GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 15/9/2006

 TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Thánh Lễ Thứ Hai ngày 11 tại Kapellplatz, Altotting

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Giờ Kinh Tối Thánh Mẫu Ngày Thứ Hai 11 tại Đền Thờ Thánh Anna Ở Altotting

?   Tôn Sùng Thánh Tâm: Đối Tượng

 

Lễ Mẹ Đau Thương 15/9

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Thánh Lễ Thứ Hai ngày 11 tại Kapellplatz, Altotting

 

Quí Chư Huynh Giám Mục và Linh Mục!

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay, trong Bài Đọc Thứ Nhất, Bài Đáp Ca và Phúc Âm, vào 3 lúc khác nhau và 3 cách thức cách nhau, chúng ta thấy Mẹ Maria, Người Mẹ của Chúa Kitô, hiện lên như là một người nữ nguyện cầu. Trong Sách Tông Vụ, chúng ta thấy Mẹ ở giữa cộng đồng chư vị Tông Đồ qui tụ lại ở Căn Thượng Lầu, cầu xin Chúa Kitô bấy giờ đã về cùng Cha hoàn tất lời hứa của Người: ‘Mấy ngày nữa đây các con sẽ được rửa trong Thánh Linh’ (1:5). Mẹ Maria hướng dẫn Giáo Hội mới sinh sống nguyện cầu; Mẹ thực sự là hiện thân của Giáo Hội sống nguyện cầu. Bởi thế, cùng với đại cộng đồng các thánh nhân và ở giữa các vị, Mẹ đứng, thậm chí cho tới ngày hôm nay, trước nhan Thiên Chúa để chuyển cầu cho chúng ta, xin Con Mẹ hãy sai Thần Linh của Người một lần nữa xuống trên Giáo Hội và canh tân bộ mặt trái đất.

 

Chúng ta đã đáp lại bài đọc này bằng việc xướng lên với Mẹ Maria bài đại thánh ca chúc tụng được Mẹ cất lên sau khi bà Isave gọi Mẹ diễm phúc bởi niềm tin của Mẹ. Nó là một lời nguyện cầu tạ ơn, một lời nguyện cầu của niềm vui trong Thiên Chúa, một lời nguyện cầu ngợi khen các công việc toàn năng của Ngài. Cái chủ yếu của bài ca này đã hiện lên rõ ràng ngay từ những lời đầu tiên của nó: ‘Linh hồn tôi ngợi khen – hay linh hồn tôi cao cả – Chúa’. Việc làm cho Chúa nên cao cả nghĩa là hiến dâng cho Ngài một vị trí trên thế giới này, trong đời sống của chúng ta, và để Ngài đi vào thời gian và hoạt động của chúng ta: nói cho cùng thì đó là yếu tính của việc thực sự nguyện cầu. Nơi nào Thiên Chúa được nên cao cả thì con người nam nữ không trở nên bé nhỏ: cả ở nơi Thiên Chúa được nên cao cả, con người nam nữ cũng trở thành cao cả và thế giới được tràn đầy ánh sáng.   

 

