GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 20/3/2006

 TUẦN III MÙA CHAY

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về Thánh Giuse với Lao Động theo Ý Nghĩa các bài đọc của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay 19/3/2006

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay về Thánh Giuse 19/3

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ” (tiếp)

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về Thánh Giuse với Lao Động theo Ý Nghĩa các bài đọc của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay 19/3/2006

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta đã cùng nhau nghe một đoạn quá quen thuộc của Sách Xuất Hành, đoạn được tác giả thánh trình thuật việc Thiên Chúa ban Thập Giới cho Yến Duyên.

 

Có một chi tiết gây chú ý ngay đó là việc ban bố Bản Thập Giới được dẫn nhập bằng chi tiết quan trọng liên quan tới vấn đề giải phóng cho dân Yến Duyên.. Bản văn viết: ‘Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, Đấng đã mang các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ’ (Ex 20:20). Bởi thế, Bản Thập Giới là việc khẳng định niềm tự do chiếm hữu.

 

Thật thế, nếu Bản Thập Giới này được khảo sát sâu xa thì chúng là phương tiện Chúa ban cho chúng ta để bênh vực tự do của chúng ta cho khỏi cả những thứ chi phối nội tâm của đam mê cũng như những lạm dụng bên ngoài của hiểm độc. Những cái ‘không/đừng’ của Bản Thập Giới này là những cái ‘ưng thuận’ cho việc phát triển niềm tự do đích thực. Còn có một chiều kích thứ hai trong Bản Thập Giới này cũng cần phải được nhấn mạnh nữa, đó là qua Lề Luật được Moisen ban bố, Chúa tỏ ra cho biết rằng Ngài muốn đúc kết một giao ước với Yến Duyên.

 

Thế nên, Lề Luật là một tặng ân hơn là một thứ áp đặt. Lề Luật cho thấy việc Thiên Chúa chọn lựa cho tất cả mọi người hơn là truyền khiến những gì con người cần phải làm: Ngài ở về phía thành phần dân được tuyển chọn; Ngài đã giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi và bao bọc họ bằng một lòng từ ái nhân hậu. Bản Thập Giới là chứng từ của một tình yêu ưu ái.

 

Phụng vụ hôm nay còn cống hiến cho chúng ta một sứ điệp thứ hai nữa, đó là lề luật Moisen đã được nên trọn nơi Chúa Giêsu, Đấng tỏ cho thấy đức khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Thập Giá, ‘một vấp phạm cho người Do Thái và điên rồ cho Dân Ngoại’, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, ‘thế nhưng, đối với những ai được kêu gọi, cả Do Thái lẫn Hy Lạp, thì Chúa Kitô cũng là quyền năng và là khôn ngoan của Thiên Chúa’ (1Cor 1:23-24). Trang Phúc Âm vừa được công bố thực sự ám chỉ về mầu nhiệm này, đó là việc Chúa Giêsu đánh đuổi những kẻ buôn bán và tay đổi tiền bạc ra khỏi đền thờ. Vị Thánh Ký cho thấy cái then chốt của bài đọc về đoạn quan trọng này qua câu Thánh Vịnh: ‘Lòng nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt tôi’ (Ps 68[69]:10).

 

Chính Chúa Giêsu là vị bị ‘thiêu đốt’ bởi ‘lòng nhiệt thành’ cho ‘nhà Chúa’, là nơi được sử dụng vào các mục đích khác với mục đích được ấn định cho nó. Để đáp lại điều yêu cầu của các vị lãnh đạo tôn giáo về một dấu tỏ ra thẩm quyền của Người, Người đã đáp lại trước sự kinh ngạc của những ai hiện diện bay giờ là: ‘Cứ phá đền thờ này đi, Tôi sẽ dựng lại trong vòng ba ngày’ (Jn 2:19).

 

Những lời lẽ nhiệm mầu này, những lời bấy giờ không thể hiểu thấu, nhưng đã được Thánh Gioan chú giải cho thành phần độc giả Kitô giáo, qua nhận định rằng: ‘Người nói về đền thờ thân xác của Người’ (Jn 2:21). ‘Đền thờ’ ấy sẽ bị thành phần đối phương của Người hủy hoại, thế nhưng, sau ba ngày, Người sẽ tái thiết nó bằng việc phục sinh. Cái chết đau thương và ‘ô nhục’ của Chúa Kitô sẽ được tôn vinh bằng cuộc chiến thắng của việc Người vinh hiển phục sinh. Trong mùa Chay này, khi chúng ta sửa soạn sống lại biến cố chính yếu cứu độ này của mình nơi tam nhật Phục Sinh, chúng ta thấy được Đấng tử giá phản ánh rạng ngời của Đấng phục sinh.

