GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 14/4/2006 TUẦN THÁNH |
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về tình yêu vĩnh hằng và vô biên của Thiên Chúa cho Giáo Xứ "DIO PADRE MISERICORDIOSO" trong Cuộc Viếng Thăm Mục Vụ Chúa Nhật IV Mùa Chay 26/3/2006
? Tổng Thống Bush ca ngợi các việc đóng góp của Giáo Hội Công Giáo
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Năm Giáo Triều Thứ Nhất cảm nhận về Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II (tiếp)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về tình yêu vĩnh hằng và vô biên của Thiên Chúa cho Giáo Xứ "DIO PADRE MISERICORDIOSO" trong Cuộc Viếng Thăm Mục Vụ Chúa Nhật IV Mùa Chay 26/3/2006
Anh Chị Em thân mến,
Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay này, theo truyền thống, được gọi là “Chúa Nhật Vui Mừng – Laetare Sunday”, là Chúa Nhật thấm đậm một niềm hân hoan mà, ở một mức độ nào đó, làm tan loãng đi bầu khí thống hối của Mùa Chay thánh này: ở chỗ, Giáo Hội đã xướng lên trong Ca Nhập Lễ rằng ‘Hỡi Giêrusalem hãy vui lên! Hãy mừng vui vì nó… những ai khóc thương cho nó’.
Câu Đáp Ca cũng âm vang lời mời gọi này: ‘Lạy Chúa, niềm vui của tôi là được tưởng nhớ đến Chúa’. Việc nghĩ tưởng đến Thiên Chúa là những gì mang lại niềm vui. Chúng ta tự nhiên tự nhủ rằng: thế nhưng tại sao chúng ta cần phải vui lên chứ? Dĩ nhiên lý do duy nhất đó là Phục Sinh đang tới. Việc monh đợi Phục Sinh cho chúng ta được nếm hưởng trước niềm vui được gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh.
Tuy nhiên, lý do sâu xa nhất name ở trong sứ điệp của các bài đọc Thánh Kinh được phụng vụ trình bày cho chúng ta thấy hôm nay và là những gì chúng ta đã nghe. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng, bất chấp những bất xứng của mình, tình thương vô biên của Thiên Chúa vẫn nhắm đến chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách chúng ta có thể gọi là ‘lì lợm’ và tỏ cho chúng ta thấy nơi mối êm ái khôn lường của Ngài.
Đó là những gì hiện lên ở Bài Đọc Thứ Nhất theo Sách Ký Sự của Cựu Ước (x 2Chr 36:14-16,19-23). Vị tác giả sách thánh cống hiến cho chúng ta một dẫn giải tóm gọn và ý nghĩa về lịch sử của Dân Tuyển Chọn, thành phần chịu đựng hình phạt của Thiên Chúa như hậu quả của hành vị nổi loạn của họ, ở chỗ, đền thờ bị phá hủy, và dân chúng bị phát lưu không còn lãnh thổ; thực sự là Thiên Chúa dường như đã bỏ rơi họ.
Tuy nhiên, thế rồi chúng ta thấy rằng Thiên Chúa, qua việc trừng phạt, đã thực hiện một dự án của lòng xót thương. Chính cuộc hủy hoại Thành Thánh và đền thờ – như tôi đã nói – chính chuộc lưu đầy là những gì làm rung động tâm can của dân này và mang họ về lại với Thiên Chúa, nhờ đó họ nhận biết Ngài sâu xa hơn.
Vậy là Chúa, qua việc chứng tỏ tối thượng quyền của việc Ngài khởi động trên mọi nỗ lực thuần nhân loại, đã sử dụng một kẻ ngoại, đó là Vua Cyrus nước Ba Tư, để giải thoát dân Do Thái.
Trong bài đọc này chúng ta đã nghe thì cơn giận dữ và tình thương của Chúa được luân chuyển một cách liên tục thê thảm, nhưng yêu thương cuối cùng chiến thắng, vì Thiên Chúa là tình yêu.
