GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 2/5/2006 TUẦN III PHỤC SINH |
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI Thư Gửi Tham Dự Viên Đại Hội Thường Niên Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học
? Câu vấn đáp 3 trong 5 câu giữa giới trẻ và Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Năm 6/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô dịp sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXI 9/4 ở Giáo Phận Địa Phương
? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II với Tiến Trình Tu Đức Kitô Giáo Linh Đạo Tam Cấp
Gửi Giáo Sư Mary Ann Glendon,
Chủ Tịch Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học
Nhân dịp Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học nhóm họp Đại Hội lần thứ 12, tôi xin gửi lời chào đến bà cùng tất cả mọi Phần Tử, và tôi xin nguyện chúc mọi điều tốt đẹp để cuộc nghiên cứu và bàn luận đánh dấu đại hội hằng năm này không những góp phần vào việc phát triển kiến thức về các ngành thích hợp của anh chị em mà còn hỗ trợ Giáo Hội thực hiện sứ vụ làm chứng cho một chủ nghĩa nhân bản chân thực vững chắc trong chân lý và theo chiều hướng Phúc Âm.
Khóa họp của anh chị em hiện nay nhắm đến một chủ đề hợp thời đó là: Giới Trẻ đang tiêu tan? Tình Đoàn Kết Với Trẻ Em và Giới Trẻ trong Một Thời Đại Hỗn Loạn. Có một số dấu hiệu về nhân khẩu học đã rõ ràng cho thấy nhu cầu khẩn trương cần phải can thận suy nghĩ về lãnh vực này. Trong khi thống kê về việc gia tăng dân số được giải thích khác nhau thì vẫn có một thỏa thuận chung chúng ta chứng kiến thấy ở một mức độ toàn cầu, và ở đặc biệt các quốc gia phát triển, có hai chiều hướng đáng chú ý và liên hệ với nhau, đó là, một đàng thì gia tăng về tuổi thọ, đàng khác là việc giảm mức sinh sản. Vì các xã hội trở thành già hơn mà nhiều quốc gia hay các nhóm quốc gia thiếu mất một số giới trẻ cần thiết để đổi mới dân chúng của họ.
Tình trạng này được gây ra bởi những lý do đa diện và phức tạp – thường có tính chất về kinh tế, xã hội và văn hóa – những căn nguyên được anh chị em dự định mang ra nghiên cứu mổ xẻ. Thế nhưng những căn nguyên trên hết của nó có thể được thấy liên quan tới luân lý và tinh thần; chúng liên hệ tới tình trạng suy yếu đáng lo ngại về đức tin, đức cậy và thực sự là đức ái. Để đưa con cái vào đời cần tình ái –eros qui về mình được nên trọn trong một thứ từ ái – agape đầy quảng đại và mang tính cách tin tưởng và hy vọng vào tương lai. Theo bản chất của mình thì đức ái hướng về vĩnh hằng (x Deus Caritas Est, 6). Có lẽ việc thiếu hụt một thứ tình yêu sáng tạo và hướng tới như thế là nguyên nhân tại sao nhiều cặp ngày nay đã quyết định không lập gia đình, tại sao có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, và tại sao mức sinh sản bị suy giảm một cách trầm trọng.
Chính trẻ em và giới trẻ là thành phần đầu tiên thường cảm thấy những hậu quả của tình trạng hụt hang yêu thương và hy vọng này. Thay vì cảm giác được yêu thương và âu yếm ấp ủ, họ thường chỉ được chấp nhận vậy thôi. Trong “một thời đại hỗn loạn”, họ thường không được người lớn hướng dẫn về luân lý đến độ gây thiệt hại trầm trọng cho việc phát triển về tri thức và về tâm linh của chúng. Nhiều trẻ em hiện nay đang lớn lên trong một xã hội lãng quên Thiên Chúa và phẩm vị bẩm sinh của con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Trong một thế giới được hình thành bởi các tiến trình toàn cầu hóa gia tốc, họ thường chỉ được thấy toàn là những nhãn quan duy vật về vũ trụ, về sự sống và về việc viên trọn nhân bản.
