GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 21/3/2006

 TUẦN III MÙA CHAY

 

?  Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ với "Bản Công Bố Về Trách Nhiệm Của Người Công Giáo Trong Đời Sống Xã Hội

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ” (tiếp)

?  Tác Giả cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code bị kiện vì ăn cắp tài liệu

 

 

?  Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ với "Bản Công Bố Về Trách Nhiệm Của Người Công Giáo Trong Đời Sống Xã Hội

Sau đây là nguyên văn bản văn kiện được Hội Đồng Giám Mục phổ biến hôm Thứ Sáu 10/3/2006:

Bản công bố chung mới đây của 55 phần tử Công Giáo thuộc Đảng Dân Chủ ở Hạ Viện đã là một cơ hội để nói lên một số vấn đề quan trọng về trách nhiệm của người Công Giáo trong đời sống xã hội.

Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực này và các nỗ lực khác là những nỗ lực tìm cách xem xét về cách thức để làm thế nào thành phần lập pháp Công Giáo có thể làm cho đức tin của mình và các quyết định về chính sách của mình hòa hợp với nhau. Như những giám mục Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc đã nói trong bản công bố năm 2004 mang tựa đề ‘Người Công Giáo trong Đời Sống Chính Trị’: ‘Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để thuyết phục tất cả mọi người rằng sự sống con người là những gì cao quí và phẩm vị con người là những gì cần phải bênh vực. Điều này đòi phải thực hiện việc đối thoại hiệu nghiệm hơn nữa cùng với việc dấn thân của tất cả những viên chức phục vụ quần chúng, nhất là các viên chức Công Giáo phục vụ quần chúng. Chúng tôi hoan hô việc đối thoại được chính thành phần lãnh đạo chính trị khởi xướng’.

Bởi thế, chúng tôi hoan nghênh việc thành phần đại diện dân chúng này nhìn nhận là người Công Giáo trong đời sống xã hội cần phải hoạt doing một cách nghiêm can và hữu trách về nhiều vấn đề xã hội quan trọng. Đức tin của chúng ta là những gì liên kết nguyên vẹn kêu gọi người Công Giáo hãy bênh vực sự sống con người và phẩm vị con người bất cứ khi nào những thứ này bị đe dọa. Việc coi trọng người nghèo, việc bảo vệ đời sống gia đình, việc theo đuổi công lý và việc cổ võ hòa bình là những thứ ưu tiên trọng yếu của truyền thống luân lý Công Giáo không thể coi thường hoặc bỏ qua. Chúng tôi phấn khích và sẽ tiếp tục hoạt động với những ai thuộc cả hai đảng đang tìm cách hoạt động theo những nguyên tắc thiết yếu này trong việc bênh vực người nghèo và người cô thân yếu thế. 

Đồng thời chúng tôi cũng cần phải tái khẳng định giáo huấn liên tục của Giáo Hội Công Giáo là vấn đề phá thai là một vi phạm trầm trọng đến quyền lợi nống cốt nhất của con người – đó là quyền sống được bẩm sinh nơi tất cả mọi con người, và là nền tảng cho tất cả mọi quyền lợi khác chúng ta có được.

Tông huấn về ơn gọi và sứ vụ của người giáo dân ‘Christifideles Laici’ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một văn kiện được các vị đại diện này trích dẫn, đã tuyên bố là: ‘Tính cách bất khả vi phạm của con người, một tính cách phản ảnh tính cách tuyệt đối bất khả vi phạm Thiên Chúa, được thể hiện một cách chính yếu và sâu xa nơi tính cách bất khả vi phạm đến sự sống con người. Nhất là, tiếng kêu la chung, những tiếng kêu la xứng đáng vang lên nhân danh nhân quyền – như quyền được sống khỏe mạnh, quyền có nhà cửa, quyền có công ăn việc làm, quyền có gia đình, quyền sống theo văn hóa – đều là những gì giả trá và ảo tưởng nếu quyền được sống, một quyền căn bản và nồng coat nhất và là điều kiện cho tất cả mọi quyền lợi khác, không được cương quyết bênh vực tối đa… Con người được quyền hưởng những quyền lợi này, ở hết mọi giai đoạn phát triển, từ khi được thụ thai cho tới lúc tự nhiên qua đi; cũng như qua hết mọi điều kiện, dù khỏe mạnh hay yếu đau, dù lành mạnh hay tật nguyền, dù giầu có hay nghèo khổ’ (đoạn 38).

Giáo lý Công Giáo, trong lúc bao giờ cũng cần phải hoạt động để giảm thiểu con số phá thai bằng cách cung cấp những giải pháp thay thế và cứu giúp thành phần cha mẹ cùng trẻ em yếu kém, kêu gọi tất cả mọi người Công Giáo hãy chủ động làm việc để ngăn cản, hạn chế, và chấm dứt việc hủy hoại sứ sống thai nhi.

