GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 3/6/2006 TUẦN VII PHỤC SINH |
? THỜI ĐIỂM FATIMA
? “Ở tại Auschwitz-Birkenau, nhân loại đã bước đi qua ‘thung lũng tối’… ‘Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng tôi, cây roi và cái trượng của Ngài, đó là điều an ủi lòng tôi’”
? “Anh chị em cần phải mạnh mẽ bằng mãnh lực xuất phát từ đức tin. Anh chị em cần phải mãnh liệt bằng sức mạnh của đức tin”
THỜI ĐIỂM FATIMA
Đaminh M. Cao Tấn Tĩnh, BVL
“Phải chăng, ngay từ đầu thể kỷ 20, một thế kỷ xẩy ra 2 Thế Chiến và xuất phát 2 chủ nghĩa tử thần Nazi và Cộng Sản, Mẹ Maria đã hiện ra ở Fatima năm 1917 để thảm thiết vang lên những lời lẽ từ mẫu cuối cùng của Mẹ? Và nếu Nước Nga đã ‘trở lại’, khi nước này tự động giải thể chế độ Cộng Sản vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 1991, thì phải chăng thực sự đã hoàn toàn chấm dứt THỜI ĐIỂM FATIMA?” (Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ 338, 2/2006)
Theo lịch sử Thánh Mẫu, Biến Cố Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu trọng đại nhất trong các Biến Cố Thánh Mẫu, vì Biến Cố Fatima liên quan đến cả vai trò của Giáo Hội cũng như đến vận mệnh thế giới.
Trước hết, Biến Cố Fatima liên quan đến vai trò của Giáo Hội là vì, theo ý muốn của Thiên Chúa, được Mẹ Maria tiết lộ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima ở phần Bí Mật Fatima thứ hai ngày 13/7/1917, và cho riêng chị nữ tu Lucia ngày 13/6/1929, thì Thiên Chúa muốn Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội là “Đức Thánh Cha, hợp cùng với tất cả các vị giám mục trên thế giới, để hiến dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.
Điều này đã được nữ tu Lucia đệ trình Đức Thánh Cha Piô XII trong thư đề ngày 2/12/1940, và từ đó đã được các vị Giáo Hoàng hết sức khôn ngoan dè dặt thực hiện nhiều lần, thứ tự như sau: Đức Thánh Cha Piô XII - lần nhất vào ngày 31/10/1942 dịp kỷ niệm ngân khánh Biến Cố Fatima, và lần hai vào ngày 7/7/1952, lễ kính hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô là nhị vị tông đồ của sắc chủng Slav (bao gồm cả dân tộc Nga và Balan); Đức Thánh Cha Phaolô VI - lần nhất vào ngày 13/5/1967 tại chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và lần hai vào ngày 21/11/1964 ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II, dịp ban hành Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - lần 1 vào ngày 7/6/1981 ở Đền Thờ Đức Bà Cả, lần 2 ngày 13/5/1982 ở chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và lần 3 vào ngày 25/3/1984 ở ngay Giáo Đô Vatican kết Năm Thánh Cứu Chuộc.
Sau nữa, Biến Cố Fatima liên quan đến vận mệnh của thế giới cũng như đến phần rỗi của các linh hồn. Bởi vì, như Mẹ Maria tiết lộ ở ngay đầu phần hai Bí Mật Fatima vào lần hiện ra thứ ba ngày 13/7/1917 là: “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói được thực hiện thì thế giới sẽ có hòa bình và nhiều linh hồn được cứu rỗi”.
Thiên Chúa quả thực đã muốn thiết lập lòng Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải chỉ ở một nước nào, hay ở trong Giáo Hội mà thôi. Bởi thế, Ngài đã thực hiện ý định này của Ngài bằng việc muốn Đức Thánh Cha hiệp với hàng giáo phẩm thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, sau đó Ngài mới là m và thực sự đã làm cho Nước Nga trở lại, trước sự vô cùng bàng hoàng kinh ngạc của thế giới, nhất là khối tư bản!
Như thế, Lịch sử thế giới hiện đại đã hiển nhiên chứng thực là tất cả những gì Mẹ Maria tiên báo ở phần kết Bí Mật Fatima thứ hai từ năm 1917 đều đã được tỏ tường ứng nghiệm từng chữ: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình”.