 

Anh chị em thân mến: Phụng vụ Thánh Thể hôm nay, một phụng vụ liên kết những suy niệm của các bài đọc phụng vụ của Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay với việc tưởng niệm Thánh Giuse, cống hiến cho chúng ta cơ hội để cứu xét, theo chiều hướng của mầu nhiệm vượt qua, một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống con người. Tôi có ý nói tới thực tại của công việc làm ngày nay đang lọt vào giữa những biến đổi nhanh chóng và phức tạp. 

 

Ở những đoạn khác, Thánh Kinh cho thấy tại sao việc làm lại thuộc về thân phận nguyên thủy của con người. Khi Đấng Hóa Công tạo dựng nên con người theo hình ảnh và tương tự như Ngài, Ngài đã mời gọi họ hãy canh tác trái đất (Gen 2:5-6). Chính vì tội lỗi của các vị cha ông chúng ta mà việc làm đã trở thành công khó và khổ đau (Gen 3:6-8), thế nhưng, theo dự án thần linh, nó vẫn giữ được cái giá trị bất đổi thay của mình. Chính Con Thiên Chúa, khi làm cho mình nên giống như chúng ta trong mọi sự, đã nhiều năm hiến mình cho các việc làm tay chân, đến độ Người được biết đến là ‘con của bác thợ mộc’ (Mt 13:55).

 

Giáo Hội đã luôn tỏ ra, nhất là trong thế kỷ vừa qua, chú trọng và quan tâm về lãnh vực xã hội này, như được chứng thực bởi nhiều cuộc can thiệp về xã hội của huấn quyền, cũng như bởi hoạt động của nhiều hiệp hội theo tinh thần Kitô Giáo, một số qui tụ ở đây hôm nay thay mặt cho thế giới lao công.

 

Tôi hân hoan chào đón quí bạn, và ngỏ lời chào chân thành tới từng quí bạn. Tôi đặc biệt nghĩ tới Giám Mục Arrigo Miglio giáo phận Ivrea và là trưởng Ủy Ban của Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc Về Các Vấn Đề và Hoạt Động Xã Hội, Công Lý Và Hòa Bình, vị đã bày tỏ những cảm thức chung của quí bạn và những lời chúc mừng tốt đẹp về ngày quan thày của tôi. Tôi rất biết ơn ngài.

 

Việc làm có một tầm vóc quan trọng đối với việc viên trọn của con người và việc phát triển của xã hội, và đó là lý do nó bao giờ cũng cần phải được tổ chức và phát triển hoàn toàn hợp với phẩm vị con người và phục vụ công ích. Vấn đề cũng không thể châm chước là con người không được để mình lệ thuộc vào việc làm, không được tôn sùng nó, với mục đích tìm kiếm nơi nó ý nghĩa tối hậu và trên hết của đời sống.

 

Về khía cạnh này, thật là hợp thời với lời kêu mời trong bài đọc thứ nhất, đó là ‘Hãy nhớ ngày Hưu Lễ, hãy giữ cho nó thánh hảo. Sáu ngày các người làm lụng, và thực hiện tất cả mọi công việc của các người; thế nhưng ngày thứ bảy là ngày Hưu Lễ của Chúa là Thiên Chúa các người’ (Ex 20:8-9). Ngày Hưu Lễ là một ngày thánh hảo, tức là một ngày được hiến dâng cho Chúa, một ngày con người hiểu hơn nữa về ý nghĩa cuộc sống mình cũng như hoạt động việc làm của họ. Bởi thế, có thể khẳng định rằng giáo huấn thánh kinh về việc làm lên đến tuyệt đỉnh của mình nơi giới huấn nghỉ ngơi.

