GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 12/5/2006 TUẦN IV PHỤC SINH |
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI Huấn Dụ Học Viện Gioan Phaolô II Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình
? Làm thế nào để tránh khỏi tình trạng giảm dân số ở các nước tân tiến trên thế giới hiện nay?
? Hiện Tượng Hồi Giáo Nổi Loạn: Nguyên Nhân và Nội Dung của Vấn Đề – Làm sao để phòng chống (tiếp)
Trong cuộc gặp gỡ thành phần triều kiến bao gồm giáo sư, sinh viên và ra trường của Học Viện Gioan Phaolô II Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc lại một trong những ấp ủ của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm rất yêu quí của ngài, một giấc mơ đã thành sự thật.
Vì học viện này, với trụ sở chính ở Rôma, tại Đại Học Lateranô, đã lan khắp năm châu, như ở Âu Châu ngoài Rôma còn có Gaming, Áo Quốc và Valencia, Tây Ban Nha; ở Mỹ Châu có Washington DC, Hoa Kỳ, có Mexico City và Guadalajara, Mễ Tây Cơ, và có Salvador da Bahia, Ba Tây; ở Đại Dương Châu có Melbourne, Úc Đại Lợi; ở Phi Châu có Cotonou, Benin; và ở Á Châu có Changanacherry, Ấn Độ.
Vị tân chủ tịch của học viện này là Đức Ông Livio Melina, một giáo sư về luân lý thần học. Ngài là sinh viên tiến sĩ đầu tiên trình luận án của mình ở học viện này trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bấy giờ là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.
Sau đây là nguyên văn bài huấn từ của ngài.
Trọng kính Quí Hồng Y,
Quí Huynh Khả Kính trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,
Anh Chị Em thân mến:
Thật là một niềm vui lớn lao tôi được gặp gỡ anh chị em nhân dịp mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Học Viện Gioan Phaolô II của Tòa Thánh Đặc Trách Nhiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình, ở Đại Học Tòa Thánh Latêranô. Tôi xin chào tất cả mọi anh chị em với lòng cảm mến và tôi thành thật cám ơn Đức ông Livio Melina về những lời lẽ nồng hậu ngài thay cho anh chị em ngỏ cùng tôi.
Thuở ban đầu của học việc của anh chị em đây gắn liền với một biến cố rất đặc biệt: đó là chính vào ngày 13/5/1981, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Gioan Phaolô II, đã trải qua một cuộc ám sát nghiêm trọng nổi tiếng trong buổi triều kiến được ngài dùng để loan báo về việc thiết lập học viện của anh chị em. Biến cố này có một tầm vóc đặc biệt quan trọng nơi việc tưởng niệm hiện nay đây, một việc tưởng niệm chúng ta cử hành ngay sau khi chúng ta cử hành kỷ niệm cái chết của ngài. Anh chị em muốn đề cao nó bằng sáng kiến thích hợp liên quan tới một hộïi nghị bàn về đề tài: ‘Di Sản của Đức Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đình: yêu thương tình yêu của nhân loại’.
Anh chị em có lý để cảm thấy được cái di sản này một cách hoàn toàn đặc biệt, vì anh chị em là thành phần thụ nhận và là những người tiếp tục cái nhãn quan đã từng là một trong những noon bay cho sứ vụ và suy tưởng của ngài: dự án của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình. Di sản này không phải chỉ là tổng hợp những tín lý và ý nghĩ, mà trên hết là một giáo huấn khôn ngoan liên quan tới một mối hiệp nhất sáng ngời về ý nghĩa của tình yêu sự sống nơi con người. Sự hiện diện của nhiều gia đình trong buổi triều kiến này là một chứng cớ hùng hồn cho thấy giáo huấn về sự thật ấy đã được đón nhận và sinh hoa trái ra sao.
Ý nghĩ ‘giảng dạy yêu thương’ đã có ở nơi vị linh mục trẻ Karol Wojtyla và sau đó đã thúc đẩy vị giám mục trẻ là ngài khi ngài đối diện với những giây phút khó khăn xẩy ra sau khi vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI ban hành bức thông điệp ‘Sự Sống Con Người’ có tính cách tiên liệu và luôn hợp thời. Chính trong hoàn cảnh đó mà ngài đã hiểu được nhu cầu cần phải thực hiện một cuộc nghiên cứu học hỏi có hệ thống và phương pháp về đề tài này.
