GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 9/8/2006

 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Phải chăng việc nghiên cứu thân bào là việc phản luân thường đạo lý? (tiếp)

?   ĐHY Chủ Tịch Chư Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Văn Hóa và Đối Thoại Liên Tôn Paul Poupard ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006) (tiếp)

?  HÀNH TRÌNH VIỆT NAM (tiếp) - Nghèo Nàn Khổ Sở

 

 

? Phải chăng việc nghiên cứu thân bào là việc phản luân thường đạo lý?

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

(tiếp 8 Thứ Ba)

 

Đụng Độ ở Âu Châu

 

Ở Âu Châu cũng thế, về vấn đề đạo lý sinh học liên quan tới việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai nhân bào, vào ngày 15/6/2006, trào lưu duy thực dụng, được tiêu biểu nơi Quốc Hội Âu Châu, thành phần trong phiên họp đầu tiên đã bỏ phiếu về Nội Dung Chương Trình Thứ 7 liên quan tới việc nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học, và kêu gọi Khối Hiệp Nhất Âu Châu tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai bào con người và tế bào gốc từ phôi thai bào. Thành phần chủ trương duy thực dụng ở Âu Châu này còn được tiêu biểu nơi Hôi Đồng Chư Vị Bộ Trưởng Âu Châu, thành phần vào ngày 24/7/2006, đã quyết định chấp nhận Nội Dung Chương Trình Thứ 7 trên đây.

 

Tất nhiên, cũng như ở Hoa Kỳ, thành phần duy thực dụng bị thành phần phò sự sống và phẩm vị con người phản đối, nổi bật nhất và mãnh liệt nhất vẫn là Giáo Hội Công Giáo. Mới nhất phải kể đến Hội Đồng Giám Mục Balan, và Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu.

 

Bản Tuyên Cáo của Hội Đồng Giám Mục Balan về Việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu Quyết Định tài trợ cho Vấn Đề Nghiên Cứu Phôi Thai Bào và Thân Bào Từ Phôi Thai Bào.

 

“Vào ngày 15/6/2006, Quốc Hội Âu Châu trong phiên họp đầu tiên đã bỏ phiếu về Nội Dung Chương Trình Thứ 7 liên quan tới việc nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học, và kêu gọi Khối Hiệp Nhất Âu Châu tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thài bào con người và thân bào từ phôi thai bào. Vì bản chất của quyết định này hiển nhiên có chiều kích về đạo lý, hội đồng giám mục Balan nhóm họp lần 336 ở Poznan muốn trình bày quan điểm của mình về vấn đề ấy. 

 

“Chúng tôi ủng hộ việc phát triển khoa học ở Khối Hiệp Nhất Âu Châu và chúng tôi tranh đấu cho vấn đề tài trợ nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu khoa học. Chúng tôi tôn trọng và chúng tôi ủng hộ quyền tự do nghiên cứu, quyền của mỗi người về vấn đề sức khỏe và chữa trị, và phận vụ trợ giúp những ai bị yếu bệnh. Chúng tôi nhận thấy sự kiện là việc nghiên cứu về các thứ thân bào con người có nhiều hứa hẹn theo quan điểm kiến thức và trị liệu. 

 

“Tuy nhiên, thành quả của việc bỏ phiếu nơi Quốc Hội Âu Châu đã khiến chúng tôi phải phản đối về vấn đề đạo lý hệ trọng, vì việc nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào con người không màng chi tới mối quan tâm về sức khỏe và sự sống của một số người là những gì được thực hiện bằng giá hủy hoại con người khác. Những việc phản đối này không thể nào qua đi trong thinh lặng, bởi thế, chúng tôi cần phải bày tỏ việc cương quyết phản đối của mình đối với việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu tài trợ nghiên cứu gây ra việc hủy diệt các phôi thai bào con người. Cuộc nghiên cứu các tế bào phôi thai được thực hiện với giá của các phôi thai bào con người là thành phần ngay từ ban đầu, tức ngay từ lúc được thụ thai, đã có quyền phải được tuyệt đối tôn trọng về luân lý vì là con người (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, 60).

 

“Bản Hiến Chương của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về Những Quyền Lợi Căn Bản có khoản nói rằng: ‘Phẩm giá của con người là những gì bất khả vi phạm. Nó cần phải được tôn trọng và bảo vệ’ (khoản 1). Phẩm giá này hợp với hết mọi con người từ khi được thụ thai cho tới lúc tự nhiên qua đi. Việc đối xử với một phôi thai bào như là một đồ vật để thực hiện các cuộc thí nghiệm, và vì thế phôi thai bào này bị biến thành phương tiện là một thứ vi phạm ràng ràng tới phẩm giá ấy.