 

Về vấn đề này Cuốn Tổng Hợp Tín Lý Về Xã Hội của Giáo Hội nhận định một cách thích đáng rằng: ‘Vấn đề nghỉ ngơi mở ra trước con người bị ràng buộc với nhu cầu làm việc cái nhãn quan của một thứ tự do trọn vẹn hơn, một nhãn quan về Ngày Hưu Lễ vĩnh hằng (x Heb 4:9-10). Việc nghỉ ngơi giúp con người có thể nhớ tưởng và sống lại các việc làm của Thiên Chúa, từ việc tạo thành tới việc cứu chuộc, chân nhận chúng là việc Ngài làm (x Heb 2:10) để tri ân cảm tạ Ngài là Đấng là tác giả của suự sống và hiện hữu của họ’ (số 258).

 

Sinh hoạt việc làm cần phải phục vụ cho sự thiện thực suự của nhân loại, giúp cho ‘con người, như là một cá nhân và là phần tử của xã hội, vun trồng và làm trọn ơn gọi hoàn toàn của họ” (Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng, số 35).

 

Để điều này được thực hiện thì tính chất cần thiết về kỹ thuật và chuyên nghiệp vẫn chưa đủ; cả việc thiết lập một trật tự xã hội chính trực chú trọng tới thiện ích của tất cả mọi người cũng không đủ. Cần phải sống một linh đạo giúp cho thành phần tín hữu thánh hóa bản thân qua việc làm của mình, theo gương Thánh Giuse, vị hằng ngày phải cung cấp các nhu cầu cho Thánh Gia bằng đôi bàn tay của mình, và là vị vị thể đã được Giáo Hội tôn làm quan thày của thành phần lao động.

 

Chứng từ của ngài cho thấy rằng con người là chủ thể và là vai chính của việc làm. Tôi xin ký thác cho ngài giới trẻ là thành phần gặp phải khó khăn trong việc tiến vào thể giới của việc làm, thành phần bị that nghiệp, và những ai phải trải qua những bất thuận lợi gây ra bởi cuộc khủng hoảng lan rộng về nghề nghiệp. Cùng với Mẹ Maria là hôn thể của ngài, xin Thánh Giuse trông coi tất cả mọi người công nhân, và cầu bầu cho các gia đình và toàn thể nhân loại được yean hàn và bình an. Bằng việc chiêm ngưỡng vị đại thánh này, chớ gì Kitô hữu biết làm chứng nơi tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống tình yêu Chúa Kitô, Đấng là nguồn mạch của tình đoàn kết chân thực và bình an bean vững. Amen.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời ‘chân thành cám ơn’ những lời chúc mừng quan thày của ngài. Chẳng hạn như tờ nhật báo L’Osservatore Romano số ra chính ngày 19/3, và Đức Giám Mục Arrigo Miglio, chủ tịch Ủy Ban hội đồng Giám Mục Ý Về Các Vấn Đề Xã Hội Và Hoạt Động Xã Hội, Công Lý Và Hòa Bình, cũng đại diện cho khoảng 20 hiệp hội lao động, ngỏ lời chúc mừng Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ do chính Đức Thánh Cha chủ tế.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/3/2006 

 

TOP

 

 ?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay về Thánh Giuse 19/3

Anh Chị Em thân mến!

Hôm nay, ngày 19/3, là lễ trọng kính Thánh Giuse, nhưng vì trùng với Chúa Nhật III Mùa Chay nên phụng vụ được dời vào ngày mai. Tuy nhiên, khung cảnh Thánh Mẫu của buổi nguyện Kinh Truyền Tin kêu mời chúng ta hãy kính can suy niệm về hình ảnh vị hôn phu của Trinh Nữ Maria Rất Thánh, quan thày của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi muốn nhắc lại là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta cũng rất sùng kính Thánh Giuse, vị được ngài giành hẳn một bức tông thư ‘Redemptoris Custos’, Vị Bảo Hộ Của Đấng Cứu Chuộc, và là giáo hoàng chắc chắn đã cảm thấy được sự hỗ trợ của thánh nhân trong giờ lâm tử.

Hình ảnh của vị đại thánh này, cho dù vẫn âm thầm kín ẩn, có một tầm vóc quan trọng đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Trước hết, vì thuộc về chi tộc Giuđa, thánh nhân đã có liên hệ với Chúa Giêsu theo giòng dõi vua Đavít, bởi đó, khi hiện thực những lời hứa về Đấng Thiên Sai, người con của Trinh Nữ Maria mới thực sự được gọi là ‘con vua Đavít’.

