GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 8/3/2006

 TUẦN I MÙA CHAY

 

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II, VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “ĐẤNG CỨU CHUỘC NHÂN TRẦN”(tiếp)

?  Mối Liên Hệ giữa Do Thái Giáo và Công Giáo trong thời hiện đại

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Diễn Từ về Đài Phát Thanh Vatican ngày 3/3/2006 Kỷ Niệm 75 Năm

?  Bàn Tay Chủ Mưu Ám Sát Đức Gioan Phaolô II: Ý cáo giác – Nga bác bỏ

 

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II, VỊ GIÁO HOÀNG CỦA “ĐẤNG CỨU CHUỘC NHÂN TRẦN”(tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Viết để Tưởng Kính đầy năm khổ nạn cuối đời của

Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II

 

Thật vậy, nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là những gì trực tiếp liên quan đến Tác Nhân Cứu Chuộc là chính Đấng Cứu Chuộc, đến đối tượng được cứu chuộc cho khỏi tội lỗi và sự dữ nhất là trong thời điểm văn hóa sự chết ngày nay là con người hiện đại, và đến đường lối cứu chuộc hiện đại là Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, thì quả nhiên “Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lõi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II”.

 

Đúng thế, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần chính là Đấng đã chi phối cả giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, từ đầu cho đến cuối, cả về lãnh vực hoạt động lẫn tâm tưởng của ngài.

 

2)        Những tâm tưởng và thâm tín của vị giáo hoàng này về Chúa Giêsu Kitô trong Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần: "Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại là Chúa Giêsu Kitô, trung tâm điểm của vũ trụ và của lịch sử" (đây là câu mở đầu cho cả bức thông điệp).

 

Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Trung Tâm Điểm Của Vũ Trụ:

 

"Đấng Cứu Chuộc của thế gian! Nơi Người tỏ hiện, bằng một đường lối mới mẻ và tuyệt vời hơn, chân lý nền tảng liên quan đến việc tạo dựng mà Sách Khởi Nguyên chứng tỏ qua những lần lập đi lập lại: 'Thiên Chúa thấy nó tốt lành' (đoạn 1). Sự tốt lành bắt nguồn nơi Đức Khôn Ngoan và Tình Yêu Thương. Nơi Chúa Giêsu Kitô, thế giới hữu hình mà Thiên Chúa dựng nên cho con người (x.Gen 1:26-30), một thế giới khi tội lỗi đột nhập 'đã lụy thuộc vào sự hư hoại' (Rm 8:20, x.Rm 8:19-22), phục hồi được mối liên hệ với nguồn mạch thần linh nguyên thủy của Đức Khôn Ngoan và của Tình Yêu Thương...

 

"Khi phân tách một cách sâu xa 'cái thế giới tân tiến này', Công Đồng Chung Vaticanô II đã tiến đến một điểm quan trọng nhất của thế giới hữu hình, đó là con người, bằng cách, như Chúa Kitô, tiến sâu vào ý thức con người, và bằng cách chạm đến mầu nhiệm nội tại của con người, cái mà ngôn ngữ thánh kinh cũng như không phải thánh kinh đã diễn tả bằng chữ 'trái tim'. Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế gian, là Đấng đã thấu nhập vào mầu nhiệm của con người một cách đặc thù và dứt khoát, cũng như Người đã đi vào 'tâm can' của họ. Bởi thế, Công Đồng Vaticanô II đã có lý khi dạy rằng: 'Sự thật đó là chỉ có ở nơi mầu nhiệm của Lời Nhập Thể mà mầu nhiệm của con người mới được sáng tỏ. Vì Adong, con người đầu tiên, kiểu mẫu của Đấng phải đến (Rm 5:14) là Chúa Kitô. Chúa Kitô, một tân Adong, trong việc mạc khải mầu nhiệm về Cha và về tình yêu của Cha, đã hoàn toàn tỏ cho con người biết về chính con người họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả nhất của con người'. Công Đồng tiếp: 'Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Col 1:15), tự Mình là một con người hoàn hảo, Đấng đã phục hồi nơi giòng dõi Adong cái tương tự giống như Thiên Chúa đã từng bị nguyên tội làm biến dạng đi. Bản tính loài người, nhờ được mặc lấy chứ không bị mất đi trong Người, đã được nâng lên nơi chúng ta tới một phẩm vị khôn sánh. Vì, nhờ Việc Nhập Thể của Người, Người, là Con Thiên Chúa, một cách nào đó, đã hiệp nhất mình với mỗi một người. Người đã làm việc với đôi tay nhân loại, Người đã suy nghĩ với trí khôn nhân loại. Người đã tác động với ý muốn nhân loại, và Người đã yêu thương với trái tim nhân loại. Được sinh hạ bởi Trinh Nữ Maria, Người thực sự là một ngưòi trong chúng ta, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi' (Gaudium et Spes, đoạn 22). Người là Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại". (đoạn 8).