 

“Tòa Hiến Định Cộng Hòa Balan đã ấn định rằng các hoạt động như thế là những gì bất xứng với nguyên tắc của một quốc gia dân chủ được cai trị bằng qui tắc luật lệ: ‘Một quốc gia dân chủ được cai trị bằng qui tắc luật lệ coi con người cùng với hạnh phúc quí báu của họ là một giá trị tối hậu. Nói tới hạnh phúc này chúng tôi hiểu đó là sự sống trong một quốc gia dân chủ được cai trị bởi qui tắc luật lệ cần phải được hưởng sự bảo vệ theo hiến pháp nơi từng giai đoạn phát triển của nó’ (Ruling by the Constitutional Court of the Republic of Poland dated May 28, 1997).

 

“Quyết định của Quốc Hội Âu Châu cũng gây ra những chống đối hệ trọng liên quan tới sự kiện là nguyên tắc phụ trợ căn bản của Khối Hiệp Nhất Âu Châu là những gì không được tôn trọng trong trường hợp này. Khối Hiệp Nhất Âu Châu được yêu cầu tài trợ cho việc nghiên cứu không xứng hợp với những thể chế pháp lý của quốc gia đang có nơi nhiều quốc gia hội viên, bao gồm cả Balan. Lãnh vực khơi lên cuộc tranh luận như thế là ở chỗ việc qui định về các vấn đề đạo lý chỉ thuộc về thẩm quyền của các quốc gia hội viên mà thôi.

 

“Theo quyết định của Quốc Hội Âu Châu thì việc nghiên cứu bất hợp pháp theo luật lệ quốc gia cần phải được tài trợ bởi ngân quĩ Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nếu vậy, cũng bởi cả những đóng góp của các quốc gia không cho phép cuộc nghiên cứu này. Việc cổ động một việc làm như thế ở Khối Hiệp Nhất Âu Châu sẽ gây hại cho mối liên kết của nó, cho chủ tính của nó, và chắc chắn sẽ dẫn tới những thứ xung khắc vô ích. Đó là lý do tại sao chúng tôi lớn tiếng chống lại những giải pháp như thế. 

 

“Các vị giám mục Balan đang tham dự phiên họp thứ 336 của hội đồng giám mục Balan hoàn toàn tán thành với chủ trương của ủy ban chư hội đồng giám mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu, như đã được bày tỏ trong cuộc họp thường niên của mình vào tháng 11/2005. Chủ trương này sau đó còn được lập lại bởi văn phòng Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu trong tháng 5 năm nay. Chúng tôi tin rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu cần phải tập trung việc nghiên cứu của mình vào nhiều lãnh vực hứa hẹn khác cũng liên quan tới những thứ thân bào nhưng là những thứ thân bào được lấy từ thành phần người lớn. 

 

“Như được bày tỏ theo chủ trương của Hội Đồng Thường Trực và Hội Đồng Khoa Học của hội đồng giám mục Balan ngày 26/2/2004: ‘một thứ hình thức trị liệu như thế không gây ra bất cứ một nghi nan nào về đạo lý và là một niềm hy vọng chân thực cho những ai bị bệnh và khổ đau, không giống như cuộc kiến tạo và sử dụng các thân bào từ phôi thào bào con người’.

 

“Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quốc Hội Âu Châu hãy điềi chỉnh lại quyết định của mình về vấn đề này. Nó không cổ võ vấn đề tôn trọng phẩm giá của con người cũng không giúp cho công ích. Một quyết định sai lầm như thế không chú ý gì tới một thứ giá trị nồng cốt, đó là giá trị sự sống con người, làm suy yếu đi niềm tin tưởng vào Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các tiến trình quyết định của nó. 

 

“Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí, kêu gọi Hội Đồng và Ủy Ban Âu Châu, hãy thực hiện tất cả mọi biện pháp để ngăn ngừa việc áp dụng quyết định của Quốc Hội Âu Châu về vấn đề tài trợ cho việc nghiên cứu phpôi thai bào và thân bào từ phôi thai bào.