Điều này đã tạo nên cơ sở cho giáo huấn sau đó được ngài cống hiến cho toàn thể Giáo Hội trong loạt bài ‘Giáo Lý về Tình Yêu Con Người’. Ngài đã lợi dụng để nhấn mạnh đến hai yếu tố nồng cốt được anh chị em đã nỗ lực suy tư một cách sâu xa hơn trong những năm này và là những yếu tố định hình cho cái rất mới mẻ nơi học viện của anh chị em như là một thực tại về hàn lâm mang một sứ vụ đặc biệt trong Giáo Hội vậy.
Yếu tố thứ nhất đó là hôn nhân và gia đình được bắt nguồn từ cốt lỡi sâu xa nhất nơi sự thật về con người và định mệnh của họ. Thánh Kinh đã mạc khải rằng ơn gọi yêu thương là những gì thuộc về hình ảnh đích thực của Thiên Chúa được Đấng Hóa Công muốn in ấn nơi tạo vật của Ngài, khi kêu gọi con người hãy trở nên giống như Ngài chính ở cách thức con người hướng về yêu thương. Sự khác nhau về phái tính ở nơi thân thể của người nam và người nữ, bởi thế, không phải là một sự kiện thuần sinh lý, mà có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nhiều, ở chỗ nó cho thấy rằng nhờ yêu thương như vậy con người nam nữ trở nên một xác thịt duy nhất; họ có thể hiện thực mối hiệp thông chân thực giữa con người hướng về việc truyền đạt sự sống và nhờ đó cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản những con người mới.
Yếu tố thứ hai làm nên đặc tính mới mẻ nơi giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về tình yêu con người đó là cách thức độc đáo được ngài sử dụng để dẫn giải dự án của Thiên Chúa qua việc qui hợp mạc khải của Thiên Chúa với kinh nghiệm của con người. Thật thế, nơi Chúa Kitô là tất cả mạc khải của tình yêu Chúa Cha, cũng đã bộc lộ tất cả sự thật về ơn gọi yêu thương của con người, một ơn gọi chỉ có thể hoàn toàn nơi việc trao ban bản thân mình.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/5/2006
Làm thế nào để tránh khỏi tình trạng giảm dân số ở các nước tân tiến trên thế giới hiện nay?
Trong cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit với vị chủ tịch Ý Quốc đặc trách Trung Tâm Âu Châu Nguên Cứu Về Dân Số, Môi Trường Và Phát Triển, đã nhận định về sứ điệp của Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi đại hội lần thứ XII của Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Xã Hội Học. Theo ông, để đương đầu với tình trạng giảm sút về dân số ở nhiều quốc gia tân tiến, cần phải thực hiện một cuộc đổi thay về văn hóa, hơn là kích thích về kinh tế, để cổ võ vấn đề gia đình và sinh sản.
Vấn: Theo các dữ kiện của Eurostat thì không có một xứ sở Âu Châu nào có một mức độ sinh sản tương đương với mức tăng phát zero – mổi phụ nữ sinh 2.1 đứa con. Về dân số thì Âu Châu hiện nay đang bị thúc đẩy theo chiều hướng nào vậy?
Đáp: Thật thế, tất cả mọi quốc gia đều ở mức độ sinh sản dưới mức có thể bù đắp thế hệ, mặc dù trường hợp khác nhau nếu mang ra so sánh theo vùng.
Ngày nay các quốc gia bị trầm trọng giảm sút mức độ sinh sản là ở các quốc gia Đông Âu, ở mức độ sinh sản giữa 1.1 và 1.4 người con cho mỗi người nữ, thế nhưng, nơi những xứ sở này thì việc giảm sút đột xuất tương đối cũng mới gần đây thôi và đã tăng ở mức gia tốc sau cuộc sụp đổ của đế quốc Nga Sô Viết.
Ở Nam Âu mức độ sản sinh cũng thấp, như ở Tây Ban Nha và Ý Quốc, nơi hiện nay mức độ sinh sản đôi khi chỉ ở giữa khoảng 1.2 đến 1.3 cho mỗi người nữ.
