GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 1/8/2006

 TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi Hội Nghị Thế Giới Lần Hai Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng được tổ chức ở Rôma vào thời khoảng 31/5 đến 2/6/2006

?   Quĩ Bác Ái của Đức Thánh Cha và Ngân Quĩ của Tòa Thánh hiện nay

?  Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi Hội Nghị Thế Giới Lần Hai Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng được tổ chức ở Rôma vào thời khoảng 31/5 đến 2/6/2006

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong lúc chúng ta hướng tới cuộc gặp gỡ giữa các phần tử của hơn 100 phong trào và tân cộng đồng, được tổ chức vào Thứ Bảy, 3/6 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, tôi hân hoan gửi đến anh chị em, thành phần đại diện cho tất cả mọi hiệp hội của giáo hội ấy qui tụ lại tại Rocca di Papa cho Cuộc Hội Nghị Thế Giới của anh chị em, lời chào thân ái theo những lời của Thánh Tông Đồ: ‘Xin Thiên Chúa của niềm hy vọng làm cho anh chị em tràn đầy mọi niềm vui và an bình trong sự tin tưởng, nhờ đó,, bởi quyền năng của Thánh Linh, anh chị em được dồi dào hy vọng’ (Rm 15:13).

 

Hình ảnh về Hội Nghị Thế Giới trước đây của Các Phong Trào trong Giáo Hội được tổ chức ở Rôma vào thời khoảng 26-29/5/1988 vẫn còn sống động trong tâm trí của tôi. Trong khả năng của mình bấy giờ là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, tôi đã được yêu cầu nói với hội nghị này, bằng một bài diễn từ về cốt lõi thần học của các phong trào trong giáo hội.

 

Tột đỉnh của hội nghị ấy là buổi gặp gỡ đáng nhớ với Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta hôm 30/5 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, một buổi gặp gỡ được vị tiền nhiệm của tôi bày tỏ việc hài lòng của ngài với các phong trào và các tân cộng đồng trong giáo hội, những tổ chức ngài diễn tả là ‘các dấu hiệu hy vọng’ cho thiện ích của Giáo Hội và nhân loại.

 

Hôm nay, ý thức được cái nền tảng được thiết lập từ đó, trên con đường cho thấy mối quan tâm mục vụ, lòng cảm mến và giáo huấn của Gioan Phaolô II, tôi muốn chúc mừng Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân qua các vị Tổng Giám Mục Stanislaw Rylko, chủ tịch, Giám Mục Josef Clemens, thư ký, và các cộng tác viên của các vị, về việc khơi động quan trọng và quí hóa cho Hội Nghị Thế Giới này.

 

Đề tài của hội nghị này, ‘Vẻ đẹp của việc làm Kitô hữu và niềm vui của việc truyền đạt vẻ đẹp này’, được tác động bởi điều tôi đã nói trong bài giảng đăng quang Thừa Tác Vụ Phêrô của tôi. Đề tài này là một lời mời gọi suy nghĩ về những gì là những đặc tính chính yếu của biến cố Kitô giáo: thật thế, chúng ta gặp gỡ nơi biến cố Kitô giáo này Đấng, bằng máu thịt, đã làm cho vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên trái đất một cách hữu hình và trong lịch sử.

 

Những lời của Bài Thánh Vịnh 45 [44]:2 là những áp hợp với Người: ‘Người là người con tuyệt mỹ nhất trong con cái loài người’. Và ngược đời thay, những lời sau đây của vị tiên tri cũng ám chỉ về Người nữa: ‘Người không còn hình thù hay duyên dáng mà chúng ta đáng lẽ thấy Người, và không còn vẻ đẹp như chúng ta mong thấy nơi Người’ (Is 53:2).

 

Nơi Chúa Kitô, vẻ đẹp của sự thật và vẻ đẹp của yêu thương hội tụ lại; thế nhưng, yêu thương, như con người biết, cũng kêu gọi việc sẵn sàng chịu khổ, một thứ sẵn sàng đối với thành phần yêu nhau thậm chí có thể dẫn đến việc hy sinh mạng sống mình (x Jn 15:13)!