 

(Chữ ký của các vị hồng y, các vị tổng giám mục và giám mục tham dự hội nghị)

Poznan – Gniezno, 25/6/2006

 

Theo chiều hướng phò sự sống và phẩm vị con người ấy của Hội Đồng Giám Mục Balan đối với vấn đề nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai nhân bào, Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu (COMECE) cũng phổ biến một tuyên cáo hôm 26/7/2006 về những ứng dụng của Nội Dung Chương Trình Nghiên Cứu thứ 7 của Khối Hiệp Nhất Âu Châu trong thời đoạn 2007-2013, bao gồm cả việc tài trợ để thực hiện chương trình nghiên cứu bằng việc sử dụng phôi thai bào con người rồi sau đó hủy diệt đi những phôi thai bào con người ấy. Nhan đề của bản Tuyên Cáo này là: “Kiểm Điểm Về Việc Bảo Vệ Các Phôi Thai Bào: Khối Hiệp Nhất Âu Châu Trước Cuộc Thánh Đố Về Đạo Lý Sinh Học”.

 

“Văn Phòng Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu đã theo dõi việc sửa soạn của Nội Dung Chương Trình Nghiên Cứu thứ 7 của Khối Hiệp Nhất Âu Châu trong thời đoạn 2007-2013. Văn phòng này cảm thấy hết sức thất vọng về quyết định của Hôi Đồng Chư Vị Bộ Trưởng Âu Châu hôm 24/7/2006. 

 

“Giáo Hội Công Giáo công nhận tầm quan trọng của việc phát triển một nền kinh tế được xây dựng trên kiến thức, nghiên cứu và đổi mới của Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Để đạt được mục đích phát triển theo chiều hướng như thế, Nội Dung Chương Trình Nghiên Cứu Thứ 7 là một phương tiện thiết yếu để ủng hộ việc nghiên cứu và canh tân ở tầm cấp Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Khóa họp thường niên của COMECE vào tháng 11/2005 đã nhìn nhận rằng: ‘Khoa học và việc nghiên cứu đã thực hiện những việc đóng góp chính yếu cho phẩm chất của sự sống, nhất là nơi lãnh vực sức khỏe, một lãnh vực thuận lợi với những giải pháp trị liệu mới. Chúng cũng là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế nữa’. 

 

“Như chương trình trước đây, qua hình thức hiện tại của mình, Nội Dung Chương Trình Nghiên Cứu Thứ 7, được Quốc Hội Âu Châu ủng hộ, vẫn tiếp tục cổ võ việc nghiên cứu thân bào từ những phôi thai bào con người. Đó là tình trạng hiện nay, bất chấp xẩy ra việc chống đối của một số Quốc Gia Phần Tử đã không thể chiếm được những sự bảo vệ hơn nữa đối với vấn đề tôn trọng phẩm giá con người trong các cuộc điều đình ở Hội Đồng Chư Bộ Trưởng Âu Châu hôm Thứ Hai 24/7.  

 

“Để bổ khuyết cho sự thỏa thuận ở Hội Đồng Chư Bộ Trưởng này, Ủy Ban Âu Châu đã thêm vào lời tuyên ngôn 12 điểm đặc biệt dự liệu là Nội Dung Chương Trình Nghiên Cứu Thứ 7 sẽ không tài trợ việc hủy diệt các phôi thai bào con người, song sẽ tài trợ cho việc nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào bị hủy diệt như thế. 

 

“Lời tuyên ngôn này hầu như không thỏa đáng, vì việc Âu Châu tài trợ nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào bao gồm cả cái nguy cơ cổ võ việc hủy diệt các phôi thai bào con người ở cấp Các Quốc Gia Hội Viên. Bởi thế, Văn Phòng Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu lập lại việc phản đối của mình đối với việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu tài trợ cho cuộc nghiên cứu liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới vấn để hủy diệt các phôi thai bào con người. Theo chiều hướng ấy, văn phòng này xin được nhắc lại bản tuyên cáo do Tiểu Ban Điều Hành của Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu phổ biến ngày 31/5/2006 như sau: ‘Việc đối xử với phôi thai bào con người như là một thứ đồ vật để nghiên cứu là những gì không xứng hợp với phẩm giá con người’. 

 

“Việc sử dụng các phôi thai bào con người cho những mục đích nghiên cứu (chẳng hạn như cho việc hủy hoại chúng hay việc nghiên cứu thân bào từ những phôi thai bào này) là những gì bất khả chấp. Ngoài ra, không cần phải thực hiện việc nghiên cứu ấy; theo các chuyên gia thì các thân bào từ tế bào già và các thân bào từ cái nhau, cũng cống hiến một cách thức khác mở ra một viễn tượng lợi ích thực sự cho vấn đề trị liệu. 

