GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 6/4/2006 TUẦN V MÙA CHAY |
? Với quí vị thành viên Quốc Hội Âu Châu dịp Những Ngày Học Hỏi Về Âu Châu 30/3/2006
? Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ hoan ngênh Dự Án Tha Nợ Quốc Tế Cho 17 Quốc Gia Nghèo
? THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II (tiếp)
Với quí vị thành viên Quốc Hội Âu Châu dịp Những Ngày Học Hỏi Về Âu Châu 30/3/2006
Trọng Kính Quí Vị Thành Viên Quốc Hội,
Quí Vị Tôn Nữ và Tôn Nam,
Tôi hân hạnh được tiếp đón quí vị nhân dịp Những Ngày Học Hỏi Về Âu Châu này, những ngày được Nhóm Quốc Hội của quí vị tổ chức. Các vị Giáo Hoàng Rôma bao giờ cũng đặc biệt chú trọng tới châu lục này; cuộc triều kiến hôm nay đây cũng cho thấy điều ấy, và nó diễn tiến trong một chuỗi dài những cuộc gặp gỡ giữa các vị tiền nhiệm của tôi với các phong trào chính trị theo tinh thần Kitô Giáọ Tôi xin cám ơn Ông Pottering Khả Kính về những lời lẽ ngỏ cùng tôi thay cho quí vị, và tôi xin gửi đến ông cùng toàn thể quí vị lời chào thân ái của tôị
Hiện nay, Âu Châu cần phải giải quyết những vấn đề phức tạp có tầm vóc rất quan trọng, chẳng hạn như việc tăng trưởng và phát triển tình trạng hội nhập Âu Châu, việc gia tăng vấn đề xác định chính xác về chính sách cận thân trong Khối Hiệp Nhất và việc tranh cãi về mẫu thức về xã hội của nó. Để đạt tới những mục đích này, nó cần phải được tác động, với một lòng trung thành sáng tạo, bởi di sản Kitô Giáo là những gì đã thực hiện việc đóng góp đặc biệt vào vấn đề hình thành căn tính của châu lục đâỵ Bằng việc trân quí các căn gốc Kitô Giáo của mình, Âu Châu mới có thể cống hiến một hướng đi an toàn cho những chọn lựa nơi thành phần công dân và dân chúng của mình, nó mới có thể củng cố nhận thức của nó liên quan tới vấn đề thuộc về một nền văn minh chung, và nó mới có thể nuôi dưỡng việc dấn thân của tất cả mọi người hầu giải quyết những thách đố trong hiện tại cho một tương lai tốt đẹp hơn. Bởi thế, tôi ca ngợi việc Nhóm của quí vị nhìn nhận di sản Kitô Giáo của Âu Châu, một di sản cống hiến những hướng dẫn giá trị về đạo lý trong việc tìm kiếm một mẫu thức về xã hội có thể thích đáng đáp ứng với những đòi hỏi của một nền kinh tế đã được toàn cầu hóa, cũng như với những đổi thay về nhân khẩu học, bảo đảm cho tình trạng tăng trưởng và công ăn việc làm, cho việc bảo vệ gia đình, cho tình trạng bình đẳng về cơ hội giáo dục đối với giới trẻ, và cho mối quan tâm đến người nghèọ
Ngoài ra, việc quí vị ủng hộ di sản Kitô Giáo còn có thể góp phần một cách đặc biệt đến vấn đề đánh bại một nền văn hóa hiện nay đang khá lan tràn ở Âu Châu, một thứ văn hóa đẩy việc biểu lộ các niềm xác tín về tôn giáo của mình vào lãnh vực riêng tư và chủ quan. Các chính sách được căn cứ vào thứ văn hóa này chẳng những bao gồm việc bác bỏ vai trò công cộng của Kitô Giáo; mà còn, tổng quát loại trừ đi tính cách dính dáng với truyền thông đạo giáo của Âu Châu, một truyền thống quá rõ ràng là, bất chấp những biến dạng về hệ phái của nó, đe dọa tới chính nền dân chủ là chế độ có quyền lực lệ thuộc vào các thứ giá trị được truyền thống này cổ võ (cf. Evangelium Vitae, 70). Nếu truyền thống này, chính ở nơi những gì được gọi là mối hiệp nhất đa âm của nó, chuyên chở những thứ giá trị là nền tảng cho sự thiện của xã hội, thì Khối Hiệp Nhất Âu Châu chỉ có thể thăng tiến khi liên kết với nó mà thôị Nếu chọn những gì ngược với nó hay loại bỏ nó đi, thay vì đối thoại với nó, thì đó là dấu hiệu còn non dại chưa trưởng thành, nếu khgông muốn nói thực sự là yếu kém. Về khía cạnh này, người ta cần phải nhìn nhận rằng đang có một tình trạng bất khoan nhượng trần thế tỏ ra thù địch với sự khoan nhượng cũng như với nhãn quan