GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 28/6/2006

 TUẦN XII THƯỜNG NIÊN

 

?  Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 9.- Vai Trò Làm Vợ

?  Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu:  Bài 9 - "Trên những hoang tàn đổ nát này, tình yêu của Cha sẽ được tái sinh, còn sinh động và chói sáng hơn bao giờ hết".

?  'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 7 - Bí Mật Fatima phần 3 vẫn chưa nên trọn?

 

 

 

? Hướng Về Ngày Họp Thế Giới Các Gia Đình ở Tây Ban Nha 8-9/7/2006: Bài 9.- Vai Trò Làm Vợ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

V

ai trò làm chồng, như đã chia sẻ trong bài trước, là ở chỗ nhận biết và gắn bó với vợ, qua việc chiều chuộng vợ, âu yếm vợ, bao bọc vợ, bênh đỡ vợ và bao dung vợ, một vai trò được căn cứ vào đạo lý Do Thái, một đạo lý cũng rất thích hợp với tâm lý phái tính tự nhiên cũng như văn hóa của mọi thời đại. Nếu vai trò làm chồng đối với vợ quả thực đúng như vậy thì vai trò làm vợ đối với chồng là gì và như thế nào mới hợp đạo lý và tâm lý? Theo văn hóa chung chung, vai trò của người vợ bình thường là ở chỗ hỗ trợ chồng, qua việc nội trợ trong nhà, với danh xưng là nội tướng.

 

Thật vậy, cũng theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, đàn bà sở dĩ được gọi là "phụ” nữ là vì xuất phát từ phái nam (x Sách Khởi Nguyên 2:23). Tuy nhiên, dù phát xuất từ phái nam, không phải vì thế mà phẩm vị của phái nữ thua phái nam và kém phái nam. Phái nữ không phải hiện hữu để bù đắp chỗ trống cho hợp nghĩa nơi phái nam, mà là làm cho phái nam nhờ đó được nên trọn. Vì phái nữ chính là bản thân của phái nam, là chính tất cả những gì của phái nam, khiến phải nam phải từ bỏ tất cả mọi sự để sống đời với nàng, để nên một thân thể với nàng, để sống trọn thân phận làm người của mình.

 

Do đó, trong tình yêu phái tính, nếu phái nam nhận biết vợ mình và gắn bó với vợ mình, bằng việc tán tỉnh và theo đuổi thế nào, thì phái nữ, theo tâm lý tự nhiên, bình thường cũng dễ hướng chiều về người nào tha thiết yêu mình và tỏ ra cảm kích trước người nào say mê theo đuổi mình như vậy.

 

Thực tế cho thấy chính vì phái nữ hay yếu lòng trước lời khen tặng và dụ ngọt của nam nhân, nhất là trong lúc các nàng bị khủng hoảng về tình cảm, mà các nàng dễ bị lỡ bước sa chân, sau đó trở thành hận đời, tỏ ra rất thù ghét đàn ông, thậm chí đi đến chỗ cho đám đàn ông toàn là đồ đểu giả, sở khanh. Tuy nhiên, tâm lý yêu thương đáp ứng thương yêu này nơi phái nữ cũng cho thấy vai trò của con người nữ nhân mang thân phận làm vợ chính yếu là ở chỗ chấp nhận chồng mình và hiệp nhất với chồng, được thể hiện qua việc trao thân cho chồng.

 

Đến đây, chúng ta thấy vai trò vợ chồng rất tương hợp với nhau, ở chỗ, với tư cách và vị trí làm đầu, chồng đóng vai trò nhận biết vợ và gắn bó với vợ, còn vợ, với tư cách và vị trí làm thân, vợ đóng vai trò chấp nhận chồng và hiệp nhất với chồng bằng việc trao thân cho chồng. Thế nhưng, vợ phải tỏ ra vai trò chấp nhận và hiệp nhất với chồng một cách xứng hợp như thế nào, nếu không phải bằng việc kính trọng chồng, nghe lời chồng, cộng tác với chồng, nâng đỡ chồng, và trung thành với chồng, những tác động đáp ứng việc chồng chiều chuộng vợ, âu yếm vợ, bao bọc vợ, bênh vực vợ và bao dung vợ. Tại sao?