Trong khi đó, Bắc Âu, nhất là ở những xứ sở Scandinavia, tương đối ở mức độ sinh sản cao, từ 1.6 đến 1.8, và không xẩy ra những chênh lệch bất ngờ, cho dù mức độ giảm sút về sinh sản đã được bắt đầu từ các quốc gia miền này trước các quốc gia thuộc các vùng Âu Châu khác.
Mức độ sinh sản cao nhất là ở Ái Nhĩ Lan, mức độ 2 con một người nữ, thế nhưng đang có khuynh hướng thụt nhanh, và ở Pháp, mức độ 1.9, quốc gia duy nhất hiện nay đang đi ngược chiều với xu hướng chung.
Dù sao thì hiện tượng này cũng kiên cố đến nỗi trong vòng từ 20 đến 25 năm nữa có một số quốc gia Âu Châu như Ý, Đức là những nước dẫn đầu, sẽ trải qua một cuộc giảm sút thực sự về dân số, một hiện tượng đã được bắt đầu nếu nó không được che nay bằng một mức độ cao của thành phần di dân. Thế nhưng, chẳng mấy chốc kể cả mức độ di dân này đi nữa cũng không đủ mức dân số bù đắp thế hệ (tức chết nhiều hơn sinh).
Vấn:
Một sự gia tăng đáng kể nơi mức độ của thành phần trên 60 thay cho mức độ
sinh sản thấp. Khuynh hướng này sẽ gây ra các hậu quả ra sao?
Đáp: Có hai yếu tố cần phải được phân biệt: Trước hết, tuổi thọ bởi tình trạng cải tiến nơi những điều kiện về kinh tế, sức khỏe và vệ sinh. Đây là một hiện tượng tích cực bao gồm cả việc cải tiến về phẩm chất sự sống của những người lão niên. Tình trạng bất quân bình được quí vị diễn tả thực sự là những gì liên quan tới mức sản sinh thấp hơn.
Vấn đề thực sự là ở chỗ này, đó là chúng ta đang chứng kiến thấy nó nơi guồng máy an sinh xã hội, với một tình trạng mất quân bình hiển nhiên giữa thành phần dân chúng hoạt động – thành phần làm việc và đóng thuế – với thành phần dân số về hưu.
Thế nhưng, các hiệu quả tiêu cực còn nhiều hơn thế nữa, nhất là ở lãnh vực kinh tế: đó là lực lượng làm việc trở nên suy yếu và thành phần dân chúng làm việc trở nên cằn cỗi liên quan tới những hậu quả về khả năng canh tân và cạnh tranh. Đó là bối cảnh của vấn đề Âu Châu đang phải trả giá, chẳng hạn như so sánh với Hoa Kỳ là nơi mức độ sinh sản cao hơn.
Cũng có cả vấn đề về văn hóa và xã hội liên quan tới việc di dân nữa, ở chỗ, cho dù việc di dân là những gì cần thiết để thay thế cho lực lượng lao động bị suy yếu, thì mức độ của thành phần di dân lại tăng nhanh, nhất là nơi giới trẻ, khiến càng khó khăn trong vần đề hội nhập và truyền đạt về văn hóa của chủ quốc. Thường xẩy ra thái độ bài ngoại như là một phản ứng giận dữ trước tình trạng này.
Ngoài ra, chúng ta đừng quên những hậu quả về vấn đề an ninh, ở chỗ, một quốc gia không có trẻ em là một quốc gia thậm chí không có ước muốn chiến đấu cho các giá trị và tự do của mình – đến độ tin rằng không bõ công truyền đạt những giá trị ấy. Và bởi thế quốc gia đó đang sửa soạn để trở thành một mảnh đất bị xâm chiếm giành cho những nền văn minh đang chớm nở.
Vấn:
Từ thập niên 1960 đến 1990, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ những nguy hiểm của
một ‘trái bom dân số’, trong khi thực tại lại cho thấy một ‘mùa đông dân số’.
Làm thế nào những nỗi sợ hãi về tình trạng thặng dư dân số đã ảnh hưởng tới nền
văn hóa và tác hành của dân chúng, nhất là của các cặp vợ chồng?
Đáp: Những nỗi sợ hãi ấy chắc chắn là đóng một vai trò quan trọng, vì qua nhiều thập niên, chúng ta đã phải chịu đựng một cuộc oanh tạc về văn hóa đến độ vấn đề không có con cái hầu như là một trách nhiệm đối với xã hội.