Cần phải nhớ rằng, vì Giáo Hội thi hành nhiệm vụ chính yếu của mình trong việc giảng dạy một cách rõ ràng và giúp hình thành lương tâm, và vì thành phần lập pháp Công Giáo tìm cách hoạt động hợp với lương tâm của mình, mà lương tâm cần phải hợp với những nguyên tắc luân lý căn bản. Là phần tử của Giáo Hội, tất cả mọi người Công Giáo buộc phải uốn nắn lương tâm của mình theo giáo huấn về luân lý của Giáo Hội.

Là giám mục, chúng tôi cũng buộc theo lương tâm trung thành giảng dạy và tái dấn thân mình vào việc tiếp tục suy tư và bàn luận về cách thức làm sao để đức tin Công Giáo và việc phục vụ quần chúng có thể cùng nhau hoạt động để cổ võ sự sống con người cùng phẩm vị con người và việc phát ttriển công ích. Qua việc đối thoại, nhất là việc đối thoại bất khả thay thế giữa thành phần lãnh đạo chính trị và các vị giám mục của họ, chúng tôi hy vọng là sẽ phát động được việc hiểu biết hơn nữa về cách thức giáo huấn của Giáo Hội đối với sự sống con người và phẩm vị con người đòi hỏi tất cả chúng ta.

Hồng Y William Keeler, Trưởng Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Hồng Y Theodore McCarrick, Trưởng Ban Đặc Nhiệm của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Các Vị Giám Mục Công Giáo và Chính Trị Gia Công Giáo.

Giám Mục Nicholas Dimarzio, Trưởng Ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Chính Sách Quốc Nội

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/3/2006

 

TOP

 

 ?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”: “ĐỪNG SỢ”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân bản

(tiếp 14 Thứ Ba, 15 Thứ Tư, 16 Thứ Năm, 17 Thứ Sáu, 18 Thứ Bảy, 19 Chúa Nhật, 20 Thứ Hai)

 

3)         Con Người Hiện Đại - làm sao có thể được cứu khỏi sự dữ???

 

(tiếp)

 

Theo chiều hướng ấy, chiều hướng kêu gọi chung nhân loại và riêng con cái mình hãy tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, Đấng duy nhất có thể cứu độ con người bằng quyền lực phục sinh của Người, trong Huấn Từ Truyền Tin về Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 18/4/2004, vị giáo hoàng này tiếp tục nhắc nhở và kêu gọi:

 

“Từ trên thập tự giá cao vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta lòng tha thứ như lời trăn trối của Người: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết những gì họ làm’ (Lk 23:34). Bị hành hạ và nhạo báng, Người xin thương xót những kẻ sát hại Người. Cánh tay Người rộng mở và trái tim bị đâm thâu của Người trở thành một bí tích phổ quát cho tấm lòng hiền phụ của Thiên Chúa, Đấng ban cho hết mọi người ơn tha thứ và sự hòa giải.

 

“Vào ngày phục sinh, khi Người hiện ra với các môn đệ, Chúa đã chào các vị bằng những lời lẽ này: ‘Bình an cho các con’, rồi tỏ cho các vị thấy đôi tay của Người và cạnh sườn của Người còn nguyên dấu vết khổ nạn. Tám ngày sau, như chúng ta đọc trong bài Phúc Âm hôm nay, Người đã trở lại gặp các vị ở Nhà Tiệc Ly và lại nói với các vị: Bình an cho các con’ (x Jn 20:19-26).

 

Hòa bình là tặng ân đích thật của Chúa Kitô tử giá và phục sinh, hoa trái vinh thắng của tình Người yêu thương trên tội lỗi và sự chết. Bằng việc hiến dâng bản thân mình, tế vật vô tội đền bù trên bàn thờ thập giá, Người tuôn tràn trên nhân loại triều sóng ân phúc của Lòng Thương Xót Thần Linh” (đoạn 1).

 

“Bởi thế, Chúa Giêsu là hòa bình của chúng ta, khi Người trở thành biểu lộ tuyệt hảo của Tình Thương Xót Chúa. Người làm cho tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa thấm nhập vào lòng dạ con người, một vực thẳm vẫn từng bị sự dữ cám dỗ.

 

“Hôm nay, Chúa Nhật ‘in Albis’, chúng ta cử hành Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Chúa cũng ban cho chúng ta tất cả sự bình an được bắt nguồn từ lòng thứ tha và từ việc thứ tha tội lỗi. Nó là một tặng ân đặc biệt, một tặng ân Người muốn liên kết với bí tích thống hối và hòa giải. (đoạn 2). 

 

Nhân loại cần biết bao việc cảm nghiệm được tác hiệu của tình thương Thiên Chúa trong những thời buổi được đánh dấu bằng tình trạng bất an tăng phát cùng với những cuộc xung khắc bạo động!