trần thế lành mạnh về quốc gia và xã hộị Bởi thế, tôi cảm thấy vui là bản hiệp ước hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu phác họa mối liên hệ theo cơ cấu và liên tục với các cộng đồng tôn giáo, khi nhìn nhận căn tính của các cộng đồng này cùng với việc góp phần chuyên biệt của chúng. Nhất là tôi tin tưởng rằng việc áp dụng một cách hiệu nghiệm và xác đáng mối liên hệ này giờ đây sẽ được bắt đầu, với sự hợp tác của tất cả mọi phong trào chính trị bất kể chiều hướng đảng pháị Cũng không được quên rằng, khi các Giáo Hội hay các cộng đồng giáo hội can thiệp vào cuộc tranh cãi công khai, bày tỏ những cân nhắc hay nhắc nhở những nguyên tắc khác nhau, thì điều ấy không phải là những gì tạo nên một hình thức bất dung nhượng hay là một thứ pha mình, vì những cuộc can thiệp như thế chỉ có một mục đích duy nhất đó là soi động lương tâm, giúp cho lương tâm có thể tác hành một cách tự do và hữu trách, theo những đòi hỏi thực sự của công lý, ngay cả khi điều này có xung khắc với những trường hợp về quyền lực và tư lợi chăng nữạ
Riêng với Giáo Hội Công Giáo thì việc quan tâm chính yếu của những lần Giáo Hội can thiệp vào lãnh vực quần chúng là để bảo vệ và cổ võ phẩm vị của con người, và bởi thế Giáo Hội cố ý kéo chú ý tới những nguyên tắc bất khả thương thuyết. Trong số những nguyên tắc ấy là những nguyên tắc sau đây rõ ràng xuất hiện là:
· Bảo vệ sự sống ở tất cả mọi giai đoạn của nó, từ giây phút nó mới được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi;
· Nhìn nhận và cổ võ cơ cấu tự nhiên của gia đình – như một liên kết giữa một người nam và một người nữ theo cơ cấu hôn nhân – và bảo về gia đình khỏi những nỗ lực làm cho nó tương đương theo pháp lý với những hình thức liên kết cấp tiến khác thực sự chỉ tác hại nó và làm cho nó trở thành bấp bênh, làm lu mờ đi tính chất riêng biệt của nó và vai trò xã hội bất khả thay thế của nó;
· Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ trong việc giáo dục con cái của họ.
Những nguyên tắc này không phải là những chân lý đức tin, cho dù chúng có được đức tin làm sáng tỏ hơn và củng cố hơn; chúng là những gì được ghi khắc nơi chính bản tính con người, do đó chúng là những gì chung đối với tất cả loài ngườị Hoạt động của Giáo Hội trong việc phát động chúng như thế không có tính cách tôn giáo theo tính chất, mà là được ngỏ cùng tất cả mọi dân nước, bất kể họ thuộc về tôn giáo nàọ Trái lại, hoạt động ấy lại càng cần thiết hơn nữa khi những nguyên tắc ấy bị chối bỏ hay hiểu lầm, vì điều này tạo nên những gì vi phạm tới sự thật về con người, một vết thương trầm trọng gây ra cho chính công lý.
Quí bạn thân mến, trong việc kêu gọi quí bạn hãy trở thành những chứng nhân khả tín và kiên định cho các chân lý căn bản này qua hoạt động chính trị của quí bạn, nhất là qua việc quí bạn sống một đời sống chân thực và kiên định, tôi xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ quí bạn và hoạt động của quí bạn, và để làm bảo chứng cho việc nguyện cầu này, tôi thân ái ban Phép Lành cho quí bạn cùng những ai đi theo quí bạn.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/march/documents/hf_ben-xvi_spe_20060330_eu-parliamentarians_en.html
? Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ hoan ngênh Dự Án Tha Nợ Quốc Tế Cho 17 Quốc Gia Nghèo
Đức Giám Mục Thomas Wenski, vị giám mục ở Florida, Trưởng Ủy Ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Về Chính Sách Quốc Tế, đã phổ biến một văn thư trên mạng điện toán toàn cầu của hội đồng giám mục Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu 31/3/2006, tỏ ra hưởng ứng quyết định của Ngân Hàng Thế Giới trong việc chấp nhận tha nợ cho 17 quốc gia đầu tiên từ ngày 1/7/2006.