 

Tại vì chồng là đầu và vợ là thân. Đúng vậy, theo cơ cấu phụ hệ, người chồng cũng là người cha, là nhân vật chính trong gia đình, gọi là gia trưởng. Thật thế, vai trò làm gia trưởng, làm đầu của người chồng, theo tự nhiên, đã là yếu tố bẩm sinh nơi con người nam nhân, một phái tính mà, về thể lý thì mạnh mẽ để làm việc, tháo vát và bảo vệ những người thuộc về mình, về tâm lý thì suy nghĩ và lập luận bằng đầu trí óc hơn là con tim, về sinh lý thì đòi hỏi, chiếm đoạt và ở vào thế làm “chồng” hay nằm trên khi ân ái. Thậm chí cả những việc vốn thuộc về người phụ nữ trong dia đình, như nấu nướng và may vá, cũng do đàn ông bao thầu khi làm ăn lớn, như nấu nướng ở các nhà hàng hay cắt may ở các hãng sản xuất quần áo.

 

Bởi thế, theo phụ hệ, con cái được sinh ra đều lấy theo họ cha, chứ không phải họ mẹ. Thậm chí, ở Hoa Kỳ, khi lập gia đình, người vợ còn đổi tên họ riêng của mình, maiden name của mình để lấy họ của chồng nữa. Bởi đó, trước khi lập gia đình thì chồng theo vợ, tức theo đuổi vợ, nhưng khi về với nhau rồi thì vợ theo chồng, lấy họ chồng, phụ trợ chồng.

 

Chồng thực sự là người đầu của gia đình nói chung và của vợ nói riêng. Thân thể được điều khiển và hướng dẫn bởi đầu thế nào, người vợ và con cái cũng được điều khiển và hướng dẫn bởi người chồng như vậy.

 

Tác động thứ nhất chứng tỏ vai trò làm vợ là chấp nhận và hiệp nhất với chồng mình đó là việc vợ kính trọng chồng.

 

Thật ra, nói chung, vấn đề kính trọng là bổn phận của hết mọi người và phải tỏ ra với hết mọi người, chứ không riêng gì của vợ và là phận sự vợ phải tỏ ra đối với chồng. Chồng cũng phải kính trọng vợ nữa, nhất là nhân phẩm cũng là người như mình của vợ, chứ không phải cậy mình là phái mạnh và có quyền trong gia đình mà bắt nạt vợ, ức hiếp vợ, coi vợ không ra gì, coi vợ như là người đầy tớ phục dịch mình v.v.

 

Thế nhưng, theo văn hóa Á Đông, việc kính trọng thường của người dưới đối với người trên. Vấn đề người dưới kính trọng người trên đây không phải vì cá nhân của con người làm đầu, cho bằng quyền bính nơi họ. Nghĩa là người dưới kính trọng quyền bính của người trên và quyền bính nơi người trên.

 

Tuy nhiên, quyền bính ở đâu ra, nếu không phải từ trên cao ban xuống, dù là quyền bính theo kiểu cha truyền con nối thuộc thời quân chủ ngày xưa. Bởi thế, nói đúng hơn, người dưới kính trọng người trên là kính trọng trời cao nơi người trên. Và cũng chỉ có một niềm tin sâu xa như thế, người dưới mới có thể chấp nhận bất cứ người nào được chọn làm đầu, nhất là mới có thể nghe theo mệnh lệnh và huấn dụ phát xuất từ vị thủ lãnh của mình.

 

Áp dụng vào đời sống hôn nhân vợ chồng cũng thế. Với tư cách và vị thế làm thân, người vợ cần phải hết sức kính trọng chồng, nói đúng hơn, kính trọng quyền bính thần linh nơi chồng. Tất nhiên, phần chồng cũng cần phải cố gắng tỏ ra uy tín và tư cách làm đầu để đáng được và mới đáng được kính trọng.