Tuy nhiên, trẻ em và giới trẻ tự bản chất là thành phần thụ nhận, cởi mở, theo đuổi lý tưởng và hướng về siêu việt. Trên hết họ cần được yêu thương và phát triển trong một môi trường lành mạnh, nơi họ có thể tiêá đến chỗ nhận thấy rằng họ không bị rơi vào một thế giới ngẫu nhiên tình cờ mà là nhờ tặng ân thuộc dưựán yêu thương của Thiên Chúa. Cha mẹ, giáo dục viên và các vị lãnh đạo cộng đồng, nếu trung thành với ơn gọi của mình thì không bao giờ có thể bỏ bê nhiệm vụ của mình trong cuộc đề ra cho trẻ em và giới trẻ việc chọn dự án sự sống nhắm tới niềm hạnh phúc chân thực, một dự án có khả năng phân biệt giữa sự thật và dối trá, giữa thiện và ác, giữa công lý và bất công, giữa thế giới chân thực và thế giới ‘ảo thực’.
Trong đường lối khoa học riêng của anh chị em đối với những vấn đề khác nhau được bàn tới trong Khóa Họp này, tôi xin anh chị em hãy quan tâm đặc biệt tới những vấn đề nhức nhối, nhất là vấn đề về tự do của con người, một vấn đề hàm chứa bao rộng một nhãn quan lành mạnh về con người và về việc đạt tới tình trạng trưởng thành về tình cảm trong cộng đồng. Tự do nội tâm thực sự là điều kiện cho việc phát triển thực sự của con người. Nơi nào thiếu tự do này hay tự do ấy gặp nguy hiểm thì giới trẻ cảm thấy bị thất vọng và không thể hăng say nỗ lực theo đuổi các lý tưởng có thể hình thành đời sống của chúng như là một cá thể và là phần tử của xã hội. Bởi thế, họ có thể cảm thấy chán chường hay nổi loạn, và khả năng dồi dào về nhân bản của họ không thể đối đầu với những thách đố hào hứng của cuộc đời.
Kitô hữu, thành phần tin rằng Phúc Âm chiếu sáng trên mọi khía cạnh về cuộc sống nhân nhân cũng như xã hội, sẽ không ngừng thấy được những chiều kích về triết lý và thần học của các vấn đề ấy, cũng như nhu cầu cần phải thấy rằng việc tương phản giữa tội lỗi và ân sủng bao gồm tất cả mọi thứ xung khắc khác gây rắc rối cho tâm can con người, những xung khắc giữa lầm lạc và chân lý, giữa tội lỗi và nhân đức, giữa nổi loạn và hợp tác, giữa chiến tranh và hòa bình. Họ không thể nào không thâm tín rằng đức tin, được sống trọn vẹn bởi đức ái và được truyền đạt cho các tân thế hệ, là một yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cũng như trong việc bảo toàn tình đoàn kết liên thế hệ, vì nó gắn bó mọi nỗ lực của con người trong việc xây dựng một nền văn minh yêu thương vào mạc khải của Vị Thiên Chúa Hóa Công, vào việc tạo dựng con người nam nữ theo hình ảnh Ngài, cũng như vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô trên sự dữ và sự chết.
Các bạn thân mến, trong khi tôi bày tỏ lòng tri ân và hỗ trợ của tôi cho việc nghiên cứu quan trọng của anh chị em đây, một việc nghiên cứu được thực hiện theo những phương pháp hợp với các khoa học hiện hành của anh chị em, tôi xin anh chị em đừng bao giờ lạc mất cái quan niệm phấn khởi và sự nâng đỡ được những cuộc học hỏi của anh chị em có thể cống hiến cho giới trẻ nam nữ của thời đại chúng ta trong việc giúp cho họ nỗ lực sống cuộc đời phong phú và mãn nguyện. Tôi chân thành xin phúc lành khôn ngoan, sức mạnh và an bình của Thiên Chúa ban xuống cho anh chị em cùng gia đình của anh chị em, cũng như trên tất cả mọi người cộng tác vào công việc của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học.