Sau hết, trong bài Phúc Âm, Mẹ Maria đã thay cho một số thân hữu đang cần giúp đỡ yêu cầu Con Mẹ rat ay. Thoạt tiên thì đây có thể trở thành một cuộc đối thoại hoàn toàn về nhân loại giữa một Người Mẹ và Con mình, và nó thực sự là một cuộc đối thoại phong phú theo nhân loại. Tuy nhiên, Mẹ Maria không nói với Chúa Giêsu như thể Người là một con người thuần túy có khả năng và sự trợ giúp làm Mẹ có thể cậy nhờ. Mẹ trao phó nhu cầu của con người cho quyền năng của Người, một quyền năng vượt trên năng khiếu và khả năng của con người. Trong cuộc đối thoại này với Chúa Giêsu, chúng ta thực sự thấy Mẹ như là một Người Mẹ kêu xin, một Người Mẹ chuyển cầu. Khi chúng ta lắng nghe đoạn Phúc Âm này, cũng cần phải đi sâu hơn một chút, không những để hiểu Chúa Giêsu và Mẹ Maria hơn nữa, mà còn học nơi Mẹ Maria cách thức cầu nguyện xác đáng. Mẹ Maria không thực sự xin một điều gì đó nơi Chúa Giêsu: Mẹ chỉ nói với Người rằng: ‘Họ hết rượu rồi’ (Jn 2:3). Những đám cưới ở Thánh Địa được cử hành cả tuần lễ; cả tỉnh đều tham dự và vì thế mà cần phải có nhiều rượu uống. Bấy giờ cô dâu chú rễ cảm thấy bối rối, và Mẹ Maria chỉ nói về tình trạng ấy với Chúa Giêsu thôi. Mẹ không xin bất cứ một điều gì đặc biệt hết, lại càng không xin Chúa Giêsu tỏ ra quyền phép của Người, thực hiện một phép lạ, làm cho có rượu. Mẹ chỉ trao vấn đề cho Chúa Giêsu và tùy Người quyết định về những gì cần phải làm. Bởi thế, nơi những lời lẽ bình thường của Mẹ Chúa Giêsu, chúng ta có thể thấy được hai điều: một đàng là tấm lòng quan tâm trìu mến của Mẹ đối với con người, một lòng cảm mến từ mẫu làm cho Mẹ nhận ra những vấn đề nơi kẻ khác. Chúng ta thấy được sự tốt lành chân thật của Mẹ và việc Mẹ sẵn sàng giúp đỡ. Đó là một Người Mẹ được các thế hệ dân chúng đã từng đến Altotting để viếng thăm. Chúng ta ký thác cho Mẹ các việc chăm sóc của chúng ta, các nhu cầu của chúng ta và các gian nan khốn khó của chúng ta. Thái độ từ mẫu sẵn sàng giúp đỡ của Mẹ được chúng ta tin tưởng xuất hiện ở nơi đây lần đầu tiên trong Thánh Kinh. Thế nhưng, ngoài khía cạnh thứ nhất này, khía cạnh mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, còn một khía cạnh khác, khía cạnh chúng ta có thể dễ dàng lướt qua: Mẹ Maria để hết mọi sự cho việc phán quyết của Chúa. Ở Nazarét, Mẹ đã trao phó ý muốn của mình, thuận phục vào ý muốn của Thiên Chúa: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa; tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền’ (Lk 1:38). Và điều ấy tiếp tục là thái độ chính yếu của Mẹ. Đó là cách thức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện: không phải bằng việc tìm cách tỏ ra ý muốn của mình và ước muốn của mình trước Thiên Chúa, dù chúng có quan trọng đến đâu chăng nữa, dù chúng ta có thấy chúng hợp tình hợp lý mấy chăng nữa, mà là mang chúng đến trước Ngài và để Ngài quyết định những gì Ngài muốn thực hiện. Nơi Mẹ Maria chúng ta học được lòng ưu ái và sẵn sàng giúp đỡ, thế nhưng chúng ta cũng học được lòng khiêm nhượng và quảng đại trong việc chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng rằng, bất cứ ý của Ngài ra sao, ý ấy sẽ là ý của chúng ta, và là sự thiện thực sự của tôi.

 

Tôi nghĩ, chúng ta có thể hiểu rất rõ thái độ và lời lẽ của Mẹ Maria, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn cảm thấy rất khó hiểu câu ttrả lời của Chúa Giêsu. Trước hết, chúng ta không thích cách Người nói với Mẹ là ‘Hỡi Bà’. Tại sao Người không nói rằng ‘Thưa Mẹ’? Thế nhưng tước hiệu ấy thực sự diễn tả vị trí của Mẹ Maria nơi lịch sử cứu độ. Nó hướng về tương lai, đến giờ khắc khổ giá, khi Chúa Giêsu nói với Người là: ‘Hỡi Bà, này là con Bà – Hỡi con, này là mẹ của con’ (Jn 19:26-27). Nó ngưỡng vọng tới giờ khắc Người sẽ làm cho người nữ này, Mẹ của Người, làm Mẹ của tất cả mọi môn đệ của Người. Ngoài ra, danh xưng ‘Hỡi Bà’ nhắc lại trình thuật tạo dựng nên Evà: Adong, được vây quanh bởi tạo vật đầy những uy nghi tráng lệ, cảm thấy cái lẻ loi làm người. Thế rồi Evà được tạo dựng nên, và nơi Evà, Adong thấy được người bạn đời Adong trông mong; để rồi Adong đã đặt tên cho Evà là ‘đàn bà’. Vậy, theo Phúc  Âm Thánh Gioan, Mẹ Maria tiêu biểu cho một nữ giới mới, một nữ giới dứt khoát, một đồng bạn của Chúa Cứu Thế, một Người Mẹ của chúng ta: danh xưng này, một danh xưng có vẻ thiếu cảm mmến thực sự lại diễn tả được cái cao cả nơi vai trò trường kỳ của Mẹ Maria.