 

Tuy thế, nếu chẳng may vì con người bất toàn, vì một lỗi lầm, sơ khuyết hay yếu kém nào đó ngoài ý muốn của chồng mà vợ lên mặt khinh chồng, thậm chí qua mặt chồng, thì cơ cấu hôn nhân đã bị đảo ngược, chiếc thuyền gia đình bị nghiêng hẳn về một bên, rất nguy hiểm khi biển động, như đã từng xẩy ra cho một số gia đình, trừ khi người chồng biết phận của mình đành chịu lép vế cho yên cửa vui nhà.

 

Thực tế không thiếu những trường hợp cho thấy gia đình nào ở trong tình trạng vợ làm cách mạng nổi lên nắm chính quyền qua mặt chồng trong gia đình, dù có khả năng tính toán hơn, giao tiếp xã hội rộng rãi hơn, làm ra tiền nhiều hơn, con cái cũng chẳng coi người mẹ của chúng ra gì…

  

Tác động thứ hai chứng tỏ vai trò làm vợ là chấp nhận và hiệp nhất với chồng mình đó là việc vợ nghe lời chồng.

 

Đúng thế, lòng kính trọng chồng được thể hiện trên hết và trước hết là việc vợ nghe lời chồng. Nghe lời chồng ở đây không phải là cái gì cũng nghe. Mà là những gì hợp tình hợp lý. Những gì xây dựng gia đình. Đôi khi, nếu không muốn nói là nhiều khi, cả hai vợ chồng đều có ý xây dựng gia đình, chứ không ai muốn phá hoại, mà lại đụng nhau vỡ đầu, cãi nhau nẩy lửa, chỉ vì ai cũng cho ý của mình hay hơn, có lợi hơn.

 

Bình thường, vì là phái nam thiên về lý luận, chồng thường nghĩ bằng bộ óc, còn vợ, vì là phái nữ thiên về tình cảm, thường suy nghĩ bằng con tim. Do đó, có những lúc bộ óc không thể hiểu được những lý lẽ và phản ứng của con tim, trái lại, con tim cũng không thể chấp nhận được những phán quyết khô khan và chủ quan của bộ óc.

 

Trong những trường hợp này, theo lý thì vợ phải tôn trọng ý kiến của chồng, vì chồng là đầu của vợ. Nhưng nếu cần, theo tình, chồng cũng có thể nhường vợ. Bằng không, không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng và ngột ngạt. Để rồi, vào một lúc nào đó, căng quá sẽ đức giây. Để dung hòa, chồng không bao giờ nên dùng quyền để lấn át vợ, kiểu cả vú lấp miệng em, lấy thịt đè người, tức không bao giờ nghe vợ góp ý kiến, nghe vợ trình bày; trái lại, vợ cũng không bao giờ được qua mặt chồng trong những gì hợp tình hợp lý.

 

Tác động thứ ba chứng tỏ vai trò làm vợ là chấp nhận và hiệp nhất với chồng mình đó là việc vợ cộng tác chồng.

 

Việc vợ nghe chồng là việc vợ cộng tác với chồng cụ thể nhất và sống động nhất. Ngoài ra, vợ còn tỏ ra cộng tác với chồng trong việc chu toàn phận sự làm vợ của mình, như lo việc nội trợ trong nhà, và cả phận sự làm mẹ nếu có con. Kể cả trường hợp người vợ ở nhà giữ con và chăm lo nhà cửa, chỉ một mình chồng đi làm, thì tất cả những gì chồng làm cũng là vợ làm. Vì nếu không có vợ ở nhà lo những việc nội trợ thì chồng cũng không thể hay khó có thể lo những việc kinh bang tế thế thay cho gia đình.

 

Chồng làm gì cũng làm chẳng những với tư cách cá nhân mà còn với tư cách là một người chồng, người gia trưởng nữa. Bởi thế, chồng được danh giá gì ngoài xã hội thì vợ cũng được hưởng chung. Chồng làm tổng thống thì vợ cũng tự nhiên trở thành đệ nhất phu nhân, trở thành mẫu nghi thiên hạ, được gọi là bà tổng thống, là phu nhân tổng thống. Tôi đã từng thấy có người vợ vất vả đi làm để lo cho chồng đi học cho đến khi công thành danh toại với cấp bằng luật sư thực thụ, rồi sau đó chị giải nghệ kỹ sư hóa học của mình để về điều hành văn phòng luật sư cho chồng và với chồng.

