GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 7/4/2006

 TUẦN V MÙA CHAY

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 5/4/2006 tiếp tục chủ đề Mối Liên Hệ Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: bài 4 - Phục Vụ Cho Mối Hiệp Thông

?  Đức Gioan Phaolô II: Án Phong Chân Phước – Kết Thúc Bước Đầu Tiên

?  THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II (tiếp)

 

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 5/4/2006 tiếp tục chủ đề Mối Liên Hệ Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: bài 4 - Phục Vụ Cho Mối Hiệp Thông

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Trong loạt bài giáo lý mới được chúng ta bắt đầu mấy tuần trước, chúng ta muốn cứu xét tới nguồn gốc của Giáo Hội để hiểu được dự án nguyên thủy, nhờ đó hiểu được những gì là chính yếu nơi Giáo Hội, một Giáo Hội đang tồn tại qua giòng thời gian. Chúng ta cũng muốn hiểu được lý do tại sao chúng ta lại thuộc về Giáo Hội, nhờ đó chúng ta phải làm sao để dấn thân sống Giáo Hội vào lúc mở màn cho tân thiên kỷ Kitô Giáo này.

 

Suy nghĩ về Giáo Hội sơ khai, chúng ta khám phá thấy hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất được mãnh liện đề cao bởi Thánh Irenaeus Thành Lyon, đại thần học gia tử đạo vào cuối thế kỷ thứ hai, vị đầu tiên lưu lại cho chúng ta một khoa thần học ở một nghĩa nào đó.

 

Thánh Irenaues viết: ‘Giáo Hội ở đâu thì Thần Linh Thiên Chúa ở đó; và Thần Linh Chúa ở đâu thì ở đó có Giáo Hội cùng với tất cả mọi ân sủng, vì Thần Linh là chân lý’ ("Adversus Haereses," III, 24, 1: PG 7, 966). Bởi thế, có một mối liên hệ sâu xa giữa Thánh Thần và Giáo Hội. Thánh Thần xây dựng Giáo Hội và ban cho Giáo Hội chân lý, và như Thánh Phaolô nói, tuôn đổ tình yêu vào lòng tín hữu (x Rm 5:5).

 

Thế nhưng, ngoài ra, còn có khía cạnh thứ hai nữa. Mối liên hệ sâu xa này với Thần Linh không loại trừ nhân tính của chúng ta, với tất cả nỗi yếu hèn của nó, bởi đó, ngay từ ban đầu, cộng đồng môn đệ chẳng những cảm nghiệm được niềm vui của Thánh Thần, ân sủng của chân lý và yêu thương, mà còn cả thử thách là những gì chính yếu bị gây ra bởi tình trạng tương phản giữa các chân lý đức tin với những rạn nứt xuất phát từ mối hiệp thông.

 

Như mối hiệp thông yêu thương đã hiện hữu ngay từ ban đầu và sẽ tiếp tục tồi tại cho tới cùng (x 1Jn1:1ff) thế nào, thì bất hạnh thay, cũng ngay từ ban đầu, chia rẽ đã xẩy ra. Chúng ta không lạ gì khi thấy nó vẫn còn hiện hữu tới ngày nay: Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan viết: ‘Chúng từ chúng ta mà ra, nhưng chúng không thuộc về chúng ta; vì nếu chúng từ chúng ta mà ra thì chúng sẽ tiếp tục ở với chúng ta; song chúng đã đi khỏi để có thể nói rằng tất cả chúng không thuộc về chúng ta’ (2:19).

 

Bởi thế, mối hiểm nguy bao giờ cũng vẫn có đó, nơi tình trạng thăng trầm của thế giới cũng như nơi nỗi yếu hèn của Giáo Hội, của việc mất niềm tin, từ đó, mất yêu thương và tình huynh đệ. Đó là lý do những ai tin vào Giáo Hội của yêu thương và muốn sống trong Giáo Hội phải có nhiệm vụ đặc biệt để cũng nhận ra mối nguy hiểm ấy và chấp nhận rằng mối hiệp thông bất khả dĩ với những ai không ở trong tín lý cứu độ (x 2Jn 9-11).

