GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 31/7/2006

 TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI ( Castel Gandolfo): Hun T Truyn Tin Chúa Nht XVII Thường Niên 30/7/2006 Kêu Gi Hòa Bình Trung Đông

?   Nguyên Văn Cuc Phng Vn Văn Phòng Liên Hệ Chư Quốc ca Tòa Thánh về Hội Nghị Rôma đối vi Tình Trng Khng Hong ở Lebanon

?  BẢN TUYÊN NGÔN CHUNG VỀ TÍN LÝ CÔNG CHÍNH HÓA Giữa Liên Hiệp Lutherô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo: 5. Tầm Quan Trọng và Mục Tiêu nhắm đến của Việc Đồng Ưng Thuận

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI ( Castel Gandolfo): Hun T Truyn Tin Chúa Nht XVII Thường Niên 30/7/2006 Kêu Gi Hòa Bình Trung Đông

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hai ngày trước đây, việc tôi ở Aosta Valley đã kết thúc, và tôi đã đi thẳng đến Castel Gandolfo đây, nơi tôi sẽ ở cho tới hết mùa hè, ngoại trừ một lần gián đoạn ngắn vào Tháng Chín bởi chuyến tông du Bavaria. Trước hết, tôi muốn ngỏ lời chào ưu ái tới cộng đồng giáo hội và dân sự của phố thị đẹp đẽ này, nơi tôi lúc nào cũng cảm thấy khi có dịp trở về.

 

Tôi thân ái cám ơn đức giám mục Albano, giáo xứ cùng các vị linh mục, cũng như ông thị trưởng cùng ban điều hành thành phố và các vị thẩm quyền dân sự khác. Tôi đặc biệt nghĩ tới ban giám đốc và nhân viên thuộc biệt thự của tòa thánh, cũng như nhân viên cảnh sát, những người tôi xin cám lơn về việc phục vụ quí báu của họ.

 

Ngoài ra, tôi gửi lời chào đến nhiều người hành hương, bằng sự hiện diện nồng hậu của mình, góp phần vào việc làm cho bầu khí của nơi nghỉ hè này, thành hiện lộ và tự nhiên hơn, chiều kích giáo hội toàn cầu của nơi chốn này, của việc chúng ta gặp gỡ cho buổi nguyện kinh Thánh Mẫu đây.

Vào lúc này đây, tôi không thể không nghĩ đến tình hình, trầm trọng và thảm thương hơn bao giờ hết, đang diễn tiến ở Trung Đông, với cả hằng mấy trăm nhân mạng, nhiều người bị thương, một số khổng lồ những người vô gia cư và tụ nạn, nhà cửa, phố xá và hạ tầng cơ sở bị hủy hoại; trong khi đó hận thù và ý muốn trả đũa gia tăng nơi lòng của nhiều người.

 

Những sự kiện này rõ ràng chứng tỏ cho thấy rằng anh chị em không thể nào tái thiết lập công lý, thiết lập một trật tự mới và dựng xây hòa bình đích thực khi anh chị em sử dụng phương tiện bạo lực.

 

Hơn bao giờ hết, chúng ta thấy lời của Giáo Hội là những gì tiên tri và thực tế biết bao, khi Giáo Hội vạch ra đường lối liên quan đến sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. encyclical "Pacem in Terris"), khi xẩy ra đủ mọi thứ chiến tranh và xung đột. Ngày nay nhân loại cũng cần phải vượt qua con đường này để đạt được hòa bình chân thực theo lòng mong ước.

 

Nhân danh Thiên Chúa, tôi kêu gọi tất cả những ai có trách nhiệm về cơn lốc bạo lực đây, xin đôi bên bỏ vũ khí xuống ngay lập tức! Tôi xin các vị lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quốc tế vận dụng mọi nỗ lực để đạt được việc ngăn chận cần thiết những cuộc đánh nhau ấy, nhờ đó có thể bắt đầu xây dựng bằng việc đối thoại một hòa ước bền bỉ và vững chắc cho tất cả mọi dân tộc ở Trung Đông.