Làm sao chúng ta lại không thấy được từ việc nhớ tới những biến cố xa xưa một sứ điệp vẫn còn hiệu lực qua mọi thời gian, bao gồm cả thời điểm của chúng ta đây? Khi nghĩ về những thế kỷ đã qua, chúng ta có thể thấy rằng Thiên Chúa tiếp tục yêu thương chúng ta, ngay cả lúc Ngài trừng phạt chúng ta. Ngay cả lúc các dự án của Thiên Chúa trải qua thử thách và án phạt, chúng bao giờ cũng nhắm tới việc mang lại thành quả xót thương và tha thứ.
Đó là những gì Thánh Phaolô khẳng định với chúng ta trong Bài Đọc Thứ Hai, khi ngài nhắc lại rằng ‘Thiên Chúa, Đấng giầu tình thương, vì tình yêu cao cả giành cho chúng ta, ngay cả lúc chúng ta đã chết đi nơi những vấp phạm của mình, đã làm cho chúng ta cùng sống với Chúa Kitô’ (Eph 2:4-5).
Để diễn đạt thực tại cứu độ ấy, Thánh Tông Đồ đã sử dụng từ ngữ về yêu thương là agape - từ ái, cùng với chữ ‘xót thương’, eleos theo tiếng Hy Lạp, lập lại và nhấn mạnh hơn lời tuyệt vời nhất chúng ta nghe thấy trong đoạn Phúc Âm: ‘Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến ban Con Duy Nhất của mình, để ai tin vào Con thì không bị chết nhưng có sự sống đời đời’ (Jn 3:16).
Như chúng ta biết, là ‘việc hiến ban’ nơi Chúa Cha đã có một diễn tiến thảm thiết, thậm chí đã đi đến chỗ hy sinh Người Con của mình trên Thập Tự Giá.
Nếu tất cả sứ vụ của Chúa Giêsu trong lịch sử là một dấu hiệu sống động của tình yêu Thiên Chúa, thì cái chết của Người, một cái chết nhờ đó thể hiện trọn vẹn việc chăm sóc cứu chuộc của Thiên Chúa, là những gì hết sức đặc thù vậy. Việc suy niệm của chúng ta bao giờ cũng phải, nhất là trong Mùa Chay này, tập trung vào Thập Tự Giá. Nơi Cây Thập Tự Giá ấy chúng ta chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô là những gì chiếu tỏa ra nơi thân xác tử đạo của Chúa Giêsu.
Sự cao cả của Thiên Chúa, việc yêu thương của Ngài, trở thành hữu hình chính là ở nơi việc toàn hiến này của Người. Chính vinh quang của Đấng Tử Giá – việc Người Con Thiên Chúa tự ban mình – là Dấu hiệu tối hậu đệ nhất được ban cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu được sự thật về con người và sự thật về Thiên Chúa, ở chỗ, tất cả chúng ta được dựng nên và được cứu chuộc bởi một Vị Thiên Chúa là Đấng đã hy sinh Con duy nhất của Ngài vì yêu thương chúng ta.
Đó là lý do tại sao Thập Tự Giá, như tôi đã viết trong Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, ‘là tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra chống lại mình là những gì Ngài tự ban mình để nâng nhân loại lên và cứu độ họ. Đó là tình yêu ở hình thức cực đoan nhất của mình’ (đoạn 12).
Chúng ta phải làm sao để đáp lại tình yêu cực đoan này của Chúa đây?
Phúc Âm trình bày cho chúng ta thấy một con người mang tên Nicôđêmô, một phần tử của Hội Đồng Do Thái ở Giêrusalem, người tim đến với Chúa Giêsu vào ban đêm. Ông là một con người hành thiện, được những lời lẽ và gương của Chúa Kitô lôi cuốn, thế nhưng lại là người tỏ ra lưỡng lự trong việc nhẩy vọt về đức tin vị e sợ kẻ khác. Ông cảm thấy khâm phụ
Phúc Âm trình bày cho chúng ta thấy một con người mang tên Nicôđêmô, một phần tử của Hội Đồng Do Thái ở Giêrusalem, người tim đến với Chúa Giêsu vào ban đêm. Ông là một con người hành thiện, được những lời lẽ và gương của Chúa Kitô lôi cuốn, thế nhưng lại là người tỏ ra lưỡng lự trong việc nhẩy vọt về đức tin vị e sợ kẻ khác. Ông cảm thấy khâm phục vị Tôn Sư này, vị tôn sư rất khác với những vị khác, nhưng không thể giải thoát bản thân khỏi bị ràng buộc bởi môi trường hoạt động của ông là những gì thù nghịch với Chúa Giêsu, do đó đứng lưỡng lự trước ngưỡng cửa đức tin.