 

“Văn Phòng Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu cảm thấy khó hiểu trước sự mâu thuẫn giữa cái quyết định tấn công phẩm giá con người ở vào lúc sơ khai của sự sống với mục tiêu của Khối Hiệp Nhất Âu Châu muốn cổ võ các thứ trị liệu nhằm mục đích cứu lấy sự sống con người. Quyết định này cũng nghịch lại với bản Hiến Chương của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về Các Quyền Lợi Chính Yếu là bản tuyên ngôn đã xác định ở Khoản 1 như sau: ‘Phẩm giá của con người là những gì bất khả vi phạm. Nó cần phải được tôn trọng và bảo vệ’. 

 

“Bởi thế, chúng tôi kêu gọi dư luận quần chúng hãy chú trọng tới tầm quan trọng của quyết định này. Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa về tầm quan trọng sâu xa của các chiều kích đạo lý xã hội và đạo lý sinh học nơi cuộc tranh luận này đối với Âu Châu cũng như với tương lai của Âu Châu. Chúng tôi mời gọi đồng bào của chúng tôi, nhất là những người Công Giáo, hãy nhận thức tầm quan trọng về nhân loại học này nơi cuộc tranh luận liên quan tới phẩm giá con người ấy. Chúng tôi kêu gọi họ hãy làm tất cả những gì có thể để bảo trì một cuộc tranh luận như thế ở tầm mức các cơ cấu tổ chức Âu Châu, ở các Quốc Gia Phần Tử và ở xã hội dân sự. Đây là điều hệ trọng liên quan tới việc Quốc Hội Âu Châu nhóm họp lần thứ hai vào mùa thu tới.

 

Giám Mục Adrianus Van Luyn, giám mục Rotterdam, chủ tịch

Đức Ông Noel Treamor, tổng thư ký

(còn tiếp 1 kỳ)

 

 

TOP

 

 

 ? ĐHY Chủ Tịch Chư Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Văn Hóa và Đối Thoại Liên Tôn Paul Poupard ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

(tiếp 8 Thứ Ba)

 

4.         Đối diện với những đổi thay của trào lưu bảo thủ đang làm gia tăng cái ô nhục nơi một số tín đồ khi các quốc gia tước đoạt đi các quyền lợi về văn hóa và tôn giáo của họ, đối diện với những hiệu quả của chủ nghĩa duy cộng đồng được khơi động bởi cái nhức nhối khó chịu của một số nhóm trong thế giới bất quân bình này, và đối diện với những nguy cơ về việc áp dụng một cách phi nhân một số tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, chúng ta muốn nhấn chuông báo động rằng: Cả những vấn đề ấy nữa cũng là các thứ thách đố cần đến những đáp ứng cấp tốc, thích đáng và hoàn toàn nhân bản, những thách đố đang trải qua một cuộc sụp đổ trầm trọng nơi các xã hội của chúng ta.

 

Một số các xứ sở đã ở vào giai đoạn tự sát về dân số, và hầu như mất đi cái cảm thức về tính chất linh thánh của sự sống, đưa vào luật lệ của mình những qui định làm méo mó hôn nhân và bất ổn gia đình là tế bào căn bản của xã hội, bởi thế mở đường thậm chí cho những lệch lạc trầm trọng hơn nữa và cho một tương lai đầy những đe dọa.

 

5.         Đối với đại lục Châu Âu, Kitô Giáo đã từng là một yếu tố nguyên khởi cho mối hiệp nhất giữa các dân tộc và các nền văn hóa của những dân tộc ấy. Qua hai ngàn năm, Kitô Giáo liên tục cổ võ một nhãn quan toàn vẹn về con người và về những quyền lợi cùng phận vụ của họ, và lịch sử của một đại số quốc gia đang chứng kiến thấy cái phong phú về văn hóa đặc biệt của nó. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo đã dứt khoát dấn thân vào việc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, ý thức về vai trò bất khả thay thế của các tôn giáo trong việc nhân bản hóa xã hội, về khả năng của các tôn giáo, trong việc hoạt động ở tâm điểm của vấn đề đối thoại, như men thực sự có thể làm phong phú các việc trao đổi giữa dân chúng cùng văn hóa của họ về các giá trị cao nhất mà nếu thiếu vắng các giá trị ấy thì con người sẽ trở thành sói đối với con người. 