 

Tóm lại, chồng phải làm sao để vợ có thể hãnh diện về mình, còn vợ cũng làm sao để chồng phải thú nhận với bạn bè là nếu thiếu nàng chàng không được như bây giờ!

 

Tác động thứ bốn chứng tỏ vai trò làm vợ là chấp nhận và hiệp nhất với chồng mình đó là việc vợ nâng đỡ chồng.

 

Cộng tác với chồng, như trên vừa đề cập đến, là một trong những cách nâng đỡ chồng. Tuy nhiên, nâng đỡ chồng đây chính là ở chỗ thấy chồng mệt mỏi thì tẩm bổ cho chồng; thấy chồng cảm thấy chán nản thì khích lệ chồng thêm; thấy chồng tỏ ra bối rối thì góp ý với chồng; thấy chồng cáu kỉnh đủ thứ thì dịu dàng nhịn nhục chứ không tỏ ra những phản ứng bất lợi; thấy chồng cảm thấy đau buồn thì gần gũi ủi an chồng; thấy chồng bị thất bại thì giúp chồng làm lại, chứ không trách móc, đay nghiến: “Đấy, thấy chưa, em bảo mà không chịu nghe em. Thật là đáng đời…”.

 

Nâng đỡ chồng còn đi đến chỗ có những cái chồng không dám ngỏ ý vì sợ phiền vợ hay đụng đến vợ, hoặc vợ vừa biết ý chồng muốn làm gì thì tìm cách vun vào với chồng chứ không tìm cách bàn ra, ngăn cản, chỉ vì những gì chồng thích làm hay muốn làm ấy không có lợi cho mình, nhất là không hợp với ý nghĩ và ý thích riêng của mình.

 

Tác động thứ năm chứng tỏ vai trò làm vợ là chấp nhận và hiệp nhất với chồng mình đó là việc vợ trung thành với chồng.

 

Có thể nói, người vợ nào biết kính trọng chồng, lắng nghe chồng, cộng tác với chồng và nâng đỡ chồng sẽ là người vợ trung thành với chồng, không bao giờ bội tình với chồng. Bởi vì, trung thành với chồng ở đây không phải chỉ được hiểu theo nghĩa tiêu cực, tức là không bao giờ có tác hành ngoại tình vụng trộm, dù ở trong lòng, phản lại với bản chất của đời sống hôn nhân. Tác động thủy chung về tình cảm và tình dục chỉ là tác động bề ngoài chứng tỏ cho thấy vợ hoàn toàn là của chồng, thuộc về chồng, như thân thể thuộc về đầu.

 

Hơn thế nữa, về mặt tích cực, trung thành với chồng ở đây chính yếu còn có nghĩa là hoàn toàn theo chồng ở mọi nơi và trong mọi lúc, hết sức trung thành đáp ứng tất cả những gì chồng muốn, như thân thể đáp ứng những hướng động của não bộ trên đầu chi phối vậy. Tuy nhiên, để vợ có thể trung thành với mình, là đầu, chồng phải đóng vai trò nhận biết và gắn bó với vợ,  được tỏ ra bằng những tác động chiều chuộng vợ, âu yếm vợ, bao bọc vợ, bênh vực vợ và bao dung vợ.

 

Tôi rất thân thiết với một thương gia Việt Nam. Anh là người đầu tiên mở tiệm Viet Nam Market (mà kỳ đó những người trong vùng anh ta ở mới bắt đầu trọ trẹ tiếng Mỹ thường gọi trêu tiệm của anh ta là Việt Nam Mắc Dịch), một chợ xuất hiện tại Mỹ từ tháng 10 năm 1975, thời gian mà một số dân tị nạn Việt Nam 1975 vẫn chưa ra khỏi các trại tị nạn, như ở Fort Chaffee, Arkansas hay Pendenton, California. Anh học hành chỉ mới hết bậc tiểu học ở Việt Nam, tức mới hết lớp nhất, nhưng óc kinh doanh của anh phải nhận là không ai bằng. Anh chẳng những nghĩ ra cách kinh doanh rất hay, mà còn có gan làm nữa. Mang được tí vốn từ Việt Nam sang, mượn thêm ít tiền nữa, để rồi, với mấy chục ngàn đôla Mỹ trong tay bấy giờ, anh đã liều mạng mở chợ.