 

Tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy tiếp tục và gia tăng việc chuyển hàng hóa viện trợ nhân đạo đeên cho những thành phần đang gặp khốn khó và thiếu thốn. Nhưng tôi đặc biệt xin hết mọi tâm hồn hãy tiếp tục dâng lời nguyện cầu hy vọng lên vị Thiên Chúa nhân lành và xót thương để Ngài ban hòa bình cho miền đấy ấy cũng như cho toàn thế giới.

 

Tôi xin phó thác lời khẩn cầu đau thương này cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của Vua Hòa Bình và là Nữ Vương Hòa Bình, vị rất được sùng kính ở các quốc gia Trung Đông, nơi chúng ta hy vọng chẳng bao lâu sẽ thấy xẩy ra việc hòa giải được Chúa Giêsu cống hiến bằng Máu châu báu của Người.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/7/2006

  

 

TOP

 

 

 ? Nguyên Văn Cuc Phng Vn Văn Phòng Liên Hệ Chư Quốc ca Tòa Thánh về Hội Nghị Rôma đối vi Tình Trng Khng Hong ở Lebanon

 

Hôm Thứ Tư 26/7/2007, hội nghị quốc tế 15 quốc gia ở Rôma về tình hình khủng hoảng ở Lebanon giữa Do Thái và nhóm dân quân Hezbollah, dù đã thất bại trong việc yêu cầu hai bên phải đình chiến tức khắc, nhưng cũng mang lại một số thành quả khả quan. Với tư cách là quan sát viên tham dự hội nghị quốc tế này, vị đại diện của Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Giovanni Lajolo, đặc trách văn phòng Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh, đã cho biết như thế khi được Đài Phát Thanh Vatican phỏng vấn vào Thứ Năm 27/7/2006, nguyên văn như sau.

 

Vấn:    Hội nghị quốc tế về Lebanon đã được diễn ra hôm qua, theo sáng kiến của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Ý Quốc, với sự tham dự của Nhóm Chính Yếu về Lebanon cùng các quốc gia khác. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã loan báo là có một phái đoàn đại biểu được đức tổng giám mục dẫn đầu tới tham dự với tư cách là quan sát viên. Ngài có thể giải thích điều này hay chăng?

 

Đáp:   Như đã biết đó, Tòa Thánh chú trọng tực tiếp tới tình trạng hòa bình ở Trung Đông, như Tòa Thánh đã chứng tỏ cho thấy một số lần.

 

Hôm qua, nhận được lời mời của Hiệp Chủng Quốc và Ý Quốc, Tòa Thánh đã đến tham dự với tư cách là quan sát viên; tự bản chất của mình thì đây là vai trò Tòa Thánh thường tham dự vào các tổ chức quốc tế vậy.

 

Vấn:    Ngài nghĩ thế nào về hội nghị này?

 

Đáp:   Dĩ nhiên là nó có tính cách tích cực vì nó đã được triệu tập nhanh như thế theo sáng kiến của chính phủ Ý Quốc, và nó chú trọng tới những nhu cầu khẩn trương nhất của lúc này đây.

 

Vấn:    Những đúc kết trong bản tuyên ngôn của hai vị đồng chủ tọa là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice, và bộ trưởng ngoại giao Ý Quốc Massimo D’Alema, đã được cho rằng không thỏa đáng. Ý kiến của ngài như thế nào?

 

Đáp:   Đúng thế, quần chúng thực sự mong đợi rất nhiều, thế nhưng, đối với người biết chuyện hiểu được những khó khăn thì có thể nói rằng thành quả gặt được khả quan. Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh đến những khía cạnh tích cực:

 

Thứ nhất đó là sự kiện các quốc gia ở các miền khác nhau trên thế giới, từ Canada đến Nga, qui tụ lại vì ý thức được tầm mức hệ trọng của những gì đang xẩy ra ở Lebanon, tái xác nhận rằng xứ sở này cần phải được lấy lại hoàn toàn chủ quyền sớm bao nhiêu có thể, và các quốc gia ấy đã quyết tâm ra tay trợ giúp xứ sở này.

 

Thứ hai là việc yêu cầu thành lập một lực lượng quốc tế theo lệnh của Liên Hiệp Quốc, để hỗ trợ cho quân đội bình thường của Lebanon trong các vấn đề về an ninh.

 

Thứ ba là việc quyết tâm cung cấp vấn đề cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho dân chúng Lebanon và bảo đảm việc nâng đỡ tái thiết bằng việc triệu tập một hội nghị các quốc gia hiến tặng. Một vài quốc gia tham dự đã hứa cung cấp vấn đề cứu trợ đáng kể, cho dù vẫn còn chưa đủ để giải quyết những nhu cầu khổng lồ ở xứ sở này.

 

Thứ bốn đó là, sau khi hội nghị chính thức bế mạc, các tham dự viên vẫn tích cực liên tục bàn tới những vấn đề xa xôi hơn nữa mà cộng đồng quốc tế có thể can thiệp vào Lebanon.

 

Vấn:    Thế nhưng, cảm quan bất mãn này do đâu mà có?

 

Đáp:   Trước hết, bởi sự kiện là không có một yêu cầu nào đối với việc ngưng ngay những cuộc đánh nhau. Thành phần tham dự viên không đồng tâm nhất trí về điều yêu cầu nào, vì một số quốc gia chủ trương rằng một lời kêu gọi như thế sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Vấn đề ở đây là cần phải thực tiễn hơn trong việc bày tỏ việc quyết tâm đạt tới ngay vấn đề đình chỉ những thứ hận thù, một quyết tâm thực sự là có thể giữ.

 

Một vấn đề trục trặc khác nữa đó là sự kiện hội nghị này chỉ lên tiếng kêu gọi Do Thái hết sức kiềm chế mà thôi. Tự mình, lời kêu gọi này có tính cách mập mờ làm sao ấy, vì việc tôn trọng thành phần dân sự vô tội là một nhiệm vụ chính đáng và bắt buộc.

 

Vấn:    Chính quyền Lebanon nghĩ thế nào?

 

Đáp:   Một đàng thì Thủ Tướng Fouad Siniora có cơ hội để trình bày một cách tường tận bản chất thê thảm của tình hình xứ sở cũng như cho thấy dự án của ông trong việc giải quyết tức thời và dứt khoát cuộc xung đột với Do Thái. Đàng khác, ông cũng chứng kiến thấy và cảm thấy phấn khởi hơn trước các nỗ lực tích cực đang được cộng đồng quốc tế thực hiện để giúp nhân dân Lebanon, để chấm dứt cuộc xung đột này và để củng cố việc chính quyền ông kiểm soát xứ sở ấy.

 

Tối hôm qua, Thủ Tướng Siniora, được bộ trưởng ngoại giao Fauzi Salloukh hộ tống, xin được gặp vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh Vatican và tôi.

 

Ông đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa về việc làm của cá nhân Đức Thánh Cha cũng như của Tòa Thánh trong việc theo dõi cuộc xung đột đang làm xâu xé Lebanon, và ông yêu cầu hãy tiếp tục nâng đỡ xứ sở của ông trên đấu trường quốc tế.

 

Ông cũng nhắc lại những lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã nhận định Lebanon chẳng những là một xứ sở mà còn là một “sứ giả” cho tất cả mọi dân tộc về cuộc chung sống êm ấm giữa các tôn giáo và niềm tin khác nhau trong cùng một quốc gia.

 

Đó là ơn gọi lịch sử của Lebanon, một ơn gọi cần phải được hiện thực. Tòa Thánh sẽ tiếp tục cống hiện tất cả mọi phương tiện trong tầm tay của mình để xứ sở này lại trở thành ‘khu vườn’ của Trung Đông, như nó đã từng là như thế trước đây.

Vấn:    Với tư cách là quan sát viên, ngài có cơ hội để chia sẻ, ít là cách gián tiếp, vào những công việc của hội nghị này hay chăng?

 

Đáp:   Một quan sát viên không có quyền phát biểu, và tôi cũng không được yêu cầu nói. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự hiện diện một cách thinh lặng của quan sát viên Tòa Thánh ở bàn họp các vị lãnh đạo và đại biểu có một tầm vóc quan trọng tỏ tường hiển nhiên.

 

Vấn:    Sau cuộc họp này thì đâu là chủ trương của Tòa Thánh về vấn đề ấy?

 

Đáp:   Tòa Thánh vẫn thiên về việc thôi ngay các cuộc đánh nhau. Các vấn đề được bàn luận thì nhiều và hết sức phức tạp, và chính vì thế không thể giải quyết tất cả cùng một lúc, trong khi vẫn chú trọng tới hình ảnh chung và việc giải quyết tổng quan là những gì cần phải đạt tới, những vấn đề cần phải giải quyết ‘per partes’, bắt đầu là những vấn đề có thể được giải quyết ngay. 

 

Chủ trương của những ai cho rằng trước hết cần phải tạo được các điều kiện trước, nhờ đó bất cứ một thỏa ước đình chiến nào mới có bị tái vi phạm, thì chỉ là một chủ trương hiển nhiên thực tiễn, vì có thể và cần phải tạo nên những điều kiện ấy bằng phương tiện không phải là sát hại dân chúng vô tội.

 

Đức Biển Đức XVI gần gũi với những thành phần dân chúng này, những nạn nhân của các cuộc chạm trán và của một cuộc xung đột không liên quan gì tới họ. Đức Giáo Hoàng nguyện cầu, và cùng với ngài là toàn thể Giáo Hội, cho ngày hòa bình xuất hiện hôm nay đây chứ không phải ngày mai.

 

Ngài cầu xin Thiên Chúa và kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị. Ngài khóc với hết mọi người mẹ đang khóc thương con cái của các bà, với tất cả những ai khóc thương các người thân yêu của họ. Một cuộc ngưng ngay các cuộc đánh nhau là những gì khả dĩ, bởi thế là những gì cần thiết vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   BẢN TUYÊN NGÔN CHUNG VỀ TÍN LÝ CÔNG CHÍNH HÓA Giữa Liên Hiệp Lutherô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo: 5. Tầm Quan Trọng và Mục Tiêu nhắm đến của Việc Đồng Ưng Thuận

 

(Tiếp 18 Thứ Ba, bài "Giáo Phái Methodist Thế Giới chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa được Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ký nhận với Giáo Hội Công Giáo năm 1999", 19 Thứ Tư bài họp báo giới thiệu, 20 Thứ Năm, bài Dẫn Nhập mở đầu; 21 Thứ Sáu bài  1- SỨ ĐIỆP CỦA THÁNH KINH VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA; 22 Thứ Bảy, bài 2- TÍN LÝ VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA LÀ VẤN NẠN CỦA VIỆC ĐẠI KẾT;  23 Chúa Nhật, bài 3. KIẾN THỨC CHUNG VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA; 24 Thứ Hai, bài 4.1- Tình Trạng Bất Lực và Tội Lỗi của Con Người đối với Việc Công Chính Hóa; 25 Thứ Ba, bài 4.2- Công Chính Hóa là Việc Tha Thứ Tội Lỗi và Làm Cho Nên Chính Trực; 26 Thứ Tư, bài 4.3- Công Chính Hóa bởi Đức Tin và nhờ Ân Sủng; 27 Thứ Năm, bài 4.4- Người Được Công Chính Hóa là Một Tội Nhân; 28 Thứ Sáu bài 4.5- Lề Luật và Phúc Âm; 29 Thứ Bảy Bài 4.6- Việc Bảo Đảm Phần Rỗi; 30 Chúa Nhật Bài 4.7- Các Việc Lành Phúc Đức của Người Được Công Chính Hóa)