Nếu căn cứ vào lời tiên báo này của Mẹ Maria thì THỜI ĐIỂM FATIMA chưa chấm dứt sau biến cố “Nước Nga trở lại”. Vì, sau khi Nước Nga trở lại, THỜI ĐIỂM FATIMA còn bao gồm cả giai đoạn “thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình” nữa. Đến đây, vấn đề được đặt ra là thời gian hòa bình thế giới được hưởng sau biến cố Nước Nga trở lại như Mẹ Maria tiên báo đây sẽ kéo dài trong bao lâu?
Theo người viết, căn cứ vào lịch sử đang diễn tiến, thì giai đoạn “thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình” này đã hoàn toàn qua đi mất rồi, chỉ vỏn vẹn có 10 năm ngắn ngủi thôi, từ năm 1991 đến 2001. Tức từ chính ngày Lễ Chúa Giáng Sinh 25/12/1991, ngày kỷ niệm Trời Cao loan báo sứ điệp “bình an dưới thế cho người Chúa thương”, qua biến cố Nước Nga tự động giải thể chế độ Cộng Sản, đến biến cố 911 (con số viết theo kiểu của người Mỹ báo hiệu tình trạng lâm nguy) ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngày lịch sử thế giới bắt đầu một trận chiến mới, không còn là một thứ Chiến Tranh Lạnh - Chiến Tranh Chủ Nghĩa Chính Trị và Kinh Tế giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản thời hậu Thế Chiến Thứ Hai nữa, mà là Chiến Tranh Nóng - Chiến Tranh Xung Đột Văn Hóa và Tôn Giáo, với cuộc khủng bố tấn công giữa thanh thiên bạch nhật của một số phần tử thuộc thế giới Ả Rập (Hồi Giáo) vào ngay trung tâm kinh tế và chính trị của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, (đối với thành phần khủng bố) tiêu biểu cho thế giới Tây Phương (Kitô Giáo).
Phải chăng lịch sử thế giới đi từ biến cố Nước Nga trở lại đến biến cố Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, từ Chiến Trạnh Lạnh sang Chiến Tranh Nóng như thế, đã và đang là những gì thực sự ứng nghiệm lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort) trong cuốn “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ngài, một tác phẩm ngài đã viết từ đầu thế kỷ 18 và đã được phổ biến giữa thế kỷ 19 (năm 1843), như sau:
“Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ (thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô), để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” (đoạn 59).
“Phải chăng, ngay từ đầu thể kỷ 20, một thế kỷ xẩy ra 2 Thế Chiến và xuất phát 2 chủ nghĩa tử thần Nazi và Cộng Sản, Mẹ Maria đã hiện ra ở Fatima năm 1917 để thảm thiết vang lên những lời lẽ từ mẫu cuối cùng của Mẹ? Và nếu Nước Nga đã ‘trở lại’, khi nước này tự động giải thể chế độ Cộng Sản vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 1991, thì phải chăng thực sự đã hoàn toàn chấm dứt THỜI ĐIỂM FATIMA?” (TTĐM 338, 2/2006)
Theo lịch sử Thánh Mẫu, Biến Cố Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu trọng đại nhất trong các Biến Cố Thánh Mẫu, vì Biến Cố Fatima liên quan đến cả vai trò của Giáo Hội cũng như đến vận mệnh thế giới.
Trước hết, Biến Cố Fatima liên quan đến vai trò của Giáo Hội là vì, theo ý muốn của Thiên Chúa, được Mẹ Maria tiết lộ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima ở phần Bí Mật Fatima thứ hai ngày 13/7/1917, và cho riêng chị nữ tu Lucia ngày 13/6/1929, thì Thiên Chúa muốn Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội là “Đức Thánh Cha, hợp cùng với tất cả các vị giám mục trên thế giới, để hiến dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.