 

Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Trung Tâm Điểm Của Lịch Sử

 

"Thiên Chúa đã đi vào lịch sử nhân loại, và như là một con người, Ngài đã trở nên một người đi làm lịch sử này, một người trong muôn ngàn triệu triệu con người, song đồng thời cũng Chuyên Biệt! Qua việc Nhập Thể, Thiên Chúa đã ban cho sự sống con người một chiều kích mà Ngài đã định ban cho con người ngay từ ban đầu: Ngài đã ban cho họ chiều kích này một cách dứt khoát - bằng một đường lối dành riêng cho một mình Ngài mà thôi, hợp với tình yêu và lòng thương vĩnh hằng của Ngài, hợp với niềm tự do của Thiên Chúa - và Ngài cũng đã ban nó bằng một lòng bao dung để chúng ta, khi xét đến nguyên tội và suốt giòng lịch sử tội lỗi của nhân loại, cũng như xét đến những lầm lẫn của trí khôn con người, ý muốn và con tim của mình, có thể bồi hồi lập lại những lời của phụng vụ thánh: 'Ôi lỗi lầm diễm phúc... đã làm cho chúng ta được một Đấng Cứu Chuộc cao cả như vậy' (Tụng Ca Lễ Vọng Phục Sinh)..." (đoạn 1).

 

"Thập giá trên đồi Canvê mà Chúa Giêsu Kitô - một Con Người, Con của Trinh Nữ Maria, được nghĩ là con của Giuse Nazarét - 'để lại' cho thế giới này, cũng là một biểu hiện mới mẻ về tình phụ tử đời đời của Thiên Chúa, Đấng mà trong Người, một lần nữa, đến gần nhân loại, gần với mỗi một con người, khi ban cho Người 'Thần chân lý' (Jn16:13) ba lần thánh.

 

"Việc mạc khải này của Cha và việc tuôn đổ Thánh Linh để đóng một niêm ấn không phai nhòa trên mầu nhiệm cứu chuộc đã nói lên ý nghĩa của cây thập giá và cái chết của Đức Kitô. Vị Thiên Chúa của việc tạo dựng được mạc khải như là một Vị Thiên Chúa của việc cứu chuộc, như Vị Thiên Chúa 'trung tín với chính mình' (1Thes 5:24), cũng như trung tín với tình yêu thương của Ngài đối với nhân loại và thế gian, một tình yêu Ngài đã mạc khải vào ngày tạo dựng. Tình yêu của Ngài là một tình yêu không rút lui trước bất cứ một cái gì đòi Ngài phải dùng đến phép công thẳng. Bởi thế, 'vì chúng ta, (Thiên Chúa) đã làm cho Người (Con) là Đấng không biết đến tội lỗi thành tội lỗi' (2Cor 5:21; x.Gal 3:13). Nếu Người 'thành tội lỗi', Người là Đấng không bao giờ có một tội lỗi nào, thì tỏ ra rằng tình yêu luôn luôn cao trọng hơn tất cả mọi tạo vật, một tình yêu là chính Mình Người, vì 'Thiên Chúa là tình yêu' (Jn 4:8,16). Trên tất cả mọi sự, tình yêu vĩ đại hơn cả tội lỗi, hơn cả yếu đuối, hơn cả 'tình trạng hư hoại của tạo vật' (Rm 8:20); nó mạnh hơn cả sự chết; nó là một tình yêu luôn luôn sẵn sàng để nâng cao và tha thứ, luôn luôn sẵn sàng để đi gặp người con hoang đàng (x.Lk 15:11-32), luôn luôn mong đợi 'cuộc thể hiện của con cái Thiên Chúa' (Rm 8:18) là thành phần được kêu gọi 'đến vinh quang sẽ được tỏ hiện' (Thánh Tomas tiến sĩ). Việc mạc khải của tình yêu này cũng được diễn tả như mạc khải của lòng thương xót; và trong lịch sử của con người, mạc khải của tình yêu và lòng thương xót này đã mặc một hình thức và mang một danh hiệu: đó là Giêsu Kitô" (đoạn 9).