 

Những giá trị này là việc tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người chẳng trừ ai, như thành phần tạo vật được Thiên Chúa Hóa Công yêu thương và mong muốn dựng nên theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài, là việc tôn trọng quyền tự do theo lương tâm và quyền được tự do công khai thờ phượng theo tôn giáo, và là việc ý thức định mệnh chung của con người được kêu gọi cùng nhau thiết dựng một nền văn minh yêu thương trong công lý và trong hòa bình.

 

6.         Qua nhiều ngàn năm, các tôn giáo đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển và bảo trì gia sản văn hóa của nhân loại. Các tôn giáo, khi nhận thấy công của mình về tính cách phong phú sáng tạo của văn hóa, đòi hỏi là các thẩm quyền hữu trách ở khắp nơi bảo đảm là những sản vật linh thánh và những lâu đài dinh thự có thể tiếp tục bày tỏ niềm tin của chúng và sống động nơi chúng.

 

Trong một thế giới có tính cách linh đình an vui và trao đổi những phong phú về văn hóa, vật chất và tinh thần, thì các tôn giáo là những ngôi nhà cởi mở có thể dạy và thực hành việc đối thoại, việc tôn trọng sự khác biệt và phẩm giá của toàn thể con người, việc yêu mến chân lý, việc ý thức vấn đề thuộc về một đại gia đình duy nhất các dân tộc theo ý muốn của Thiên Chúa, và được kêu gọi để sống dưới sự canh chừng của Ngài trong tình yêu thương chung. Lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội, về phần mình, qua giáo huấn về luân lý và tôn giáo của Giáo Hội, đang chủ động và đáng kể góp phần vào việc gia tăng mối liên kết xã hội.

 

7.         Vì mong muốn tôn trọng nhu cầu mới về một tính cách trần thế mới mẻ của quốc gia nơi tất cả những yếu tố tôn giáo và trần thế của nó, nhưng thận trọng về hình thức suy giảm của tính cách trần thế đứng ở đằng sau một số khuynh hướng chính trị, Tòa Thánh tái xác nhận việc sẵn sàng và khả năng của các tôn giáo trong việc góp phần vào vấn đề xây dựng cộng đồng con người, để đặc biệt mang sự trợ giúp của mình làm phương dược chữa trị cái thách đố về tình trạng phân mảnh xã hội, cũng như để cống hiến một lý tưởng cho giới trẻ và một ý nghĩa cho đời sống và lịch sử.

 

Lời kết thúc của tôi sẽ là lời của Đức Tổng Giám Mục Kirill ở Smolensk và Kaliningrad: ‘Cuộc khủng hoảng được cuộc toàn cầu hóa đang dẫn đưa nhân loại đây chỉ có thể tránh được bằng các nỗ lực chung của tất cả mọi tín hữu và tất cả mọi người thiện chí trong lãnh vực hình thành đạo lý nơi con người, cuộc thiết lập một nền tảng chính đáng cho việc con người chung sống’ (Metropolitan Kirill, "L’Évangile et la liberté. Les valeurs de la Tradition dans la société laique," Cerf, Paris, 2006, p. 239).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Nghèo Nàn Khổ Sở

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

(tiếp 8 Thứ Ba)

 

Nghèo Nàn Khổ Sở

Trước hết, nơi Ấn Tượng Việt Nam như đàn chiên không chủ chăn này trong tôi ấy, tôi đã thấy dân tộc tôi long đong lận đận quá sức. Trước khi rời Việt Nam về Mỹ hai ngày, tôi đã đến thăm một gia đình thật là giầu có ở Phú Nhuận, với căn nhà trị giá 400 ngàn Mỹ Kim nhiều năm trước đây, còn đắt hơn cả căn nhà của tôi đang ở Hoa Kỳ hiện nay, mới mua cuối năm 2000. Người chồng đã từng xuất ngoại trên 20 quốc gia. Tủ kính ở phòng khách trưng bày đầy những kỷ vật bốn phương. Tôi cũng có thấy những dinh thự khá sang trọng và độ sộ của tư nhân ở Hà Nội và Sài Gòn.