Điều này đã được nữ tu Lucia đệ trình Đức Thánh Cha Piô XII trong thư đề ngày 2/12/1940, và từ đó đã được các vị Giáo Hoàng hết sức khôn ngoan dè dặt thực hiện nhiều lần, thứ tự như sau: Đức Thánh Cha Piô XII - lần nhất vào ngày 31/10/1942 dịp kỷ niệm ngân khánh Biến Cố Fatima, và lần hai vào ngày 7/7/1952, lễ kính hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô là nhị vị tông đồ của sắc chủng Slav (bao gồm cả dân tộc Nga và Balan); Đức Thánh Cha Phaolô VI - lần nhất vào ngày 13/5/1967 tại chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và lần hai vào ngày 21/11/1964 ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II, dịp ban hành Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - lần 1 vào ngày 7/6/1981 ở Đền Thờ Đức Bà Cả, lần 2 ngày 13/5/1982 ở chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và lần 3 vào ngày 25/3/1984 ở ngay Giáo Đô Vatican kết Năm Thánh Cứu Chuộc.
Sau nữa, Biến Cố Fatima liên quan đến vận mệnh của thế giới cũng như đến phần rỗi của các linh hồn. Bởi vì, như Mẹ Maria tiết lộ ở ngay đầu phần hai Bí Mật Fatima vào lần hiện ra thứ ba ngày 13/7/1917 là: “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói được thực hiện thì thế giới sẽ có hòa bình và nhiều linh hồn được cứu rỗi”.
Thiên Chúa quả thực đã muốn thiết lập lòng Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải chỉ ở một nước nào, hay ở trong Giáo Hội mà thôi. Bởi thế, Ngài đã thực hiện ý định này của Ngài bằng việc muốn Đức Thánh Cha hiệp với hàng giáo phẩm thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, sau đó Ngài mới là m và thực sự đã làm cho Nước Nga trở lại, trước sự vô cùng bàng hoàng kinh ngạc của thế giới, nhất là khối tư bản!
Như thế, Lịch sử thế giới hiện đại đã hiển nhiên chứng thực là tất cả những gì Mẹ Maria tiên báo ở phần kết Bí Mật Fatima thứ hai từ năm 1917 đều đã được tỏ tường ứng nghiệm từng chữ: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình”.
Nếu căn cứ vào lời tiên báo này của Mẹ Maria thì THỜI ĐIỂM FATIMA chưa chấm dứt sau biến cố “Nước Nga trở lại”. Vì, sau khi Nước Nga trở lại, THỜI ĐIỂM FATIMA còn bao gồm cả giai đoạn “thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình” nữa. Đến đây, vấn đề được đặt ra là thời gian hòa bình thế giới được hưởng sau biến cố Nước Nga trở lại như Mẹ Maria tiên báo đây sẽ kéo dài trong bao lâu?
Theo người viết, căn cứ vào lịch sử đang diễn tiến, thì giai đoạn “thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình” này đã hoàn toàn qua đi mất rồi, chỉ vỏn vẹn có 10 năm ngắn ngủi thôi, từ năm 1991 đến 2001. Tức từ chính ngày Lễ Chúa Giáng Sinh 25/12/1991, ngày kỷ niệm Trời Cao loan báo sứ điệp “bình an dưới thế cho người Chúa thương”, qua biến cố Nước Nga tự động giải thể chế độ Cộng Sản, đến biến cố 911 (con số viết theo kiểu của người Mỹ báo hiệu tình trạng lâm nguy) ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngày lịch sử thế giới bắt đầu một trận chiến mới, không còn là một thứ Chiến Tranh Lạnh - Chiến Tranh Chủ Nghĩa Chính Trị và Kinh Tế giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản thời hậu Thế Chiến Thứ Hai nữa, mà là Chiến Tranh Nóng - Chiến Tranh Xung Đột Văn Hóa và Tôn Giáo, với cuộc khủng bố tấn công giữa thanh thiên bạch nhật của một số phần tử thuộc thế giới Ả Rập (Hồi Giáo) vào ngay trung tâm kinh tế và chính trị của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, (đối với thành phần khủng bố) tiêu biểu cho thế giới Tây Phương (Kitô Giáo).
Phải chăng lịch sử thế giới đi từ biến cố Nước Nga trở lại đến biến cố Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, từ Chiến Trạnh Lạnh sang Chiến Tranh Nóng như thế, đã và đang là những gì thực sự ứng nghiệm lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort) trong cuốn “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ngài, một tác phẩm ngài đã viết từ đầu thế kỷ 18 và đã được phổ biến giữa thế kỷ 19 (năm 1843), như sau:
“Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ (thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô), để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” (đoạn 59).