Cũng có biết bao nhiêu người trong thời đại của chúng ta đây đang tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người, tìm kiếm lòng thương xót Chúa, và đang đợi chờ để được thấy một ‘dấu hiệu’ tác động trí khôn của họ và tâm can của họ!
Ngay nay, cũng như bấy giờ, Vị Thánh Ký náy nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có một dấu hiệu duy nhất đó là việc Chúa Giêsu được nâng lên cây Thập Tự Giá mà thôi: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại là dấu hiệu thích đáng nhất. Nhờ Người, chúng ta mới có thể hiểu được sự thật về cuộc sống và chiếm được ơn cứu độ.
Đó là việc rao giảng chính yếu của Giáo Hội, một việc rao giảng vẫn không đổi they qua các thế hệ. Bởi thế, đức tin Kitô Giáo không phải là một thứ ý hệ mà là một cuộc gặp gỡ ngôi vị với Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh. Từ cảm nghiệm này, cảm nghiệm của cả cá nhân cũng như cộng đồng, xuất phát một đường lối mới của việc suy tưởng và tác hành, đó là một cuộc sống đầy yêu thương được hạ sinh, như được chứng thực nơi các thánh.
Các bạn thân mến, mầu nhiệm này đặc biệt hiển nhiên nơi giáo xứ của anh chị em, một giáo xứ được cung hiến cho ‘Thiên Chúa là Cha Xót Thương’. Như chúng ta quá rõ, Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô yêu dấu của tôi đã muốn thực hiện việc cung hiến này để ghi nhớ Đại Năm Thánh 2000 hầu lưu lại một cách hiệu quả biến cố thiêng liêng phi thường ấy.
Khi suy niệm đến tình thương của Chúa, một tình thương được tỏ hiện một cách trọn vẹn và tận tuyệt ở mầu nhiệm Thập Giá, tôi nhớ đến bài huấn từ được Đức Gioan Phaolô II dọn cho việc ngài gặp gỡ tín hữu vào ngày ¾, Chúa Nhật in Albis, Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh năm ngoái.
Theo ý định thần linh, bài huấn từ này được viết vì ngài sẽ rời bỏ chúng ta vào áp ngày ấy, tức vào Thứ Bảy 2/4 – tất cả chúng ta đều nhớ đến nó một cách tường tận – và vì lý do đó, ngài đã không thể ngỏ những lời lẽ ấy cùng anh chị em. Giờ đây, anh chị em thân mến, tôi xin đọc những lời ấy cho anh chị em, đó là: ‘Chúa Kitô phục sinh đã cống hiến cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực của sự dữ, của thần tôi và của sợ hãi, tặng ân tình yêu thương của Người, một tình yêu thương tha thứ, hòa giải và tái cởi mở tinh thần hy vọng. Nó là tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình’.
Vị Giáo Hoàng này, nơi bài huấn từ cuối cùng ấy, bài huấn từ giống như một lời di chúc, bấy giờ đã thêm là: ‘Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Tình Thương Thần Linh biết bao!’ (Huấn Từ Truyền Tin, được đọc bởi TGM Leonardo Sandri, Thay Thế Quốc Vu Khanh, cho tín hữu qui tụ ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 3/4/2005; L'Osservatore Romano English Edition, 6 April, p. 1, n. 2).
(Người dịch xin mở ngoặc ở đây là, cảm nhận của Giáo Hoàng Biển Đức về ‘bài huấn từ cuối cùng giống như một lời di chúc’ cũng là cảm nhận của người dịch được bày tỏ trong cuốn ‘Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitop6 – Chết là Vinh Thắng’, Cao-Bùi 5/2005, trang 32 và 34: “Và để kết thúc một giáo triều có sứ mệnh mang con người về cho Lòng Thương Xót Chúa của mình, ngài đã gửi một tối di chúc thư cho nhân loại, một di chúc thư được đọc vào chính Ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày chính ngài đã thiết lập theo lời yêu cầu của Chúa Giêsu qua chị Thánh Faustina để Kính Lòng Thương Xót Chúa, ngày ngài mới qua đi vào đêm vọng hôm trước. Sứ điệp của tối hậu di chúc thư này như sau:… Theo di chúc hay ước nguyện cuối cùng này của mình, ĐTC GPII, vị giáo hoàng của ‘Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis’, thực sự muốn để lại cho cả Giáo Hội lẫn toàn thể nhân loại, ‘một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi’, đó là ‘thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Lòng Thương Xót Chúa biết bao!’ Thế nhưng, để được như vậy, để nhân loại có thể ‘chấp nhận Lòng Thương Xót Chúa’, Giáo Hội nói chung và vị tân giáo hoàng nói riêng, phải trở thành Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, nhờ ‘việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu xuất phát từ thánh tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria’”).