“Bước quan trọng này có nghĩa là các quốc gia nghèo sẽ không phải đợi trên một năm để được tha nợ một khi họ hội đủ điều kiện. Bước này sẽ giảm bout gánh nặng trên một số anh chị em yếu kém nhất của chúng ta trên thế giới”.
Quyết định này là quyết định hoàn toàn tha nợ 100% cho 17 quốc gia nghèo thiếu tiền của International Monetary Fund, World Bank, và African Development Bank trong năm 2006.
Vị giám mục trưởng ủy ban này gọi quyết định ấy là “một áp dụng cụ thể lời kêu Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi thực hiện ‘việc toàn cầu hóa tình đoàn kết’. Tình trạng nghèo khổ đang kìm kẹp một phần rất lớn của gia đình nhân loại chúng ta làm chúng ta cảm thấy kinh hoàng”.
Tuy nhiên, theo quyết định này thì các quốc gia bần cùng nào thực hiện việc bắt buộc cải cách về kinh tế và tiến đến ‘điểm hoàn thành’ nơi chương trình giảm nợ của International Monetary Fund và World Bank sẽ được tha nợ trong vòng 3 tháng. Đây sẽ là trường hợp của nước Malawi, được cho là đã tiến tới điểm hoàn thành vào tháng 6 này để được tha nợ vào ngày 1/7, thay vì phải đợi tới tháng 7/2007.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/4/2006
THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
(tiếp 5 Thứ Tư)
Tiếng Súng Lệnh Bùng Nổ
Đúng thế, Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 5 giờ chiều ngày 13/5/1981, ngay trước buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, đã đột nhiên vang tiếng súng……, thật ra là mấy tiếng súng chứ không phải một, những tiếng súng vang lên chỉ cách chiếc giáo hoàng xa của Đức Gioan Phaolô II có 20 bộ (hay 6 thước), khi ngài ở trên chiếc xe này đang chạy chung quanh quảng trường ấy theo thường lệ để chào tín hữu đang qui tụ chờ ngài bấy giờ. Hậu quả là viên đạn phát ra từ nòng súng lục tự động 9 ly đã xuyên vào thân thể của vị Giáo Hoàng này, trúng bao tử của ngài, cùi trỏ bên cánh tay phải của ngài và ngón tay trỏ bên trái của ngài. Ngài đã được cấp tốc đưa vào bệnh viện, và chỉ khi tới bệnh viện ngài mới hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Cuộc giải phẫu cứu mạng ngài đã kéo dài 5 tiếng 20 phút, và thân thể ở vào tuổi gần 61 của ngài bấy giờ đã bị mất đi tới 60% lượng máu loang chảy trong mình. Tuy nhiên, kể từ biến cố bị ám sát hụt ấøy, sức khỏe của con người vốn yêu chuộng thể thao này đã trở nên suy kém, cho tới ngày ngài qua đời 24 năm sau bởi một cơn kịch bệnh cuối cùng, kết thúc cuộc đời gần 85 tuổi đời của ngài (18/5/1920-2/4/2005).
Thế rồi, ở phần phụ trương cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính” của mình (ấn bản Anh ngữ, Rioãoli, New York, 2005), chính Đức Gioan Phaolô II đã cho biết những gì xẩy ra sau đó, sau tiếng súng nổ và sau khi ngài được đưa vào bệnh viện thế này: “Tôi đã không tỉnh dạy cho đến ngày hôm sau, vào khoảng buổi trưa” (trang 161). Cũng trong phần phụ trương này, (ở trang 163-164), ngài còn cho biết thêm về con người ra tay ám sát ngài như sau:
· “Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đã thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Alì Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ý nghĩ của một người khác; một người nào đó đã sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Alì Agca vẫn còn tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố tình ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đã rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ý tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xấây ra như thế được cơ chứ? Cái hay là ở chỗ tình trạng bối rối của anh ta đã dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là gì. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái gì khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đã cho thấy rằng anh ta đã nắm được một điều gì đó thực sự là hệ trọng. Alì Agca có lẽ đã cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đã bắt đầu tìm kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta tìm thấy quyền lực cao cả ấy”.