Nếu Khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, nhất là “Nước Nga trở lại”, là những gì có liên hệ với Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima, qua sự kiện trực tiếp liên quan tới bản thân của Đức Gioan Phaolô II, thì việc Âu Châu Hiệp Nhất, để “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo” cũng liên quan đến Biến Cố Fatima, Bí Mật Fatima và Sứ Điệp Fatima như vậy. Bởi vì, không phải ngẫu nhiên Mẹ Maria chọn địa điểm hiện ra ở một nơi được gọi là “Fatima”, tên của người con gái Giáo Tổ Hồi Giáo Mohammed. Và cũng không phải vô tình mà Mẹ Maria đã tự xưng ở Fatima ngày 13/10/1917 rằng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, một tước hiệu liên quan đến biến cố quân Kitô Giáo đang yếu thế đã có thể oanh liệt toàn thắng lực lượng dũng mãnh của Hồi Giáo ở trận hải chiến Lepantô năm 1571.
Biết đâu, THỜI ĐIỂM FATIMA sẽ càng sáng tỏ vào năm 2017, dịp kỷ niệm 100 năm Biến Cố Fatima, cũng là dịp trùng hợp kỷ niệm đúng 500 năm xuất phát Phong Trào Thệ Phản Cải Cách ở Đức, Kitô Giáo sẽ tiến đến chỗ hiệp nhất… cho một Âu Châu Hiệp Nhất, những gì đã được gói ghém nơi danh hiệu Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một danh hiệu từ thời Giáo Hoàng Biển Đức XV (1914-1922), mở màn cho THỜI ĐIỂM FATIMA.
(xin xem tiếp loạt bài này vào mỗi Thứ Bảy hằng tuần, kể từ tuần vừa rồi)
“Ở tại Auschwitz-Birkenau, nhân loại đã bước đi qua ‘thung lũng tối’… ‘Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng tôi, cây roi và cái trượng của Ngài, đó là điều an ủi lòng tôi’”
GH Biển Đức XVI Tông Du Balan 25-28/5/2006: Diễn Từ ở Trại Tử Thần Auschwitz, Auschwitz-Birkenau, Chúa Nhật 28
Không thể nào nói được bất cứ điều gì ở nơi kinh hoàng này đây, ở nơi đã xẩy ra vô vàn tội ác chưa từng có phạm đến Thiên Chúa và con người, nhất là lại nói bởi một Kitô hữu, bởi một vị Giáo Hoàng xuất thân từ Đức. Ở một chốn như thế này thì lời nói đành câm nín; để rồi chỉ còn duy nỗi lặng thinh kinh hãi – một thứ lặng thinh tự mình là một lời kêu gào chân tình lên Thiên Chúa: Lạy Chúa, tại sao Chúa lại cứ thinh lặng chứ? Làm sao Chúa lại có thể chịu đựng được tất cả những thứ này? Bởi vậy, trong thinh lặng, chúng ta cúi đầu trước vô tận những ai đã chịu khổ cực và bị sát hại ở nơi đây; tuy nhiên việc thinh lặng của chúng ta lại trở thành một lời van xin tha thứ và hòa giải, một lời van nài Vị Thiên Chúa hằng sống đừng bao giờ để điều này tái diễn nữa.