 

Tuy nhiên, chúng ta lại càng không thích những gì Chúa Giêsu bấy giờ nói với Mẹ Maria ở cana: ‘Hỡi Bà, Tôi đâu có can dự gì với bà? Giờ của Tôi chưa tới’ (Jn 2:4). Chúng ta muốn phản đối, ở chỗ: Chúa có nhiều thứ liên hệ với Mẹ chứ! Chính Mẹ Maria đã hiến cho Chúa máu thịt, Mẹ đã hiến cho Chúa thân thể của Chúa, và chẳng những là thân thể của Chúa: với tiếng ‘xin vâng’ xuất phát từ đáy lòng của Mẹ mà Mẹ đã cưu mang Chúa trong lòng dạ của Mẹ, và với tình yêu của Mẹ, Mẹ đã hiến cho Chúa sự sống và đem Chúa vào cộng đồng dân Yến Duyên. Thế nhưng, nếu đó là những gì chúng ta nói cùng Chúa Giêsu, thì chúng ta đã đi đúng hướng đến chỗ hiểu được câu trả lời của Người. Vì tất cả những điều ấy nhắc nhở chúng ta rằng đã có hai cuộc đối thoại xẩy ra vào lúc nhập thể của Chúa Giêsu; hai cuộc đối thoại này đi với nhau và hòa nhập thành mộït. Trước hết, có một cuộc đối thoại của Mẹ Maria với Tổng Lãnh Thần Gabiên, khi Mẹ thưa: ‘Xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền’ (Lk 1:38). Thế nhưng, cũng có một đoạn tương đương với đoạn này, có thể nói, nơi chính Thiên Chúa, đoạn chúng ta đọc trong Thư gửi Do Thái, đoạn viết về những lời của bài Thánh Vịnh 40 trở thành một thứ đồi thoại giữa Cha và Con, một cuộc đối thoại mở đường cho cuộc Nhập Thể. Người Con Hằng Hữu thưa cùng Cha rằng: ‘Hy xinh và lễ vật thì Cha chẳng ưng, song Cha đã ban cho Con một thân xác… Này đây Con đến để làm theo ý Cha’ (Heb 10:5-7; x Ps 40:6-8). Tiếng ‘xin vâng’ của Người Con: ‘Con đến để làm theo ý Cha’, và tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria: ‘Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền’ – tiếng ‘xin vâng’ nhị trùng này trở thành một tiếng ‘xin vâng’ duy nhất, nhờ đó Lời đã hóa thành nhục thể nơi Mẹ Maria. Nơi tiếng ‘xin vâng’ nhị trùng này được hiện thân nơi việc vâng lời của Người Con, và bởi tiếng ‘xin vâng’ của mình Mẹ Maria đã hiến cho Người thân xác ấy. ‘Hỡi Bà, Tôi đâu có can chi với Bà?’ Cuối cùng, những gì mỗi người chúng ta liên hệ với keẻkhác đều được chất chứa nơi tiếng ‘xin vcâng’ nhị trùng này, một tiếng ‘xin vâng’ mang lại việc Nhập Thể. Câu trả lời của Chúa Kitô hướng tới điểm hiệp nhất sâu xa ấy. Chính vì điều này mà Người chỉ về Người Mẹ của Người. Ở đây, trong tiếng ‘xin vâng’ chung của hai Người trước ý muốn của Chúa Cha mới có được một câu trả lời. Cả chúng ta bao giờ cũng cần phải học hỏi một cách mới mẻ về cách thuưc để tiến tới chỗ ấy; nơi chúng ta sẽ tìm thấy được câu trả lời cho các vấn nạn của chúng ta.

 