 

"Con người không thể nào sống mà không yêu thương. Họ mãi là một hữu thể không hiểu được mình, đời sống của họ vô nghĩa, nếu tình yêu không tỏ hiện cho họ thấy, nếu họ không gặp gỡ tình yêu, nếu họ không cảm nghiệm được nó và làm cho nó thành của mình, nếu họ không mật thiết liên kết với nó. Đó là, như đã nói đến, lý do tại sao Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc 'hoàn toàn tỏ cho con người biết về chính con người họ'. Nếu chúng ta cần diễn tả, thì đây là chiều kích nhân loại của mầu nhiệm của việc cứu chuộc. Trong chiều kích này, con người, một lần nữa, tìm được sự cao cả, phẩm vị và giá trị thuộc về nhân tính của họ. Nơi mầu nhiệm của việc cứu chuộc, con người được 'thể hiện' một cách mới mẻ, và, một cách nào đó, được tạo dựng một cách mới mẻ. Con người được tạo dựng một cách mới mẻ! 'Không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ; vì anh em tất cả là một trong Đức Giêsu Kitô' (Gal 3:28). Con người muốn hiểu mình hoàn toàn - không chỉ hợp với những tiêu chuẩn và mức độ trực tiếp, bán phần, thường nông cạn, hay ảo tưởng về hữu thể mình - họ phải đến gần Chúa Kitô, với nỗi khắc khoải và lo âu của họ, cả với nỗi yếu đuối và tội lỗi của họ, với sự sống và cái chết của họ. Như thế, họ phải vào trong Người với tất cả cái tôi riêng của họ, họ phải 'thích hợp' và đồng hóa với toàn thể thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc để tìm thấy chính mình. Nếu tiến trình sâu xa này xẩy ra nơi họ, thì họ mới sinh hoa trái, chẳng những nơi việc tôn thờ Thiên Chúa, mà còn nơi cả sự bỡ ngỡ lạ lùng về mình nữa. Con người quí hóa là chừng nào trước mắt của Hóa Công, khi họ 'được một Đấng Cứu Chuộc cao cả như vậy' (tụng ca Lễ Vọng Phục Sinh), và một khi Thiên Chúa 'đã ban Con duy nhất của mình' là để con người 'không phải chết nhưng được sự sống đời đời' (Jn 3:16)”. (đoạn 10).

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 ?  Mối Liên Hệ giữa Do Thái Giáo và Công Giáo trong thời hiện đại

 

(tiếp Hitler và Giáo Hoàng Piô XII 7 Thứ Ba)

 

Trái với al-Husseni và chủ thuyết cực đoan chống Do Thái của Ông, ĐGH Gioan Phaolô II lại phát triển triết thuyết “Do Thái truyền thống” trong thời gian Giáo Hòang của Ngài. Ông George Weigel nhận định như sau: Từ khi được bầu chọn vào ngôi vị Giáo Hòang vào năm 1978, Đức Gioan Phaolô II đã bỏ nhiều công sức để thiết lập cuộc đối thọai giữ Công giáo và Do Thái giáo. Buổi đẩu gặp gở với các đại diện của Cộng đồng người Do Thái ở Rôma vào ngày 12/3/1979, Đức Gioan Phaolô II đã lưu ý rằng: “Hai Cộng Đồng tôn giáo chúng ta có liên hệ và sự liên lạc chặt chẻ ngay ở căn tính tương đồng của nhau”. Cuộc đối thọai giữa Do Thái giáo và Công giáo, nhìn theo quan điểm của người Công giáo, là một bổn phận tôn giáo.

 

Suốt thập niên 1980, Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẻ kết án những hành động khủng bố nhằm vào các Hội đường Do Thái và Cộng Đồng Do Thái ở Vienna và Rôma. Ngài cũng luôn lên án phong trào bài Do Thái ở Âu Châu. Trong khi đó các nhà lãnh đạo khác ở Âu Châu lại không muốn có lập trường chống lại sự nổi dậy của phong trào Hồi Giáo chống Do Thái, phong trào này là một phần trong chương trình “Hồi Giáo hóa Âu Châu”. Điều này đặc biệt đúng tại Pháp là nơi những người theo Hồi Giáo chiếm tỷ lệ khỏang 10% dân số Pháp.

