GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 21/6/2006 TUẦN MÌNH MÁU CHÚA |
? Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 2.- Tình Yêu Phái Tính
? Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu: Thiên Chúa Toàn Thiện, Đấng Bị Tội Phạm
? 'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 2 - Năm Điểm Khác Nhau giữa Nhị Vị Giáo Hoàng
Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 2.- Tình Yêu Phái Tính
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tình Yêu Phái Tính: Nhân Duyên Cuộc Đời
Nếu hôn nhân hiệp thông xã hội thì phái tính chính là yếu tố xã hội bẩm sinh nơi con người. Thế nhưng, phái tính chính là yếu tố xã hội bẩm sinh nơi con người ấy không phải giống như phái tính đực cái nơi xã hội loài vật, loài tìm đến nhau hoàn toàn theo bản năng và chu kỳ tự nhiên. Ở chỗ, khi con cái đến thời kỳ của nó, và con đực một khi ngửi thấy mùi của con cái, liền tự động tìm đến với con cái, để cùng với con cái làm việc truyền giống và bảo tồn giống loài của chúng một cách vô thức.
Việc con đực tìm đến với con cái nơi xã hội loài vật cũng phản ảnh xu hướng tự nhiên nơi xã hội loài người, qua việc phái nam vốn có khuynh hướng tìm đến với phái nữ, một cử chỉ hay hành động được xã hội loài người gọi là “cua gái”, “tán gái”. Còn việc con cái nơi xã hội loài vật để cho con đực “chồng” lên thân mình khi tới thời kỳ của mình, cũng phản ảnh xu hướng phái đẹp thích được phái nam theo đuổi và cảm thấy hãnh diện vì mình có giá nên được nhiều kẻ để ý, thậm chí có những lúc phái yếu của họ đã “sa ngã” vào vòng tay khéo vuốt ve của phái nam, đến độ chẳng những tự động hiến thân cho việc chiếm đoạt của phái mạnh, mà còn cảm thấy những gì vẫn được ngôn từ tình ái gọi là “thoải mái”.
Tuy nhiên, giữa việc tìm đến với nhau nơi loài vật và loài người hoàn toàn khác nhau. Trong khi loài vật tìm đến với nhau chỉ theo bản năng của con đực và chu kỳ của con cái, thì loài người tìm đến với nhau theo hấp lực của tình ái.
Vẫn biết, thực tế cho thấy, có những trường hợp con người phái mạnh tìm đến với con người phái yếu hoàn toàn theo bản năng chiếm đoạt về tình dục của mình, được gọi là “hiếp dâm”, hay phái đẹp theo hấp lực xác thịt của mình, cũng có những cử chỉ hay hành động nhục dục được gọi là “khiêu dâm” hay “mãi dâm”. Tuy nhiên, bình thường ra, theo tự nhiên, con người, cả phái nam lẫn phái nữ, thực sự tìm đến với nhau theo khuynh hướng phái tính hay hấp lực tình ái. Ở chỗ, vì tình ái liên quan đến tự do hơn là bản năng, do đó, trong khi tìm đến với nhau theo khuynh hướng phái tính, con người nam nữ cũng tìm đến với nhau theo cái “duyên” của mình nữa. Nghĩa là, họ chỉ yêu thương nhau và hiến thân cho nhau, trước hôn nhân hay trong hôn nhân, khi hợp với nhau mà thôi, khi cảm thấy “perfect match”, hoàn toàn “xứng đôi vừa lứa”, chứ không phải gặp ai cũng nhào tới, như con đực tìm đến với con cái khi tới thời kỳ của con cái, hay không phải gặp ai cũng hiến thân, như con cái khi tới kỳ của mình thì để cho con đực chiếm đoạt.