 

Những gì Giáo Hội sơ khai nhận thấy một cách rõ ràng về những căng thẳng khả dĩ này nơi việc sống hiệp thông được chứng tỏ rất rõ nơi Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan. Không có một tiếng nói mạnh mẽ nào khác trong Tân Ước nhấn mạnh tới thực tại về nhiệm vụ sống yêu thương huynh đệ nơi Kitô hữu, ngoài cũng cùng một tiếng nói ấy ngỏ một cách nghiêm nghị cùng thành phần đối phương, thành phần đã từng là phần tử của cộng đồng này song không còn thuộc về cộng đồng ấy nữa.

 

Giáo Hội của yêu thương cũng là Giáo Hội của chân lý, trước hết được hiểu là Giáo Hội trung thành với Phúc Âm được Chúa Giêsu ký thác cho Giáo Hội riêng của Người. Tình huynh đệ Kitô hữu được xuất phát từ sự kiện là con cái của cùng một Cha bởi Thần Chân Lý: ‘Vì tất cả những ai được Thần Chúa dẫn dắt đều là con cái Thiên Chúa’ (Rm 8:14). Thế nhưng, sống trong hiệp nhất và an bình, gia đình con cái Chúa cần một người giữ họ trong chân lý và dẫn dắt họ một cách khôn ngoan sáng suốt có thẩm quyền: Đó là những gì thừa tác vụ của các vị tông đồ được kêu gọi thực hiện.

 

Đến đây chúng ta tiến tới một điểm quan trọng. Giáo Hội hoàn toàn bởi Thần Linh, thế nhưng Giáo Hội có một cấu trúc, đó là việc thừa kế tông đồ, một việc thừa kế có trách nhiệm để làm sao có thể bảo đảm được tính cách vĩnh viễn của Giáo Hội trong chân lý do Chúa Kitô ban bố, từ đó cũng xuất phát cả khả năng yêu thương. Câu tóm tắt đầu tiên của Sách Tông Vụ cho thấy tính cách hết sức hiệu nghiệm về việc đồng qui các thứ giá trị này nơi đời sống Giáo Hội sơ khai: ‘Họ chuyên tâm vào giáo huấn của các Tông Đồ và việc hiệp thông (‘koinonia’), vào việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Acts 2:42).

 

Mối hiệp thông được phát xuất từ niềm tin do việc rao giảng tông truyền, nó được nuôi dưỡng bằng việc bẻ bánh và nguyện cầu, và được thể hiện trong đức ái huynh đệ và phục vụ. Chúng ta đang ở trước hình ảnh của mối hiệp thông thuộc Giáo Hội sơ khai trong sự phong phú của những thứ năng động nội tại cùng với những thể hiện hữu hình: Tặng ân hiệp thông được gìn giữ và phát triển đặc biệt bởi thừa tác vụ tông đồ, một thừa tác vụ trở thành tặng ân cho toàn thể cộng đồng.

 

Bởi vậy, các vị tông đồ và những vị thừa kế các ngài là thành phần bảo hộ và là những nhân chứng có thẩm quyền về kho tàng đức tin của Giáo Hội, và họ cũng là những thừa tác viên đức ái: hai khía cạnh đi với nhau. Họ bao giờ cũng phải nghĩ đến tính cách bất khả phân ly của việc phục vụ lưỡng đôi ấy, một việc phục vụ thật sự như nhau: chân lý và đức ái là những gì được Chúa Giêsu tỏ bày và ban tặng. Bởi thế, trước hết các vị thi hành việc phục vụ yêu thương: đức ái họ phải sống và cổ võ không thể nào được tách khỏi sự thật họ gìn giữ và truyền đạt.