 

Chúa Kitô, Đấng là ‘sự mỹ trên hết mọi sự mỹ’, như Thánh Bonaventura thường nói (Sermones Dominicales, 1:7), được trở thành hiện thực nơi tâm can của con người nam nữ và thu hút họ đến với ơn gọi yêu thương của họ. Chính nhờ lực thu hút phi thường này mà lý trí được lôi kéo ra khỏi tình trạng lờ đờ của nó và mở ra trước Huyền Nhiệm. Bởi thế mà vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa được tỏ hiện, đồng thời, vẻ đẹp của con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, được tái sinh bởi ân sủng và hướng đến vinh quang vĩnh hằng.

 

Qua các thế hệ, Kitô Giáo đã được truyền đạt và phổ biến nhờ tính chất mới mẻ từ đời sống của những con người và những cộng đồng có khả năng làm chứng từ sâu sắc yêu thương, hiệp nhất và niềm vui.

 

Chính cái mãnh lực này đã đẩy một số lớn con người tới ‘việc sinh động’, từ thế hệ này tới thế hệ kia. Không phải hay sao vẻ đẹp của đức tin nơi dung nhan các thánh đã thúc động nhiều con người nam nữ theo vết chân của các vị hay sao?

 

Mãnh lực này thực sự cũng bao gồm cả anh chị em nữa, ở chỗ, qua các vị thành lập và những vị khởi xướng nên những phong trào và cộng đồng mà anh chị em đã thoáng nhìn dung nhan của Chúa Kitô chiếu giãi ánh quang đặc biệt và mở đường cho cuộc hành trình của anh chị em.

 

Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục làm vang động trong tâm can của rất nhiều lời mời gọi ‘hãy đến theo Thày’ là lời mời gọi có thể quyết định số mệnh của họ. Điều này xẩy ra một cách bình thường qua chứng từ của những người đã có cảm nghiệm riêng tư về sự hiện diện của Chúa Kitô. Trên dung nhan và nơi ngôn từ của những ‘tạo vật mới’ ấy, ánh sáng của Người trở nên hữu hình và lời mời gọi của Người trở nên khả thính.

 

Bởi thế tôi muốn nói cùng anh chị em, hỡi quí bạn thuộc các phong trào: hãy tác hành để bảo đảm rằng các vị bao giờ cũng là những học đường của mối hiệp thông, cũng là những nhóm tiếp tục cuộc hành trình giúp con người biết sống trong sự thật và yêu thương được Chúa Kitô bày tỏ và truyền đạt cho chúng ta qua chứng từ của các vị tông đồ, giữa lòng của đại gia đình các môn đệ.

 

Chớ gì lời huấn dụ của Chúa Giêsu không ngừng vang vọng trong lòng anh chị em: ‘Ánh sáng của các con phải chiếu tỏa trước mắt con người, để họ thấy việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời’ (Mt 5:16). Hãy mang ánh sáng của Chúa Kitô đến với tất cả mọi môi trường xã hội và văn hóa các bạn sống. Lòng nhiệt thành truyền giáo là chứng cớ của một cảm nghiệm sâu xa cho lòng trung thành mới mẻ hơn bao giờ hết đối với thứ linh sủng của con người vượt trên bất cứ một loại thoái lui mệt mỏi hay vị kỷ nào.

 

Hãy dẹp tan bóng tối của một thế giới tràn ngập những sứ điệp mâu thuẫn của các thứ ý hệ! Không có vẻ đẹp giá trị nào nếu thiếu một sự thật cần được nhìn nhận và theo đuổi, nếu yêu thương nhường bước cho cảm tình hời hợt mau qua, nếu hạnh phúc trở thành một thứ ảo vọng khó nắm bắt, hay nếu tự do thoái hóa thành bản năng.

 

Xấu xa biết bao cái đam mê về quyền lực, sở hữu và khoái lạc là những gì có thể nẩy sinh ra nơi đời sống của dân chúng và các quốc gia! Hãy làm chứng cho cái tự do Chúa Kitô làm cho chúng ta thanh thoát (x Gal 5:1) đối với thế giới bị rắc rối này.

 

Cái liên hiệp đặc biệt giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân làm cho đời sống tuyệt vời và khiến cho sa mạc chúng ta thường sống nở hoa tươi mới. Nơi nào yêu thương được thể hiện như một đam mê tha thiết với đời sống và định mệnh của người khác, nơi nào yêu thương chiếu tỏa cả ở cảm thức lẫn việc làm và trở thành một lực xây dựng một trật tự xã hội công chính hơn, thì ở đó một nền văn minh được dựng xây có thể đương đầu với cuộc tấn công của tình trạng dã man.