Đó là lý do, khi không hợp với nhau nữa về phương diện tâm lý, hai con người nam nữ liên hệ với nhau về tình dục, ngoài hôn nhân hay trong hôn nhân, họ sẽ đi đến chỗ bỏ nhau, không tìm đến với nhau theo nhục dục nữa, nếu chưa chính thức lấy nhau, hay không sống với nhau theo xác thịt nữa, nếu đã thành vợ chồng. Đó cũng là lý do, ngôn ngữ loài người dùng chữ “giao cấu” cho loài vật, còn chữ “giao hợp” cho con người, một tác động liên hệ xác thịt của loài người, kể cả ngoài hôn nhân, tức một tác động sinh lý nhân bản, một tác động, theo tư thế tự nhiên nhất, được thực hiện bởi hai thân xác đối diện với nhau, áp vào nhau, chứ không ấp lên nhau như nơi loài vật.
Tình Yêu Phái Tính: Trưởng Thành Con Người
Tuy nhiên, dù con người có tìm đến với nhau và nên một xác thịt với nhau theo khuynh hướng phái tính hay hấp lực tình ái như thế, chứ không phải thuần bản năng như nơi loài vật, nguyên nhân chính yếu của khuynh hướng phái tính và hấp lực tình ái này cũng không phải hoàn toàn thuần thể lý, như phái nam tìm đến phái nữ chỉ vì nhan sắc hay duyên dáng hấp dẫn nơi phái nữ, hoặc thuần sinh lý, như phái nữ chấp nhận phái nam chỉ vì tầm vóc hay sức lực dồi dào nơi phái nam. Thế nhưng, cũng nhờ chính những yếu tố ngoại tại thần tượng này, những yếu tố thuần phái tính đầy hấp lực tình ái này, con người nam nữ mới có thể nhận ra hay tìm được chính bản thân mình, một bản thân mà, một khi gặp được rồi, họ cảm thấy không thể nào bỏ được nữa, không còn một cá nhân nào có thể thay thế “ý trung nhân” đó của họ nữa, thậm chí họ không thể nào sống mà không có đối tượng lý tưởng duy nhất này, và từ đó họ đã quyết định tiến tới hôn nhân, nên một thân thể với nhau, coi nhau và gọi nhau là “mình”, là bản thân mình của nhau.
Thật vậy, trong tiến trình phát triển tâm lý nơi con người, chính lúc con người ở vào lức tuổi dậy thì, lứa tuổi vừa phát triển về cả thể lý lẫn tâm lý, lứa tuổi con người đang tìm kiếm bản thân mình, đang muốn biết mình là ai và như thế nào, thì cũng lại là chính lúc con người bắt đầu biết yêu, bắt đầu hướng ngoại, cho đến khi thấy được đối tượng yêu, tìm được ý trung nhân, gặp được người tình lý tưởng. Như thế, người tính lý tưởng của họ bấy giờ, ý trung nhân có một không hai của họ khi ấy, đối tượng yêu vô cùng khả ái của họ này, vào chính lúc thời gian họ đang tìm kiếm, khám phá và nhận thức bản thân mình như thế, không phải là chính bản thân khác của họ, một bản thân khác được ngôn từ loài người gọi là “tha nhân” hay sao? Chính tình yêu phái tính, và chỉ có tình yêu phái tính, mới có khả năng làm cho tha nhân trở thành bản thân, cho dù tha nhân ấy có khác mầu da ngôn ngữ, quốc gia chủng tộc, tôn giáo văn hóa, trình độ kiến thức, giai cấp xã hội v.v., qua một cơ cấu được gọi là hôn nhân, một cơ cấu hôn nhân hiệp thông xã hội.