Tại Vatican ngày 27/4/2006
Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
? Câu vấn đáp
3 trong 5 câu giữa giới trẻ và Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Năm 6/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô dịp sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXI 9/4 ở Giáo Phận Địa Phương
Vấn 3: Tâu Đức Thánh Cha, con tên là Inelida. Con 17 tuổi, là một phụ tá của trưởng Hướng Đạo ở giáo xứ Thánh Grêgôriô Barberigo, và con đang theo học trường nghệ thuật đệ nhị cấp Mario Mafai năm cuối cùng.
Trong sứ điệp gửi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXI Đức Thánh Cha đã nói rằng: “Cần phải cấp tốc có được một thế hệ tông đồ mới sống sâu xa chặt chẽ vào Lời Chúa Kitô” [L'Osservatore Romano English edition, March 1, 2006, p. 3]. Đây là những lời mãnh liệt và gắt gao đến nỗi chúng hầu như làm cho chúng con hoảng sợ.
Dĩ nhiên là chúng con muốn trở thành những tân tông đồ, thế nhưng Đức Thánh Cha có thể giải thích cho chúng con biết chi tiết hơn nữa những gì Đức Thánh Cha nghĩ rằng là những thách đố cả thể nhất cần phải đương đầu trong thời đại của chúng ta đây, và Đức Thánh Cha nghĩ thành phần tân tông đồ này cần phải là thành phần như thế nào? Nói cách khác, Chúa Kitô mong muốn gì nơi chúng con?
Đáp: Tất cả chúng ta đều tự hỏi mình rằng Chúa Kitô mong muốn gì nơi chúng ta. Đối với tôi, thách đố lớn của thời đại chúng ta đây – những gì các vị giám mục viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên nói với tôi, những vị ở Phi Châu chẳng hạn – đó là tình trạng tục hóa: tức là một lối sống và hiện hữu trên thế gian này như ‘si Deus non daretur’, tức như thể Thiên Chúa không hiện hữu.
Người ta muốn biến Thiên Chúa trở thành những gì thuộc về lãnh vực riêng tư, thuộc về lãnh vực tình cảm, như thể Ngài không phải là một thự ctại khách quan. Nhớ đó, mọi người đều hoạch định cuộc sống cho riêng mình. Thế nhưng, nhãn quan này, hiện lên như là những gì có tính cách khoa học, chỉ chấp nhận những gì có thể chứng minh được mới có giá trị mà thôi.
Trước một Vị Thiên Chúa không thuận lợi cho cuộc trực tiếp thí nghiệm, thì nhãn quan này đi đến chỗ cũng làm tổn hại tới cả xã hội nữa. Thật vậy, hậu quả đó là mỗi người thực hiện dự án riêng của mình để rồi cuối cùng cảm thấy mình tương phản với người khác. Như chúng ta đã có thể thấy được, thì đây là một tình trạng hoàn toàn không thể nào tồn tại nổi.
Chúng ta cần phải làm cho Thiên Chúa tái hiện diện nơi xã hội của chúng ta. Đối với tôi thì điều này như là yếu tố thiết yếu đệ nhất: đó là Thiên Chúa cần phải tái hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không được sống như thể chúng ta là thành phần biệt lập có quyền sáng tạo nên những gì là tự do và sự sống. Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng chúng ta là loài tạo vật, ý thức rằng có một Vị Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta và việc sống theo ý muốn của Ngài không phải là lệ thuộc mà là một tặng ân yêu thương làm cho chúng ta tồn tại.
Bởi thế, vấn đề thứ nhất đó là nhận biết Thiên Chúa, là biết Ngài mỗi ngày một hơn, ý thức rằng Thiên Chúa ở trong đời sống của tôi, và Thiên Chúa có chỗ của Ngài ở đó.