Hai mươi bảy năm trước đây, vào ngày 7/6/1979, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đứng ở nơi này. Ngài đã nói rằng: ‘Hôm nay tôi đến đây như một người hành hương. Như anh chị em biết, tôi đã đến đây nhiều lần rồi. Rất nhiều lần rồi! Và nhiều lần tôi đã đi xuống tới ngục thất tử thần của Maximilian Kolbe, dừng lại trước bức tường hành quyết, và bước đi giữa những đổ nát hoang tàn của các lò thiêu Birkenau. Tôi không thể nào không tới đây như một vị Giáo Hoàng’. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây như là một người con của một dân tộc, cùng với dân Do Thái, đã chịu khổ nhất ở nơi chốn này, nói chung suốt cả cuộc chiến. ‘Sáu triệu người Balan đã bị mất mạng trong Thế Chiến Thứ II, tức 1/5 dân số của quốc gia này, ngài đã nhắc nhở chúng ta như thế. Cũng ở nơi đây, ngài đã trang trọng kêu gọi tôn trọng các thứ nhân quyền và quốc quyền, như các vị tiền nhiệm của ngài là Gioan XXIII và Phaolô VI đã làm trước ngài, và thêm rằng: ‘Con người đang nói những lời lẽ này đây là … người con của một quốc gia theo lịch sử của mình đã bị khổ đau rất nhiều bởi kẻ khác. Ngài nói điều này, không phải là để cáo tối mà là để tưởng nhớ. Ngài nói nhân danh tất cả những quốc gia có quyền lợi bị vi phạm và bị gạt bỏ ra ngoài…’
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến đây như là một người con của nhân dân Balan. Tôi đến đây hôm nay như là một người con của nhân dân Đức quốc. Chính vì lý do ấy mà tôi có thể làm vang vọng và cần phải làm âm vang những lời của ngài, đó là tôi không thể nào không tới đây. Tôi cần phải tới nơi đây. Đó là một nhiệm vụ trước sự thật và công lý đối với tất cả những ai đã phải chịu khổ ở nơi đây, một nhiệm vụ trước Thiên Chúa, mà đối với tôi cần phải đến đây như là vị thừa kế của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và là một người con dân Đức quốc – một người con thuộc dân tộc bị một nhóm những tay tội ác nổi lên nắm quyền hành bằng những hứa hẹn liên quan tới cái cao cả mai hậu cùng với việc phục hồi vinh dự, nổi nang và thịnh vượng cho dân tộc , nhưng qua việc khủng bố và đe dọa, hậu quả dân tộc chúng tôi đã phải hứng chịu đó là bị sử dụng và làm dụng như công cụ cho khát vọng hủy diệt và quyền bính của họ. Phải, tôi đã không thể nào không tới nơi đây. Vào ngày 7/6/1979, tôi đã đến đây với tư cách là một vị Tổng Giám Mục ở Munich-Freising, cùng với các vị Giám Mục khác đi hộ tống Đức Giáo Hoàng này, lắng nghe những lời ngài nói và liên kết với việc nguyện cầu của ngài. Vào năm 1980, tôi đã trở lại với nơi chốn rùng rợn này với một phái đoàn đại biểu những vị Giám Mục Đức quốc, những vị cảm thấy kinh hoàng trước sự dữ xẩy ra cho nó, nhưng lại lấy làm biết ơn trước sự kiện xuất hiện một vì tinh tú hòa giải ở bên trên các tầng mây mù vây phủ nó. Đó cũng chính là lý do tại sao hôm nay tôi đã đến đây để xin ơn hòa giải thứ tha – trước hết từ Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể mở lòng chúng ta và thanh tẩy tâm can của chúng ta, từ những con người nam nữ đã chịu khổ đau ở nơi đây, và sau cùng nguyện xin ơn hòa giải cho tất cả những ai, vào chính giây phút lịch sử này đây đang chịu khổ đau một cách mới mẻ bởi quyền lực của hận thù và bởi bạo lực do thù hận gây ra.
(còn tiếp 3 kỳ)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
“Anh chị em cần phải mạnh mẽ bằng mãnh lực xuất phát từ đức tin. Anh chị em cần phải mãnh liệt bằng sức mạnh của đức tin”
GH Biển Đức XVI Tông Du Balan 25-28/5/2006: Bài Giảng ở Krakow cho Thánh Lễ Chúa Nhật 28
‘Hỡi những người Galilêa, sao các người đứng nhìn lên trời mà làm chi?’ (Acts 1:11).
Anh Chị Em thân mến, hôm nay, tại Công Viên Blonie ở Krakow đây, một lần nữa chúng ta nghe lại câu hỏi này từ Sách Tông Vụ. Lần này câu hỏi ấy được nhắm tới tất cả chúng ta: ‘Tại sao anh chị em còn đứng nhìn lên trời?’ Câu trả lời cho câu hỏi này bao gồm sự thật nồng cốt về sự sống và cùng đích của hết mọi con người nam nữ.