Ngày nay thật ra cái hình ảnh về tình trạng hao kiệt nơi các nguồn lợi tiếp tục được viện dẫn một cách vô trách nhiệm để chinh phục các đôi phối ngẫu đừng sinh sản nữa.
Thậm chí còn có những thuyết về sự khẩn trương giảm bớt dân số thế giới một cách trầm trọng, để rồi từ từ sẽ tiến tới ý nghĩ có thể sử dụng tới việc triệt sinh an tử như là một phương pháp để kiểm soát dân số.
Vấn:
Nhiều quốc gia Âu Châu hy vọng giải quyết vấn đề mức độ sinh sản thấp bằng
những phấn khích về tài chính và gia tăng thành phần di dân. Trong bài huấn từ
của mình ở Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Xã Hội Học, Giáo Hoàng Biển Đức XVI
đã giải thích hiện tượng suy yếu về dân số như là vấn đề thiếu yêu thương và hy
vọng. Ông nghĩ sao về phương diện này?
Đáp: Kinh nghiệm của một số quốc gia Âu Châu, mặc dù họ đã có nhiều thập niên về các chính sách phò sinh sản – chẳng hạn có các thứ khích lệ sản sinh, làm việc một cách uyển chuyển để có thể chăm sóc con cái và có cả một cơ cấu về dịch vụ xã hội – phải là những gì dạy cho chúng ta biết rằng những biện pháp ấy vẫn chưa đủ.
Chắc chắn là có những cải tiến nơi mức sinh sản, thế nhưng những cải tiến ấy vẫn chưa đủ để lật ngược khuynh hướng mùa đông dân số.
Tiếc thay, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một khối chẳng mấy chốc sẽ phát hành mộtcuốn sách trắng về vấn đề này, đang di chuyển theo đúng hướng ấy, không điếm xỉa gì tới yếu tố văn hóa, tức là đến những động lực sâu xa nhất trong việc đôi phối ngẫu quyết định có hay không có con cái.
Giáo Hoàng Biển Đức XVI cuối cùng đã nhúng tay vào vấn đề, ở chỗ, vấn đề thực sự liên quan tới cái ý nghĩa được chúng ta gán cho sự sống, vì không có một động cơ nào về tài chính có thể thuyết phục được tôi có con cả, nếu tôi sống co quắp lấy bản thân và cảm thấy lo sợ tương lai.
Và đây là công việc lớn lao của Giáo Hội, vì chỉ nguyên việc loan báo Chúa Kitô là những gì có thể làm cho một xã hội đang cắm đầu lao mình vào tử vong tỉnh ngộ hồi sinh.
Bởi thế mà bài diễn từ của vị Giáo Hoàng này có vẻ như là một tiếng gọi nghiêm trọng cho cả những phần vụ của Giáo Hội nữa, khi những phần vụ ấy giải quyết vấn đề về dân số, một vấn đề được đề cao hầu như chỉ có những chọn lựa về chính trị cần được chính quyền sử dụng thôi.
Quốc gia thực sự có nhiệm vụ cất đi những chướng ngại vật – về kinh tế và xã hội – đối với tự do của tôi trong việc quyết định có bao nhiêu đứa con, nhưng nó cũng không thể cống hiến cho tôi những lý do sâu xa trong việc có con. Yêu thương và hy vọng có trước cả quốc gia nữa kìa.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
5/5/2006
Hiện Tượng Hồi Giáo Nổi Loạn: Nguyên Nhân và Nội Dung của Vấn Đề – Làm sao để phòng chống
(tiếp 10 Thứ Tư, 11 Thứ Năm)
Vấn: Cuộc bùng nổ này cho thế thế nào về tình hình ở thế giới Hồi Giáo và những mối liên hệ của thế giới này với Tây Phương?
Đáp: Tôi nghĩ rằng một phản ứng đầu tiên trước tình hình thế giới Hồi Giáo và mối liên hệ của họ với Tây Phương đó là thế giới Hồi Giáo đã bị chi phối cho tới ngày nay bởi cuộc sụp đổ của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Và họ từng thực hiện những cuộc thí nghiệm về xã hội để cố gắng đối đầu với cuộc sụp đổ ấy.