Thế nhưng, đấy chỉ là những đốm sáng trong một bầu trời đen tối nghèo nàn. Cũng vào mấy ngày cuối trước khi về lại Mỹ, tôi cũng đến thăm một thân nhân ở khu Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn. Gia đình 6 người lớn này được xây dựng trên vùng bùn lầy. Nhà thật là chật chội. Không cửa sổ. Ba chiếc xe mô-tô phải đậu ở ngay giữa nhà. Tối mới dám lên gác mở quạt ngủ không giường. Tất cả diện tích không bằng garage 3 xe của nhà tôi. Tôi đã thấy còn những căn nhà tranh vách đất và nhà tranh vách lá hơn một nửa thế kỷ trước đây, trên đoạn đường từ Sapa lên Bắc Hà thuộc miền thượng du Bắc phần.

  

Tôi đã thấy những thửa ruộng với những con người gò lưng cấy lúa hay nhổ mạ, thậm chí cầy ruộng bằng những con trâu con bò, trên đường từ Hà Nội đi Hạ Long. Tôi đã thấy khu chợ Bắc Hà ở miền thượng du Bắc Việt, hôi hám, bụi bặm, bẩn thỉu, có người ngồi bán mấy nhánh tỏi, vài trái ớt và dăm thứ rau, không biết có được nửa Mỹ Kim một buổi họp chợ như vậy hay chăng. Tôi đã thấy khu chợ nổi ở nhánh Tiền Giang thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, đầy những chiếc thuyền bán trái cây, ngũ cốc, rau cỏ, từ các nơi tụ về. Tôi đã thấy những phụ nữ chèo thuyền bán rong trên biển, ghé vào chiếc du thuyền từ Hạ Long sang Cát Bà của nhóm du lịch chúng tôi.

 

Tôi đã hết sức xót xa trông thấy một em gái khoảng 9-10 tuổi, trong số những người phụ nữ bán rong trên biển ấy; đối với tôi, em chẳng chẳng khác gì như một con chim trong lồng, cho dù cái lồng chim thiên nhiên Hạ Long, với cả 3.000 thạch đảo, bao chiếm một vùng biển rộng 3.880 cây số, có được kể từ năm 1994 là di sản của thế giới đi nữa, cũng chỉ là những gì che khuất chân trời tương lai của em. Tôi đã thấy một trường học nhỏ xíu trên biển, được thiết lập cho nhóm các gia đình sống từng chùm trên biển. Tôi đã nghe một em trai, cũng khoảng 9 hay 10 tuổi, ở bến xe và bến đò đưa đón khách tham quan Động Phong Nha, Tỉnh Quảng Bình, đã năn nỉ khách du lịch mua cho em một tập ảnh Phong Nha, 10 tấm, 10.000 đồng Việt Nam (khoảng 60 cents Mỹ), với những lời lẽ đứt ruột như sau: “Làm ơn mua cho con một bộ để con lấy tiền mua sách học”.  

Tôi đã thấy đầy những anh xe thồ (hay xe ôm) săn đón, ngay trước mỗi khách sạn tôi ở, mời mọc để chở khách du lịch đi đây đi đó bằng chiếc xe mô-tô của họ, mỗi chuyến trung bình là 10.000 đồng Việt Nam, và mỗi ngày may mắn được 5 hay 6 chuyến, tức được khoảng 3 Mỹ Kim một ngày, một tháng quãng 100 Mỹ Kim. Tôi đã nghe các giáo viên ở Phan Rang cho biết, lương tháng của họ chỉ được tương đương với 100 Mỹ Kim. Tôi đã được các người tài xế du lịch cho biết lương của họ khá lắm vào khoảng tương đương từ 100 đến 150 Mỹ Kim một tháng.  

 

 

Tôi đã nghe một người đầu bếp ở một khách sạn sang trọng tại Sài Gòn cho biết lương của anh hằng tháng tương đương với 100 Mỹ Kim. Tôi đã nghe tâm sự của một người canh gác (security officer), ở khu nghỉ mát Đen Giòn Ninh Chữ thuộc thị xã Phan Rang tỉnh Ninh Thuận, về số lương 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần là 500.000 đồng Việt Nam, tương đương với 30 Mỹ Kim, tức mỗi ngày 1 Mỹ kim. Tôi thấy những người đánh giầy ở khu vực nhà ga Lào Cai thuộc miền thượng du Bắc phần, cắm cúi ngồi lau giầy cho khách du lịch, 5.000 đồng Việt Nam (hay 30 cents Mỹ) một đôi, mỗi ngày may mắn kiếm được số tiến tương đương với hai hay ba Mỹ kim.

 

(mai tiếp: Bản Sắc Quê Hương)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