuật, lịch sử, thần học và tôn giáo tương đối.

 

“The Da Vinci Deception” và Da Vinci Outreach đã có đó để hướng dẫn độc giả về những sai lạc hoàn toàn có ý này – cũng như về những điều ngớ ngẩn chẳng biết gì – tràn đầy trong câu truyện ấy. Chúng tôi cũng bao gồm cả một nguồn tài liệu để hướng dẫn các học sinh trung học và giúp họ khám phá ra những điêu ngoa lừa đảo của Brown.

 

Vấn:     Cuộc phản ứng dữ dội mới đây của người Hồi Giáo chống lại những bức tranh biếm họa về Mohammed hình như báo động tình trạng gia tăng căng thẳng giữa tôn giáo và xã hội. Ông nghĩ gì về thời điểm của cuốn phim này?

 

Đáp:    Chắc chắn là thành phần phát động cuốn phim này sẽ cố gắng để diễn tả những phàn nàn của Công Giáo về việc cuốn “The Da Vinci Code” muốn ám sát những sự kiện ấy, như là những phàn nàn giống hệt như những thứ đe dọa cực đoan của Hồi Giáo đối với vấn đề tự do ngôn luận vậy.

 

Dĩ nhiên, vấn đề về chủ trương này ở đây là Giáo Hội không đốt phá các dinh thự hay đe dọa sát hại dân chúng, thậm chí cả khi họ dối trá về Chúa Kitô. Chúng tôi chỉ lịch sử yêu cầu là thành phần tạo nên “The Da Vinci Code” đừng đánh lận con đen biến những dối trá thô tục thành sự kiện.

 

Các nhà chế tạo Tây Phương về văn hóa bao giờ cũng là thành phần can đảm trong việc bôi bẩn Giáo Hội hơn là đương đầu với Hồi Giáo cực đoan, vì, như họ biết quá rõ là, Vativan không ban hành những thứ “fatwas” hay những lời đe dọa chết chóc.


Vấn:     Ông hy vọng ra sao về cuốn sách này trong việc cung cấp kiến thức cho những ai có ý định xem cuốn phim “The Da Vinci Code”?

 

Đáp:    “The Da Vinci Deception” chặn đứng bằng những chữ đơn giản kiểu cách căn bản những thứ dối trá được Brown tung ra trong cuốn “The Da Vinci Code”, nhờ đó độc giả có thế thấy được rõ ràng bộ máy giật giây ở đằng sau cuốn tiểu thuyết ấy.

 

Cuốn “The Da Vinci Deception” được chia thành 100 câu hỏi – như cuốn trước kia của chúng tôi, cuốn “Hướng Dẫn Phim Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô” - giúp cho độc giả duyệt qua những mánh lới tinh khéo của Brown về những thứ sai lạc rất ư là nghệ thuật, và cho thấy tại sao nó lại là một thứ mưu đồ bất lương như thế. Một khi quí vị hiểu được cái trò chơi này của Brown, quí vị mới bắt đầu nhận ra rằng chính Brown, chứ không phải đức tin Công Giáo là những gì đang đu đưa dân chúng.

 

Chúng tôi đủ tin tưởng rằng trong cuốn sách của chúng tôi, chúng tôi thực sự thúc giục dân chúng hãy đi coi cuốn phim ấy sau khi đọc cuốn sách của chúng tôi….

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/2/2006

 

TOP

 

 

     

GIÁO HỘI HIỆN THẾ