 

“Chớ gì Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô bình an của chúng ta, Đấng trên đồi Canvê đã lãnh nhận lời trăn trối yêu thương của Người, giúp chúng ta trở thành những chứng nhân và là những vị tông đồ của lòng thương xót vô biên hải hà của Người” (đoạn 3).   

Và để kết thúc một giáo triều có sứ mệnh mang con người về cho Lòng Thương Xót Chúa của mình, ngài đã gửi một tối di chúc thư cho nhân loại, một di chúc thư được đọc vào chính Ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, tức vào buổi trưa ngay sau đêm ngài qua đời, sứ điệp của tối hậu di chúc thư do chính ngài dọn trước này như sau:

“Lời Alleluia Phục Sinh vui lên cũng âm vang vào ngày hôm nay nữa. Bài Phúc Âm của Thánh Gioan hôm nay nói lên rằng Đấng Phục Sinh, vào đêm hôm đó, đã hiện ra với các vị Tông Đồ và ‘đã tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn của Người’ (Jn 20:20), tức là cho thấy những dấu hiệu của Cuộc Khổ Nạn đau thương còn hằn vết bất khả xóa mờ trên thân xác của Người cả sau khi Người Phục Sinh. Những thương tích hiển vinh này, những thương tích mà 8 ngày sau đó Người đã cho người tông đồ Tôma nghi ngờ chạm tới, đã cho thấy tình thương của Thiên Chúa ‘vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con duy nhất của mình’ (Jn 3:16).

 

“Mầu nhiệm yêu thương này là tâm điểm của phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật ‘in Albis’, được giành để tôn thờ Lòng Thương Xót Chúa” (đoạn 1). 

 

“Chúa Kitô phục sinh đã hiến ban cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi, tặng ân tình ngài yêu thương, một tình yêu tha thứ, hòa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Đó là một tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Kòng Thương Xót Chúa biết bao!” (đoạn 2). 

 

“Lạy Chúa, Đấng đã tỏ tình yêu thương của Chúa Cha qua Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa ra, chúng con tin tưởng vào Chúa, và tin tưởng lập lại cùng Chúa hôm nay rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.

 

“Phụng vụ trọng thể của Lễ Truyền Tin là lễ sẽ được cử hành ngày mai, đưa chúng ta đến việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria. Nhờ Mẹ giúp đỡ, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của niềm vui phục sinh là niềm vui được căn cứ vào niềm tin tưởng rằng Đấng được Đức Trinh Nữ cưu mang trong lòng, Đấng đã khổ nạn và tử giá vì chúng ta, đã thực sự phục sinh. Alleluia Hãy Vui Lên!” (đoạn 3). 

 

(còn tiếp) 

 

TOP

 

 

?   Tác Giả cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code bị kiện vì ăn cắp tài liệu

 

Hôm Thứ Hai 27/2/2006 và Thứ Ba 28/2/2006, mạng điện toán toàn cầu CNN đã phổ biến 2 bài viết liên quan đến tác giả của cuốn tiểu thuyết đang gây chấn động đức tin Kitô Giáo và sắp sửa đóng thành phim vào cuối Tháng 5/2006. Bài thứ nhất với tựa đề “'Da Vinci' author 'stole plot'”, và bài thứ hai “'Da Vinci' lawyer defends author”.

 

Qua bài thứ nhất, “'Da Vinci' author 'stole plot'”, CNN tóm gọn như sau: “Tác giả Dan Brown đã ra tòa hôm Thứ Hai để mở màn cho vụ kiện của hai sử gia nói rằng vị tác giả này đã lấy tài liệu của họ để viết cuốn sách bán chạy nhất ‘The Da Vinci Code’ và kiện cả nhà xuất bản ở Hiệp Vương Quốc của họ”.

 

Thật vậy, hai vị sử gia này là Richard Leigh và Michael Baigent đã nộp đơn kiện nhà xuất bản Random House của họ vì đã bỏ đi “cả lâu đài” nghiên cứu cho cuốn sách của họ năm 1982 bán chạy nhất là cuốn “The Holy Blood, and the Holy Grail” (Máu Thánh và Chén Thánh).

 

Câu truyện giật gân về tôn giáo của tác giả Brown đã xuất bản năm 2003 trên 40 triệu cuốn khắp thế giới và đã làm cho người Công Giáo giận dữ vì cho rằng Chúa Giêsu lập gia đình với Mai Đệ Liên và có con với vị thánh này. Đó là thuyết cũng đã được nêu lên trong cuốn “Máu Thánh và Chén Thánh” của hai sử gia kiện cáo này.

 

Luật sư của cả đôi bên đều không lên tiếng nhận định về sự kiện vụ kiện ảnh hưởng tới vấn đề bán cuốn tiểu thuyết hốt bạc này, hay đến việc phân phối của hãng phim Sony Pictures cho cuốn phim được dự định tung ra thị trường vào Tháng 5/2006 tới đây.

 

Vị luật sư đại diện cho hai sử gia Baigent và Leigh là Jonathan James đã trình với tòa rằng: “… Dan Brown đã sao chép từ cuốn ‘Máu Thánh và Chén Thánh’, và vì thế việc xuất bản việc sao chép ấy của bị can đã phạm đến bản quyền của thân chủ tôi ở Hiệp Vương Quốc”.

 

Random House, một nhà xuất bản do khối truyền thông Đức Quốc là Bertelsmann làm chủ, một nhà xuất bản cho cả hai cuốn sách có liên quan tới vụ kiện này, qua nữ giám đốc điều hành Gail Rebuck, đã phủ nhận vụ kiện này như là những gì “không có cơ sở”, và đã thành công trong việc loại đi vào Tháng 10/2005 một phần ‘chính yếu’ của vụ kiện của hai sử gia này.

 

Các nhận định gia đã vạch ra rằng vai chính trong cuốn tiểu thuyết của người tác giả 41 tuổi Dan Brown là Sir Leigh Teabing, đã mang tên đảo chữ của Leigh và Baigent. Vị tác giả thứ ba của cuốn “Máu Thánh và Chén Thánh” là Henry Lincoln đã không tham dự vào vụ kiện này.

 

Tháng 8/2005, tác giả Brown đã thắng vụ kiện của một tác giả khác là Lewis Perdue, người cho rằng cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code đã sao chép 2 trong những cuốn tiểu thuyết của mình, đó là cuốn “Daughter of God” và “The Da Vinci Legacy”. Ông Perdue đã đòi bồi thường 150 triệu Mỹ kim và yêu cầu tòa ngăn chặn việc phân phối cuốn sách The Da Vinbci Code cùng cuốn phim của cuốn sách này, một cuốn phim được trình diễn bởi hai vai chính là Tom Hanks và nữ tài tử Pháp Audrey Tautou.

 

Qua bài thứ hai, “'Da Vinci' lawyer defends author”, CNN tóm gọn như sau: “Luật sư của nhà xuất bản cuốn ‘The Da Vinci Code’đã biện hộ ở Tòa hôm Thứ Ba rằng những tư tưởng được hai nhà văn cho rằng bị sao trộm trong cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown là những gì quá chung chung đến nỗi chúng không phải là những gì được bản quyền bảovệ ”.

 

Đúng thế, luật sư của nhà xuất bản này là John Baldwin đã nói rằng những gì được Baigent người Tân Tây Lan và Leigh gốc gác Hoa Kỳ kiện “liên quan tới và tìm cách độc quyền hóa những tư tưởng ở một mức tổng quan cao độ tới nỗi chúng không thuộc về những gì được bản quyền bảo vệ”.

 

Tác giả Dan Brown, người sẽ phải ra đối chứng vào tuần tới, đã có mặt ở Tòa 2 ngày liền. Phiên tòa sẽ được dời lại vào Thứ Ba tuần tới để quan tòa là  Peter Smith có giờ nghiên cứu thêm nội vụ, qua việc đọc các tác phẩm liên hệ và các bản văn có dính dáng đến vụ kiện.

 

Nếu các vị tác giả kiện cáo này thành công trong vụ kiện thì cuốn phim sắp sửa tung ra của cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code sẽ bị ngưng lại. Nhưng hãng Sony Pictures cho biết họ vẫn có ý định tung ra cuốn phim này đúng hẹn.

 

Luật sư Baldwin nói rằng có nhiều vấn đề quan trọng trong cuốn “Màu Thánh và Chén Thánh” không có trong cuốn “The Da Vinci Code”, nhất là tư tưởng có một mệnh lệnh kín đáo được gọi là Priory of Sion hiện hữu và tìm cách phục hồi miêu duệ của Chúa Giêsu Kitô cho các vương tòa ở Âu Châu. Theo vị luật sứ này thì đó là một “vấn đề lớn” trong cuốn sách trước song không được tác giả Brwon nhấn mạnh đến.

 

Vị luật sư của đương đơn là Jonathan Rayner hôm Thứ Hai đã cho biết là các thân chủ của ông không cố gắng để “làm mất hiệu lực của nỗ lực sáng tạo”, hay cũng không muốn củ trương độc quyền về các tư tưởng hoặc việc tranh cãi lịch sử, thế nhưng muốn chứng tỏ cho thấy rằng tác giả Brown đã “dựa nhiều” vào tác phẩm trước đó được phát hành ở Hiệp Vương Quốc năm 1982 và năm sau đó ở Hiệp Chủng Quốc.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