 

Thực ra Đức Gioan Phaolô II là người thừa kế tinh thần của Đức Piô XII. Những kẻ chỉ trích vô lối thái độ mà họ gán cho là chống Do Thái của Đức Piô XII và Gioan Phalô II, lại ít dám kết án những cuộc bạo động chống Do Thái tại Isarel, tại Pháp và các nơi khác; những cuộc bạo động này đã xảy ra thực sự và có nhiều tài liệu đã ghi lại, thế mà họ đã chẳng dám lê án gì cả.

 

Ngày nay, 60 năm sau “cuộc Tàn sát người Do Thái”, cần phải ghi nhớ rằng: trái ngược với truyền thuyết được phổ biến rộng rãi do các kẻ chỉ trích các Đức Giáo Hòang một cách bừa bãi gây nên, chính những nhà lãnh đạo Hồi giáo cực đoan và mạng lưới khủng bố của họ, chứ không phải là thời đại Giáo hòang hiện đại và các nhà lãnh đạo Công Giáo đương thời, đã đóng một vai trò lớn và cực đoan làm nổi dậy và phát triển phong trào chống Do Thái.

 

Đức Gioan Phaolô II và Đức Piô XII là những người bạn rất chung thủy của người Do Thái. Vị Giáo Hòang kế vị Đức Gioan Phaolô II là Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Hồi còn là Hồng Y Joeph Ratzinger, Ngài đã viết: “Món Quà Giáng Sinh” là “Di sản của Abraham”. Ngài đã kết án cả những phong trào Kitô giáo chống Do thái, cũng như kết án “Cuộc Tàn Sát” người Do Thái của Đức Quốc Xã.

 

Vào thời điểm này của năm 2005, cũng như vào thập niên 1930 và 1940, các vị Giáo Hòang đã và vẫn là những người bạn của người Do Thái. Những kẻ chối bỏ điều đó là chối bỏ lịch sử và tệ hại hơn nữa, họ lại tạo ra một tấm màn che dấu sự kiện chống Do Thái của thời đại chúng ta hôm nay.

 

(XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON!

 XIN CHÚA NỐI KẾT CHÚNG CON NÊN MỘT TRONG TÌNH YÊU CHÚA!

 XIN CHÚA THƯƠNG BAN BÌNH AN CHO THẾ GIỚI CHÚNG CON!)

 

Linh Mục Anphongso Trần Đức Phương

   

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Diễn Từ về Đài Phát Thanh Vatican ngày 3/3/2006 Kỷ Niệm 75 Năm

Anh Chị Em thân mến:

Tôi xin gửi lời chào thân ái đến tất cả mọi con người nam nữ, đến thành phần thính giả của Đài Phát Thanh Vatican, tôi xin chúc bình an và hân hoan của Chúa đến với tất cả.

Thật là niềm vui lớn lao cho tôi được đến nơi đây. Chúng ta biết rằng 75 năm năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã khánh thành Đài Phát Thanh Vatican, nhờ đó tạo nên tiếng nói cho Tòa Thánh, cũng như cho Giáo Hội và cho Chúa – một tiếng nói nhờ đó thực sự thi hành lệnh truyền của Chúa là “Hãy loan báo Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật cho đến tận cùng trái đất”.

Như tôi thấy, trong 75 năm này,vấn đề kỹ thuật được hoàn thiện rất nhiều. Ngày nay tiếng nói của Đài Phát Thanh Vatican có thể vang tới tất cả mọi phần đất trên thế giới, và nhiều gia đình – như được nhấn mạnh – cũng có được một tính cách hỗ tương tuyệt vời, chẳng những trong việc nói về mà còn trong cả việc nhận lãnh các câu trả lời nữa, qua cuộc đối thoại đích thực để hiểu biết, đáp ứng và xây dựng gia đình của Thiên Chúa.

Đối với tôi thì đây là ý nghĩa của các phương tiện truyền thông như phương tiện này đây, đó là để giúp vào việc xây dựng đại gia đình vô biên giới này, trong đó, tất cả mọi người cảm thấy mình là anh chị em của nhau trong cái đa dạng của những nền văn hóa và ngôn ngữ, nhờ đó cho thấy được cái quyền lực thực hiện bình an.  

