GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 22/6/2006 TUẦN MÌNH MÁU CHÚA |
? Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 3.- Tình Cảm Tình Dục
? Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu: Bài 3 - "Cha sẽ không ghen tị đâu".
? 'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 3 - Tam Vị Giáo Hoàng cuối Thế Kỷ XX với 4 Hiến Chế của Công Đồng Chung Vaticanô II
Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 3.- Tình Cảm Tình Dục
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Nói đến vấn đề Tình Cảm Tình Dục là nói đến vấn đề Phái Tính. Vì, trong khi Tình Cảm liên quan đến yêu thương thì Tình Dục liên quan sự sống, một thứ yêu thương và sự sống làm nên hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Tình Yêu Phái Tính là ở chỗ Tình Cảm Tình Dục. Vì, thực tế cho thấy, nếu người ta có thể liên hệ xác thịt với nhau vì nhu cầu tình dục thuần túy, như trường hợp mãi dâm hay hiếp dâm, thì họ cũng có thể thân nhau vì tình cảm hơn là tình yêu, như trường hợp quen rất nhiều người nhưng chỉ yêu duy có một người.
Ở đây, để đi sâu vào bản chất đích thực của Tình Cảm Tình Dục, chúng ta hãy xét đến một số vấn đề như: Thứ nhất, phải chăng Tình Cảm gắn liền với phái nữ, trong khi Tình Dục gắn liền với phái nam, hay nói cách khác, phải chăng Tình Cảm được hiện thân nơi phái nữ, còn Tình Dục được hiện thân nơi phái nam? Thứ hai, nếu thực sự Tình Cảm được hiện thân nơi phái yếu, còn Tình Dục được hiện thân nơi phái mạnh, thì phải chăng Tình Cảm có một bản chất hoàn toàn yếu đuối, còn Tình Dục có một bản chất hết sức mãnh liệt? Thứ ba, phải chăng nếu Tình Cảm liên quan đến yêu thương, thì Tình Dục liên quan đến sự sống, và phải chăng Tình Cảm và Tình Dục là hai yếu tố bất khả thiếu nơi Tình Yêu Phái Tính và là hai tác động biểu lộ Tình Nghĩa Vợ Chồng?
Thứ nhất, phải chăng Tình Cảm gắn liền với phái nữ, trong khi Tình Dục gắn liền với phái nam, hay nói cách khác, phải chăng Tình Cảm được hiện thân nơi phái nữ, còn Tình Dục được hiện thân nơi phái nam?
Đúng thế, nói đến phái nữ là nói đến tình cảm. Đó là bản chất của con người mang thân phận phụ nữ. Chính vì thế người phụ nữ vốn có khuynh hướng tự nhiên trong việc suy tư và hành xử mọi sự theo tình cảm hơn là lý trí, hay thiên về tình cảm trước sử dụng lý trí sau, hoặc coi trọng tình cảm và đặt nhẹ lý trí. Nếu tình cảm được tỏ ra bằng những cử chỉ săn sóc và nhẹ nhàng thế nào, thì tâm lý và hành vi cử chỉ của người nữ bẩm sinh cũng bộc lộ như vậy. Chính vì thế, theo tâm lý chung, con cái vốn dễ sợ bố hơn là mẹ cũng bởi lý do tình cảm này nơi người mẹ.
Thân phận phụ nữ gắn liền với Tình Cảm chẳng những được bộc lộ với con cái mà còn qua tính cách của tác động gần gũi sinh lý với chồng nữa. Kinh nghiệm bình thường cho thấy người chồng lúc nào cũng có thể nổi hứng trong việc sinh lý, trong khi đó người vợ chỉ hứng gần gũi với chồng, chẳng những khi thân xác của họ không bị mệt mỏi và tinh thần của họ cảm thấy thoải mái, mà còn, nhất là, khi đụng trận, yếu tố tâm sinh lý nơi họ còn cần phải được vuốt ve mơn trớn để lấy đà nữa, bằng không, trận chiến chỉ là một cuộc chiếm đồn, nhiều khi gây tổn thương về tâm lý cho thân phận bị chiếm đoạt.