Hiểu biết và chấp nhận tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa: Chớ gì điều ấy là quyết tâm trên hết của anh chị em trong gia đình và sau đó tới toàn thể phạm vi cận nhân.
(Hai đoạn kế tiếp ĐTC chào hỏi các chức sắc trong giáo xứ địa phương và Giáo Phận Rôma)
Tôi biết rằng cộng đồng của anh chị em là một cộng đồng trẻ trung, mới gần 10 năm, trải qua những ngày đầu tiên trong những hoàn cảnh tạm bất ổn định trong khi chờ cho những cấu trúc hiện nay hoàn thành.
Tôi cũng biết rằng thay vì làm cho anh chị em chán nản, những trục trặc ban đầu ấy đã thúc đẩy anh chị em nhất trí thực hiện việc tông đồ đặc biệt chú trọng tới lãnh vực giáo lý, phụng vụ và bác ái.
Các bạn thân mến, hãy tiếp tục con đường anh chị em đã khởi sự, cố gắng làm cho giáo xứ của anh chị em trở thành một gia đình thực sự, nơi việc trung thành với Lời Chúa và Truyền Thống của Giáo Hội hằng ngày trở nên qui luật sống của anh chị em hơn nữa.
Ngoài ra, tôi biết rằng, vì kiến trúc sáng tạo của mình, nhà thờ của anh chị em thu hút được nhiều khách thăm. Hãy làm cho họ chẳng những cảm nhận được vẻ đạp đặc biệt củadinh thự linh thánh này, nhất là còn cả sự phong phú của một Cộng Đồng sinh động nữa, một cộng đồng hăng say làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, Vị Cha xót thương. Tình yêu này thực sự là cái bí mật của niềm vui Kitô Giáo mà hôm nay, Chúa Nhật Hân Hoan này mời gọi chúng ta hoan hưởng vậy.
Khi chúng ta hướng mắt về Mẹ Maria, ‘Mẹ của niềm vui thánh hảo’, chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta thâm tín được những lý do nơi niềm tin của chúng ta, nhờ đó, được phụng vụ hôm nay thôi thúc, canh tân tinh thần và bằng một con tim hân hoan, chúng ta có thể đáp lại tình yêu vĩnh hằng và vô biên của Thiên Chúa.
Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
? Tổng Thống Bush ca ngợi các việc đóng góp của Giáo Hội Công Giáo
Trong bài diễn văn cho Bữa Điểm Tâm Nguyện Cầu của Giáo Hội Công Giáo Toàn Quốc ở thủ đô Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu 7/4/2006, Tổng Thống Bush đã khen ngợi những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo vào việc phảt triển nhân bản cho quốc gia Hoa Kỳ với những ý tưởng chính tiêu biểu như sau.
“Giáo Hội Công Giáo cống hiến một nhãn quan về quyền tự do và phẩm vị của con người là những gì được bắt nguồn từ cùng những sự thật minh nhiên cho việc thành lập quốc gia Hoa Kỳ.
“Sáng hôm nay chúng ta xin Thiên Chúa hãy hướng dẫn chúng ta vì chúng ta cùng nhau thực hiện việc sống trọn những sự thật bất biến ấy.
“Tự do là một tặng ân của Đấng Toàn Năng, và Giáo Hội Công Giáo cùng với những cơ cấu tổ chức của mình đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cho thành phần công dân của chúng ta có được tính chất chúng ta cần đến để sống như là một dân tộc tự do…
“Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với chúng ta rằng: ‘Đừng sợ’, vì ngài biết rằng một đế quốc được thiết lập trên những gì là gian trá cuối cùng cũng đi đến chỗ sụp đổ mà thôi.