Phúc Âm Thánh Mathêu nhấn mạnh một cách đặc biệt đến những lời tiên tri về đấng thiên sai được nên trọn nơi vai trò của Thánh Giuse: nơi việc Chúa Giêsu được hạ sinh (2:13-15); tên gọi ‘Nazarene’ (2:22-23). Trong tất cả những điều này, thánh nhân đã cho thấy bản thân của ngài, như vị hôn thê Maria của mình, là giòng dõi đích thực của đức tin Abraham: niềm tin nơi Thiên Chúa đã hướng dẫn các biến cố lịch sử theo dự án cứu độ thần linh của Ngài. Sự cao cả của thánh nhân, như Mẹ Maria, còn trổi vượt hơn nữa, vì sứ vụ của thánh nhân được thực hiện trong khiêm hạ cũng như trong sự khuất kín ở nhà Nazarét. Hơn nữa, chính Thiên Chúa, nơi bản thân Người Con nhập thể của Ngài, đã chọn đường lối cùng lối sống ấy trên cuộc đời trần gian.

Từ gương mẫu của Thánh Giuse, tất cả chúng ta lãnh nhận một lời mời mmạnh mẽ trong việc trung thành, đơn sơ và khiêm hạ công việc được Thiên Chúa quan phòng ấn định cho chúng ta. Trước hết tôi đang nghĩ đến những người làm cha làm mẹ, và tôi nguyện cầu để họ luôn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một đời sống giản dị và cần cù, chuyên chú vun trồng mối liên hệ vợ chồng và nhiệt thành làm trọn sứ vụ giáo dục cao cả nhưng không dễ dàng gì.

Xin Thánh Giuse cầu cho các vị linh mục là thành phần thực thi vai trò làm cha đối với cộng đồng giáo hội biết yêu mến Giáo Hội một cách thiết tha và hoàn toàn dấn thân phục vụ, và nâng đỡ thành phần tu trì tận hiến biệt hân hoan và trung thành tuân giữ các lời khuyên của Phúc Âm sống khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục. Xin thánh nhân bảo vệ thành phần lao động trên thế giới để họ góp phần bằng các nghề nghiệp khác nhau của họ cho sự tiến bộ của toàn thể nhân loại, và xin thánh nhân giúp cho hết mọi Kitô hữu nhận biết ý muốn của Thiên Chúa một cách tin tưởng và mến yêu, nhờ đó cộng tác vào việc làm trọn công cuộc cứu độ.

Khi Đức Thánh Cha vừa nói hết câu đầu tiên của bài huấn từ truyền tin trên đây, câu “Anh Chị Em thân mến. Hôm nay, ngày 19/3, là lễ trọng kính Thánh Giuse”, liên được đoàn hành hương cả 50 ngàn người vỗ tay vang rền khu Quảng Trường Thánh Phêrô. Có một số người cầm biểu ngữ với những chữ như “Auguri, Joseph!” (Chúc Mừng Giuse). Đức Thánh Cha đã mỉm cười và nói cám ơn mấy lần.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/3/2006

 

TOP

 

 

?   ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân bản

(tiếp 14 Thứ Ba, 15 Thứ Tư, 16 Thứ Năm, 17 Thứ Sáu, 18 Thứ Bảy, 19 Chúa Nhật)

3)         Con Người Hiện Đại - làm sao có thể được cứu khỏi sự dữ???

 

(tiếp)

 

Đó là lý do, vào Lễ Chúa Tình Thương được cử hành lần đầu tiên hôm Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, 22/4/2001, trong bài giảng của mình, ngài đã thúc giục loài người hãy tin tưởng vào tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, một tình yêu duy nhất có thể cứu độ con người tội lỗi lại vô cùng bất lực:

 

‘Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống; Ta đã chết, mà này Ta đang sống muôn đời’ (Rev 1:17-18).

 

“Chúng ta đã nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai được trích từ Sách Khải Huyền. Những lời ấy mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Chúa Kitô để cảm nghiệm được sự hiện diện an toàn của Người. Đấng Phục Sinh lập lại lời ‘Đừng sợ!’ với mỗi một người, dù thân phận họ ra sao, cho dù có bị thê thảm và rắc rối nhất. Ta đã chết trên Thập Giá, nhưng nay ‘Ta đang sống muôn đời’; ‘Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống’.