Như thế, không có nghĩa là phái nữ chỉ có tình cảm hay thiên về tình cảm mà không có tình dục hay thiên về tình dục. Đó là lý do, thực tế cũng cho thấy, không phải chỉ có phái nam mới có vấn đề thủ dâm, mà cả phái nữ cũng không thiếu, khi các nàng lên cơn. Chưa hết, có những trường hợp, trong việc vợ chồng, người nữ dai sức hơn người nam và khoẻ hơn người nam, đến nỗi, phái mạnh không đủ sức đáp ứng nổi hay không thỏa mãn hết những đòi hỏi sinh lý quá dồi dào của phái yếu bấy giờ, và đã trở thành một bại tướng hết sức đáng thương.
Tuy nhiên, bình thường, phái nam bao giờ cũng gắn liền với Tình Dục và là hiện thân của Tình Dục hơn phái nữ. Đó là lý do động từ “chiếm đoạt” được gán cho phái mạnh, mạnh về Tình Dục. Trái lại, một khi bị trục trặc về tình dục, phái mạnh được gán cho nhãn hiệu là “bất lực”.
Tuy nhiên, có những trường hợp Tình Dục quá mạnh, con người phái nam đã đi đến chỗ bại hoại tới nỗi làm tình cả với con vật. Bằng không, họ cũng đi tìm cách giải quyết vấn đề sinh lý hầu như lúc nào cũng sùng sục như núi lửa của họ nơi việc cưỡng hiếp phái yếu. Thậm chí, sau khi thỏa mãn tình dục xong, họ còn dã man tới nỗi ra tay hạ sát nạn nhân cho chết nữa. Điển hình là những trường hợp thuyền nhân phụ nữ Việt Nam trong thập niên 1980, thành phần đã trở thành nạn nhân vô cùng đáng thương trong tay bọn hải tặc Thái Lan trên biển cả. Những trường hợp con người hiếp dâm rồi sát nhân này cho thấy con người ta đã sống theo bản năng tính dục lăng loàn của mình còn hoang dại hơn loài dã thú.
Chưa hết, phái nam gắn liền với Tình Dục và là hiện thân của Tình Dục, bởi vì Tình Dục liên quan đến sự sống, ở chỗ, tình dục dẫn đến sự sống, một sự sống phát xuất trước hết từ tinh chất của thân xác phái nam. Có thể nói, Tình Dục nơi phái nam, về phương diện sinh lý, được phát xuất từ chính thứ tinh chất dồi dào sung sức này nơi thân thể nam tính của họ. Đó là lý do khi còn trẻ, phái nam mạnh tình dục thế nào, khi về già, thời cạn kiệt tinh chất, họ cảm thấy suy yếu tình dục, không còn ham thích mấy hay không còn hung hăng giang hồ như thời còn trẻ nữa.
Đến đây, chúng ta thấy, nếu sinh lực liên quan đến phái nam thế nào thì thân xác gắn liền với phái nữ như vậy. Tuy nhiên, tự bẩm sinh, hai yếu tố phái tính này, sinh lực nơi phái nam và thân thể nơi phái nữ, bao giờ cũng hỗ ương cho nhau. Ở chỗ, theo ý định của Đấng Tối Cao Hóa Công, thân thể nơi phái nữ tự nó có những đường nét mang một hấp lực tự nhiên thu hút sinh lực của phái nam, trong khi đó, nhờ sinh lực dồi dào, tình dục nơi phái nam thúc đẩy họ hướng về, tìm kiếm và chiếm đoạt thân thể phái nữ.
Tuy nhiên, ở một nghĩa nào đó, phái nam trở thành phái yếu trước thân thể khêu gợi của phái nữ, và phái nữ trở thành phái mạnh với một thân thể rực lửa, với một nhan sắc hút hồn, đến nỗi, họ có thể hoàn toàn làm chủ và sai khiến phái nam, như lịch sử vẫn cho thấy xẩy ra những trường hợp mỹ nhân kế, những trường hợp chỉ cần một người nữ yếu đuối, có nhan sắc thu hút và thân mình hấp dẫn, cũng đủ thắng được anh hùng cái thế, nhờ đó, thắng được cả một đạo binh hùng dũng tinh nhuệ của kẻ thù. Nhân vật Samson trong lịch sử dân Do Thái, hiện thân của sức mạnh vô địch, không gì có thể trói buộc, không gì có thể chụp bắt, thế mà, cuối cùng, cũng đã bị một mỹ nhân yếu đuối làm chủ và lọt vào trong tay kẻ thù.