 

Chân lý và yêu thương là hai mặt của cùng một tặng ân, một tặng ân xuất phát từ Thiên Chúa và là một tặng ân, nhờ thừa tác vụ tông đồ, được Giáo Hội bảo tồn và truyền đạt cho chúng ta tới ngày nay! Qua việc phục vụ của các tông đồ và thành phần thừa kế của các vị, chúng ta cũng nhận được tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc truyền đạt sự thật giải thoát chúng ta (x Jn 8:32)! Tất cả những điều chúng ta thấy nơi Giáo Hội sơ khai dẫn chúng ta tới chỗ nguyện cầu cho thành phần thừa kế các vị tông đồ, cho tất cả các vị giám mục, cũng như cho các vị Thừa Nhiệm Thánh Phêrô, để các vị thực sự là những người bảo quản cho chân lý đồng thời cho cả đức ái nữa, để các vị thật sự là những tông đồ của Chúa Kitô, dể ánh sáng của các vị, ánh sáng chân lý và đức ái không bao giờ bị lịm tắt trong Giáo Hội và trên thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/4/2006

 

 

TOP

 

 

 ?  Đức Gioan Phaolô II: Án Phong Chân Phước – Kết Thúc Bước Đầu Tiên

Tổng Giáo Phận Krakow đã kết thúc bước điều tra về đời sống và nhân đức anh hùng của Người Tôi Tớ Chúa Giaon Phaolô II.

Để đánh dấu việc kết thúc tiến trình điều tra này, Chúa Nhật 2/4/2006, tức đúng 1 năm sau ngày băng hà của Cố Giáo Hoàng người Balan này, một thánh lễ đã được cử hành ở nhà thờ chính tòa ở Wawel. Đức tân hồng y Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow, đã chủ tế với sự tham dự đông đảo của các vị hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Ngoài ra còn có các vị thẩm quyền về dân sự tỉnh và hạt, đặc biệt là cấp quốc gia như Thủ Tướng Kazimierz Marcinkiewicz, và một nhóm Quốc Hội.

Trong thời gian 5 tháng điều tra, tòa án ở đây đã nghe trên 100 nhân chứng về giai đoạn cố Giáo Hoàng còn là sinh viên đại học, là lao nhân ham mỏ Solvay, là một chủng sinh, linh mục, phụ tá giám mục và TGM Krakow. Đứng đầu tòa án này là đức giám mục Tadeusz Pieronek, nguyên viện trưởng Học Viện Thần Học Giáo Hoàng ở Krakow.

Thành quả của tiến trình điều tra ở Balan này sẽ đưoơc gửi về tòa án Giáo Phận Rôma là nơi khởi án phong chân phước và lo hoàn thành thủ tục phong chân phước ở giai đoạn cấp giáo phận trước khi sang cấp Tòa Thánh.

Trong bài giảng của mình, vị chủ tế là tân Hồng Y cựu bí thứ lâu đời của đức cố Giáo Hoàng đã nói rằng Thánh Lễ này là thánh lễ tạ ơn về công cuộc được Đức Gioan Phaolô II thực hiện, vị ‘đã lưu lại cho chúng ta một mẫu gương yêu mến Chúa Kitô vô bờ, cho đến đổ máu’.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/4/2006

 

TOP

 

 

?   THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

(tiếp 5 Thứ Tư, 6 Thứ Năm)

 

Tiếng Súng Lệnh Bùng Nổ

 

(tiếp cùng tiêu đề)

 

Chúng ta đừng tưởng vic hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M Maria là vic d làm, mt vic được M Maria t cho 3 Thiếu Nhi Fatima (Lucia 10 tui, Phanxicô 9 tui và Giaxinta 7 tui) biết trong phn Bí Mt Fatima th 2 ngày 13/7/1917: "M s đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M". Gi đúng li ha, vào khuya ngày 13/6/1929 Thành Tuy nước Tây Ban Nha, nơi ch Lucia đang tu, Đức M đã cho ch xem thy mt th kiến “Ân Sng và Tình Thương” ri nói: "Đã đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hip vi tt c các giám mc trên thế gii để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M, Ngài ha s cu Nước Nga bng cách này”.

