GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 16/4/2006 ĐẠI LỄ PHỤC SINH |
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Truyền Dầu Sáng Thứ Năm Tuần Thánh 13/4/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô (tiếp)
? Chúa Nhật: Ngày Lễ Nguyên Thủy Tỏ Hiện Ý Nghĩa của Thời Gian - Chúa Kitô là Alpha và Omega của thời gian
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Năm Giáo Triều Thứ Nhất cảm nhận về Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II (tiếp)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Truyền Dầu Sáng Thứ Năm Tuần Thánh 13/4/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
(tiếp 15 Thứ Bảy)
Chúa Kitô đã đặt tay của Người trên chúng ta. Người đã bày tỏ ý nghĩa của cử chỉ như thế qua những lời Người nói rằng: ‘Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết gì về những việc chủ làm. Thày gọi các con là bạn hữu, vì Thày đã nói với các con hết mọi sự Thày đã nghe nơi Cha Thày’ (Jn 15:15). Thày không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu: Nơi những lời ấy người ta thậm chí có thể thấy được việc thiết lập thiên chức linh mục. Chúa Kitô làm cho chúng ta thành bạn hữu của Người, ở chỗ, Người ký thác cho chúng ta tất cả mọi sự; Người phó chính bản thân Người cho chúng ta để chúng ta có thể nói bằng cái tôi của Người: ‘in persona Christi capitis’. Ôi Người tin tưởng chúng ta biết là dường nào! Người thực sự phó mình vào tay của chúng ta.
Những dấu hiệu thiết yếu của việc truyền chức linh mục là tất cả những biểu lộ sâu xa của lời ấy: dấu hiệu đặt tay; trao sách – trao lời Người ủy thác cho chúng ta; trao chén biểu hiệu cho việc Người truyền đạt cho chúng ta mầu nhiệm sâu xa và thân mật nhất của Người. Trong tất cả những sự ấy còn có quyền năng tha tội nữa: Người cũng làm cho chúng ta tham dự vào việc Người nhận thức thấy tình trạng thảm thương của tội lỗi cùng với tất cả những gì là tối tăm trên thế giới, và trao cho chìa khóa vào tay chúng ta để mở lại cửa Nhà Cha trên trời. Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa mà là bạn hữu. Đó là ý nghĩa sâu xa của việc làm linh mục, đó là trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta cần phải tái dấn thân cho mới thân hữu hằng ngày này.
Tình thân hữu là để chia sẻ tâm tư và ước muốn. Trong mối hiệp thông này, Thánh Phaolô nói với chúng ta ở Thư gửi giáo đoàn Philiphê (x 2:2-5), chúng ta cần phải làm cho mình tưởng nghĩ như Chúa Giêsu. Và mối hiệp thông về tâm tưởng này không phải chỉ là những gì về tri thức, mà là một thứ chia sẻ về những cảm thức cùng ý muốn nên cũng chia sẻ về cả hành động nữa.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải nhận biết Chúa Giêsu một cách thân tình hơn bao giờ hết, lắng nghe Người, chung sống với Người, bỏ giờ ra với Người. Việc lắng nghe Người – nơi việc ‘lectio dinina’, tức là việc đọc Thánh Kinh, không phải theo kiểu học thức mà là theo kiểu thiêng liêng; nhờ đó chúng ta biết cách gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng đang hiện diện và nói với chúng ta. Chúng ta cần phải suy nghĩ và phản tỉnh những lời của Người cũng như những hành động của Người trước nhan Người và cùng với Người.
Việc đọc Thánh Kinh là việc cầu nguyện, nó phải là việc cầu nguyện – nó phải xuất phát từ việc nguyện cầu và dẫn tới việc nguyện cầu. Các thánh ký nói với chúng ta rằng Chúa Kitô thường ẩn mình ở trên núi cầu nguyện thâu đêm. Chúng ta cũng cần đến thứ ‘núi’ này: đó là độ cao nội tâm chúng ta cần phải leo lên, đó là ngọn núi nguyện cầu. Chỉ có thế mối thân hữu mới phát triển. Chỉ có thế chúng ta mới có thể thi hành công việc phục vụ tư tế của chúng ta, chỉ có thế chúng ta mới có thể đem Chúa Kitô và Phúc Âm của Người đến cho con người. Việc chỉ biết hăng say hoạt động thậm chí có thể là những gì anh hùng. Thế nhưng hoạt động bề ngoài, cuối cùng, vẫn chẳng sinh hoa kết trái và mất đi hiệu năng, nếu nó không được xuất phát từ mối hiệp thông sâu xa thân mật với Chúa Kitô.