Thứ hai, nếu thực sự Tình Cảm được hiện thân nơi phái yếu, còn Tình Dục được hiện thân nơi phái mạnh, thì phải chăng Tình Cảm có một bản chất hoàn toàn yếu đuối, còn Tình Dục có một bản chất hết sức mãnh liệt?
Nếu Tình Dục liên quan đến phái nam nhiều hơn phái nữ, và nếu tình cảm liên quan đến phái nữ nhiều hơn phái nam, thì quả thực Tình Dục có một bản chất mãnh liệt, một mãnh lực để chiếm đoạt, và đúng là Tình Cảm có một bản chất yếu đuối, ở chỗ, dễ nể nang, dễ chiều theo, dễ mù tối trước những gì hợp với cảm tình của mình. Tuy nhiên, khoẻ mạnh chẳng những ở chỗ có sức mà còn phải dai sức nữa, còn động một tí là đuối sức hay kiệt sức thì tình trạng khoẻ mạnh đó chỉ là tình trạng không bị bệnh mà thôi.
Nơi phái nam cũng thế, nếu không ở vào trường hợp bị bất lực về sinh lý, thì, theo bản chất nam tính tự nhiên của mình, họ tự nhiên có một sức mạnh, một sức mạnh cần thiết để có thể thông sinh lực dồi dào nơi thân thể của mình ra. Tuy nhiên, xét về thời gian, vì tình dục liên quan đến thể lý, mà thể lý chỉ có thời của mình thôi nên có lúc sẽ hết thời, do đó, tình dục dù mạnh mẽ mấy đi nữa trong thời của nó, đến khi qua thời của mình, nó sẽ trở thành một ông lão mất hết khí phách.
Thân xác của phụ nữ cũng thế, vì liên quan đến thể lý, cho dù nó có được bảo trì bằng những thứ thuốc kích thích tố (hormone), hay bằng phương pháp sửa sắc đẹp đi chăng nữa, tự bản chất, nó cũng đã tàn, tàn phai nhan sắc, cằn cỗi hình hài. Ở chỗ, nó không còn đủ hấp lực mãnh liệt để có thể làm cho người chồng, hay cho cả chính bản thân nữ tính của họ, phục hồi dục tính như thời còn thanh xuân.
Thế nhưng, về phương diện tâm lý, trong khi tình dục suy yếu vì hết thời của nó, thì tình cảm lại chẳng những không mất mà nhiều khi còn tăng bội hơn nữa. Tình cảm ở đây không phải là một thứ tình cảm lãng mạn của thời thanh xuân, một thứ tình cảm bấy giờ hết sức hăng nồng bởi tình dục nơi phái nam và thân xác nơi phái nữ.
Tình cảm ở đây là một thứ tình cảm càng ngày càng làm cho con người nam nữ đã từng sống đời vợ chồng với nhau cảm thấy gắn bó với nhau hơn nữa, vì mỗi người cảm thấy mình yếu đuối về thể lý và cô đơn về tinh thần nên cần đến nhau hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy chính cái cảm giác cô đơn đã lôi kéo một số cặp lão ông lão bà lại với nhau, để có nhau trong những lúc cuối đời, dù không còn gì hứng thú lắm trong vấn đề sinh lý tình dục. Chính tình cảm tồn tại nơi con người nam nữ vợ chồng mới có thể làm cho họ hồi xuân hoan hưởng tuổi già trong vui mừng và hy vọng. Bằng không, cuộc đời họ thường sẽ bị rút ngắn lại khi họ bị dầy vò bởi bệnh tật nơi thân xác hay bị cô đơn trong tâm hồn, dù họ có uống hormone hay có sửa nhan sắc đi nữa. Như thế, tình cảm chính là kích thích tố tuyệt hảo có thể làm cho con người vui sống.
Tóm lại, xét về khả năng, tình dục mạnh hơn tình cảm, nhưng xét về tiềm năng, tình cảm lại dai hơn tình dục. Đó là lý do, vì tình dục liên quan đến phái nam và tình cảm liên quan đến phái nữ, và tình cảm tự bản chất bền dai hơn tình dục, mà, như kinh nghiệm cho thấy, phái nam thường kiệt sức sớm hơn phái nữ và chết sớm hơn phái nữ, cả về sức chịu đựng cũng như về tuổi tác. Thân phận nữ giới là để sống cho đời và chăm sóc cho đời là như thế.