Nếu chúng ta lấy điều này như khởi điểm của mình thì giờ đây chúng ta cũng có thể hiểu được phần thứ bhai nơi câu trả lời của Chúa Giêsu: ‘Giờ của Tôi chưa đến’. Chúa Giêsu không bao giồ hành động hoàn toàn lẻ loi một mình hết, và không bao giờ làm để làm hài lòng người khác. Chúa Cha bao giờ cũng là khởi điểm cho các hành động của Người, và đó là những gì liên kết Người với Mẹ Maria, vì Mẹ muốn thực hiện việc yêu cầu của Mẹ trong cùng mối hiệp nhất ý muốn này với Chúa Cha. Bởi vậy mà thật là ngỡ ngàng ở chỗ, sau khi nghe thấy câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời rõ ràng là từ chối lời yêu cầu của Mẹ, thế mà Mẹ vẫn thản nhiên nói cùng thành phần phục dịch rằng: ‘Các anh hãy làm những gì Người bảo’ (Jn 2:5). Chúa Giêsu không phải là một tay làm sự lạ, Người không giỡn chơi với quyền năng của mình nơi những gì chỉ là tư vụ. Không, Người ban cho một dấu hiệu, một dấu hiệu Người dùng để loan báo giờ của Người, giờ của một cuộc lễ cưới, giờ của việc hiệp nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Người không chỉ nguyên ‘hóa’ rượu mà còn biến đổi cuộc lễ cưới của con người thành hình ảnh của cuộc lễ cưới thần linh, một lễ cưới được Chúa Cha mời gọi chúng ta nơi Người Con và là một lễ cưới Ngài ban cho chúng ta mọi sự tốt đẹp được tiêu biểu nơi tính cách dồi dào rượu uống. Lễ cưới này trở thành một hình ảnh của giây phút Chúa Giêsu yêu thương cho tới cùng, giây phút Người để cho xác thân của mình bị xâu xé, nhờ đó vĩnh viễn ban mình cho chúng ta, hoàn toàn trở nên một với chúng ta – một đám cưới giữa Thiên Chúa và con người. Giờ của Cây Thập Tự Giá, giờ khắc này là nguồn mạch của Bí Tích, một bí tích Người thực sự ban mình cho chúng ta nơi thịt và máu, đặt Thân Thể của Người vào bàn tay của chúng ta và tấm lòng của chúng ta, đó là giờ khắc của cuộc lễ cưới này. Bởi vậy, một nhu cầu nhất thời được giải quyết một cách thực sự thần linh và lời yêu cầu ban đầu đã được dồi dào đáp ứng. Giờ của Chúa Giêsu chưa tới, thế nhưng, nơi dấu hiệu nước hóa thành rượu, nơi dấu hiệu của một tặng ân mừng rỡ này, Người bấy giờ đã ngưỡng vọng tới giờ khắc ấy rồi vậy.

 

‘Giờ khắc’ của Chúa Giêsu là Cây Thập Tự Giá; giờ khắc tối hậu của Người sẽ là việc Người trở lại vào ngày cùng tháng tận. Người cũng tiếp tục ngưỡng vọng đến giờ khắc tối hậu này nơi Thánh Thể, trong đó, cho tới giờ đây, Người luôn đến với chúng ta. Và Người làm điều này một cách mới mẻ luôn luôn, qua việc chuyển cầu của Mẹ Người, qua việc chuyển cầu của Giáo Hội, lời chuyển cầu kêu lên với Người trong các Kinh Nguyện Thánh Thể rằng: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!’. Theo Qui Lễ, Giáo Hội liên lỉ nguyện cầu cho ‘giờ khắc’ được trông ngóng này, xin Người đến thậm chí vào lúc này đây và ban cho chúng ta. Bởi vậy chúng ta hãy để Mẹ Maria hướng dẫn chúng ta, Người Mẹ Ân Sủng ở Altotting, Người Mẹ Mẹ của tất cả mọi tín hữu, tới ‘giờ khắc’ của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy xin Người ban cho chúng ta tặng ân được hiểu biết Người sâu xa hơn. Và chớ gì việc chúng ta lãnh nhận Người không biến thành giây phút hiệp thông mà thôi. Chúa Giêsu vẫn hiện diện nơi Bánh thánh và Người liên lỉ đợi chờ chúng ta. Ở Altotting đây, việc tôn thờ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể đã tìm thấy được một địa điểm mới trong kho tàng cũ. Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi với nhau. Nhờ Mẹ Maria chúng ta muốn tiếp tục việc chúng ta đối thoại với Chúa và biết cách lãnh nhận Người một cách tốt đẹp hơn. Hỡi Thánh Mẫu của Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con, như ở Cana Mẹ đã cầu cho đôi tân hôn vậy! Xin Mẹ hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu – luôn luôn mãi mãi. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060911_shrine-altotting_en.html

 

 

TOP

 

 

 ? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Giờ Kinh Tối Thánh Mẫu Ngày Thứ Hai 11 tại Đền Thờ Thánh Anna Ở Altotting

 

Quí Bạn thân mến!

 

Ở Altotting đây, nơi đầy ơn phúc này, chúng ta qui tụ lại – các chủng sinh đang sửa soạn làm linh mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ và các phần tử thuộc Hội Về Các Ơn Gọi Thiêng Liêng – qui tụ lại Đền Thờ Thánh Anna, trước đền thánh của người con gái của bà là Mẹ Chúa Kitô. Chúng ta đã qui tụ lại nơi đây để suy nghĩ về ơn gọi của chúng ta trong việc phục vụ Chúa Giêsu Kitô, và dưới ánh mắt chăm sóc của Thánh Anna, vị có ngôi nhà đã phát triển một ơn gọi cao cả nhất trong lịch sử cứu độ, chúng ta có thể hiểu được ơn gọi của mình hơn nữa. Mẹ Maria đã lãnh nhận ơn gọi của mình từ môi miệng của một vị thiên thần. Vị thiên thần này không tiến vào phòng của chúng ta một cách hữu hình, nhưng Chúa đã có một dự án cho mỗi một người trong chúng ta, Người gọi đích danh mỗi người chúng ta. Công việc của chúng ta là biết cách lắng nghe, biết nhận ra lời kêu gọi của Người, biết can đảm và trung thành theo Người, và khi đã nói và làm tất cả mọi sự, biết trở thành những người tôi tớ trung thực trong việc sử dụng những tặng ân được trao ban cho chúng ta.