Thời gian chúng ta giành cho việc làm này thực sự là thời gian của hoạt động mục vụ, của hoạt động mục vụ đích thực. Một linh mục trước hết là một con người nguyện cầu. Thế giới thường lạc hướng của mình theo chiều hướng duy hoạt động cuồng loạn của nó. Hoạt động của nó và các khả năng của nó trở thành những gì hủy hoại, nếu không có sức mạnh của việc nguyện cầu là những gì xuất phát giòng nước sự sống có khả năng làm cho đất đai khô cằn trở nên mầu mở phì nhiêu.
Thày không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu. Yếu tính của thiên chức linh mục đó là làm bạn của Chúa Giêsu Kitô. Chỉ có thế chúng ta mới thực sự nói ‘thay cho Chúa Kitô – in persona Christi’, cho dù nội tâm chúng tax a lìa Chúa Kitô vẫn không thể làm tổn thương tới tính cách hiệu thành của bí tích. Làm bạn với Chúa Giêsu, làm linh mục nghĩa là làm một con người nguyện cầu. Vậy chúng ta hãy tình bạn này và hãy thoát khỏi cảnh vô tri của những người tôi tớ quê mùa. Vậy chúng ta hãy biết làm sao để sống, để chịu khổ và để tác hành với Người và cho Người.
Tình bằng hữu với Chúa Giêsu bao giờ cũng là tình bằng hữu đệ nhất với những ai thuộc về Người. Chúng ta có thể làm bạn của Chúa Kitô chỉ trong mối hiệp thông với toàn thể Chúa Kitô, tức với cả đầu lẫn thân, nơi sự sống dồi dào phong phú của Giáo Hội được sinh động bởi Chúa Kitô. Chỉ trong Giáo Hội, nhờ Chúa Kitô, Thánh Kinh mới là Lời sống động và hợp thời. Không có chủ thể sống động Giáo Hội ấp ủ các thời đại này, thì Thánh Kinh bị đổ bể thành những bản văn thường bất nhất hỗn tạp, do đó trở thành một cuốn sách của quá khứ. Thánh Kinh là những gì sống động vào lúc này đây chỉ ở nơi nào có ‘Sự Hiện Diện’ thôi – nơi nào Chúa Kitô mãi đồng thời với chúng ta: tức nơi thân thể Giáo Hội của Người.
Là linh mục tức là làm bạn với Chúa Giêsu Kitô, và điều này càng trở nên hơn thế nữa qua cả cuộc sống của chúng ta. Thế giới cần đến Thiên Chúa – không cần đến bất cứ một thần linh nào, mà là cần đến Vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, đến Vị Thiên Chúa hóa thành huyết nhục, Vị đã yêu thương chúng ta đến chết vì chúng ta, Vị đã phục sinh và đã tao nên nơi bản thân Ngài một khoảng trống cho con người. Vị Thiên Chúa này cần phải sống trong chúng ta và chúng ta cần phải sống trong Ngài. Đó là ơn gọi linh mục của chúng ta: Chỉ có thế hoạt động linh mục của chúng ta mới sinh hoa kết trái mà thôi.