Một cuộc thí nghiệm từng được thực hiện là các hình thức chủ nghĩa quốc gia Ả Rập – đảng Baath ở Syria được khởi xướng bởi Michel Aflaq vào cuối thập niên 1920; các ngành của đảng này, đảng Baath ở Iraq cũng là một đảng quốc gia chứ không phải là một đảng tôn giáo, và cũng đã thực hiện những cuộc đàm phán với đảng Nazi theo chủ nghĩa xã hội quốc gia ở Đức, rồi cả hai coi mình như một thứ đồng minh; PLO (Tổ Chức Giải Phóng Palestine) cũng là một nhóm chủ nghĩa quốc gia khác; và thành phần theo nguyên tổng thống Ai Cập Nasser. Đảng quốc gia ở Ai Cập một thời đã có một ảnh hưởng lớn, nhưng không còn được như vậy nữa.
Những phong trào quốc gia chủ nghĩa khác nhau ấy đã ảnh hưởng rất nhiều ở thế giới Ả Rập như là đường lối để cố gắng chiếm được cái căn tính về quốc gia ở những nơi nào cái căn tính ấy chưa từng có trước đó.
Trước phong trào chủ nghĩa quốc gia, người Hồi Giáo coi mình chính yếu là người Hồi Giáo và là phần tử của Ummah, tức của dân Hồi Giáo. Và chủ nghĩa quốc gia bởi thế xuất hiện như là một ý nghĩ để tân tiến hóa thế giới và để cống hiến căn tính quốc gia cho những xứ sở mới như Syria, Iraq, Lebanon, Palestine, Israel và Jordan, mặc dù Jordan không bị chi phối bởi chủ nghĩa quốc gia như thế.
Bởi vậy mà những chủ trương này là một kiểu phản ứng cho cuộc sụp đổ của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng những chủ trương ấy còn trở nên đàn áp hơn cả những gì được vị Vua của Thổ Nhĩ Kỳ đã từng thực hiện nữa.
Nên những gì quí vị thấy hiện nay là một phản ứng về tôn giáo ngược lại với các ý tưởng theo chủ nghĩa quốc gia, những ý tưởng được coi là những ý tưởng của Tây Phương du nhập vào Trung Đông. Cuộc bùng phát này cho thấy việc sử dụng cảm thức về tôn giáo như là một lực kích động nỗ lực trở về với một thứ căn tính tôn giáo, cho dù vẫn còn có những quốc gia đất nước.
Một trong những đường lối đang được phát triển đó là có một số người ở Trung Đông đang cố gắng phục hồi lại cái lý tưởng quá khứ của Hồi Giáo bằng một thứ quốc gia Hồi Giáo mới hơn là một thứ quốc gia theo chủ nghĩa quốc gia.
Bởi thế họ đang xúi giục tín đồ và mới có đủ thứ giáo phái, thành phần lãnh đạo của những giáo phái ấy muốn trở thành một Quốc Vương tới. Đó là một phần của vấn đề này. Nó sẽ là một vấn đề trầm trọng – đó là giáo phái nào hay cá nhân nào sẽ có thể lãnh đạo dân chúng và sẽ là vị Hồi Vương tới hay Quốc Vương tới.
Đó mới là một phần của tình trạng căng thẳng này. Và những nhóm khác nhau – hoặc là đảng Salafi ở Ai Cập, đảng Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập, al-Qaida, giáo phái Wahhabi ở Arabia, Hezbollah ở Lebanon, Hamas và Thánh Chiến Hồi Giáo ở Palestine, hay những phong trào khác đang hoạt động ở Iraq và Iran – tất cả đều đang ganh đua nhau thực hiện thứ chủ chốt ấy.
Quí vị còn có cả Abu Sayyaf, có nghĩa là cha của gươm đao, ở Phi Luật Tân; tất ac3 đều thực hiện cùng một hướng đi, và đó là những gì thuộc về hiện trạng của Hồi Giáo vậy.
Những nhóm cực đoan có thể chỉ tiêu biểu cho khoảng 15% người Hồi Giáo nhưng lại là một phần dân số cực kỳ linh hoạt, trong khi đại đa số thường không muốn hay sợ chống lại thành phần cực đoan, vì thành phần cực đoan này sẽ giết chết họ như là những kẻ bất trung. Đó là những gì hết sức tệ hại nơi nhiều phần đất thuộc thế giới Hồi Giáo. Bởi vậy mà nó là một tình hình hết sức nguy hiểm.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2-3/5/2006