Như thế, có thể nói, khi bắt đầu biết yêu là con người bắt đầu trưởng thành về phương diện tâm lý. Vì ngay lúc con người cảm thấy con tim khởi sự rung động trước một đối tượng yêu là con người bắt đầu khám phá ra bản thân mình. Ở chỗ, họ đã chẳng những biết mình là ai và như thế nào, mà còn, từ đó, thực hiện quyền tự do chọn lựa đối tượng yêu của mình nữa. Họ không yêu những đối tượng đầu đời hay trong đời họ gặp không hợp với họ. Một khi “phải lòng” một đối tượng nào, lòng họ tự nhiên được lấp đầy khoảng trống cô đơn, thiếu hụt, đến nỗi, lòng họ không còn chỗ cho một đối tượng nào khác nữa, cũng như không một đối tượng nào có thể lọt vào lòng họ được nữa.
Thế rồi, nếu tình yêu của họ được đáp ứng bởi đối tượng yêu, nghĩa là con người chẳng những biết yêu mà còn được yêu, thì họ lại càng cảm nghiệm được bản thân của họ hơn nữa. Họ cảm thấy mình có giá, ở chỗ, chẳng những chính họ nhận ra họ nơi đối tượng yêu, mà còn được chính đối tượng họ yêu nhận biết họ nữa. Cái giá của họ ở đây không phải là cái giá họ được ưu ái hơn người, tức được đối tượng yêu của họ chọn họ làm ý trung nhân duy nhất trên đời này, hơn tất cả mọi người khác, nhất là những người khác ấy lại là những người hội đủ điều kiện hơn họ, ngon hơn họ về bề thế gia đình, về công danh sự nghiệp, về tài năng duyên sắc v.v. Cái giá của con người khi bắt đầu biết yêu và được yêu ở đây đó là và chính là kiến thức về bản thân họ, là sự thật về con người họ: họ là ai và như thế nào!
Tình Yêu Phái Tính: Sự Thật Nhân Sinh
Thật vậy, sự thật về con người chủ thể yêu, được thể hiện sống động qua việc họ biết yêu, nhất là qua trường hợp họ được yêu, là giá trị cao quí nhất của mỗi một cá nhân con người, cũng như nơi mỗi một con người cá nhân. Như thế, có thể nói, yêu thương chính là tiến trình đi tìm mình, đi tìm khám phá ra sự thật về mình, một sự thật chất chứa tính cách hiệp thông xã hội và hướng về thực tại hiệp thông xã hội, một tính cách hiệp thông và một thực tại hiệp thông xã hội được hoàn toàn thể hiện qua đời sống hôn nhân gia đình. Một khi đánh mất sự thật này, tức một khi con người trực tiếp đánh mất bản thân mình, từ đó gián tiếp đánh mất xã hội tính hiệp thông nơi mình, con người sẽ trở thành hoang dại, buông thả, sẽ đi đến chỗ đổ vỡ và tan nát một cách hết sức thê thảm, như hiện tượng ly dị và phá thai, hiện tượng đồng tính luyến ái và đồng tính hôn nhân của con người văn minh về vật chất và nhân bản từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay đã và đang tỏ tường cho thấy.
Vì sự thật về con người ở ngay chính phái tính con người và được diễn đạt hay thể hiện nơi cơ cấu hôn nhân mà sự thật này trước hết và trên hết liên quan đến sự sống. Bởi vì, phái tính không phải chỉ liên quan đến yếu tố tâm lý là hấp lực tình ái mà còn trực tiếp liên quan đến yếu tố thể lý là xác thịt nữa. Chính xác thịt mới cho thấy phái tính con người. Và chính xác thịt là phương tiện và là cơ sở để tình yêu phái tính bộc lộ, nhất là qua việc giao hợp giữa hai con người nam nữ yêu thương nhau trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng, một tác động phát sinh sự sống. Đó là lý do hai thân xác nam nữ đã được Tạo Hóa cấu trúc khác nhau, để có thể giao hợp với nhau, một trong những tác động thiết yếu nhất để bày tỏ tình yêu phái tính. Bằng tình yêu phái tính này nơi con người, một tình yêu phái tính được thể hiện nơi đời sống vợ chồng làm phát sinh sự sống ấy, con người hoàn trọn những gì Tạo Hóa mong muốn và ấn định nơi thân xác phái tính của họ, nhất là nơi thân xác của người nữ. Chính vì thế, những bộ phận liên quan đến vấn đề sinh dục nơi người nữ đều có hai công dụng, nhận lãnh trước (từ chồng) ban phát sau (sinh con), hay thụ hưởng trước (bởi chồng) phục vụ sau (nuôi con). Bởi thân xác phái tính của con người đã được bẩm sinh cấu trúc với công dụng lưỡng diện như vậy mà nếu con người làm sai lệch đi định luật thiên nhiên này, họ sẽ không thể nào đạt được hạnh phúc, một hạnh phúc chân thật, cao cả và bền vững.