 

Hãy trở thành những người xây dựng một thế giới mới hợp với ordo amoris là nơi thể hiện vẻ đẹp của đời sống con người.

 

Ngày nay, các phong trào của giáo hội và các tân cộng đồng là một dấu hiệu rạng ngời cho vẻ đẹp của Chúa Kitô cũng như cho Giáo Hội là hiền thê của Người. Các bạn thuộc về cấu trúc sống động của Giáo Hội. Giáo Hội cám ơn các bạn về cuộc dấn thân truyền giáo của các bạn, về hoạt động chính thức vì các gia đình Kitô hữu mà các bạn đang càng ngày càng tiến triển, và về việc phát động những ơn gọi linh mục thừa tác và đời sống tận hiến được các bạn nuôi dưỡng nơi các phần tử của mình.

 

Giáo Hội cũng biết ơn các bạn về việc các bạn sẵn lòng chẳng những chấp nhận những hướng dẫn chủ động của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, thế nhưng cũng của các vị giám mục thuộc những Giáo Hội địa phương khác nhau, những vị, cùng với Giáo Hoàng, là thành phần quản thủ chân lý và bác ái trong sự hiệp nhất. Tôi tin tưởng vào đức vâng lời mau mắn của các bạn.

 

Bên trên và vượt trên việc xác nhận về quyền lợi đối với chính sự sống, thì việc xây dựng Thân Thể của Chúa Kitô giữa những gì khác bao giờ cũng phải là những gì trổi vượt như là một ưu tiên bất khả phủ nhận.

 

Các phong trào cần phải tiến đến mỗi một vấn đề bằng những cảm thức sâu xa hiệp thông, bằng một tinh thần trung thành với những vị mục tử hợp pháp.

 

Chớ gì các bạn được nâng đỡ nhờ tham dự vào việc nguyện cầu của Giáo Hội, mà phụng vụ là việc diễn đạt cao đẹp nhất cái vẻ đẹp của vinh quang Thiên Chúa, và một cách nào đó là một cái thoáng nhìn của trời cao trên trái đất vậy.

 

Tôi ký thác các bạn cho việc chuyển cầu của vị chúng ta kêu cầu như Tota pulchra, ‘Toàn Mỹ’, một vẻ đẹp lý tưởng được thành phần họa sĩ luôn tìm kiếm để mô phỏng nơi các tác phẩm của họ, ‘người nữ mặc mặt trời’ (Rev 12:1), nơi người nữ này vẻ đẹp của con người gặp gỡ vẻ đẹp của Thiên Chúa.

 

Với những cảm thức ấy, tôi ban phép lành tòa thánh đặc biệt chop tất cả các bạn như một hứa quyết lòng quí mến liên lỉ của tôi.

 

Tại Vatican ngày 22/5/2006

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/7/2006

  

 

TOP

 

 

 ? Quĩ Bác Ái của Đức Thánh Cha và Ngân Quĩ của Tòa Thánh hiện nay

 

Tổ chức ‘Phát Triển Các Dân Tộc’ của Tòa Thánh Vatican đã phân phối 1.82 triệu Mỹ kim cho việc phát triển toàn diện các cộng đồng thiểu số ở Mỹ Châu Latinh.

 

Có 215 dự án cần được tài trợ đã được tuyển lựa trong cuộc họp hội đồng điều hành của Tổ Chức này, một cuộc họp đã diễn ra ở Guayaquil, Ecuador, từ 11-14/7/2006.

 

Trong ngân khoản được giành ra để tài trợ này, có 36.9% cho ngành canh nông và tiểu thương; 26.1% cho việc thiết lập các cơ sở hạ tầng công vụ; 17.4% cho việc xây cất các trường học, nhà trọ và trung tâm sức khỏe; 12.3% cho việc giáo dục; và 7.1% cho việc chăm sóc sức khỏe.

 

Hội Đồng Tòa Thánh ‘Đồng Tâm’ cũng tường trình là có 255 dự án đã được cứu xét trong cuộc họp này, số tiền lên tới 2.5 triệu Mỹ kim.