Thứ ba, phải chăng Tình Cảm liên quan đến yêu thương và Tình Dục liên quan đến sự sống? Và phải chăng Tình Cảm và Tình Dục là hai yếu tố bất khả thiếu nơi Tình Yêu Phái Tính và là hai tác động biểu lộ Tình Nghĩa Vợ Chồng?
Vẫn biết tình yêu không phải là tình cảm, nhưng tình cảm thực sự là biểu lộ của tình yêu. Do đó, không thể nói đến yêu thương mà không nói đến tình cảm. Không thể nào có một thứ tình yêu phi tình cảm trên đời này được. Cũng thế, cũng không thể nào có một thứ tình yêu hôn nhân phi tính dục, trừ trường hợp hôn nhân theo kiểu cloning, một cuộc hôn nhân ép duyên, hay trừ trường hợp bất lực về sinh lý. Nhưng cũng chính trong trường hợp bất lực về sinh lý này, mà con người vẫn tìm đến với đối tượng yêu khác phái tính với mình, thậm chí kể cả trường hợp đồng tính luyến ái đi nữa, cũng cho thấy tình cảm gắn liền với tình yêu và là biểu hiện cho tình yêu.
Thế nhưng, trong mối liên hệ phái tính nơi con người, tình cảm có trước hay tình yêu có trước? Kinh nghiệm tình trường cho thấy, có trường hợp tình yêu đến trước, và cũng có trường hợp tình cảm đến trước. Trường hợp tình yêu đến trước là trường hợp con người phái tính bị tiếng sét ái tình, vừa thấy nhau là đã mê liền, là đã bị hớp hồn, bị thôi miên, đêm mơ ngày tưởng. Còn trường hợp tình cảm đến trước là trường hợp quen nhau rồi mới yêu nhau, gần nhau rồi mới nẩy sinh cảm tình, mới cảm thấy mến nhau, sau đó mới đi đến chỗ hôn nhân.
Hai trường hợp này cũng giống như trường hợp sáng tác của một nhạc sĩ. Có bản nhạc sáng tác vì đột hứng bởi một điệu nhạc nẩy lên trong đầu, một điệu nhạc đã được diễn tả bằng lời nhạc sau đó. Những đôi trai tài gái sắc bị tiếng sét ái tình thì tình yêu phái tính của họ giống hệt như một bản nhạc được sáng tác bởi đột hứng này. Trái lại, cũng có bản nhạc được sáng tác, đúng hơn được phổ nhạc vào những lời văn hay bài thơ tuyệt vời ý nghĩa có sẵn. Tình yêu phái tính nẩy sinh từ cảm tình cũng giống một bản nhạc được sáng tác theo kiểu phổ nhạc này.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là sáng tác theo kiểu nào hay hơn, bản nhạc theo đột xuất hay lời ca được phổ nhạc. Nếu xét về hồn nhạc nơi chủ thể sáng tác, thì sáng tác theo đột hứng bao giờ cũng hay hơn, vì theo đúng nguyên tắc sáng tác, nhạc trước lời sau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sáng tác theo kiểu phổ nhạc không hay bằng. Nếu xét về ý nhạc nơi chính nhạc phẩm, thì nhiều khi một bài thơ hay mà được phổ nhạc hợp với ý nghĩa của nó, sẽ trở thành một sáng tác bất hủ.
Vẫn biết, về phương diện nghệ thuật, điệu nhạc mới là chính, lời chỉ là phụ hay không có cũng không thành vấn đề, vì có những bản nhạc không lời, chỉ sáng tác cho từng nhạc cụ hay cho ban nhạc hòa tấu mà thôi, bởi tự bản chất, nhạc là một thứ ngôn ngữ quốc tế giống như chính tình yêu vậy. Thế nhưng, nếu điệu nhạc được nhập thể vào lời ca, nó phải hợp với lời ca mới hay, bằng không, nó sẽ mất hết ý nghĩa của nó. Ở đây, chẳng những lời ca là để diễn tả điệu nhạc thay cho hay cùng với nhạc cụ, mà ngược lại điệu nhạc còn trở thành phương tiện để diễn tả ý nghĩa của lời ca.