 

 “’Nguyên Thủy’ tức là nguồn gốc của hết mọi hữu thể và là hoa trái đầu mùa của việc tân tạo; ‘Cùng Tận’ là thời điểm vĩnh viễn kết thúc lịch sử; ‘Đấng đang sống’ là nguồn mạch vô tận của sự sống đã vĩnh viễn chiến thắng sự chết. Nơi Đấng Thiên Sai, tử giá và phục sinh, chúng ta nhận thấy những dấu vết của một Con Chiên bị hiến tế trên đồi Gôngôta, Đấng xin ơn thứ tha cho các kẻ hành hình Người và mở cửa trời cho các tội nhân thống hối; chúng ta thoáng nhìn thấy dung nhan của một Vị Vua bất tử, Đấng giờ đây nắm trong tay ‘chìa khóa của Sự Chết và Âm Phủ’ (Rev 1:18)” (đoạn 1).

 

‘Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa tốt lành; vì tình Ngài xót thương muôn đời bền vững!’ (Ps 117:1).

 

 “Chúng ta hãy cùng với Tác Giả Thánh Vịnh than lên câu chúng ta đã họa lại trong Bài Đáp Ca: Tình Ngài xót thương muôn đời bền vững! Để hoàn toàn hiểu được chân lý của những lời này, chúng ta hãy theo phụng vụ đến tận tâm điểm của biến cố cứu độ, một biến cố liên kết Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô với đời sống của chúng ta cũng như với lịch sử của thế giới. Phép lạ này của tình thương đã biến đổi tận gốc định mệnh của nhân loại. Đó là một phép lạ tỏ ra cho thấy trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Đấng vì phần rỗi của chúng ta đã nhất định thực hiện việc hy tế Người Con Duy Nhất của mình.

 

“Nơi Đức Kitô ô nhục và khổ đau, những người tín hữu, cũng như những ai vô tín ngưỡng cũng có thể ca ngợi, một mối liên kết lạ lùng ngoài sức tượng tượng, ràng buộc Người với thân phận nhân loại chúng ta. Thập Giá, ngay cả sau Cuộc Phục Sinh của Con Thiên Chúa, ‘đã nói và không thôi nói về Thiên Chúa Cha, Đấng tuyệt đối trung thành với tình yêu muôn thuở của Ngài đối với con người… Tin tưởng vào tình yêu này tức là tin tưởng vào tình thương’ (Thông Điệp Dives in Mesericordia Giầu Lòng Xót Thương, đoạn 7).

 

“Chúng ta hãy cám ơn Chúa về tình Ngài yêu thương, một mối tình mạnh hơn sự chết và tội lỗi. Tình yêu này được thể hiện và thực hiện như tình thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, và thúc đẩy mọi người đáp lại bằng cách ‘xót thương’ Đấng Tử Giá. Không phải hay sao, chương trình sống của hết mọi người đã lãnh nhận Phép Rửa, cũng như của toàn thể Giáo Hội, đó là theo gương Chúa Giêsu yêu mến Thiên Chúa cũng như yêu thương nhau, cho dù là ‘kẻ thù’ của mình?” (đoạn 2).

 

Với những cảm thức này, chúng ta cử hành Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, một Chúa Nhật từ năm ngoái, năm Đại Hỷ, cũng đã được gọi là ‘Chúa Nhật Chúa Tình Thương’. Anh chị em thân mến, Tôi hết sức vui mừng có thể được cùng với tất cả anh chị em là những người hành hương và tín hữu đến từ các quốc gia để cùng nhau tưởng niệm một năm sau biến cố phong thánh cho Thánh Faustina Kowalska, vị chứng nhân và là sứ giả của tình yêu nhân hậu Chúa Giêsu. Việc tuyên phong lên bàn thờ cho một nữ tu khiêm hạ này, một nữ tử của đất nước tôi, không phải là món quà tặng cho Balan mà là cho tất cả nhân loại. Thật vậy, sứ điệp chị truyền đạt là một giải đáp thích hợp và quyết liệt Thiên Chúa muốn cống hiến cho những vấn nạn và mong đợi của con người trong thời đại của chúng ta đây, một thời đại bị đánh dấu bằng những thảm trạng kinh hoàng. Chúa Giêsu ngày kia đã nói với Thánh Faustina rằng: ‘Nhân loại sẽ không bao giờ tìm thấy hòa bình, cho đến khi họ tin tưởng quay về với Lòng Thương Xót Chúa’ (Diary, trang 132). Lòng Thương Xót Chúa! Đó là quà tặng Phục Sinh Giáo Hội đã nhận được từ Chúa Kitô phục sinh để cống hiến cho loài người vào lúc rạng động của một thiên kỷ” (đoạn 3).

