GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 18/7/2006

 TUẦN XV THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Phái Methodist Thế Giới chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa được Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ký nhận với Giáo Hội Công Giáo năm 1999

?   Thượng Nghị G8 về vấn đề Năng Lượng Nguyên Tử và Ấn Độ với vấn đề Khủng Bố

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Giáo Huấn Sống Chân Lý và Đức Tin: Bài 13 - “Niềm vui xuất phát từ đức tin và mối liên hệ của đức tin với việc giáo dục các thế hệ mới

 

 

? Giáo Phái Methodist Thế Giới chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa được Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ký nhận với Giáo Hội Công Giáo năm 1999

 

Hôm Thứ Hai 17/7/2006, Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo gửi một thông báo đến văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết là Hội Nghị Methodist Thế Giới họp ở Nam Hàn đồng ý ký tham dự vào bản tuyên ngôn tín lý công chính hóa là bản tuyên ngôn được ký kết vào ngày 31/10/1999 ở Augsburg Đức Quốc, giữa Giáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới.

 

Hội Nghị Methodist Thế Giới này được tổ chức ở Seoul vào thời khoảng 20-24/7/2006, trong đó có sự tham dự của Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng này của Tòa Thánh là Walter Kasper. Hội nghị này ‘được triệu tập 8 năm một lần, đem các Kitô hữu khắp thế giới thuộc truyền thống Wesley về lại với nhau’, bản thông báo cho biết như thế.

 

Phong trào Methodist bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ 18 như là một phong trào canh tân về linh đạo, truyền giáo và xã hội. Ngày nay phong trào này hiện diện ở gần 100 quốc gia. Phong trào do một người Anh Quốc là John Wesley (1703-1791) thành lập.

 

Trong tuần lễ của Hội Nghị Methodist Thế Giới này, nghi thức bao gồm việc tham dự của Kitô hữu Methodist vào bản tuyên ngôn 1999 sẽ diễn ra trong khi long trọng cử hành Lời Chúa, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Kasper và của Tiến Sĩ Khả Kính Ishmael Noko, tổng thư ký của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới. Tín lý công chính hóa đã là nguyên nhân đưa đến phong trào Cải Cách Luthêrô từ năm 1517.

 

Vào cuối năm vừa rồi, khi gặp gỡ phái đoàn đại biểu Hội Đồng Methodist Thế Giới được dẫn đầu bởi Giám Mục Sunday Mbang ở Nigeria, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới ý hướng của hội đồng này trong việc cũng muốn tham dự vào bản tuyên ngôn chung về tín lý công chính hóa, như sau:

 

“Nếu Hội Đồng Methodist Thế Giới tỏ ý muốn tham gia vào bản tuyên ngôn chung này thì là việc góp phần vào vấn đề hòa giải chúng ta thiết tha mong ước và sẽ là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn hữu hình trong đức tin vậy”.

 

(xin xem nguyên văn Bản Tuyên Ngôn Chung Về Tín Lý Công Chính Hóa từ ngày mai)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/7/2006

 

TOP

 

 

 ? Thượng Nghị G8 về vấn đề Năng Lượng Nguyên Tử và Ấn Độ với vấn đề Khủng Bố

 

Theo nguồn tin của CNN qua bài G8 split on nuclear energy, climate change issues và bài India: Zero tolerance to terrorism được phổ biến cùng ngày 16/7/2006, thì nhóm 8 cường quốc về kinh tế trên thế giới (Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Ý, Anh, Nhật, Gia Nã Đại) được gọi là G8 họp nhau ở Saint Peterburg Nga Sô hôm Chúa Nhật 16/7/2006 đã ưng thuận một bản tuyên cáo về ‘vấn đề an ninh năng lực toàn cầu’, một bản tuyên cáo cho thấy sự phân rẽ về vấn đề nguyên tử lực cũng như về việc thay đổi khí hậu; trong khi đó, cũng vào ngày Chúa Nhật này, thủ tướng Ấn Độ đã kêu gọi cộng đồng thế giới hãy tỏ ra bất dung nhượng đối với vấn đề khủng bố, tố cáo nhóm khủng bố ở Pakistan đã nhúng tay vào cuộc khủng bố ở Ấn Độ tuần vừa qua.