Trong mối liên hệ phái tính cũng thế, có thể nói tình yêu chính là điệu nhạc, tình cảm chính là nhạc cụ, và tình dục chính là lời ca. Tình yêu phái tính chỉ đẹp và thực sự là đẹp khi điệu nhạc tình yêu này chẳng những được diễn đạt bằng những cử chỉ tình cảm hòa tấu với nhau như những nhạc cụ thích hợp, mà còn được bộc lộ qua những tác động tình dục vợ chồng thân mật với nhau như những lời ca sâu xa ý nghĩa.
Như thế, vấn đề ở đây không phải là vấn đề tình yêu đến trước hay tình cảm đến trước. Thậm chí tình dục có đến trước đi nữa, như trường hợp chiếm đoạt trước rồi đền bù sau, trường hợp gạo nấu thành cơm thì xới mà ăn, hay trường hợp tiền hôn hậu thú.
Tất cả, phải, tất cả chỉ là cơ hội, nhiều khi hết sức oái oăm và nghiệt ngã theo duyên kiếp cuộc đời, lôi kéo và gắn bó con người lại với nhau trong hôn nhân, kể cả trường hợp bị ép duyên, miễn là cuộc hôn nhân trở thành một cuộc hòa tấu nhạc điệu yêu thương, bằng những nhạc cụ tình cảm dạt dào âu yếm cũng như bằng những lời ca chất ngất ái ân. Bằng không, dù có được tự do luyến ái, và tình yêu có đến trước, có say đắm mấy đi nữa, nếu hôn nhân không phải là hay không trở thành một cuộc hòa tấu tình yêu vợ chồng như thế, tình cảm và tình dục cuối cùng, trong một thời gian rất nhanh, sẽ biến thành một thứ đồ for sale rẻ tiền, hay một thứ đồ bán chợ trời vậy thôi, chứ không phải là một thứ chức năng đắt giá bất khả thiếu trong việc yêu thương cũng như trong việc phát sinh sự sống từ hôn nhân hiệp thông xã hội.
Nhưng ai sẽ là người điều khiển, là conductor cho cuộc hòa tấu hạnh phúc hôn nhân này, nếu không phải là tình nghĩa phu thê!
(Bài ngày mai: Tình Nghĩa Phu Thê)
Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu: Bài 3 - "Cha sẽ không ghen tị đâu".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
Thế gian náo động, với những tư tưởng buông tuồng nhẩy múa loạn lên, trong những tâm trí bò xâm chiếm bởi những lo toan và vui thú của thế gian. Và ân sủng của Cha phải tìm cách băng qua cái ngó rối này.
Con biết rằng, Cha không thể ép uổng ai phải yêu mến Cha cả. Thế mà...
Ân sủng của Cha hoàn toàn êm ái diu dàng. Song, để tìm lối vào được trong các linh hồn, thì ân sủng phải đưông đầu với những khó khăn biết bao.
Hết mọi việc làm đều đáng lĩnh công.
Mà Cha không luôn luôn vưôn mình ra trong hư tưởng.
Ân sủng của Cha thì thấm thía, nên không sớm thì muộn linh hồn cũng nhận ra sự hiện diện của nó.
Hỡi các con nhỏ của Cha, hãy giúp đỡ Thiên Chúa của các con.
Đừng để cho ân sủng qua đi nôi các con.
Dù chỉ là một chút xíu, Cha cũng hài lòng rồi.
Dù là một tiếng kêu nhỏ bé đôn sô...
Cha rất chăm chú để ý đến những biến chuyển nhỏ mọn nhất của các con.
Hãy biết rằng, nhờ ân sủng của Cha mà các con chiếm được một linh hồn, thì các con làm cho Thiên Đàng vui mừng khôn tả là dường nào, và khiến cho Thiên Chúa hân hoan biết bao. (15-11-1966)
Phải, Mẹ Maria là viên ngọc thạch tinh tuyền của Nước Cha. Là Nữ Trung Gian giữa Cha và con người.
Là máng chuyển ôn phúc của Cha đến con cái thế gian.
Mẹ Maria là ngôi sao sáng, cai quản hết mọi linh hồn trên Trời dưới đất.
Đừng coi thường quyền năng của Mẹ, vì đó là một quyền năng bao la.
Chính bởi Mẹ mà thần dữ sẽ bò triệt hạ.