 

Tổ Chức ‘Phát Triển Các Dân Tộc’, được Đức Gioan Phaolô II thành lập năm 1992, để giúp đỡ các thành phần thổ dân, thành phần lai Tây Ban Nha và thành phần da đen, ở Mỹ Châu Latinh. Tổ chức này được ủy thác cho Hội Đồng Tòa Thánh ‘Đồng Tâm – Cor Unum’, đã đóng góp gần 20 triệu Mỹ kim tài trợ cho khoảng 2.000 dự án.

 

Hôm 12/7/2006, Đức Hồng Y Sergio Sebastiani, chủ tịch Văn Phòng Kinh Tài của Tòa Thánh, đã thông báo trong một cuộc họp báo về bản đúc kết tài chính của Tòa Thánh năm 2005, với tổng số tiền thặng dư là 9.7 triệu đồng Âu, một con số thặng dư chưa từng thấy trong 8 năm qua. Năm 2004 chỉ thặng dư có 3.08 đồng Âu.

 

Về vấn đề chi phí, trước hết cho các hoạt động về cơ cấu của Tòa Thánh (Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, các thánh bộ, các hội đồng, các pháp đình, Thượng Hội Giám Mục Thế Giới và các văn phòng khác nhau), tổng chi bị thâm thủng 36.9 triệu đồng Âu, tăng hơn cả số thâm thủng năm 2004 ở 23.2 triệu đồng Âu.

 

Để bù vào chỗ thâm thủng về các chi phí cho cơ cấu này, các hoạt động về kinh tài của Tòa Thánh cung cấp cho Tòa Thánh một thăng dư lớn liên quan tới tình trạng cải tiến tình hình thị trường tài chính năm 2005, tới 43.3 triệu đồng Âu, trong khi năm 2004 chỉ thặng dư có 6.1 triệu.

 

Tuy nhiên, một chi phí khác lại bị thâm thủng khác là về các tổ chức truyền thông (như Đài Phát Thanh Vatican, Văn Phòng In Ấn Vatican, tở nhật báo L’Osservatore Romano, Nhà Xuất Bản Vatican, và Trung Tâm Truyền Hình Vatican), với tổng số là 11.8 triệu đồng Âu. Trong khi Văn Phòng In Ấn Vatican thặng dư 653 ngàn đồng âu, Trung Tâm Truyền Hình Vatican thu lợi được 650 ngàn đồng âu, Nhà Xuất Bản Vatican thặng dư 934 ngàn đồng âu, thì Đài Phát Thanh Vatican bị hụt 23.5 triệu đồng âu và tờ L’Osservatore Romano hụt 4.6 triệu đồng âu.

 

Về vấn đề trả lương và chi phí, tổng số bị hụt là 7 triệu đồng âu, gây ra bởi các chi phí xuất phát từ biến cố trống ngôi giáo hoàng vào tháng tư năm 2005.

 

Về tình hình tài chính của Văn Phòng Quản Trị Quốc Đô Vatican, tổng số thặng dư là 29.6 triệu đồng âu.

 

Về quĩ Thánh Phêrô giành cho Đức Thánh Cha để làm việc truyền giáo, do giáo dân khắp thế giới đóng góp, lên đến 46.741.000 triệu đồng Âu năm 2005, tăng 14.95% so với năm 2004.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 12/7 và Zenit ngày 28/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

Chúng tôi, thành phần tham dự viên Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo – những vị làm đầu và đại biểu của Kitô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái, Phật Giáo, Ấn Giáo, và các cộng đồng Nhật Giáo thuộc 49 quốc gia, đã gặp nhau ở Moscow vào ngày áp Thượng Nghị G8. Sau khi bàn luận lâu dài về mối quan tâm với nhau, giờ đây chúng tôi kêu gọi các vị Cầm Đầu Chư Quốc, các cộng đồng tôn giáo và tất cả mọi người thiện chí.

 

Chúng tôi tin rằng tự bản chất con người là loài có tín ngưỡng. Từ khi có lịch sử, tôn giáo đã đóng vai trò chính yếu trong việc phát triển tư tưởng, văn hóa, đạo lý và trật tự xã hội.