“Như vị tiền nhiệm của mình, Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng hiểu rằng đường lối cho một xã hội tự do đó là cách thức nó đối xử với thành phần yếu kém nhất và yếu mềm dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta”.
Nhân dịp này Tổng Thống Bush cũng tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong “vai trò dẫn đầu được các tổ chức theo đức tin Công Giáo thực hiện trong đạo quân cảm thương của quốc gia chúng ta”, nhất là hoạt động của họ trong việc đón nhận thành phần mới tới xứ sở Hoa Kỳ. Tổng Thống nói về vấn đề di dân theo chiều hướng Công Giáo như sau:
“Một hệ thống di dân đẩy dân chúng vào những ngõ tối tăm của xã hội chúng ta, hay để cho họ trở thành mồi ngon cho việc phạm tội ác là một hệ thống cần phải được thay đổi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/4/2006
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Năm Giáo Triều Thứ Nhất cảm nhận về Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch
Liên Hệ Với Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II
(tiếp 13 Thứ Năm)
Tương Quan Phục Vụ với Vị Tiền Nhiệm
Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Đài Truyền Hình Balan Quốc (TVP: Polish State Television) nhân dịp Ngày Giáo Hoàng, một ngày đã từng được Balan cử hành vào ngày 16/10 từ 5 năm qua.
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi vị làm đầu chương trình Công Giáo của TVP là Cha Andrzej Majewski, và được thâu tại Tông Dinh Castelgandolfo để phát hình vào chính ngày Chúa Nhật 16/10/2005. Từ 8 giờ chiều cùng ngày này, bản văn phỏng vấn đây được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của Đài Phát Thanh Vatican bằng nguyên ngữ Ý quốc, với các phần chuyển dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sau đây là bản tiếng Anh được VIS gửi đi ngày Thứ Hai 17/10/2005.
Vị Lm mở đầu: Con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã ban cho chúng con được thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn gọn này, nhân dịp Ngày Giáo Hoàng là ngày vẫn đang được cử hành ở Balan.
Vào ngày 16/10/1978, Đức Hồng Y Karol Wojtyla lên làm Giáo Hoàng, và từ đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua hơn 26 năm, đóng vai trò làm vị Thừa Kế Thánh Phêrô, như Đức Thánh Cha hiện nay, đã cùng với các vị giám mục và hồng y dẫn dắt Giáo Hội. Trong số các vị hồng y này, có Đức Thánh Cha đây, người được vị tiền nhiệm của mình cảm mến và trân trọng: một con người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô viết trong cuốn “Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường” – con xin được trích lại ở đây những gì Đức Gioan Phaolô II đã viết: “Tôi cám ơn Chúa về sự hiện diện và hỗ trợ của Hồng Y Ratzinger. Ngài là một người bạn đích thực“.
Vị Lm hỏi: Tâu Đức Thánh Cha tình bằng hữu này đã được bắt đầu ra sao và Đức Thánh Cha đã gặp Đức Hồng Y Karol Wojtyla khi nào?
ĐTC đáp: Bản thân tôi đã được gặp ngài trong hai cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Thật ra tôi đã nghe về Hồng Y Wojtyla, nhất là trong việc trao đổi thư từ giữa các vị Giám Mục Balan và Đức vào năm 1965. Các vị Hồng Y Đức nói với tôi về những công lênh và đóng góp lớn lao của vị Hồng Y ở Krakow này, và ngài là hồn sống của vấn đề trao đổi thư tín lịch sử này ra sao. Tôi cũng đã nghe thấy những người bạn đại học nói đến vị thế như là một triết gia và tư tưởng gia của ngài. Thế nhưng, như tôi đã nói, tôi được đích thân gặp gỡ ngài lần đầu tiên trong cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Tôi yêu thích ngài ngay từ lúc đầu, và có Chúa biết, tôi tuy chẳng là gì, vị Hồng Y này lúc ấy liền làm bạn với tôi. Tôi tri ân ngài về niềm tin tưởng ngài đặt nơi tôi. Đặc biệt là khi tôi xem ngài cầu nguyện, tôi đã thấy được và hiểu được rằng ngài là một con người của Thiên Chúa. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi về ngài thế này: ngài là một con người sống với Thiên Chúa và sống trong Thiên Chúa. Tôi cũng cảm phục về tình thân ái bất thành kiến trong việc ngài làm bạn với tôi. Nhân một cơ hội khác nhau, ngài đã ngỏ lời với những cuộc mật nghị hồng ý này, và nhờ thế tôi đã được dịp cảm thấy vị thế là một tư tưởng gia của ngài. Không cần phải nói nhiều, ngài cũng đã tạo được một mối liên hệ chân thành, và ngay sau khi được chọn làm Giáo Hoàng, ngài đã gọi tôi đến Rôma một số lần để nói chuyện, rồi cuối cùng ngài đã bổ nhiệm tôi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.