Thế nên, hãy lấy việc nguyện cầu cùng Mẹ làm quan trọng.
Những hành động của con người đáng giá khi chúng được thực hiện với Mẹ và nhờ Mẹ.
Khi Mẹ dâng lên cho Cha những tặng vật của các con, bằng đôi bàn tay hiền mẫu của Mẹ, Trái Tim Cha hân hoan vui sướng.
Giá các con biết được hôn nữa trái tim Người Mẹ dòu hiền của mình, các con sẽ càng qúi trọng tặng ân của tình yêu Cha.
Hãy kính mến Mẹ, hãy hiến mình cho Mẹ.
Cha càng hài lòng hôn nữa khi nhận lấy các con từ đôi tay của Mẹ.
Các con có thể nghó rằng, khi Mẹ xin cho các con sự trợ giúp, Cha lại nỡ tâm hất hủi các con hay chăng?
Cha buồn biết bao khi thấy Người Mẹ vô nhiễm của Cha bò bỏ bê quá sức, ngay cả trong các nhà thờ của các con. Hãy kính tôn Mẹ như Mẹ đáng tôn kính.
Mẹ là Mẹ của Cha cũng là Mẹ của các con. Là mối liên hệ nối kết chúng ta lại với nhau.
Cha sẽ ưu ái những ai mang nặng lòng yêu mến Mẹ là Đấng không thôi nguyện cầu cho các con.
Mẹ là cột trụ của Giáo Hội Cha.
Không gì có thể thoát được tầm mắt coi sóc của Mẹ.
Kẻ thù kinh khiếp Mẹ.
Hãy phó mình cho Mẹ.
Mẹ sẽ mang đến cho Cha những buồn đau của các con, những lo toan của các con, những hân hoan của các con.
Hãy tin cậy nôi Mẹ.
Cha sẽ không ghen tị đâu. (3-12-1966)
(còn tiếp cho tới hết Tháng Thánh Tâm)
'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 3 - Tam Vị Giáo Hoàng cuối Thế Kỷ XX với 4 Hiến Chế của Công Đồng Chung Vaticanô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Nếu Công Đồng Chung Vaticanô II, trong 16 văn kiện, có 4 văn kiện có một giá trị giáo huấn cao nhất là 4 Hiến Chế: Hiến Chế về Phụng Vụ “Thánh Công Đồng - Sacrosanctum Concilium” ban hành ngày 4/12/1963, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium” ban hành ngày 21/11/1964, Hiến Chế về Mạc Khải “Lời Chúa - Dei Verbum” ban hành ngày 18/11/1965, và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội “Vui Mừng Và Hy Vọng – Gaudium Et Spes” ban hành ngày 7/12/1965, thì Đức Phaolô VI liên quan tới Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân”, Đức Gioan Phaolô II liên quan tới Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội “Vui Mừng Và Hy Vọng”, và Vị Giáo Hoàng Biển Đức liên quan tới hai Hiến Chế còn lại là Hiến Chế về Phụng Vụ và Hiến Chế về Lời Chúa.
Đức Phaolô VI liên quan đến Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội ‘Ánh Sáng Muôn Dân’, vì ngài là vị Giáo Hoàng chủ sự Công Đồng về Giáo Hội và chính ngài ban bố hiến chế này ngày 21/11/1964; ngoài ra ngài còn ban bức thông điệp đầu tiên của ngài về ‘Giáo Hội của Người’ (Ecclesiam Suam) ngày Lễ Chúa Biến Hình 6/8/1964, và ngài cũng qua đời vào chính ngày Lễ Chúa Hiển Sáng này năm 1978.