 

“Phúc Âm vừa được công bố giúp chúng ta hiểu được trọn vẹn ý nghĩa và giá trị của quà tặng này. Thánh Ký Gioan làm cho chúng ta tham dự vào nỗi xúc động nơi các Tông Đồ khi các vị gặp Chúa Kitô sau khi Người Phục Sinh. Chúng ta chú ý đến cử chỉ của Vị Tôn Sư này, Đấng truyền đạt cho những người môn đệ đang bàng hoàng sợ hãi sứ vụ làm thừa tác viên của Lòng Thương Xót Chúa. Người tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn còn mang những dấu tích Khổ Nạn của Người mà nói cùng các vị: ‘Như Cha đã sai Thày thế nào Thày cũng sai các con như vậy’ (Jn 20:21). Ngay sau đó, ‘Người đã thở hơi trên họ mà phán: Các con hãy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai thì tội họ được tha; các con cầm tội ai thì tội họ bị cầm lại’ (Jn 20:22-23). Chúa Giêsu đã ký thác cho các vị tặng ân ‘thứ tha tội lỗi’, một tặng ân phát xuất từ những thương tích nơi tay chân của Người, nhất là từ cạnh sườn bị đâm của Người. Từ đó, một triều sóng tình thương đã tuôn ra cho toàn thể nhân loại.

 

“Chúng ta hãy sống lại giây phút ấy bằng cả một tinh thần hết sức thiết tha. Hôm nay đây Chúa Giêsu cũng tỏ cho chúng ta thấy những vết thương vinh hiển của Người cùng với trái tim của Người, một nguồn mạch vô tận của ánh sáng và chân lý, của yêu thương và tha thứ” (đoạn 4).

 

“Trái Tim Chúa Kitô! ‘Thánh Tâm’ của Người đã ban cho con người hết mọi sự: ơn cứu chuộc, ơn cứu độ, ơn thánh hóa. Thánh Faustina Kowalska đã thấy phát ra từ Trái Tim Người tuôn đổ một yêu dạt dào hai tia sáng chiếu soi thế giới. ‘Hai tia sáng’, theo những gì Chúa Giêsu đã nói với chị, ‘tiêu biểu cho máu và nước’ (Diary trang 132). Máu gợi lại hy tế Gôngôta và mầu nhiệm Thánh Thể; nước, theo tính cách tiêu biểu phong phú của Thánh Ký Gioan, làm cho chúng ta nghĩ đến Phép Rửa và Tặng Ân Thánh Linh (x Jn 3:5; 4:14).

 

Qua mầu nhiệm của trái tim bị thương tích này, triều sóng phục hồi của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa tiếp tục lan tràn trên những con người nam nữ của thời đại chúng ta. Chỉ có ở đây những ai mong ước hạnh phúc chân thật và bền bỉ mới tìm được bí quyết của nó” (đoạn 5).

 

‘Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa’. Lời cầu nguyện này, lời cầu nguyện được rất nhiều tâm hồn đạo đức yêu chuộng, rõ ràng nói lên cho chúng con thấy thái độ chúng con cần phải phó mình vào tay Chúa, Ôi Chúa, Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng con.

 

“Chúa thiết tha muốn được mến yêu và những ai thông cảm nhận được những nỗi lòng của trái tim Chúa sẽ biết cách xây dựng một thứ văn minh yêu thương. Một cử chỉ phó thác chân thành đã đủ thắng vượt những ngãng trở của bóng tối và sầu thương, của ngờ vực và thất vọng chán chường. Những tia sáng của lòng thương xót Chúa phục hồi niềm hy vọng một cách đặc biệt cho những ai cảm thấy bị đè nén bởi gánh nặng tội lỗi.

 

“Hỡi Maria, Mẹ của Tình Thương, xin giúp chúng con luôn tin tưởng vào Con Mẹ, Đấng Cứu Chuộc của chúng con. Xin Thánh Faustina là Vị chúng tôi đặc biệt nhớ đến trong ngày hôm nay đây, cũng trợ giúp chúng tôi nữa. Nhìn ngắm dung nhan của Đấng Cứu Thế thần linh một cách yếu ớt, chúng tôi xin cùng với thánh nữ lập lại rằng ‘Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa’. Khi nay và cho đến muôn đời. Amen” (đoạn 6).

 

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