Vị Lm hỏi: Như thế thì việc bổ nhiệm này và việc triệu mời về Rôma ấy không có gì là lạ?
ĐTC đáp: Thật là khó xử đối với tôi, vì khi tôi được làm Giám Mục Munich, bằng một cuộc long trọng thánh hiến ở vương cung thánh đường Munich, tôi cảm thấy có trách nhiệm với giáo phận này, hầu như là một cuộc thành hôn vậy. Bởi thế mà tôi cảm thấy bị ràng buộc với giáo phận ấy. Cũng có một số vấn đề chưa được giải quyết, nên tôi không muốn rời giáo phận này trong tình trạng như thế. Tôi đã bàn tất cả những điều ấy với Đức Thánh Cha, một cách rất thẳng thắn, và ngài tỏ lòng rất từ phụ đối với tôi. Ngài đã cho tôi thời gian để suy nghĩ và ngài nói với tôi rằng ngài cũng muốn suy nghĩ nữa. Sau cùng, ngài đã thuyết phục tôi rằng đó là ý muốn của Chúa. Thế nên tôi đã chấp nhận lời mời gọi này và trách nhiệm trọng đại này, một trách nhiệm không dễ dàng và là một trách nhiệm vượt ngoài khả năng của tôi. Thế nhưng, tin tưởng vào tấm lòng nhân ái từ phụ của vị Giáo Hoàng này cũng như vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi đã thưa vâng.
Vị Lm hỏi: Và cái kinh nghiệm này đã kéo dài trên 20 năm…
ĐTC đáp: Phải, tôi đã đến Rôma vào tháng 2 năm 1982 và nó đã kéo dài cho tới khi vị Giáo Hoàng này qua đời năm 2005.
Vị Lm hỏi: Trong thời gian của những cuộc gặp gỡ riêng tư của Đức Thánh Cha và những cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha cảm thấy điều gì đặc biệt nhất? Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết về những lần gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha, có thể là trong năm nay, với Đức Gioan Phaolô II hay chăng?
ĐTC đáp: Được. Tôi đã gặp ngài hai lần vào lúc cuối cùng: một lần tại Bệnh Viện Gemelli, khoảng vào ngày 5 hay 6 Tháng Hai; và lần thứ hai là ngày trước khi ngài qua đời, tại phòng của ngài. Trong lần gặp trước, vị Giáo Hoàng này thấy được là đau đớn song hoàn toàn tỉnh táo và rất ý thức. Tôi đã đến gặp ngài để bàn hỏi về công việc, vì tôi cần ngài quyết định mấy điều. Mặc dù bề ngoài trông có vẻ đớn đau Đức Thánh Cha ấy đã hết sức chăm chú tới những gì tôi nói. Ngài đã nói lên quyết định của ngài chỉ bằng mấy lời, rồi ban phép lành cho tôi. Ngài đã chào tôi bằng Đức ngữ và tỏ ra lòng ngài tin tưởng cùng thân tình với tôi. Tôi rất xúc động khi thấy ngài tỏ ra chịu đựng trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô khổ đau, cũng như việc ngài chấp nhận đau đớn với Chúa và cho Chúa như thế nào. Cuộc gặp gỡ lần sau xẩy ra vào ngày trước khi ngài chết: bề ngoài ngài rất ư là đau đớn, và được các bác sĩ cùng thân hữu vây quanh. Ngài vẫn tỏ ra rất tỉnh táo và ngài đã ban phép lành cho tôi. Ngài không thể nói được nhiều nữa. Việc ngài nhẫn nại vào lúc đớn đau ấy là một bài học quí giá cho tôi: khi tôi thấy được ngài tin tưởng rằng ngài ở trong tay Chúa ra sao và ngài đã phó mình cho ý định của Thiên Chúa như thế nào. Mặc dù đớn đau trông thấy, ngài vẫn bình thản, vì ngài ở trong bàn tay của Tình Yêu Thần Linh.