Vấn đề thứ hai đó là – nếu chúng ta nhìn nhận rằng có một Vị Thiên Chúa, tự do của chúng ta là một tự do chung đụng với người khác và do đó cần phải có một giới hạn chung để xây dựng một thực tại chung – thì vấn đề thứ hai tôi đang nói tới ở đây cho thấy vấn đề Vị Thiên Chúa nào đây? Thật thế, có rất nhiều hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa bạo động chẳng hạn v.v.
Do đó, vấn đề thứ hai đó là vấn đề nhìn nhận Vị Thiên Chúa là Đấng đã tỏ dung nhan của Ngài cho chúng ta thấy nơi Đức Giêsu, Vị đã chịu khổ vì chúng ta, Vị đã yêu thương chúng ta cho tới chết, nhờ dó đã khống chế bạo lực. Trước hết cần phải làm cho Vị Thiên Chúa sống động này hiện diện trong đời sống “riêng” của chúng ta, Vị Thiên Chúa này không phải là một kẻ xa lạ, là một Thiên Chúa hư cấu, một Vị Thiên Chúa được nghĩ ra, mà là một Vị Thiên Chúa tự tỏ mình ra, Đấng đã tỏ hữu thể và dung nhan của mình ra.
Chỉ có thế, đời sống của chúng ta mới trở nên nhân bản thực sự, trở nên nhân bản đích thực; nhờ đó xã hội mới có được một qui chuẩn cho một nền nhân bản chân thực.
Cả ở đây nữa, như tôi đã nói trong câu giải đáp đầu tiên, thật sự chúng ta không thể một mình xây dựng cuộc đời chính đáng và chính trực này mà không cần phải thực hiện cuộc hành trình với nhóm bạn tốt lành chính trực, thành phần bạn hữu cùng chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa là Đấng hiện hữu và việctiến bước với Ngài thật là tuyệt vời; cùng với việc tiến bước với đại cộng đồng Giáo Hội là cộng đồng qua các thế kỷ cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đang nói với chúng ta, là Đấng đang tác động và là Đấng hỗ trợ chúng ta.
Bởi thế tôi muốn nói rằng việc gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ Vị Thiên Chúa tỏ mình nơi Đức Giêsu Kitô, việc tiến bước với đại gia đình của Ngài, với những người anh chị em của chúng ta thuộc về gia đình của Thiên Chúa, đối với tôi, là những gì thiết yếu cho thành phần tân tông đồ được tôi nói tới vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23-24/4/2006
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II với Tiến Trình Tu Đức Kitô Giáo Linh Đạo Tam Cấp
Theo truyền thống linh đạo Kitô Giáo, nhất là từ thế kỷ 16, thời điểm của các vị thánh Tây Ban Nha chuyên về thần bí, như Thánh Ignatiô(1491-1556) sáng lập Dòng Tên, và hai Vị Thánh cải cách Dòng Kín Cát Minh là Têrêsa Avila (1515-1582) và Gioan Thánh Giá (1542-1591), tu đức được chia làm 3 bậc hay 3 thời kỳ, được gọi là khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong cuốn “Hồi Niệm Và Căn Tính”, tác phẩm cuối cùng về luân lý thời đại của ngài, xuất bản hôm 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi, ở chương 6: ‘Redemption: Victory Given As A Task To Man’, trang 28-31, đã tóm lược tiến trình tu đức ba bậc hay ba giai đoạn này rất đầy đủ và mạch lạc, như ngài chia sẻ kinh nghiệm sống tu đức của bản thân ngài, như sau:
“Tiếng gọi ‘Hãy theo Thày!’ là một lời mời gọi hãy bắt đầu theo con đường được quyền lực nội tại của mầu nhiệm Cứu Chuộc dẫn chúng ta đị Đây là đường lối được phác họa bởi một thứ giáo huấn về 3 bậc liên quan tới việc ‘theo Chúa Kitô’, thứ giáo huấn rất thường được thấy nơi các văn bản về đời sống nội tâm cũng như về cảm nghiệm thần bí. Ba bậc này đôi khi được gọi là ‘giai đoạn’. Chúng ta nói đến giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn sáng tỏ và giai đoạn kết hợp. Thực ra những giai đoạn này không phải là ba giai đoạn chuyên biệt, mà là 3 khía cạnh của cùng một đường lối được Chúa Kitô kêu gọi mọi người theo, như Người có lần đã kêu gọi người thanh niên trong Phúc Âm vậỵ
“Khi con người trẻ ấy hỏi: ‘Thưa Thày, tôi phải làm lành ra sao để được hưởng sự sống đời đờỉ’ Chúa Kitô đã trả lời anh ta: ‘Nếu anh muốn hưởng sự sống thì hãy tuân giữ các giới răn’ (Mt 19:16-17 và sau đó). Thế rồi khi con người trẻ này tiếp tục hỏi: ‘Giới răn nàỏ’ Chúa Kitô liền nhắc nhở anh ta về những giới luật chính yếu trong Bản Thập Giới, nhất là những giới luật được gọi là ở ‘bia đá thứ haí liên quan tới các mối liên hệ với tha nhân. Dĩ nhiên, theo giáo huấn của Chúa Kitô thì tất cả mọi giới luật đều được tóm gọn thành giới luật mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như bản thân mình. Người đã minh nhiên nói như thế với một vị tiến sĩ luật để đáp lại câu hỏi của ông (x Mt 23:34-40; Mk 12:28-31). Việc tuân giữ các giới luật, hiểu đúng ra, là những gì đồng nghĩa với giai đoạn thanh tẩy: nó nhắm tới chỗ chế ngự tội lỗi, chế ngự sự dữ về luân lý dưới các mặt nạ khác nhau của nó. Việc tuân giữ giới luật này từ từ dẫn đến chỗ thanh tẩy nội tâm.
“Nó cũng giúp chúng ta có thể khám phá ra những giá trị. Bởi thế chúng ta cho rằng giai đoạn thanh tẩy này, theo thứ tự, dẫn đến giai đoạn sáng tỏ. Các giá trị là các những thứ ánh sáng chiếu soi cuộc sống, và khi chúng ta áp dụng chúng vào đời sống của mình, chúng chiếu tỏa rạng ngời hơn nữa về phía chân trờị Bởi thế, song song với việc tuân giữ các giới luật – việc tuân giữ mang ý nghĩa thanh tẩy thực sự – chúng ta phát triển các nhân đức. Chẳng hạn, trong việc giữ giới luật ‘Chớ giết người!’, chúng ta khám phá ra giá trị của sự sống dưới các khía cạnh khác nhau, và chúng ta tỏ ra biết sâu xa tôn trọng nó hơn bao giờ hết. Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ muốn vợ chồng người!’, chúng ta chiếm được nhân đức trong sạch, nghĩa là chúng ta ý thức hơn bao giờ hết vẻ đẹp nhưng không của thân thể con người, của nam tính và nữ tính. Cái vẻ đẹp trời ban này trở thành ánh sáng cho các tác động của chúng tạ Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ làm chứng dối!’, chúng ta tỏ ra nhân đức chân thực. Nhân đức này chẳng những loại trừ đi tất cả những gì là dối trá điêu ngoa và giả hình giả tạo khỏi đời sống chúng ta, mà còn phát triển trong chúng ta một thứ ‘trực giác về sự thật’ để hướng dẫn tất cả mọi hành động của chúng ta nữạ Và khi sống trong sự thật như thế, chúng ta chiếm được cho nhân tính của mình một tình trạng chân thực bẩm sinh.