 

Vic hiến dâng hết sc h trng được nhc đến 2 ln này đã được ch Lucia đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô XII, trong bc thư đề ngày 2/12/1940 (xem Father Antonio Maria Martins, SJ, Documents on Fatima and the Memoirs of Sister Lucia, Fatima Family Apostolate, 1992, trang 347-348).

 

Tuy nhiên, t đó, 1940, cho đến ngày 25/3/1984, tc qua gn na thế k, vic hiến dâng có v hết sc d dàng này vn chưa được thc hin! Ti sao?

 

Theo nữ tu Lucia, vào năm 1940, trong các Thư chị gửi cho Cha Linh Hướng của mình như vào những ngày 21/1, 24/4, 15/7 và 18/8, tức vào thời điểm trước ngày chị viết Thư đệ trình Đức Thánh Cha Piô XII về điều kiện tiên quyết để Nước Nga trở lại, chị đã nói về lý do và hậu quả của việc Đức Thánh Cha không hiến dâng Nước Nga trong Thư đề ngày 18/8 như sau:

 

·         “Con nghĩ rằng Chúa lấy làm hài lòng khi biết rằng có người cố gắng làm cho Vị Đại Diện Người trên thế gian này hiện thực các ý nguyện của Người. Thế nhưng Đức Thánh Cha vẫn chưa làm điều ấy. Ngài nghi ngờ về thực tại của nó và ngài có lý của ngài. Chúa nhân lành của chúng ta có thể tỏ rõ ý định của Người ra bằng những sự lạ lùng, song Người muốn sử dụng cơ hội này để trừng phạt thế giới theo đức công minh của Người về rất nhiều tội ác của họ, cũng như để sửa soạn cho họ một cuộc hoàn toàn trở về với Người. Chứng cớ Người ban cho chúng ta là việc Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đặc biệt bảo vệ nước Bồ Đào Nha vì nước này đã được hiến dâng cho Mẹ… Tuy nhiên, xin cha đừng quên là bao giờ có thể xin cha hãy lợi dụng hết mọi cơ hội để lập lại điều chúng ta xin Đức Thánh Cha may ra chúng ta có thể rút ngắn thời gian này lại. Con thấy thông cảm với Đức Thánh Cha và cầu xin cho ngài bằng những lời nguyện cùng với những hy sinh khiêm hèn của con”. (Sách vừa dẫn, trang 336)

 

Đúng thế, s dĩ các v Giáo Hoàng không làm điu này, thm chí k c v Giáo Hoàng “totus tuus đặc bit Thánh Mu Gioan Phaolô II đi na, bi vì nó động ti c Tòa Nhà Giáo Hi, đến đức tin ca Giáo Hi. ch, không th nào mt v Giáo Hoàng mà li đi làm theo mt li mc khi tư (không buc tin) như thế, mt vic nếu làm mà không thc s ng nghim thì có phi là Giáo Hoàng mê tín d đoan hay chăng, và Giáo Hi Công Giáo nói riêng và Kitô Giáo nói chung là mt t chc hoang đường hay sao!

 

Đó là lý do, để v lãnh đạo Giáo Hi Công Giáo có th thc hin nhng gì mình mun, mt khi ti thi đim ca mình, “ti khi thi gian nên trn” (Gal 4:4), Đấng Ti Cao đã phi nhúng tay mt cách t tường vào lch s nói chung, đúng như li ch Lucia viết: “Chúa nhân lành của chúng ta có thể tỏ rõ ý định của Người ra bằng những sự lạ lùng”, qua bn thân ca mt cá nhân, đó là Đức Gioan Phaolô II, bng mt viên đạn được bn ra t nòng súng ca mt tay sát th chuyên nghip đứng rt gn ngài by gi. Qu nhiên, cũng ch có cách đánh động hết sc hiu nghim này, v Giáo Hoàng ca “Đấng Cu Chuc Nhân Trnđã quyết định đáp ng ý định ca Tri Cao.