 

Thật ra, ngoài việc kinh doanh ra, anh không có khả năng làm gì khác ở Mỹ này bấy giờ cả, ngoại trừ đi chăn bò hay lao động ở những nông trại của những gia đình Mỹ bảo trợ, như biết bao trường hợp của Người Việt Nam mới ra khỏi trại tị nạn bấy giờ. Bởi thế, chợ Viet Nam Market của anh đã ra đời đúng lúc. Trong vòng mấy năm, anh lại mở thêm một chợ khác, to lớn, ở một vùng đông dân Việt Nam của tiểu bang khác, và dám cạnh tranh cả với Tầu ở vùng này.

 

Thế nhưng, tiền vào tình ra. Nghe thấy tình trạng của anh ở vùng mới này, người vợ anh quyết định bán Viet Nam Market để dọn sang ở với anh chẳng những trông coi tiệm mới mà còn canh chừng cả chồng nữa. Vào thời kỳ này, tức vào đầu thập niên 1980, anh nói với tôi rằng sẽ cho các con của anh đang lớn đi học luật sư, ngân hàng và kế toán là những ngành cần thiết cho việc làm thương mại. Anh muốn thiết lập một hệ thống xuất nhập cảng nữa, chứ không phải chỉ mở chợ bán mà thôi. Anh đã mời tôi đứng trông coi văn phòng xuất cảng của anh bên Hồng Kông. Anh cũng tìm cách để mở kho nhập cảng của anh ở China Town Los Angeles. Như thế là anh sẽ nắm được từ đầu đến cuối hàng hóa, và có thể làm chủ thị trường...

 

Tiếc thay, cuộc đời tiền vào tình ra này của anh đã không thành công, vì chẳng những thiếu người cộng tác, mà còn vì máu cờ bạc và tung tiền cho đào của anh. Cho đến một ngày kia, anh đã bỏ vợ và gần chục đứa con lại cho vợ, để thường trực ở Việt Nam làm ăn buôn bán và sống với một người vợ con khác. Trong khi người vợ của anh một thân một mình tần tảo nuôi con, anh lại về Mỹ tìm cách moi tiền của vợ con, đến nỗi người vợ của anh, một sáng kia ra chợ, thì chợ nhỏ của mình đã thuộc về người khác. Cũng may, bấy giờ những đứa con của anh quả cũng đã học gần thành tài như anh mong muốn, nhưng chẳng giúp anh được gì. Chị vợ sau đó chỉ còn biết ở nhà coi cháu cho các con của mình.
 

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò người vợ của anh, một người hết sức đau khổ trước thái độ và đời sống của chồng. Thậm chí chị cũng đã đi sửa sắc đẹp để có thể cứu vãn chồng mình, nhưng đã muộn mất rồi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, chị vẫn không tìm cách trả đũa chồng, “ông ăn chả bà ăn nem”, với nhan sắc không đến nỗi tệ của chị, nhất là trong thời gian chị cô độc và cũng có tiền có bạc. Trái lại, chị đã chấp nhận số phận, bằng cách ở vậy nuôi con, nhờ đó, chúng chẳng những không có đứa nào hư thân hay theo gương bố chúng nó, mà còn nên người và thành đạt trong việc học vấn nữa.

 

(Bài ngày mai: Vai Trò Làm Cha)

 

 

TOP

 

 

 ? Tháng Sáu Kính Thánh Tâm Chúa với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu:  Bài 9 - "Trên những hoang tàn đổ nát này, tình yêu của Cha sẽ được tái sinh, còn sinh động và chói sáng hơn bao giờ hết".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

Con thấy ngọn lửa nhỏ (phụ chú: mà nữ sứ giả đang nhìn thấy gần tắt) đó chứ? Đó là Giáo Hội. Có phải nó đang lòm tắt chăng? Nó vật vờ, tiến đến cực độ của sự sống. Thế nhưng, con thấy không, hiện nay hôi thở Thần Linh làm cho ngọn lửa nhỏ đó hồi sinh. Nó sẽ không tắt ngúm. Nó sẽ bùng lên và sáng soi mọi dân tộc.