Câu hỏi liên quan tới thái độ của chúng ta bao gồm hai thực tại căn bản hình thành mọi cuộc sống của con người, đó là đất và trời. Trước hết, trái đất: ‘Tại sao anh chị em lại đứng đấy?’ – Tại sao anh chị em lại ở trên trái đất này? Câu trả lời của chúng ta đó là chúng tôi sống trên trái đất này bởi vì Đấng Tạo Thành của chúng tôi đã muốn đặt chúng tôi ở đây như công cuộc tuyệt vời của việc Ngài tạo dựng. Thiên Chúa Toàn Năng, nơi dự án yêu thương bất phai nhòa của mình, đã tạo dựng vũ trụ, làm cho nó xuất hiện từ hư không. Bởi thế, khi hoàn tất công việc của mình, Ngài đã ban sự sống cho con người nam nữ, tạo nên họ theo hình ảnh của Ngài và tương tự như Ngài (x Gen 1:26-27).
Ngài đã ban cho họ phẩm vị làm con cái của Thiên Chúa cùng tặng ân bất tử. Chúng ta biết rằng con người đã đi sai lạc, đã mạo dụng tặng ân tự do để ‘chối từ’ Thiên Chúa, bởi thế đã tự mình phải gánh chịu một cuộc sống được đánh dấu bằng sự dữ, tội lỗi, khổ đau và chết chóc. Thế nhưng, chúng ta cũng biết rằng Thiên Chúa vẫn không chịu thua trước tình trạng ấy, mà đã trực tiếp tiến vào lịch sử nhân loại, một lịch sử từ đó trở thành một lịch sử cứu độ. ‘Chúng tôi đứng’ trên trái đất này, chúng ta bắt nguồn từ trái đất và chúng tôi tăng trưởng từ trái đất. Ở đó chúng tôi hành thiện nơi nhiều lãnh vực của cuộc sống hằng ngày, nơi các lãnh giới về vật chất và thiêng liêng, nơi các mối liên hệ của chúng ta với người khác, nơi các nỗ lực của chúng ta trong việc xây dựng cộng đồng nhân loại cũng như nơi văn hóa. Cũng ở đó nữa, chúng ta cảm nghiệm thấy cái mệt mỏi rã rời của những ai hành trình tiến đến đích điểm bằng những con đường dài lộng gió, giữa những băn khoăn lo lắng, những căng thẳng, những bất định, với niềm xác tín rằng cuộc hành trình ấy một ngày kia sẽ được chấm dứt. Đó là lúc vấn đề được nêu lên: Phải chăng đó là tất cả? Trái đất, nơi ‘chúng ta đang đứng’, phải chăng là cái đích tối hậu của chúng ta?
Bởi thế chúng ta cần phải tiến tới phần thứ hai của vấn nạn thánh kinh này, đó là vấn nạn ‘Tại sao các người nhìn lên trời?’ Chúng ta đã đọc thấy rằng, vừa khi các Vị Tông Đồ bấy giờ hỏi Chúa Kitô Phục Sinh về cuộc phục hồi vương quốc trần gian của dân Yến Duyên, thì ‘Người được nâng lên và một đám mây che phủ Người khuất mắt họ’. Và ‘các vị ngước mắt về trời khi Người được nhấc lên’ (x Acts 1:9-10). Các vị hướng về trời vì họ vì các vị nhìn theo Chúa Giêsu Kitô, Đấng Tử Giá và Phục Sinh, được nâng lên cao. Chúng ta không biết được vào chính lúc ấy các vị có nhận biết hay chăng có một chân trời hùng vĩ, vô tận đã mở ra trước mắt họ, đó là đích điểm tối hậu cho cuộc hành trình trần gian của chúng ta. Có lẽ các vị chỉ nhận thấy điều ấy vào biến cố Hiện Xuống, theo ánh sáng của Thánh Linh. Thế nhưng, ở một khoảng cách 2000 năm, ý nghĩa của biến cố ấy vẫn hoàn toàn sáng tỏ. Ở trên trái đất này, chúng ta được kêu gọi để nhìn lên trời, để hướng tâm trí chúng ta về mầu nhiệm khôn tả của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để hướng về thực tại thần linh này, một thực tại chúng ta hướng về từ việc chúng at được tạo thành. Bởi ở đó chúng ta thấy được ý nghĩa tối hậu của sự sống vậy.
(còn tiếp 2 kỳ)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060528_krakow_en.html