Tôi hy vọng rằng tất cả những ai đang lắng nghe tôi vào lúc này đây có thể cảm thấy thực sự dấn thân cho cuộc đối thoại sự thật cao cả này. Trong thế giới truyền thông đây, như chúng ta biết, không thiếu những tiếng nói chống đối. Bởi thế, tiếng nói này đặc biệt can phải hiện hữu, một tiếng nói thực sự muốn phục vụ chân lý, phục vụ Chúa Kitô, nhờ đó, phục vụ hòa bình và hòa giải trên thế giới.

Tôi mong rằng những ai hoạt động ở đây trở thành những dụng cụ hiệu nghiệm cho công cuộc hòa bình cao cả này của Chúa. Tôi xin cám ơn anh chị em về tất cả mọi sự anh chị em làm, ngày này qua ngày khác, và cũng có thể cả đêm này qua đêm khác.

Tôi mong thành phần thính giả cũng tham gia vào việc đối thoại cao cả ấy, và trở thành nhân chứng cho chân lý, và là mãnh lực hòa bình trên thế giới.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/3/2006

 TOP

? Bàn Tay Chủ Mưu Ám Sát Đức Gioan Phaolô II: Ý cáo giác – Nga bác bỏ

 

Kể từ khi tác phẩm cuối đời của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phát hành ngày 22/2/2005, trước khi vị tác giả vĩnh viễn ra đi 1 tháng rưỡi, tác phẩm mà ở phần phụ trương cuối sách ngài đã kể lại biến cố và cảm nhận của ngài về vụ ngài bị ám sát, và cho rằng có bàn tay nhúng vào vụ ám sát ngài, thì Ý quốc hứa sẽ điều tra nội vụ một lần nữa.

 

Cuối cùng, ủy ban của quốc hội Ý đã đi đến chỗ kết luận rằng chính Nga Sô đã giật giây mưu sát vị Giáo Hoàng người Balan. Vị chủ tịch của ủy ban này là Paolo Guoãanti đã nói rằng ông tin tưởng “không hề nghi ngờ tí nào là các nhà lãnh đạo Sô Viết bay giờ đã ra lệnh thực hiện cuộc ám sát này”.

 

Sau khi bản tường trình này được Moscow biết đến thì một nhân vật phát ngôn viên cho cơ quan vốn được biết đến là KGB là Boris Labusov đã nói với cơ quan thông tin Interfax rằng:

 

“Bất cứ lời phát biểu nào về việc tham dự của đặc vụ Sô Viết vào việc tấn công vị Giáo Hoàng Rôma, bao gồm cả những dịch vụ tình báo mặt nổi, đều hoàn toàn phi lý và đã và đang không có một tí dính dáng nào với những hoạt động của chúng tôi. Tiếc thay kiểu võ đoán này vẫn liên tục tái diễn hầu như 2 năm một lần trong vòng 15 năm qua”.

 

Về phần mình, vị nguyên giám đốc của Tiểu Ban An Ninh Quốc Gia của cơ quan KGB là Vladimir Kriuchkov, cũng cho cơ quan thông tín trên đây biết rằng tin tức được tiết lộ “là một điều dối trá, thậm chí là một việc trêu ngươi, vô nghĩa”.

 

Cũng theo lời vị nguyên giám đốc này thì bản tường trình đây là một điều gì đó “tạo tĩnh và tín liệu xuâá phát từ những ai không chú trọng tới việc phát triển liên hệ giữa Nga và Ý. Loại tín liệu này có thể đánh lừa dân chúng thiếu hiểu biết và không sửa soạn. Tuy nhiên, những khiêu khích như thế đã thất bại và sẽ that bại trong lần này nữa”.

 

Theo bản tường trình của Ý thì Khối Liên Bang Sô Viết đã tổ chức cuộc ám sát này là vì việc Đức Gioan Phaolô II ủng hộ Công Đoàn Balan là phong trào được thấy là nguy hiểm cho sự hiện diện của chế độ cộng sản ở Đông Âu.

 

Bản tường trình này cũng cho biết rằng nhân vật ám sát Đức Gioan Phaolô II là Mehmet Ali Agca là người được đặc vụ Bulgaria liên lạc theo lệnh của các đồng chí Nga Sô của họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/3/2006

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