Đừng sợ đứa con nhỏ của Cha à. Cha vẫn còn ở đó mà, và Giáo Hội của Cha sẽ không bò nguy tử đâu...

Dần dần nó (phụ chú: ngọn lửa mà nữ sứ giả thấy chưa vững hẳn) đang phục hồi sức mạnh và nghò lực' nó đang được che khuất cho khỏi gió. (11-5-1972: Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên)

 

Không có Cha, con có thể nào có hay không có chăng?

Không có Cha, con có thể nào yêu hay không yêu chăng?

Không có Cha, con có thể nào làm hay không làm chăng?

Cha là Đấng Đại Ban Phát Sự Sống cho cả thân xác lẫn tâm hồn của con. (31-5-1972: Lúc Hiệp Lễ)

 

Chỉ có một ngai Giáo Hoàng: Rôma.

Chỉ có một vò kế thừa Phêrô. Ngài được chọn bởi các Nghò Phụ của Giáo Hội. Tất cả những ai đưông đầu với quyền năng mà Cha đã ban cho ngài sẽ bò xử trí đích đáng.

Lòng mong ước Nước Trời thì hiếm thấy' đức tuân phục là một ngôn từ rỗng không.

Cha, vò Thiên Chúa của Thiên Đình, Cha đã vâng lời các tạo vật của Cha. Các tạo vật này lại không vâng lời Thiên Chúa của chúng, khi Cha đau lòng chứng kiến thấy tình trạng luân lý hủ bại nôi các tâm hồn và các tâm trí.

Cha đã vận dụng hết mọi kho tàng ân sủng và tình thưông của Cha để cố gắng mang chúng về cùng Cha mà vẫn luống công vô ích: giờ đây, công lý của Cha buộc phải mở đường đến để trừng phạt chúng, vượt qua cả những chướng ngại mà Trinh Nữ dòu hiền thưông hại chúng đã chặn bước tiến của công lý Cha.

Tại sao Cha lại trao các con cho Mẹ nhỉ, hỡi con cái của Cha ôi, nếu không phải là để Mẹ phải làm sao cho phép công thẳng của Cha dòu xuống và giữ tay Cha lại ư? (16-8-1972)

 

Một ngày nọ, có một vò Thiên Chúa, với một tình yêu bừng cháy, đã tạo dựng nên thế giới cho tình yêu ấy có cớ để mà hiện hữu.

(Phụ chú của người soạn dòch: Nếu, theo Thánh Kinh, Thiên Chúa là tình yêu, và, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu, tức Người là Đấng tự mình mà có, thì, theo cả triết học cũng như thần học, câu Chúa nói: "đã tạo dựng nên thế giới cho tình yêu ấy có cớ để mà hiện hữu", phải hiểu là "cho tình yêu ấy có cớ để mà thể hiện", tức cho Thiên Chúa được dòp tỏ mỉnh ra qua việc "tạo dựng nên thế giới").

Thế giới này đã không thôi làm cho Đấng Hoá Công của mình thất vọng.

Ngày nay mức độ thất vọng đã lến đến hết cỡ: trừ phi thế giới hối cải, bằng không, nó sẽ chòu trừng phạt vì tội ác của mình. Nó sẽ trở về với hư không mà từ đó Cha đã kéo nó ra.

(Phụ chú của người soạn dòch: theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tất cả mọi sự đều được Thiên Chúa tạo dựng nên từ hư vô, và một khi đã được hiện hữu, thì, theo nguyên tắc, phải được Người liên lỉ bảo tồn, bằng không, bất cứ lúc nào Người buông tay ra, mọi sự sẽ trở về hư vô ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Thiên Chúa sẽ không bao giờ làm như vậy, hay để xẩy ra như vậy cả. Do đó, câu Chúa nói: "trừ phi thế giới hối cải, bằng không, nó sẽ chòu trừng phạt vì tội ác của mình. Nó sẽ trở về với hư không mà từ đó Cha đã kéo nó ra", phải được hiểu là, nếu thế giới không tìm về với Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu và Toàn Hữu qua việc "hối cải", thì thế giới, tự bản chất và nguồn gốc là "hư không", chắc chắn sẽ chỉ gặp được "hư không" hay đời đời vẫn chỉ là "hư không" mà thôi).