Vị Lm hỏi: Tâu Đức Thánh Cha, thường trong các lời lẽ của mình, Đức Thánh Cha đề cao hình ảnh Đức Gioan Phaolô II và nói Đức Gioan Phaolô II là một vị đại Giáo Hoàng, một vị cố tiền nhiệm đáng kính. Chúng con luôn nhớ những lời Đức Thánh Cha tuyên bố ở Thánh Lễ ngày 20 tháng 4 vừa rồi, những lời quả thực là dâng kính Đức Gioan Phaolô II. Tâu Đức Thánh Cha, chính Đức Thánh Cha đã nói những lời, con xin được trích lại ở đây, là “Dường như ngài đã nắm chặt lấy tay tôi, tôi thấy được đôi mắt long lanh của ngài và nghe được những lời của ngài, những lời mà vào lúc ấy ngài đặc biệt hướng về tôi: “Đừng sợ!” Tâu Đức Thánh Cha, sau cùng là một câu hỏi hết sức riêng tư, đó là Đức Thánh Cha có tiếp tục cảm thấy sự hiện diện của Đức Gioan Phaolô II hay chăng, và nếu có thì như thế nào?
ĐTC đáp: Được. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách trả lời phần đầu câu hỏi của cha. Lúc đầu, khi nói về di sản của vị Giáo Hoàng này, tôi đã quên đề cập tới nhiều văn kiện được ngài để lại cho chúng ta – 14 bức thông điệp, nhiều Thư Mục Vụ, và những thứ khác. Tất cả những văn kiện này là một gia sản phong phú vẫn chưa được Giáo Hội hấp thụ hết. Sứ vụ của riêng tôi không phải là ban hành nhiều văn kiện mới mà là để bảo đảm cho việc thấm nhuần các văn kiện của ngài, vì chúng là một kho tàng dồi dào, chúng là một thứ đích thực dẫn giải cho Công Đồng Chung Vaticanô II. Chúng ta biết rằng vị Giáo Hoàng này là người của Công Đồng, ngài đã thấm nhuần tinh thần và ngôn từ của Công Đồng này. Qua những văn kiện ấy, ngài giúp chúng ta hiểu được những gì Công Đồng ấy muốn hay không muốn. Điều ấy giúp cho chúng ta trở thành một Giáo Hội của thời đại chúng ta và cho tương lai. Giờ đây đến phần thứ hai của câu cha hỏi. Vị Giáo Hoàng này luôn gần gũi tôi qua những gì ngài viết: Tôi nghe thấy ngài và thấy ngài nói, nhờ đó mà tôi có thể tiếp tục đối thoại với ngài. Ngài luôn nói với tôi qua những gì ngài viết. Thậm chí tôi biết được cả nguồn gốc của một số những văn kiện ấy. Tôi có thể nhớ đến những cuộc bàn luận chúng tôi đã có với nhau về một số trong các văn kiện này. Bởi vậy mà tôi tiếp tục đàm đạo với Đức Thánh Cha đây. Việc gần gũi này không chỉ bị hạn hẹp vào các ngôn từ và văn bản mà thôi, vì đằng sau những bản văn ấy tôi nghe thấy chính vị Giáo Hoàng này. Một con người về với Chúa vẫn không biến mất. Tôi tin rằng một con người về với Chúa thậm chí còn gần gũi chúng ta hơn nữa, và tôi cảm thấy ngài gần gũi tôi và tôi gần gũi Chúa. Tôi cảm thấy gần gũi vị Giáo Hoàng này, và giờ đây ngài giúp tôi được gần gũi Chúa, và tôi cố gắng để đi vào bầu khí của nguyện cầu ấy, của lòng mến yêu Chúa, mến yêu Đức Mẹ, và tôi ký thác cho lời nguyện cầu của ngài. Đó là một cuộc đối thoại thường xuyên và chúng tôi gần gũi nhau một cách mới mẻ, một cách sâu xa.
(còn tiếp)