Tôi muốn kết thúc bài giảng này bằng một câu nói của Andres Santoro, vị linh mục của Giáo Phận Rôma bị sát hại ở Trebisonda đang khi nguyện cầu; Đức Hồng Y Cé đã nói cho chúng ta biết câu ấy trong Tuần Phòng (đầu Mùa Chay cho giáo triều Rôma vừa rồi). Lời đó là: ‘Tôi ở nơi đây để sống giữa những thành phần dân chúng này, nhờ đó Chúa Giêsu hiện diện giữa họ qua xác thịt của tôi… Người ta có khả năng cứu độ chỉ bằng việc hiến ban xác thịt của mình mà thôi. Sự dữ của thế giới này được hạ sinh và khổ đau được cảm nghiệm thấy, chính yếu là ở chỗ thấm nhập vào xác thịt riêng của người ta, như Chúa Giêsu đã làm’. Chúa Giêsu đã mặc lấy xác thịt của chúng ta. Chúng ta hãy hiến nó cho Người, để nhờ đó Người có thể vào đời mà đổi đời. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/4/2006
Chúa Nhật: Ngày Lễ Nguyên Thủy Tỏ Hiện Ý Nghĩa của Thời Gian - Chúa Kitô là Alpha và Omega của thời gian
(Đức Gioan Phaolô II: Tông Thư "Ngày Của Chúa - Dies Domini" ban hành ngày 31/5/1998)
74. “Theo Kitô Giáo, thời gian có tính cách rất quan trọng. Trong chiều kích của thời gian thế giới đã được tạo thành; trong thời gian, lịch sử cứu độ đã được tỏ hiện, lên đến tột đỉnh của mình nơi ‘thời điểm viên trọn’ của biến cố Nhập Thể, và đích điểm của thời gian là việc Con Thiên Chúa trở lại vào lúc ngày cùng tháng tận. Nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời hóa thành nhục thể, thời gian trở thành một chiều kích của Thiên Chúa, Đấng tự mình hằng hữu” (118).
Theo chiều hướng của Tân Ước thì những năm tháng của cuộc đời Chúa Kitô sống trên trần gian là những gì làm nên tâm điểm của thời gian, tâm điểm này đạt tới tuyệt đỉnh của nó ở biến cố Phục Sinh. Quả thực Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã hóa thân làm người từ chính giây phút Người được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ, thế nhưng chỉ nơi biến cố Phục Sinh nhân tính của Người mới hoàn toàn được biến đổi và hiển vinh, nhờ đó mới cho thấy tất cả căn tính và vinh quang thần linh của Người. Trong bài nói tại hội đường Antioch ở Pisidia (x Acts 13:33), Thánh Phaolô đã áp dụng những lời của Thánh Vịnh 2 vào việc Phục Sinh của Chúa Kitô: ‘Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con’ (câu 7). Chính vì lý do này mà, trong cuộc cử hành Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội mới tôn tụng Chúa Kitô Phục Sinh là ‘Nguyên Thủy và là Cùng Đích, là Alpha và Omega’. Đó là những lời được thốt ra từ vị cử hành khi sửa soạn cây nến Phục Sinh là cây nến mang con số của năm tháng đương thời. Những lời ấy hiển nhiên chứng thực là “Chúa Kitô là Chúa của thời gian; Người là nguyên thủy và là cùng đích của thời gian; mỗi năm, mỗi ngày và mỗi giây phút đều được gồm tóm trong cuộc Nhập Thể và Phục Sinh của Người, nên chúng thuộc về ‘thời gian viên trọn’” (119).
75. Vì Chúa Nhật là Lễ Phục Sinh hằng tuần, nhắc nhở và hiện thực ngày Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết, mà nó cũng là ngày cho thấy ý nghĩa của thời gian. Nó không dính dáng gì tới các chu kỳ của vũ trụ mà theo đó tôn giáo tự nhiên và văn hóa con người có khuynh hướng muốn áp đặt một cơ cấu về thời gian, đến nỗi đành phải chấp nhận cái huyền thoại về một thứ luân hồi đời đời kiếp kiếp. Ngày Chúa Nhật của Kitô Giáo hoàn toàn khác hẳn! Xuất phát từ biến cố Phục Sinh, nó cắt ngang thời gian của con người, những tháng năm, các thế kỷ, như một mũi tên định hướng nhắm tới mục tiêu của nó, đó là việc Chúa Kitô Đến Lần Thứ Hai. Ngày Chúa Nhật báo trước ngày tận cùng, ngày Parousia – ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai, ngày mà, một cách nào đó, đã được vọng tỏa từ vinh quang của Chúa Kitô nơi biến cố Phục Sinh.