 

Thật thế, trong bản tuyên cáo của thượng nghị G8 có câu là ‘chúng tôi nhìn nhận rằng các phần tử G8 theo đuổi những đường lối khác nhau để đạt được việc an ninh về vấn đề năng lực cùng những mục tiêu về vấn đề bảo vệ khí hậu. Những người trong chúng tôi đang có hay đang lưu ý tới những dự án liên quan tới việc sử dụng và/hoặc phát triển vấn đề năng lực nguyên tử bảo đảm và an toàn tin rằng việc phát triển năng lực này sẽ góp phần vào nền an ninh năng lực toàn cầu, đồng thời làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm bầu khí tai hại và giải quyết cái thách đố trong vấn đề thay đổi về khí hậu’.

 

Lời tuyên cáo trên là những gì phản ảnh những dự án được Nga và Mỹ đề nghị liên quan tới việc thiết lập những trung tâm nguyên tử quốc tế ở Nga để sản xuất nhiên liệu nguyên tử cho các quốc gia có các lò nguyên tử, cũng như tới dự án của Mỹ trong việc thiết lập một ngận hàng nhiên liệu nguyên tử đa phương. Những dự án của cả Mỹ lẫn Nga được phản ảnh nơi câu tuyên cáo trên đều được đặt dưới sự giám sát của cơ quan nguyên tử lực của Liên Hiệp Quốc.

 

Những dự án của Mỹ và Nga được đề ra trước hết như đường lối để ngăn chặn các quốc gia đang muốn tự phát triển nguyên tử lực như Iran và Bắc Hàn.

 

Tuy nhiên, về vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi việc xả hơi khí từ các quốc gia có nền kỹ nghệ tân tiến, Tổng Thống Pháp là Jacques Chirac đã kêu gọi các phần tử G8 trong thượng nghị 2006 này cần phải áp dụng nghị định 1997 Kyoto để có thể bảo vệ trái đất này, như sau:

 

“Chúng ta không thể nói tới vấn đề an ninh năng lực trong khi chẳng thấy có tiến bộ gì về vấn đề thay đổi khí hậu cả. Loài người đang nhẩy múc trên bờ của một ngọn núi lửa vậy”.

 

Về vấn đề khủng bố, Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh, một quan sát viên tham duự Thượng Nghị G8, đã gián tiếp ám chỉ Pakistan trong một lời phát biểu kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy rat ay đánh bại nạn khủng bố.

 

“Cộng đồng thế giới cần phải cô lập hóa và lên án những tay khủng bố ở bất cứ nơi nào họ tấn công, ở bất cứ những gì họ gây ra và ở bất cứ xứ sở nào hay nhóm nào tỏ ra nâng đỡ và duy trí chúng.

 

"Chúng tôi sẽ lấy làm cảm kích về việc các vị lãnh đạo qui tụ ở thượng nghị G8 kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải chấp nhận một biện pháp bất khoan dung đối với nạn khủng bố ở bất cứ nơi nào”.

 

Thật vậy, sở dĩ vị thủ tướng này lên tiếng như vậy là vì quốc gia của ông, vào hôm Thứ Ba, 11/7/2006, đã xẩy ra một vụ đặt bom ở tám địa điểm thuộc hệ thống xe lửa ở Bombay, xẩy ra trong vòng 11 phút, từ 6:24 đến 6:35 am, (một cuộc khủng bố tương tự như đã xẩy ra ở Ma Ní Tây Ban Nha năm 2004 và Luân Đôn Anh Quốc năm 2005), sát hại 200 người và gây thương tích cho 700 người, một biến cố được chính phủ Ấn Độ cho rằng gây ra bởi các tay hiếu chiến Hồi Giáo của Pakistan vốn thù nghịch với Ấn Độ đa số theo Ấn Giáo.

 

Ấn Độ đang săn lùng 3 người tình nghi trong vụ đặt bom khủng bố này. Chính quyền đã tung ra hình ảnh của 3 người Hồi Giáo ấy.

 

Theo mạng điện toán Zenit ngày 12/7/2006 thì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi điện văn đến thẩm quyền dân sự và giáo quyền để chia buồn cùng thân nhân các nạn nhân và lên án hành động khủng bố tàn ác ấy. Ngài gọi việc khủng bố này là “những hành động vô tâm phạm đến nhân loại” và “lấy làm hết sức đau buồn trước tin xẩy ra cuộc khủng bố tấn công ở Bombay”.

 

Điện văn của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano viết: “Trong khi lên án những hành động vô tâm phạm đến nhân loại này, Đức Thánh Cha phó dâng nhiều người chết cho lòng thương xót của Đấng Toàn Năng. Ngài xin Thiên Chúa ban ơn sức mạnh, ủi an và nâng đỡ xuống cho các gia đình buồn thương của họ và của nhiều người bị thương tích”.

 

Ngoài ra, trên mạng điện toán toàn cầu của hội đồng giám mục Ấn Độ hôm Thứ Tư 12/7/2006, các vị giám mục Ấn Độ cũng mạnh mẽ lên án hành động khủng bố là “những hành động bạo lực vô tâm đang cố gắng làm suy yếu tình trạng hòa hợp về xã hội nơi xứ sở này. Thật là hết sức buồn đau khi thấy các tay khủng bố nhắm vào thành phần dân chúng vô tội sửa soạn đi làm việc hằng ngày. Tuy nhiên, cái kinh nghiệm về cái kinh hoàng và mất mát sự sống cùng sản vật ấy không làm cho chúng ta thất chí; chúng ta sẽ can đảm bằng một ý muốn mạnh mẽ hơn để thi hành cuộc sống bình thường của mình”. Các vị giám mục cũng kêu gọi ‘tất cả mọi lãnh vực trong xã hội hãy cứ bình lặng và sống trong an bình”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tóm lược theo CNN và Zenit

 

 

TOP

 

 

?   Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Giáo Huấn Sống Chân Lý và Đức Tin: Bài 13 - “Niềm vui xuất phát từ đức tin và mối liên hệ của đức tin với việc giáo dục các thế hệ mới”. 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Ngỏ Cùng Hội Nghị Giáo Phận Rôma 5/6/2006

 

(tiếp 17 Thứ Hai

Anh chị em thân mến, hôm nay tôi đã cảm nghiệm thấy hết sức khó khăn biết bao các khía cạnh khác nhau của việc giáo dục này, thế nhưng chính vì lý do đó mà nó lại càng trở thành quan trọng hơn và đặc biệt khẩn trương hơn.

 

Thật vậy, có thể nhận thấy hai chiều hướng căn bản của xã hội bị tục hóa hiện nay là những gì rõ ràng liên thuộc nhau. Chúng khiến con người thôi thực hiện việc loan báo Kitô hữu và không thể nào có được một tác hiệu trên những ai có những khuynh hướng và chọn lựa sống đang phát triển.

 

Một trong hai chiều hướng này là chủ nghĩa bất khả thần tri, một chủ nghĩa xuất phát từ việc biến trí thông minh của con người thành một thứ dụng cụ thuần túy thực tiễn hướng đến chỗ dập tắt đi cảm quan tôn giáo được ghi khắc sâu xa nơi bản tính của chúng ta.

 

Một chiều hướng khác đó là tiến trình tương đối hóa và làm bật gốc, một tiến trình làm suy yếu những liên hệ linh thánh nhất và những cảm thức xứng đáng nhất của con người, với một hậu quả là con người bị yếu kém đi và những mối liên hệ hỗ tương của chúng ta trở thành nhất thời và bất ổn.

 

Chính trong trường hợp này mà tất cả chúng ta, nhất là con cái của chúng ta, thành phần thanh thiếu niên và giới trẻ, cần phải sống đức tin như niềm vui và phải tỏa ra một thứ an bình sâu xa xuất phát từ cuộc gặp gỡ Chúa.

 

Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’, tôi đã viết: ‘Chúng ta tiến đến chỗ tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa: Nơi những lời này, Kitô hữu có thể bày tỏ quyết định sâu xa về đời sống của mình. Việc làm Kitô hữu không phải là thành quả của một thứ chọn lựa đạo đức hay của một ý nghĩ cao qúi, mà là cuộc gặp gỡ một biến cố, một con người, những gì làm sống động một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt’ (khoản 1).

 

Nguồn mạch của niềm vui Kitô hữu là niềm tin được Thiên Chúa yêu thương, được yêu thương một cách riêng tư bởi Đấng Tạo Hóa của chúng ta, bởi Đấng nắm giữ toàn thể vũ trụ trong tay của mình và yêu thương mỗi một người trong chúng ta cũng như toàn thể đại gia đình nhân loại bằng một tình yêu say mê và thủy chung, một tình yêu lớn hơn những bất trung và tội lỗi của chúng ta, một tình yêu tha thứ.

 

Tình yêu này ‘cao cả đến nỗi làm cho Thiên Chúa chống lại bản thân mình’, như hiển nhiên cho thấy nơi mầu nhiệm thập giá: ‘Tình yêu Thiên Chúa đối với con người cao cả đến nỗi khi làm người Người đã theo họ cho đến chết, nhờ đó hòa giải công lý và yêu thương’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình yêu, khoản 10).

 

Anh Chị Em thân mến, niềm tin tưởng và niềm vui được Thiên Chúa yêu thương ấy cần phải được chuyển đạt một cách rõ ràng và thực tiễn cho mỗi một người trong chúng ta, nhất là cho các thế hệ trẻ là thành phần đang tiến vào thế giới đức tin. Nói cách khác, Chúa Giêsu đã nói rằng Người là ‘đường’ dẫn đến cùng Cha, cũng như là ‘sự thật’ và là ‘sự sống’ (Jn 14:5-7).

 

Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để con cái và giới trẻ của chúng ta tìm thấy nơi Người con đường cứu độ và niềm vui ấy một cách cụ thể và hiện sinh? Đó chính là sứ vụ cao cả khiến Giáo Hội hiện hữu – như là gia đình của Thiên Chúa và là cộng đồng các bạn hữu mà chúng ta đã được tháp nhập qua phép rửa khi còn là một con trẻ bé bỏng – trong đó đức tin của chúng ta cùng với niềm vui của chúng ta và niềm tin được Chúa yêu thương cần phải triển nở.

 

Bởi thế, nó là một việc bất khả châm chước – và đây là công việc được ủy thác cho các gia đình Kitô hữu, các vị linh mục, các giáo lý viên và các nhà giáo dục, cho chính giới trẻ sống giữa bạn bè cũng như cho giáo xứ của chúng ta, các hội đoàn và phong trào, và sau cùng cho toàn thể cộng đồng giáo phận của chúng ta – đó là việc các thế hệ mới cảm nghiệm Giáo Hội như là một cộng đồng bạn hữu thực sự khả lụy và gần gũi ở mọi nơi và mọi lúc trong cuộc đời, cho dù vui mừng và mãn nguyện hay cực nhọc và tối tăm; như một cộng đồng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả trong giờ lâm tử, vì nó mang trong mình lời hứa trường sinh. 

 

(còn tiếp) 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/6/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