Biến cố ngày 13/5/1981 là một biến cố hết sức quan trọng, như người viết cảm nhận, có thể được gọi là “Tiếng Súng Lệnh” được trời cao báo động cho biết những gì sắp sửa xẩy ra ở Âu Châu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, trong lịch sử hiện đại của loài người, ở vào cuối thiên kỷ thứ hai Kitô giáo và cuối thế kỷ 20 văn minh tân tiến. Thế mà, nhiều cuốn sách nổi tiếng viết về vị Giáo Hoàng đến từ “một xứ sở xa xôi” kỳ lạ như một “dấu chỉ thời đại” này đã hoàn toàn bỏ qua, như cuốn “Witness to Hope” của tác giả George Weigel (Cliff Street Books / Harper Collins, 1999, dầy 992 trang, khổ 6 x 9 in), hay cuốn “Man of the Century” của Jonathan Kwitny (Henry Holt and Company, 1997, dầy 754 trang, khổ 6 x 9 in). Chỉ có cuốn “His Holiness” của Carl Bernstein và Marco Politi (Doubleday, 1996, dầy 582, cỡ 6 x 9 in) là đề cập đến biến cố này khá kỹ, ở những trang 293-300, và 478-483, trong đó, hai vị tác giả của cuốn sách, (trong 8 chương có 2 chương về Cộng sản: chương 5 - “Làm Rung Động Đế Quốc” và chương 7 - “Cuộc Sụp Đổ của Cộng Sản”), đã đề cập tới chẳng những chính biến cố và cuộc điều tra nội vụ, mà còn đến cả tác dụng của biến cố này nơi bản thân vị Giáo Hoàng qua việc ngài hiến dâng Nước Nga theo Bí Mật Fatima, để rồi từ đó và nhờ đó đi tới hiện tượng Đông Âu năm 1989. Tác phẩm này (ở trang 480) đã móc nối cái trùng hợp giữa việc hiến dâng Nước Nga theo Bí Mật Fatima của vị Giáo Hoàng này vào tháng 3/1984, với việc xuất hiện của vị thủ lãnh cuối cùng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết là Mikhail Gorbachev ngay năm sau đó.
Chính người viết này, trong cuốn “Trái Tim Mẹ Toàn Thắng” (Cao-Bùi xuất bản 12/1992, kỷ niệm 1 năm Nước Nga trở lại, ở trang 43), cũng đã có cùng nhận định như nhị vị tác giả trên đây:
· “Trong thư đề ngày 21-11-1989 gửi cho nguyệt san 30 Days, chị (Lucia) viết: ‘Thế là Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã thực hiện việc hiến dâng ngày 25-3-1984. Tôi tin rằng không có trục trặc gì ở đây cả, và điều quan trọng nhất chúng ta cần nhớ về việc hiến dâng là sự hiệp thông của toàn dân Chúa, như Chúa Kitô muốn và đã xin với Cha của Người...’ (30 Days:13). ‘Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã thực hiện việc hiến dâng ngày 25-3-1984’ và ‘Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài’. Nghĩa là, như Đức Mẹ nói với chị Lucia, ‘một khi yêu cầu của Mẹ được thực hiện, thì nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình’. Quả thật, đúng một năm sau khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô thực hiện việc hiến dâng được Thiên Chúa chấp nhận này, thì Mikhail Gorbachev được bầu lên lãnh đạo đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết tháng 3-1985. Để rồi từ đó, thế giới nói chung và khối cộng sản nói riêng, như đã đề cập đến ở chương một, ‘Hiện Tượng Nước Nga’, bắt đầu thay đổi cho đến năm định mệnh 1989, năm mà chị Lucia tuyên bố ‘Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài’. Quả thật, ngay sau khi chị Lucia tuyên bố điều này vào ngày 1-8-1989 thì chính phủ cộng sản Ba-Lan đã bổ nhiệm một nhân vật thuộc Công Đoàn Liên Đới làm thủ tướng vào ngày 19/8/1989, đúng ngày Đức Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima 72 năm về trước, 19-8-1917, tại Valinhos ...”
(còn tiếp)