Không phải hay sao, nếu thân xác của con người chỉ biết nhận lãnh và thụ hưởng mà không biết ban phát và phục vụ, thì thân xác của họ chẳng khác gì như một con tem sống không bao giờ muốn bị đóng chấm để trở thành một con tem vĩnh viễn chết. Thế nhưng, tiếc thay, con tem sống ấy thực tế lại là một con tem chết, một con tem hoàn toàn vô dụng, không bao giờ được xài đúng như mục đích sống của nó. Hay thân xác của họ cũng giống như một chi phiếu có ghi số tiền đàng hoàng, theo đúng giá trị của nó, và được Đấng Hóa Công là chủ nhân ông tạo dựng nên thân xác của họ ký sẵn sàng và đề đích danh trả cho người được thừa hưởng. Thế nhưng, người mang thân xác ấy, với tư cách là quản lý viên, lại không bao giờ trao cho hay gửi cho người được thừa hưởng là thành phần con cái, để thân xác của họ vĩnh viễn trở thành một chi phiếu vô dụng, vô giá trị, dù nó có trẻ đẹp và hấp dẫn mấy đi nữa, song cùng lắm cũng chỉ có một giá trị thấp hèn ngang hàng với tình dục.
Tình Yêu Phái Tính: Sự Sống Phát Sinh
Ngược lại, nếu thân xác của con người chỉ được dùng, đúng hơn, bị dùng vào việc ban phát và phục vụ, như trường hợp bị hiếp dâm hay ép duyên, thậm chí cả trường hợp tà dâm hay ngoại tình, thì con người nói chung và thân xác của họ nói riêng chẳng khác gì như một thứ đồ vật, bất xứng với phẩm giá làm người của họ, phản lại với sự thật về con người theo đúng ý định của Đấng Hóa Công, Vị đã tạo dựng nên con người có nam có nữ để trước hết yêu thương nhau bằng một tình yêu phái tính, rồi từ đó, từ tình yêu phái tính trong hôn nhân này mới phát sinh sự sống, mới phát sinh ra những con người “linh ư vạn vật”. Tuy nhiên, không phải bất cứ con người nào được sinh ra bởi những cuộc hôn nhân bị ép duyên hay bị hiếp dâm hoặc ngoại hôn đều là những con người đáng khinh bỉ, không đáng làm người, hay chỉ là hiện thân nhục nhã của người mẹ, mà người mẹ có quyền sát hại nó trong lòng mình. Nếu người mẹ không tự mình mà có, thì con cái cũng vậy. Đứa con phát sinh từ những trường hợp ngoài ý muốn của người mẹ như thế càng chứng tỏ nó bởi trời hơn bởi đời, nên càng phải giữ lấy sự sống vô tội hết sức đáng thương này. Sát hại nó không phải là trả thù đời mà là chống lại nguồn mạch sự sống là Đấng Hóa Công.