Họ đã quên rằng họ chỉ là bụi tro. Thế gian sẽ chỉ gồm có bụi và tro. Thế nhưng, trên những hoang tàn đổ nát này, tình yêu của Cha sẽ được tái sinh, còn sinh động và chói sáng hôn bao giờ hết. Nó sẽ tìm thấy nôi các linh hồn thuần thục đầy những tác động sáng tạo và cứu độ của mình. (7-9-1972)

 

(còn tiếp cho tới hết Tháng Thánh Tâm)

 

 

TOP

 

 

?   'Mặt Trời Khổ Ải' - Đức Gioan Phaolô II; 'Vinh Quang Oliu' - Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài 7 - Bí Mật Fatima phần 3 vẫn chưa nên trọn?

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

"Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha”  (Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1732).

 

Riêng câu cuối cùng liên quan đến đất nước Balan là quê hương của chị thánh này, theo vị Giáo Hoàng đồng quê với chị là Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đã qua đời áp Lễ Chúa Tình Thương 2/4/2005 giải thích qua bài giảng Thánh Lễ Cung Hiến tân Đền Thờ Chúa Tình Thương ở Balan ngày Thứ Bảy 17/8/2003, thì đó là chính Lòng Thương Xót Chúa. Thế nhưng, theo người viết, như đã đề cập tới trong cuốn Hận Thù Quyết Thắng, xuất bản năm 1996, ở Chương 5, từ trang 53 đến 64, tia sáng này chính là vị Giáo Hoàng hoàn toàn bất ngờ đến từ một nước cộng sản Balan, vị Giáo Hoàng trong chuyến tông du Lebanon đã tuyên bố những lời kinh hoàng như sau:

 

Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng, và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa đã được Người loan báo (ĐTCGPII tại Lebanon ngày 11/5/1997:L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).

 

Tóm lại, theo diễn tiến lịch sử của các biến cố có tính cách “dấu chỉ thời đại”, chúng ta thấy có một cái gì đó ăn khớp rất khít khao và lạ lùng với nhau như sau: Trước hết, Thời Điểm Fatima là thời điểm của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (13/7/1917), thời điểm như Rạng Đông báo hiệu Mặt Trời Công Chính là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, là Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Xót Thương đã được chị Lucia thị kiến thấy vào đêm 13/6/1929 tại tu viện Dòng Đôrôthêu ở thành Tuy nước Tây Ban Nha. Tiếp theo là Thời Điểm Lòng Thương Xót Chúa, thời điểm mở màn với Thánh Nữ Faustina (1905-1938), người nữ tu được Chúa Giêsu dùng và chính thức vào ngày 22/2/1931 tỏ ý muốn thiết lập Lòng Thương Xót Chúa. Để rồi, Vị Giáo Hoàng đến từ Balan đã phong thánh cho vị tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa Faustina này vào ngày 30/4/2000 và cũng chính vào dịp này chính thức thiết lập Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh như Người yêu cầu. Chưa hết, vị Giáo Hoàng ban bố Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” ngày 4/3/1979 này được kế vị bởi Giáo Hoàng ban hành Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” ngày 25/1/2006, như cùng nhau dẫn con người trở về với Lòng Thương Xót Chúa, vì cả hai cũng đã đồng thanh kêu gọi (22/10/1979, 24/4/2005): “Đừng sợ, Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”. Sau hết, danh hiệu của vị Giáo Hoàng của Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” giống vị Giáo Hoàng (1914-1922) từ Thời Điểm Fatima 1917 phải chăng là dấu chỉ thời đại cho thấy Bí Mật Fatima phần 3 vẫn chưa nên trọn!?!

(còn tiếp nhiều kỳ)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