Đức Gioan Phaolô II liên quan tới Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội ‘Vui Mừng Và Hy Vọng’, vì ít là 8 lý do sau đây: thứ nhất, ngài là một triết gia nhân bản; thứ hai, ngài xuất thân từ một quốc gia Balan bị trị bởi hai chế độ độc quyền ngoại bang là Nazi Đức Quốc và Cộng Sản Liên Sô thời Thế Chiến Thứ Hai; thứ ba, ngài ở trong ủy ban soạn thảo chính Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội này; thứ bốn, ngài đã kêu gọi con người trong bài giảng Lễ Đăng Quang 22/10/1978 là ‘Đừng Sợ, Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô’; thứ năm, ngài ban bố Thông Điệp ‘Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần’ ngày 4/3/1979 để cho con người thấy rằng Người đã Vị Cứu Tinh duy nhất có thể cứu họ khỏi lo âu và sợ hãi bị tự diệt; thứ sáu, ngài cử hành Đại Năm Thánh 2000 để sửa soạn cho Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô Giáo một cách ‘duc in altum – nước sâu thả lưới’ cho một mùa xuân mới của lịch sử loài người; thứ bảy, ngài tích cực hoạt động và giảng dạy cho công lý và hòa bình, nhất là thực hiện 104 chuyến tông du khắp thế giới, để củng cố đức tin Kitô Giáo, đối thoại liên tôn và cổ võ nền ‘văn hóa sự sống’ khắp nơi (thành ngữ nổi tiếng của ngài nay đã trở thành phổ thông khắp thế giới); thứ tám, ngài để lại cho thế giới tác phẩm ‘Hồi Niệm Và Căn Tính’ trước khi qua đời 1 tháng rưỡi (phát hành ngày 22/2/2005), cùng với tác phẩm ‘Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng’ năm 1994, để giúp con người giác ngộ trở về nguồn sống thần linh của mình.
Sở dĩ Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI có liên quan tới hai Hiến Chế này là vì chủ trương ưu tiên hàng đầu của giáo triều ngài là vấn đề đại kết Kitô giáo, một vấn đề lại có liên quan đến cả hai Hiến Chế Phụng Vụ lẫn Lời Chúa này: Phụng Vụ thì liên quan tới các Giáo Hội Chính Thống là những Giáo Hội Đông Phương đã tách rời Giáo Hội Công Giáo Rôma từ thế kỷ 11, năm 1054, những Giáo Hội theo những truyền thống lễ nghi phụng vụ khác nhau; Lời Chúa thì liên quan tới các cộng đồng giáo hội thuộc Phong Trào Cải Cách được Việt Nam gọi là anh chị em Tin Lành, một phong trào bắt đầu từ đầu thế kỷ 16, năm 1517, một phong trào chủ trương sola scriptura – chỉ duy có Thánh Kinh, chỉ có Lời Chúa mà thôi, ngoài ra không có Thánh Truyền hay Huấn Quyền Giáo Hội gì hết.
Sự kiện ngài ban hành bức Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” của mình vào Ngày Kết Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo không phải là một dấu chỉ thời đại cho thấy Kitô hữu cần phải trở về với căn tính đức ái trọn hảo, với “Thiên Chúa Là Tình Yêu” của mình mới có thể hiệp nhất nên một.
Nếu lời tiên đoán được gọi là sấm truyền được xuất bản từ năm 1559 của tiên tri Malachy (1095-1148), môt vị thánh tổng giám mục người Ái Nhĩ Lan, là xác thực, thì chỉ còn 3 câu nữa của vị tiên tri này cho 3 vị giáo hoàng cuối cùng mà thôi, đó là câu “mặt trời khổ ải – de labore solis”, “vinh quang Olive – Gloria Olivae” và “Phêrô người Rôma – Petrus Romanus”.
Nếu theo thứ tự, câu trước 3 câu cuối cùng này là “nửa vừng trăng – de medietate lunae” đã ứng nghiệm nơi Đức Gioan Phaolô I, chỉ sống có 33 ngày làm thừa kế Thánh Phêrô, thì Đức Gioan Phaolô II quả thực là “mặt trời khổ ải”, tức vừa vinh hiển rạng ngời về mọi phương diện trước thế giới, điển hình nhất qua Thánh Lễ An Táng của ngài ngày Thứ Sáu 8/2/2005, lại vừa đau khổ về phần xác sau biến cố bị ám sát ngày 13/5/1981; và Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI là “vinh quang Olive”, vì cành cây Olive tượng trưng cho hòa bình và vị giáo hoàng này đã nhận danh hiệu giáo hoàng liên quan tới hòa bình, như ngài đã nói rõ trong Sứ Điệp gửi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006, một thứ hòa bình chẳng những trên thế giới mà còn nơi cả Kitô Giáo nữa, trong việc ngài đặt ưu tiên hàng đầu của giáo triều ngài là vấn đề đại kết Kitô giáo.
(còn tiếp nhiều kỳ)