Nếu sự sống là mục đích của và cho tình yêu phái tính, thì tình yêu phái tính phải hướng về và phát sinh sự sống. Nếu tình yêu phái tính, được hợp thức hóa bởi hôn nhân, chỉ vì chủ ý của vợ chồng, không dẫn đến sự sống, thì con người đã đánh mất sự thật về mình, đã sống ngược lại với bản chất của phái tính vốn hướng về sự sống. Nếu tình yêu phái tính liên quan đến sự thật về con người, mà sự thật này lại liên quan đến sự sống của con người như thế, thì những hành động phái tính nào không phát sinh sự sống đều là những hành động bất hợp pháp, những hành động phản với lề luật tự nhiên, trái với sự thật về con người. Những hành động phái tính bất hợp pháp, phản nhiên luật và trái sự thật này có thể kể đến là việc ngừa thai hưởng lạc, việc phá hủy bào thai, việc đồng tính hôn nhân v.v. Ngoài ra, còn có những hành động liên quan đến phái tính, chứ không phải trực tiếp bởi phái tính hay từ phái tính, dù những hành động liên quan đến phái tính này có làm phát sinh sự sống, nhưng vẫn có thể là những gì nghịch với sự thật về con người. Chẳng hạn phương pháp cấy thai ống nghiệm, hay kiểu cấy thai chửa mướn, hoặc phương pháp tạo sinh phi tính dục cloning. Tại sao? Bởi vì, con người không phải là một sản phẩm của khoa học và kỹ thuật, mà là một ngôi vị, một hoa trái của tình yêu phái tính, của ý thức tâm linh, và vì thế cần phải được thụ thai bởi chính tác động chất ngất ái ân giao hợp của cha mẹ.
Tóm lại, sự thật về con người liên quan đến tình yêu phái tính và được thể hiện nơi tình yêu phái tính có thể được tóm gọn như sau: 1) chính ở vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn con người đang tìm kiếm và khám phá bản thân mình lại chính là lúc con người biết yêu thương, hướng về người khác phái; 2) chính lúc con người bắt đầu biết yêu thương và được yêu thương ấy, cũng chính là lúc thân xác phái tính của họ bắt đầu có khả năng sinh dục và sinh sản, một khả năng để họ có thể diễn đạt tình yêu phái tính và từ đó phát sinh sự sống; 3) đó là lý do thân xác phái tính của họ, nhất là thân xác của người nữ, đã được bẩm sinh cấu trúc (built in) cho cả việc diễn đạt tình yêu phái tính và phát sinh sự sống này; 4) như thế, qua tình yêu phái tính, con người được kêu gọi để, sau khi đã khám phá ra bản thân của mình qua đời sống hôn nhân nên một thân thể vợ chồng, họ sống cho đời, cho con cái. Hôn nhân hiệp thông xã hội là như thế.
(Bài ngày mai: Tình Cảm Tình Dục)
Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu: Thiên Chúa Toàn Thiện, Đấng Bị Tội Phạm
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
Thông Điệp của Cha sẽ làm nổi lên một đạo binh hồn nhỏ, nó sẽ biến cuộc sống của họ thành một hỏa lò yêu thưông khổng lồ, nôi mà tất cả mọi lỗi lầm của thế giới sẽ bò thiêu hủy đi, tất cả mọi dửng dưng lãnh đạm gây thưông tích hết sức trầm trọng cho Trái Tim thần linh của Cha. (18-9-1966)
Hỡi con cái của Cha ôi, đôi mắt của Cha hằng gắn chặt lấy các con và không rời các con.
Đôi mắt của Cha tìm kiếm linh hồn các con và thấu suốt các tư tưởng của các con. Không gì thoát được đôi mắt của Cha.
Không phải đời của con muốn sống sao tùy ý, mà phải thục sự sống theo ý muốn của Cha đấy nghe đứa con gái nhỏ của Cha. (10-10-1966)
Đúng. Cha là một Thực Tại không lừa dối. Và Cha đã biến con thành của Cha. Mọi sự nôi con đều chân thật, vì duy bởi Cha mà con sống.
Những đường lối của Cha thì huyền diệu.
Cha biết bí mật của các cói lòng.
Cha hiện diện ở đâu tùy Cha muốn.
Hiện diện ở mọi nôi và trong mọi lúc.