“Vậy bậc sáng tỏ trong đời sống nội tâm dần dần hiện lên từ bậc thanh tẩỵ Qua thời gian, nếu chúng ta kiên trì theo Chúa Kitô là Thày của chúng ta, chúng ta cảm thấy càng ngày càng ít nặng nề với cuộc chiến đấu chống trả tội lỗi, và chúng ta càng ngày càng hoan hưởng thứ ánh sáng thần linh thấm nhập tất cả mọi tạo sinh. Điều này hết sức hệ trọng vì nó giúp chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng nội tâm liên lỉ hướng chiều về dịp tội – cho dù khi còn sống trên thế gian này cái dịp tội ấy bao giờ cũng có ở một mức độ nào đó – nhờ đó chúng ta tác hành một cách tự do thoải mái hơn trong tất cả thế giới tạo sinh. Tình trạng tự do ấy và tính cách thanh thản ấy cũng là đặc tính của mối liên hệ của chúng ta với các con người khác, bao gồm cả những người khác phái tính. Ánh sáng nội tâm chiếu soi các hành động của chúng ta và cho chúng ta thấy tất cả những gì là thiện hảo nơi thế giới tạo sinh đều xuất phát từ bàn tay Thiên Chúạ Như thế, giai đoạn thanh tẩy rồi sau đó là giai đoạn sáng tỏ trở thành một đường lối dẫn tới chỗ được gọi là giai đoạn kết hợp. Đây là bậc cuối cùng của cuộc hành trình nội tâm, lúc mà linh hồn cảm nghiệm được mối hiệp nhất đặc biệt với Thiên Chúạ Mối hiệp nhất này được hiện thực nơi việc chiêm niệm Hữu Thể thần linh cũng như nơi cảm nghiệm yêu thương xuất phát từ nó mỗi ngày một mãnh liệt. Nhờ thế, một cách nào đó, chúng ta tiên hưởng những gì được giành cho chúng ta trong cõi vĩnh hằng, vượt trên cái chết và nấm mộ. Chúa Kitô, Bậc Thày đệ nhất của đời sống thiêng liêng, cùng với tất cả những ai được đào luyện nơi học đường của Người, dạy rằng, ngay cả ở trên đời này, chúng ta cũng có thể tiến tới con đường hiệp nhất với Thiên Chúạ
“Hiến chế tín lý ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ đã viết: ‘Chúa Kitô đã vâng lời cho đến chết, và vì thế được Cha tôn vinh’ (x Phil 2:8-9), đã tiến vào vinh quang của vương quốc Ngườị Tất cả mọi sự đều phải lụy thuộc vào Người cho đến khi Người qui phục bản thân mình cùng với tất cả mọi tạo sinh cho Cha, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:27-28)’. Hiển nhiên là Công Đồng nói tới một tầm vóc rất rộng lớn, khi làm sáng tỏ ý nghĩa về việc tham dự vào sứ vụ vương giả của Chúa Kitô. Tuy nhiên, những lời ấy đồng thời cũng giúp cho chúng ta hiểu làm thể nào để đạt được mối hiệp nhất với Thiên Chúa trên trần gian nàỵ Nếu con đường vương giả, được Chúa Kitô phác định, cuối cùng dẫn tới tình trạng ‘Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự’, thì việc hiệp nhất với Thiên Chúa là những gì có thể cảm nghiệm được trên trái đất này cũng cùng một cách thức như thế. Chúng ta có thể thấy Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, chúng ta có thể thông đạt với Ngài trong và qua tất cả mọi sự. Các tạo vật không còn là những gì nguy hiểm đối với chúng ta như chúng đã từng là như thế, đặc biệt khi chúng ta còn ở bậc thanh tẩy của cuộc chúng ta hành trình. Tạo vật, và đặc biệt là những người khác, chẳng những phục hồi được ánh sáng thực sự của mình là những gì được Thiên Chúa Hóa Công ban cho, mà còn, có thể nói, dẫn chúng ta đến với chính Thiên Chúa, như cách Ngài muốn tỏ mình Ngài ra cho chúng ta, như một Người Cha, một Đấng Cứu Thế và một Người Bạn Tình”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch