GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 5/3/2006 TUẦN I MÙA CHAY |
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Hội Nghị Thường Niên của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin 10/2/2006 ở Sảnh Đường Clementine
? Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái
? Nhöõng Bí Maät veà Caùc Thöù Vuõ Khí Ñaïi Coâng Phaù ôû Iraq vôùi cöïu laõnh tuï Iraq Saddam Hussein
Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Hội Nghị Thường Niên của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin 10/2/2006 ở Sảnh Đường Clementine
Quí Hồng Y,
Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục
Anh Chị Em thân mến,
Tôi hân hoan gặp gỡ Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin vào lúc kết thúc hội nghị hằng năm của nó, một thánh bộ tôi đã giữ vai trò làm chủ tịch hơn 20 năm theo ý của Vị Tiền Nhiệm của tôi là Giáo Hoàng khả kính Gioan Phaolô II.
Các khuôn mặt của anh chị em cũng làm cho tôi nhớ đến tất cả những ai hợp tác với phân bộ này trong những năm ấy: tôi nhớ đến tất cả những người trong họ với lòng biết ơn và cảm mến. Thật vậy, tôi không thể nào không cảm xúc khi nhớ tới giai đoạn rất cam go đầy hoa trái tôi đã có với thánh bộ này, một thánh bộ có nhiệm vụ phát động vào bảo toàn tín lý của đức tin và luân lý trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo (x Pastor Bonus, 48).
Đức tin có một tầm vóc hết sức quan trọng trong đời sống Giáo Hội, vì tặng ân tỏ mình ra nơi Mạc Khải là những gì nồng cốt và tặng ân Thiên Chúa tỏ mình này là những gì được chấp nhận bằng đức tin.
Ở đây mới thấy được tính cách quan trọng nơi thánh bộ của anh chị em. Nhờ việc phục vụ của mình cho toàn thể Giáo Hội cũng như cho riêng các vị giám mục là thày dạy đức tin và là mục tử, thánh bộ này thực sự được kêu gọi trong tinh thần đoàn tính để phấn khích và nhắc nhở tính cách trọng yếu của đức tin Công Giáo qua việc thể hiện chân thực của nó.
Ngoài ra, bất cứ khi nào nhận định về tính cách trọng yếu này bị yếu kém đi thì kết cấu của đời sống Giáo Hội bị mất đi tính cách sáng ngời nguyên thủy của nó và trở thành mờ nhạt, ở chỗ, nó bị thoái hóa thành chủ nghĩa duy động cằn cỗi hay bị biến thành động cơ chính trị có mùi vị trần tục.
Trái lại, nếu sự thật của đức tin được chân thành và dứt khoát được đăt làm tâm điểm của đời sống Kitô Giáo thì sự sống con người sẽ được đổi mới và phục hồi bởi một tình yêu không biết mỏi mệt và giới hạn, như tôi cũng đã có dịp nhắc đến trong thông điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu” mới đây của tôi.
Đức bác ái, như tình yêu đổi mới tất cả mọi sự, chuyển từ Trái Tim của Thiên Chúa đến Trái Tim của Chúa Giêsu Kitô, và qua Thần Linh của Ngài đến khắp thế giới. Tình yêu thương này được bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ Chúa Kitô trong đức tin: “Là Kitô hữu không phải là thành quả của việc chọn lựa về đạo lý hay của một ý nghĩ cao vời, mà là cuộc gặp gỡ nơi một biến cố, một con người, những gì cống hiến hồn sống cho một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt” (Deus Caritas Est, 1).
Chúa Giêsu Kitô là Sự Thật Được Nhân Cách Hóa, Đấng thu hút thế giới về với mình. Ánh sáng từ Chúa Giêsu chiếu tỏa là ánh quang chân lý. Hết mọi thứ sự thật khác là một mảnh của Sự Thật là Người và về Người này.
Chúa Giêsu là Ngôi Sao Bắc Đẩu của tự do con người: Không có Người, tự do bị mất đi cái cảm quan về chiều hướng, vì thiếu kiến thức về sự thật thì tự do bị suy thoái, trở thành cô lập và tác hành một cách vô công hiệu.
Với Người, tự do được tái nhận thức; nó được nhìn nhận là được dựng nên cho thiện ích của chúng ta và được thể hiện qua các hành động cùng cử chỉ bác ái.
Bởi thế Chúa Giêsu làm cho con người nam nữ được hoàn toàn thân mật với sự thật và tiếp tục mời gọi họ hãy sống trong sự thật. Nó là sự thật được cống hiến như là một thực tại phục hồi con người đồng thời vượt trên con người và ở trên con người, như một Mầu Nhiệm bao gồm và đồng thời vượt quá khả năng của lý trí con người.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20060210_doctrine-faith_en.html
? Người Công Chính của Dân Do Thái giữa Những Kinh Hoàng của Cuộc Tế Thần Do Thái
Ngày Tưởng Niệm Cuộc Tế Thần là ngày 27/1/2006 và là ngày được giành để tưởng niệm “Người Công Chính Giữa Các Dân Nước”, thành phần đã cứu người Do Thái thoát khỏi những trại tử thần của Đảng Nazi.
Để biết được ý nghĩa của việc nhìn nhận cao cả nhất giành cho những cá nhân không phải là người Do Thái đây, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn một phần tử của Ủy Ban Tuyển Chọn ‘Người Công Chính Giữa Các Dân Nước’ là Nathan Ben Horin, một ủy ban thuộc về tổ chức Yad Vashem là Thẩm Quyền Về Việc Tưởng Nhớ Chư Vị Tử Đạo Tế Thần Và Chư Vị Anh Hùng Liệt Sĩ.
Sinh ra ở Đức quốc, ông Horin mới đến Rôma để ra mắt một tác phẩm về chủ đề này. Ông đã sống ở Pháp và tham gia vào Cuộc Kháng Cự. Ông đã đại diện cho xứ sở của ông về lãnh vực ngoại giao, và ở Ý, đã làm việc ở Tòa Thánh từ năm 1980 đến 1986, thời điểm Tòa Thánh chưa chính thức ngoại giao với Do Thái.
Vấn: Tại sao tưởng nhớ Người Công Chính với những câu truyện trên 60 năm trước đây?
Đáp: Đó là một dấu hiệu cho niềm hy vọng cao cả và đầy tin tưởng vào bản tính nhân loại, khi lấy làm tâm điểm cho Ngày Tưởng Niệm Cuộc Tế Thần Do Thái năm nay cái kinh nghiệm của Người Công Chính giữa Các Dân Nước. Hành động này chỉ là tia sáng duy nhất trong một vực thẳm tối đen cho những năm tháng của Cuộc Tế Thần này.
Bằng quyết định của mình, họ chứng thực là con người ta không phải hoàn toàn hèn yếu, tàn bạo, hoang thú, song họ cũng có thể yêu thương tha nhân, đoàn kết con người và xả thân đến hiến mạng sống mình.
Theo các chứng từ của thành phần được cứu, vấn đề thường được xác nhận là những ai ra tay giúp đỡ thì chẳng những cứu họ về thể lý mà còn phục hồi nơi thành phần được cứu niềm tin tưởng vào con người nữa; một niềm tin đã bị quằn quại bởi những dày vò và các cảnh khiếp đảm của chiến tranh.
Primo Levi, một cây bút sống còn ở trại Auschwitz, trong tác phẩm nổi tiếng “Nếu Đây Là Một Con Người”, đã thuật lại làm cách nào ở trong trại này có một công nhân dân sự người Ý đã đem đến cho ông ta, hằng ngày trong vòng 6 tháng trời, một miếng bánh và những thứ còn dư thừa của mình, cho ông tấm áo nịt của mình đầy những chỗ vá, đã viết một tấm thiệp cho ông ta và cũng trả lời cho ông ấy.
Primo Levi viết: “Đối với tất cả những điều ấy, ông ta không hề đòi hỏi hay chấp nhận bất cứ một điều bồi hoàn nào, vì ông ta là một con người tốt lành và chân thành….”.
Levi viết tiếp: “Tôi nghĩ rằng chính nhờ Lorenzo mà tôi mới được sống tới ngày hôm nay, không phải chỉ vì việc giúp đỡ về vật chất của con người này, mà còn liên lỉ nhắc nhở cho tôi, bằng việc hiện diện của con người ấy, bằng cách thức sống tốt lành một cách chân tình và dễ chịu của con người ấy, là một thế giới công chính vẫn còn hiện hữu bên ngoài chúng ta đây, một cái gì đó và một con người nào đó vẫn còn tinh tuyền và thành thực, không băng hoại hay dã man tàn bạo, một kẻ lạ mặt đối với hận thù và sợ hãi. Nhờ Larenzo mà chính tôi đã không quên rằng tôi là một con người”.
Con người này, Lorenzo
Perone, được Yad Vashem công nhận là Người Công Chính Giữa Các Dân Nước vào năm
1998, theo lời yêu cầu của Renzo, con trai của Primo Levi.
Vấn:
Ý nghĩ “Người Công Chính Giữa Các Dân Nước” từ đâu mà có?
Đáp: Theo truyền thống Do Thái, quan niệm công chính đóng vai trò chính yếu.
Một trong những đề tài của Talmudic dạy rằng thế giới hiện hữu nhờ công nghiệp của thành phần công chính. Sách khác dạy rằng Thiên Chúa sẽ không hủy diệt thế giới bao lâu còn 50 người công chính.
Vào Thời Trung Cổ, thành phần dân bị bắt bớ tàn bạo ở khắp Âu Châu đã nới rộng chữ Người Công Chính Giữa Các Dân Nước cho cả những người Do Thái không tác hành một cách thích đáng.
Sau khi xẩy ra Cuộc Tế Thần Do Thái, nó được chọn làm tước hiệu vinh dự được giành cho những người ngoài Do Thái dám liều mạng sống mình và họ hàng quyến thuộc của mình để cứu lấy những người anh chị em Do Thái của họ.
(còn tiếp)
Nhöõng Bí Maät veà Caùc Thöù Vuõ Khí Ñaïi Coâng Phaù ôû Iraq vôùi cöïu laõnh tuï Iraq Saddam Hussein
Trong baøi “On tape, Hussein talks of WMDs” ñöôïc phoå bieán ngaøy Chuùa Nhaät 19/2/2006, maïng ñieän toaùn toaøn caàu CNN cho bieát nguyeân laõnh töï Iraq Saddam Hussein ñaõ caûnh baùo cho Hoa Kyø bieát veà vieäc Hoa Kyø coù theå bò khuûng boá taán coâng, khi oâng noùi vôùi noäi caùc cuûa oâng töø giöõa thaäp nieân 1990 raèng Hoa Kyø coù theå seõ trôû thaønh naïn nhaân khuûng boá baèng caùc thöù vuõ khí ñaïi coâng phaù, theá nhöng Iraq seõ khoâng can döï gì. Nhöõng baêng aâm thanh naøy ñaõ ñöôïc phoå bieán hoâm Thöù Baûy 18/2/2006 ôû moät cuoäc hoïp thöôïng ñænh cuûa cô quan tình baùo Hoa Kyø taïi Washington, vaø ñaõ ñöôïc cô quan naøy coâng nhaän tính chaát xaùc thöïc cuûa chuùng.
ÔÛ nhöõng cuoán baêng aâm thanh khoâng roõ ngaøy thaùng naøy, ngoaøi nhöõng chi tieát lieân quan tôùi vaán ñeà caùc loaïi vuõ khí ñaïi coâng phaù ôû Iraq maø vò laõnh tuï Iraq baáy giôø caám khoâng tieát loä cho thaønh phaàn thanh tra Lieân Hieäp Quoác baáy giôø bieát, coøn coù nhöõng chi tieát veà vaán ñeà Hoa Kyø coù theå bò khuûng boá taán coâng, khi nhaø laõnh töï naøy noùi vôùi Thuû Töôùng Tariq Aziz baáy giôø raèng:
“Khuûng boá saép xaåy ra. Toâi ñaõ noùi vôùi nhöõng ngöôøi Hoa Kyø laâu laém roài, tröôùc caû ngaøy 2/8, vaø toâi vôùi caû Hieäp Vöông Quoác nöõa, toâi nghó theá. Toâi noùi vôùi hoï raèng trong töông lai seõ coù moät cuoäc khuûng boá baèng caùc thöù vuõ khí ñaïi coâng phaù. Ñieàu naøy ñang xaåy ra. Caâu truyeän ñang dieãn tieán, nhöng khoâng phaûi töø Iraq”.
Ngaøy 2/8 ñöôïc hieåu laø ngaøy Iraq taán coâng Kuwaitt naêm 1990, bieán coá ñaõ gaây ra traän chieán vuøng vònh vaøo naêm 1991 sau ñoù döôùi thôøi toång thoáng Bush cha.
Rieâng veà vaán ñeà caùc loaïi vuõ khí ñaïi coâng phaù ôû Iraq laø nhöõng gì ñaõ laø nguyeân côù chính cho vieäc chính phuû Bush töï ñoäng ñem quaân taán coâng Iraq ñeå goïi laø giaûi giôùi vaø cöùu nguy Iraq, mieàn vuøng caän vaø Hoa Kyø cuõng nhö theá giôùi khoûi bò nhaø ñoäc taøi Saddam Hussein söû duïng ñeå taán coâng, theo baûn töôøng trình cuûa Nhoùm Truy Cöùu, ñöôïc vieát bôûi Charles Duelfer vaø phoå bieán vaøo thaùng 10/2004, thì Iraq khoâng heà coù caùc thöù vuõ khí bò Hoa Kyø hoà nghi aáy. Theo taùc giaû vieát baûn töôøng trình naøy thì “Caùc cuoän baêng aâm thanh naøy laø nhöõng gì cuûng coá, xaùc nhaän, vaø ôû moät möùc ñoä naøo ñoù, cung caáp theâm moät ít chi tieát nöõa, cho nhöõng keát luaän ñöôïc chuùng ta ñuùc keát trong baûn töôøng trình naøy”.
Theo vò chuû tòch Tieåu Ban Tình baùo Haï Vieän laø Pete Hoekstra thì nhöõng cuoän baêng aâm thanh naøy do chính phuû Hoa Kyø coù ñöôïc sau moät thôøi gian xaâm chieám Iraq, vaø laø moät phaàn trong soá 35 ngaøn nhöõng thuøng vaên lieäu veà caùc chöông trình vaø noã löïc cuûa Iraq lieân quan tôùi caùc thöù vuõ khí ñaïi coâng phaù. Vò naøy cuõng cho bieát nhöõng taøi lieäu aáy ñang chôø ñöôïc chuyeån dòch vaø chính phuû Bush ñang nghó ñeán vieäc tung ra caùc taøi lieäu naøy cho phoùng vieân baùo chí vaø thaønh phaàn thöùc giaû ñeå chuyeån dòch vaø xem xeùt.
Ñaminh Maria Cao taán Tónh, BVL