Cha ưa thích tác động con theo những gì Cha nghó là tốt nhất cho con.
Hãy biết rằng Cha là Thày của nhân gian.
Nguồn vui của Cha là tỏ mình ra cho tạo vật nhận biết và yêu mến.
Hôn bao giờ hết, các con đang cần đến ánh sáng.
Nếu con người bất hạnh là vì họ bò chìm đắm trong tối tăm, vô ý thức về Ánh Sáng tỏa rạng và chiếu soi họ.
Đối với nhiều người trong họ, Ánh Sáng bò dấu dưới đáy thùng.
Thế nhưng, hy vọng là tia sáng thần linh không thể nào bò dập tắt.
Việc cậy trông vào lòng từ ái của Cha như một mũi tên lửa gây thưông tích êm ái cho Thánh Tâm Cha.
Giá các con chỉ cần biết được rằng, bấy giờ trước mắt của các con là một Thiên Chúa hoàn toàn mềm yếu xót thưông các con, sẵn sàng đổ ngập xuống trên các con những kho tàng ôn phúc của Người!
Chỉ cần các con không đẩy lui Cha bằng sự lạnh lùng của các con.
Chỉ cần các con cho phép Cha ở bên cạnh các con!
Tại sao quá nhiều người trong các con lại từ chối yêu mến Cha chứ?
Cha đã từng làm gì các con hả? (21-10-1966)
Tình Yêu không thay đổi. Tình Yêu mãi là Tình Yêu và không thể nào chuyển biến được.
Bằng không, Tình Yêu sẽ mất đi tính chất của mình mau chóng là chừng nào, khi chạm phải các con.
Thế nhưng, đó mới là các con! Tình Yêu không thể là gì khác ngoài Tình Yêu, một Tình Yêu mến thưông các con, bất kể các con có xấu xa, có bội bạc, có những vết nhô.
Ôi, Cha cảm thưông các con biết bao! (23-10-1966)
Hỡi con nhỏ của Cha, người bổn đạo mới từng là và vẫn là những người say mến Trái Tim thần linh của Cha. Hôn những người khác, họ hiểu được giá trò của chứng cớ yêu thưông mà họ lãnh nhận từ nôi Cha.
Ân sủng chiếm trọn mọi phần thể của con người họ.
Khi đến với Cha, không qua truyền thống mà là theo ảnh hưởng của tình yêu thần linh, họ được ánh sáng siêu nhiên soi dẫn, nhờ đó họ thoát được trạng thái thường tình của những Kitô hữu. Tình yêu họ dành cho Cha là tất cả lòng mộ mến của họ, và nhờ nhiệt tình, lòng mộ mến của họ được thể hiện qua những thổn thức êm ái, cùng với niềm tri ân vô bờ bến đối với Cha.
Tất cả mọi tình yêu đều cuồng si.
Một cuồng si dòu ngọt và khoái thú nôi tình yêu thần linh. Tất cả mọi sự đều mới mẻ đối với họ, và họ nhận thức được Ánh Sáng bằng một tấm lòng bàng hoàng mở toang cho Mạch Nguồn sự sống tuôn vào trong họ. Những Kitô hữu đạo gốc không thể nào hiểu được điều này. Họ cứ bám lấy lý sự: trong khi những người đạo mới chỉ biết có yêu mến. Đối với những bổn đạo mới này, lý trí đã chết.
Vì Cha là Tình Yêu và thiết tha muốn ban Mình Cha, thì làm sao Cha có thể cưỡng lại được những lời cầu nguyện của họ, mà không ban cho họ được biết yêu mến hôn thế nữa?
Đây không phải là cái mà một số người gọi là 'những áo giác nguy hiểm'. Họ không hiểu điều đang xẩy ra cho họ. Song càng ngày họ càng vào sâu hôn trong mầu nhiệm ngọt ngào của Tình Yêu. Và không một ai hôn họ có thể cảm nghiệm được thi vò thấm đậm của mầu nhiệm Yêu Thưông. (9-11-1966)
(còn tiếp cho tới hết Tháng Thánh Tâm)
'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 2 - Năm Điểm Khác Nhau giữa Nhị Vị Giáo Hoàng
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Nếu Khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, nhất là “Nước Nga trở lại”, là những gì có liên hệ với Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima, qua sự kiện trực tiếp liên quan tới bản thân của Đức Gioan Phaolô II, thì việc Âu Châu Hiệp Nhất, để “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo” cũng liên quan đến Biến Cố Fatima, Bí Mật Fatima và Sứ Điệp Fatima như vậy. Bởi vì, không phải ngẫu nhiên Mẹ Maria chọn địa điểm hiện ra ở một nơi được gọi là “Fatima” (thuộc Âu Châu), tên của người con gái Giáo Tổ Hồi Giáo Mohammed. Và cũng không phải vô tình mà Mẹ Maria đã tự xưng ở Fatima ngày 13/10/1917 rằng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, một tước hiệu liên quan đến biến cố quân Kitô Giáo đang yếu thế đã có thể oanh liệt toàn thắng lực lượng dũng mãnh của Hồi Giáo ở trận hải chiến Lepantô năm 1571.
Biết đâu, Thời Điểm Fatima sẽ càng sáng tỏ vào năm 2017, dịp kỷ niệm 100 năm Biến Cố Fatima, cũng là dịp trùng hợp đúng 500 năm xuất phát Phong Trào Thệ Phản Cải Cách ở Đức, Kitô Giáo sẽ tiến đến chỗ hiệp nhất… cho một Âu Châu Hiệp Nhất, những gì đã được gói ghém nơi danh hiệu Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một danh hiệu từ thời Giáo Hoàng Biển Đức XV (1914-1922), mở màn cho Thời Điểm Fatima.
Hai đoạn văn trên đây là những đoạn kết thúc của bài nhập đề “Thời Điểm Fatima” của cuốn sách này, một bài viết đã được Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ phổ biến trong số 339, Tháng 3/2006, trang 18-19. Tuy nhiên, Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ đã không cho phổ biến những chi tiết cuối cùng của bài viết, tức đã hoàn toàn bỏ đi hai đoạn trên đây. Đó là duyên do để hai đoạn này được tái xuất ở đây, mở đầu cho phần Viễn Ảnh kết thúc tập sách này.
Đúng thế, Thời Điểm Fatima chẳng những liên quan tới giai đoạn “thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình”, như được khai triển và chứng dẫn ở bài dẫn nhập (từ trang 9), mà còn liên quan tới vị Giáo Hoàng trong phần Bí Mật Fatima thứ ba nữa, phần bí mật của một thị kiến cho thấy vị Giáo Hoàng bị ám sát chết thật sự, chứ không thoát chết hay còn sống sót như trường hợp của Đức Gioan Phaolô II ngày 13/5/1981. Vị Giáo Hoàng này là ai? Giáo Hoàng Biển Đức XVI hay vị Giáo Hoàng thừa kế ngài?
(Xin xem Bí Mật Fatima phần thứ ba hay toàn bộ Bí Mật Fatima ở cuốn “Fatima: Dấu Chỉ Thời Đại” của cùng tác giả, do Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xuất bản năm 2000)
Nếu, theo sấm truyền của Tiên Tri Malachy chỉ còn 2 vị giáo hoàng nữa là hết, vị đương kim Biển Đức XVI và vị sau ngài, thì tình hình cho thấy vị sau ngài sẽ chính là vị giáo hoàng của Bí Mật Fatima phần thứ ba. Bởi vì, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, trước khi được phục sinh vinh hiển để như cô dâu trang điểm kiều diễm sẵn sàng nghênh đón chàng rể (số 1042), Giáo Hội sẽ phải trải qua vào giai đoạn cuối cùng một cuộc khổ nạn và tử nạn như Đấng Sáng Lập của mình (số 675):
“Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi hình thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh mình hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”. (số 675)
Theo lịch sử, chúng ta thấy Nhị Vị của chúng ta có ít là 5 điểm tương dị sau đây:
1. Đức Gioan Phaolô II là triết gia về nhân bản ngôi vị, còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một thần học gia về Giáo Hội hiệp thông (nhận định này được chứng thực qua những tâm tưởng của ngài, như trong bài ‘Khoa Giáo Hội Học Hiệp Thông của Công Đồng Chung Vaticanô II’, được phổ biến trong cuốn ‘Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Đại Kết Kitô Giáo và Cho Một Tân Âu Châu’, Cao-Bùi 2005, phần I, chương 4, trang 62-88; cũng như trong loạt bài giáo lý vào các ngày Thứ Tư hằng tuần, bắt đầu từ ngày 15/3/2006, về chủ đề mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, nhất là bài thứ ba ngày 29/3/2006 về chính vấn đề hiệp thông của Giáo Hội)
2. Đức Gioan Phaolô II thiên về mục vụ, còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI thiên về giảng dạy;
3. Đức Gioan Phaolô II thuộc về một quốc gia bị trị là Balan, còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI thuộc về một quốc gia thống trị là Đức Quốc;
4. Đức Gioan Phaolô II lên làm giáo hoàng khi còn trẻ với tuổi đời 58, còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên làm giáo hoàng khi đã lão thành với tuổi đời 78;
5. Đức Gioan Phaolô II nhận danh hiệu giáo hoàng mới mẻ hợp thời, còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhận danh hiệu cổ kính xa xưa.
Tuy nhiên, nhị vị Giáo Hoàng của chúng ta đây đều có liên quan tới Fatima, một vị hiển nhiên và một vị mặc nhiên. Vị hiển nhiên liên quan tới Fatima đây chính là Đức Gioan Phaolô II, vì ngài chẳng những đã bị ám sát vào ngày 13/5/1981, ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, mà còn sau đó đã thi hành điều trời cao yêu cầu là hiệp cùng hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Ngoài ra, chính ngài đã cho công bố Bí Mật Fatima phần thứ ba.
Còn Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã mặc nhiên liên quan tới Fatima qua các sự kiện sau đây: trước hết, ngài đã được đọc Bí Mật Fatima phần thứ ba khi mới làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, như ngài tiết lộ cho biết trong cuốn Ratzinger’s Report, trang 109, nhưng ngài không tiết lộ nội dung và cho biết lý do tại sao Đức Thánh Cha không tiết lộ (trang 110); sau nữa, vì chính ngài, với vai trò làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã viết lời dẫn giải phần Bí Mật Fatima thứ ba này trước khi nó được chính thức công bố ngày 26/6/2000; chưa hết, vì ngài lấy danh hiệu Giáo Hoàng Biển Đức XVI giống như vị Giáo Hoàng Biển Đức XV phục vụ Giáo Hội vào Thời Điểm Fatima mở màn; sau hết, vì ngài đã có một nhận thức Thánh Mẫu (như đã được đề cập tới ở phần đầu Chương 5, Phần Hai, về Cảm Nhận Thánh Mẫu của ngài), hợp với linh cảm của chị Lucia, vị thụ khải Fatima đã viết Bí Mật Fatima và chú giải thêm là chỉ nên tiết lộ bí mật này sau năm 1960, thời điểm Công Đồng Chung Vaticanô II là công đồng chẳng những đề cao Mẹ (bằng cách giành hẳn 1 chương VIII cho Mẹ) trong Hiến Chế Tín Lý “Ánh Sáng Muôn Dân” về Giáo Hội, mà còn tuyên tụng Mẹ là Mẹ Giáo Hội khi công bố hiến chế chính yếu của công đồng này nữa.
(còn tiếp nhiều kỳ)