Thật vậy, những gì sẽ xẩy ra cho tới ngày cùng tháng tận của thế giới sẽ không còn là gì khác ngoài việc kéo dài và tỏ hiện những gì đã xẩy ra vào ngày thân xác bị dập nát của Chúa Kitô Tử Giá được phục sinh bởi quyền năng của Thần Linh và nhờ đó trở thành mạch nguồn Thần Linh cho tất cả nhân loại. Kitô hữu biết rằng không cần phải đợi chờ một thời điểm cứu độ nào khác nữa, vì, cho dù thế giới này có kéo dài đến đâu đi nữa, thì họ cũng đã sống trong những thời sau hết. Chẳng những Giáo Hội mà còn cả chính vũ trụ cùng lịch sử cũng liên lỉ được cai trị và quản trị bởi Chúa Kitô vinh hiển. Chính quyền năng sự sống này là những gì đẩy mạnh tạo vật, ‘đang quằn quại cho tới nay’ (Rm 8:22), hướng tới đích điểm hoàn toàn được cứu chuộc của mình. Nhân loại có thể có một trực giác mong manh về tiến trình này, thế nhưng Kitô hữu nắm được chính cái then chốt và niềm tin tưởng. Việc giữ cho Ngày Chúa Nhật thánh hảo là chứng từ quan trọng họ được kêu gọi để thực hiện, nhờ đó, hết mọi giai đoạn của lịch sử loài người được thăng hoa trong hy vọng.
(tiếp vào mỗi Chúa Nhật)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Năm Giáo Triều Thứ Nhất cảm nhận về Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch
(tiếp 13 Thứ Năm, 14 Thứ Sáu, 15 Thứ Bảy)
Nhận Định về Vị Tiền Nhiệm
Về gương mục vụ của Vị Tiền Nhiệm
Trong năm 2005, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp gỡ hai đợt các Vị Giám Mục Balan nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên, đợt nhất và ngày 26/11 và đợt hai vào ngày 3/12.
Với các vị Giám Mục Balan đợt 2, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa theo chiều hướng của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở bài ngài giảng trong lần về thăm quê hương đầu tiên của ngài (cf. Homily, Nowa Huta, No. 3, June 9, 1979; L'Osservatore Romano, English edition [ORE], July 16, p. 11):
“Từ Cây Thập Giá ở Nowa Huta xuất phát cuộc tân truyền bá phúc âm hóa, một cuộc truyền bá phúc âm hóa của thiên kỷ thứ hai. Giáo Hội này là chứng nhân và là khẳng định cho việc này. Nó xuất phát từ một đức tin sống động ý thức và Giáo Hội cần phải tiếp tục phục vụ đức tin. Việc truyền bá phúc âm hóa cho tân thiên niên kỷ cần phải qui chiếu về giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II. Như Công Đồng dạy, nó cần phải là việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, của thành phần cha mẹ và giới trẻ.
“Vào lúc ấy, đây là một trong những Lên Tiếng Kêu Gọi đầu tiên, nếu không muốn nói là tiên khởi, của vị đại tiền nhiệm của tôi về đề tài tân truyền bá phúc âm hóa. Ngài nói về đệ nhị thiên kỷ, nhưng chắc chắn là ngài bấy giờ đang nghĩ tới đệ tam thiên kỷ.
“Dưới sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào tân thiên kỷ Kitô Giáo, càng ý thức hơn về cái hợp thời của lời ngài kêu gọi thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa. Với những lời ngắn ngủi này ngài đã nêu lên mục đích cần phải nhắm tới, đó là phục hồi một đức tin ‘sống động, ý thức và hữu trách’. Sau đó ngài nói rằng đó là công việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
“Hôm nay tôi muốn chia sẻ về đề tài này với an hem, hỡi chư huynh thân mến. Chúng ta biết rõ là nhân vật chính có trách nhiệm với công việc tân truyền bá phúc âm hóa là giám mục, thành phần gánh vác ‘tria munera’ là ngôn sứ, tư tế và mục vụ.
“Trong cuốn sách của mình, ‘Hãy Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường!’ và đặc biệt là ở các chương ‘Vị Mục Tử’, ‘Ta Biết Chiên Ta’ và ‘Việc Ban Phát Các Bí Tích’, Đức Gioan Phaolô II đã phác họa cuộc hành trình của thừa tác vụ giáo phẩm theo kinh nghiệm của ngài, nhờ đó, thừa tác vụ này có thể mang lại hoa trái.
“Chúng ta không cần đề cập đến ở đây diễn tiến của những gì ngài chia sẻ. Tất cả chúng ta đều cần tới cái gia sản ngài đã để lại cho chúng ta và có thể rút tỉa dồi dào từ chứng từ của ngài. Chớ gì ngài là mô phạm cho chúng ta và chớ gì cảm quan của ngài về trách nhiệm đối với Giáo Hội cũng như đối với tín hữu được trao phó cho việc chăm sóc của giám mục trở thành niềm phấn khích cho chúng ta.
“Theo sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới Kitô giáo, với ý thức về tính cách hiệu năng liên lỉ của lời ngài kêu gọi hãy thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa”.
Căn cứ vào kinh nghiệm của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II người Balan này, những kinh nghiệm được ngài chia sẻ trong cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi” ấy, tác phẩm được xuất bản nhân dịp mừng 40 năm làm giám mục của ngài, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắn nhủ các vị Giám Mục Balan về nhiệm vụ và tinh thần của các vị đối với hàng linh mục của mình, nhất là việc huấn luyện cho thành phần chủng sinh, đối với thành phần tu sĩ nam nữ và đối với giáo dân.
Nói về thái độ của vị giám mục với hàng giáo sĩ của mình, Giáo Hoàng Biển Đức đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II đã viết trong tác phẩm trên như sau:
“Bằng lối sống của mình, vị giám mục cho thấy rằng Chúa Kitô ‘là Mô Phạm’ vẫn sống và hằng nói với chúng ta hôm nay đây. Người ta có thể nói rằng một giáo phận phản ảnh lối sống của vị giám mục của mình.
“Các nhân đức của ngài – trong sạch, tinh thần nghèo khó và cầu nguyện, lòng chân thành, cảm thức lương tâm – có thể nói được ghi khắc trong tâm hồn của các linh mục thuộc về ngài. Về phần mình, họ sẽ chuyển đạt những giá trị ấy cho thành phần tín hữu họ chăm sóc, và nhờ đó giới trẻ sẽ được dẫn dắt đến chỗ đáp ứng quảng đại lời kêu gọi của Chúa Kitô” ("Rise, Let Us Be on Our Way!", Paulines Publications Africa, 2004, p. 129).
Nói về thái độ của vị giám mục với đời sống tu trì nam nữ trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:
“Các dòng tu không bao giờ khiến tôi phải lo lắng, và việc tôi liên hệ với tất cả các dòng tu này đều rất tốt đẹp. Họ gíup tôi rất nhiều trong sứ vụ làm giám mục. Tôi cũng nghĩ tới cả các nguồn lực thiêng liêng bị lớn lao ở các dòng tu chiêm niệm nữa” (ibid., p. 120).
Nói về thái độ của vị giám mục với thành phần giáo dân trong giáo phận của
mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết
trong tác phẩm trên như sau:
“Những lời của vị đại tiền nhiệm của tôi dẫn chúng ta tới chỗ suy nghĩ về vai trò của thành phần giáo dân nơi công cuộc truyền bá phúc âm hóa: ‘Giáo dân có thể hoàn thành ơn gọi thích hợp của mình nơi trần thế và nên thánh chẳng những bằng việc chủ động tham gia giúp đỡ thành phần nghèo nàn và thiếu thốn, mà còn bằng việc làm cho xã hội thấm nhuần tinh thần Kitô Giáo khi họ thi hành các nhiệm vụ chuyên môn của họ và cống hiến một gương mẫu của đời sống gia đình Kitô Giáo’ ("Rise, Let Us," p. 115).
“Vào những thời điểm khi mà Đức Gioan Phaolô II viết: ‘Văn hóa Âu Châu hiện lên như một thứ ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi một thành phần dân chúng chủ trương có tất cả những gì họ cần và họ sống như thể không có Thiên Chúa’ ("Ecclesia in Europa," No. 9), Giáo Hội không bao giờ thôi loan báo cho thế giới biết rằng Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của mình. Nơi công việc này, vai trò của giáo dân là những gì bất khả hoán vị. Chứng từ đức tin của họ đặc biệt trở thành sống động và hiệu nghiệm vì nó xuất phát từ thực tại thường nhật và ở những lãnh vực linh mục khó lòng mà tới được”.
(còn tiếp)