 

4- GIẢI NGHĨA KIẾN THỨC CHUNG VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA

5. Tầm Quan Trọng và Mục Tiêu nhắm đến của Việc Đồng Ưng Thuận

 

40.    Việc tìm hiểu về tín lý công chính hóa được trình bày trong Bản Tuyên Ngôn này cho thấy rằng, người Luthêrô và người Công Giáo đã cùng nhau chấp nhận những sự thật căn bản của tín lý về việc công chính hóa. Theo chiều hướng đồng ưng thuận này, thì những khác nhau còn lại về ngôn ngữ, về việc diễn giải theo thần học, và về các điểm được nhấn mạnh trong việc hiểu biết về vấn đề công chính hóa ở các đoạn từ 18 đến 39, đều được chấp nhận. Bởi thế, những cắt nghĩa về việc công chính hóa của người Luthêrô và người Công Giáo khác nhau thì hướng đến nhau và không làm tiêu hủy việc đồng thuận liên quan đến các sự thật căn bản này.

 

41.    Do đó, những điều lên án nhau về tín lý ở thế kỷ 16 liên quan đến tín lý về việc công chính hóa có một chiều hướng mới, đó là: Giáo huấn của các giáo hội Luthêrô được trình bày trong Bản Tuyên Ngôn này không bị rơi vào số các luận bác của Công Đồng Chung Triđentinô. Những bác bỏ trong Các Điều Tuyên Tín của bên Luthêrô cũng không áp dụng cho giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo Rôma được trình bày trong Bản Tuyên Ngôn này.

 

42.    Như thế, không có gì làm mất đi tính cách nghiêm trọng của các điều lên án liên quan đến tín lý về việc công chính hóa cả. Một số điều lên án này không phải là hoàn toàn vô bổ đâu. Đối với chúng ta, chúng vẫn là ‘những cảnh giác công hiệu’ làm cho chúng ta phải lưu ý về việc giảng dạy và việc thực hành của chúng ta.

 

43.    Việc đồng thuận của chúng ta nơi các sự thật căn bản của tín lý về việc công chính hóa phải gây tác dụng trên đời sống cũng như nơi các giáo huấn của giáo hội chúng ta. Việc đồng thuận này phải tự chứng tỏ cho thấy là ở chỗ đó. Về khía cạnh này, vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng khác nhau cần phải được làm cho sáng tỏ hơn. Trong số những vấn đề đó là vấn đề về mối liên hệ giữa Lời Chúa và tín lý giáo hội, cũng như vấn đề giáo hội học, vấn đề quyền bính giáo hội, vấn đề hiệp nhất giáo hội, vấn đề thừa tác vụ, vấn đề các bí tích, và vấn đề liên hệ giữa việc công chính hóa với đạo đức xã hội. Chúng ta tin tưởng rằng, việc chúng ta tiến đến vấn đề đồng thuận này cống hiến cho chúng ta một căn bản vững chắc cho việc làm sáng tỏ ấy. Các giáo hội Luthêrô và Giáo Hội Công Giáo Rôma sẽ cùng nhau tiếp tục gắng sức đào sâu vào việc tìm hiểu chung về việc công chính hóa này, để làm cho việc tìm hiểu ấy sinh hoa kết trái trong đời sống cũng như trong giáo huấn của các giáo hội.

 

44.    Chúng ta tạ ơn Chúa cho bước tiến trọng yếu hướng tới đường lối thắng vượt tình trạng chia rẽ của giáo hội này. Chúng ta xin Thánh Linh dẫn chúng ta tiến xa hơn nữa tới việc hiệp nhất hữu hình theo ý muốn của Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch theo VIS 5/9/2000

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