 

Thật thế, trong lời Giới Thiệu Bí Mật Fatima phần thứ ba được chính thức tiết lộ vào ngày 26/6/2000, Đức Tổng Giám Mục Bertone cho biết, sau khi bị ám sát trọng thương tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mới đọc phần Bí Mật Fatima thứ ba, (chứ không phải là Ngài đã đọc trước đó). Thế rồi, Ngài đã cố gắng “đáp ứng trọn vẹn những gì ‘Đức Mẹ’ yêu cầu” vào những ngày 7/6/1981 tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, và đã lập lại ngày 13/5/1982 ở Fatima, nhất là ngày 25/3/1984 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, bằng việc “hiệp thông trong tinh thần với các giám mục trên thế giới được Ngài ‘kêu gọi’ trước đó để dâng hiến hết mọi con người nam nữ và tất cả mọi dân tộc cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”.

 

(http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html)

 

Vào Th Tư 24/3/2004, áp ngày L M Thai Li 25/3 hng năm, ĐTC đã dùng bui triu kiến chung hng tun này đểå nhc li mc đích ca vic Ngài tn hiến cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M 20 năm trước đây, vào dp kết thúc Năm Thánh Cu Chuc, 25/3/1984, Đức Thánh Cha đã nhc li nhng gì ngài đã làm như sau:

 

·         Tôi đặc bit nh đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cu Chuc. Hai mươi năm đã qua đi t ngày Qung Trường Thánh Phêrô, hip nht v tinh thn vi tt c các giám mc trên thế gii được ‘triu tp’ trước đó, Tôi đã hiến dâng tt c loài người cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M Maria để đáp ng li yêu cu ca Đức M Fatima”.

 

đây ngài có ý nói ti vn đề ngài đáp ng li yêu cu hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M. Đó là lý do trong li hiến dâng ca mình by gi vào ngày 25/3/1984, Đức Thánh Cha đã nói mt cách khôn khéo như sau:

 

·         Chúng con hôm nay đặt mình trước nhan M trong năm mng k nim ơn cu ri. Chúng con xin hp vi tt c mi ch chăn trong Giáo Hi làm thành mt thân th và mt tp đoàn, đúng như ý ca Chúa Kitô mun các tông đồ hip nht vi thánh Phêrô. Trong mi liên kết hip nht này, chúng con đọc nhng li hiến dâng mà chúng con mun bao gm mt ln na hy vng ca Giáo Hi cũng như lo âu đối vi thế gii ngày nay. Bn mươi năm v trước, ri 10 năm sau đó, tôi t ca MĐức Giáo Hoàng Piô XII, chng kiến cnh kh đau ca gia đình nhân loi, đã phó thác và hiến dâng c thế gii cho Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti ca M, đặc bit là nhân dân mà M yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế gii ca mi người và mi dân tc này trước mt ca con hôm nay đây, con xin lp li vic phó thác và hiến dâng mà v tin nhim ca con đã thc hin Tòa Thánh Phêrô: thế gii ca k nguyên th hai đang kết thúc, thế gii tân tiến, thế gii ca chúng con hôm nay! Mt cách đặc bit, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho M tt c nhng người và nhng dân nước cn được phú thác và dâng hiến. Chúng con chy đến vi s bo h ca M, Thiên Chúa Thánh Mu: xin đừng chê chi li cu xin chúng con dâng lên M trong cơn khn trương ca chúng con”.

 

(http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/2004/documents/hf_jp-ii_aud_20040324_en.html)

 

(còn tiếp) 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