 

Trước vai trò càng ngày càng phát triển của niềm tin trong xã hội hiện đại, chúng tôi muốn tôn giáo tiếp tục là một nền tảng vững chắc cho hòa bình và việc đối thoại giữa các thứ văn minh, và không bị sử dụng như một nguyên lý của sự chia rẽ và việc xung đột. Tôn giáo có khả năng liên kết các dân tộc và những nền văn hóa đa dạng lại với nhau, bất chấp tình trạng mỏng dòn của nhân loại chúng ta, đặc biệt trong môi trường có tính cách đa tạp và đa dạng ngày nay.

 

Sự Sống của Con Người

 

Sự Sống Con Người là tặng ân của Đấng Tối Cao. Nhiệm vụ linh thánh của chúng ta là bảo trì nó, và việc này cần phải là mối quan tâm của cả các cộng đồng tôn giáo lẫn các vị lãnh đạo chính trị.

 

Việc đối thoại và tình hữu nghị giữa các nền văn minh không phải chỉ là những sáo ngữ vậy thôi. Chúng ta cần phải dựng xây một trật tự thế giới bao gồm cả chủ nghĩa dân chủ – như một đường lối hòa hợp các xu hướng khác nhau và như là việc dân chúng tham dự vào việc quyết định của quốc gia và quốc tế – lẫn việc tôn trọng cảm quan về luân lý, lối sống, các thể chế pháp lý và chính trị, cùng những truyền thống quốc gia và tôn giáo của dân chúng.

 

Những vấn đề giải quyết một cách toàn vẹn, chính đáng và lâu dài về các cuộc tranh cãi quốc tế là những gì cần phải đạt được bằng phương tiện thuận hòa. Chúng tôi bài bác những thứ nước đôi nơi các liên hệ quốc tế. Thế giới này cần phải có nhiều cột chống đỡ và nhiều thể chế, đáp ứng các đòi hỏi của tất cả mọi cá nhân cũng như các dân nước, hơn là thích ứng với các mẫu thức ý hệ vô hồn và quá đơn thuần.

 

Nhân loại là tạo vật đặc thù của Đấng Hóa Công, hiện hữu là để vươn tới trường sinh vĩnh hằng. Con người không được trở thành một thứ sản phẩm hay một thứ đối tượng cho việc mạo dụng của chính trị hoặc một thứ yếu tố cho guồng máy sản xuất và tiêu thụ.

 

Từ Khi Được Thụ Thai Cho Tới Khi Tự Nhiên Qua Đi

 

Bởi thế, cần phải liên lỉ nắm giữ cái giá trị cao cả nhất của sự sống con người từ khi nó được thụ thai cho tới hơi thở cuối cùng và tự chết qua đi. Như vậy gia đình ngày nay cần phải được nâng đỡ, vì nó là một môi trường đặc biệt để vun trồng nhân cách tự do, ý thức và theo luân thường đạo lý. Chúng tôi kêu gọi luật lệ quốc gia và quốc tế cũng như việc hành sử của các quốc gia, những tổ chức công, các cộng đồng tôn giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng hãy hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với đời sống gia đình, nhất là nơi sứ vụ giáo huấn của gia đình.

 

Liên quan đến vấn đề ấy là mối quan tâm của chúng tôi đối với tình trạng của nữ giới và trẻ em nơi nhiều xã hội. Trong việc cổ võ đặc tính chuyên biệt của hết mọi người, nam phụ lão ấu, cũng như thành phần khuyết tật, chúng tôi thấy rằng họ tất cả đều có những tặng ân đặc biệt của họ. Bảo vệ họ khỏi bị bạo hành và khai thác là công việc chung của các vị có thẩm quyền, của xã hội và của các cộng đồng tôn giáo.

 

Con người là một tạo vật thượng đẳng của Đấng Toàn Năng. Bởi thế, các thứ quyền lợi của con người – việc bảo vệ họ và tôn trọng họ ở cấp quốc gia, cấp miền và cấp quốc tế – là mối quan tâm hệ trọng đối với chúng tôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng ta cũng cho thấy rằng nếu không có một cái cốt lõi về đạo lý, nếu không hiểu biết nhiệm vụ của chúng ta, thì không một xã hội hay xứ sở nào lại thoát được tình trạng xung đột và suy sụp.

 

(còn tiếp 2 kỳ)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