 

Chúng ta biết rằng Chúa tìm kiếm những người thợ đến làm việc cho mùa gặt của Người. Chính Người đã nói như thế: ‘Mùa màng thì bề bộn nhưng thợ gặt thì ít ỏi; bởi thế hãy xin Chủ mùa hãy sai thợ đến làm việc cho mùa gặt của Ngài’ (Mt 9:37-38). Đó là lý do tại sao chúng ta qui tụ lại nơi đây để thiết tha yêu cầu Vị Chúa của mùa gặt. Mùa gặt của Chúa thật sự là bề bộn và cần đến thành phần thợ gặt: ở nơi gọi là Thế Giới Thứ Ba – ở Châu Mỹ Latinh, ở Phi Châu và ở Á Châu – dân chúng đang đợi chờ thành phần rao giảng tin mừng được mang đến cho họ Phúc Âm hòa bình, tin mừng của Thiên Chúa là Đấng đã làm người. Thế nhưng ở cả nơi được gọi là Tây Phương nữa, ở nơi Đức quốc giữa chúng ta đây, cũng như ở những miền đất rộng lớn của Nga, thật sự là cả một mùa gặt bề bộn có thể được gặt hái. Thế nhưng ít người muốn trở thành thành phần thợ làm việc cho mùa gặt của Thiên Chúa. Ngày nay cũng như bấy giờ, lúc mà Chúa Kitô cảm thương đám dân chúng như chiên không người chăn – thành phần dân chúng có lẽ biết cách thực hiện nhiều điều, nhưng thấy khó lòng làm cho đời sống của mình cảm thấy nghĩa lý. Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến thời điểm rối loạn của chúng con đây, thời điểm cần đến những nhà giảng thuyết của Phúc Âm, những vị chứng nhân cho Chúa, những con người có thể chỉ cho thấy con đường dẫn tới ‘sự sống viên mãn’! Xin hãy nhìn đến thế giới của chúng con và dủ lòng thương xót một lần nữa! Xin hãy nhìn đến thế giới của chúng con và sai thợ gặt tới! Bằng lời thỉnh nguyện ấy, chúng ta gõ cửa của Thiên Chúa, nhưng cũng với lời thỉnh nguyện này Chúa đang gõ cửa lòng của chúng ta. Lạy Chúa, Chúa có cần con không? Có thể là quá vĩ đại đối với con? Phải chăng con quá nhỏ bé đối với công cuộc này? ‘Đừng sợ’, vị thiên thần nói cùng Mẹ Maria như thế. ‘Đừng sợ: Ta đã đích thân gọi tên ngươi’, Thiên Chúa nói với chúng ta, với từng người trong chúng ta, qua tiên tri Isaia (43:1).

 

Nếu chúng ta thưa ‘xin vâng’ với tiếng gọi của Chúa thì chúng ta đi đâu đây? Lời diễn tả ngắn gọn nhất về sứ vụ linh mục – và đó cũng đúng một cách đặc biệt với cả thành phần tu sĩ nam nữa nữa – đã được Thánh Ký Marcô cống hiến cho chúng ta. Trong đoạn trình thuật về việc 12 Vị được kêu gọi, thánh ký viết: ‘Chúa Giêsu chỉ định 12 vị để ở với Người và để được sai đi’ (3:14). Để ở với Chúa Giêsu và để được sai đi, đi gặp gỡ dân chúng – hai điều này thuộc về nhau và cùng nhau trở thành tâm điểm của ơn gọi, của thiên chức linh mục. Để ở với Người và để được sai đi – hai điều này là những gì bất khả phân ly. Chỉ có ai ở ‘với Người’ mới nhận biết Người và mới có thể thực sự rao giảng về Người. Và ai ở với Người thì không thể giữ lấy cho mình những gì họ đã tìm thấy; trái lại, họ thông đạt ra. Đó là trường hợp của Anrê, người đã nói với người anh em Simon rằng: ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Thiên Sai’ (Jn 1:41). Rồi vị Thánh Ký thêm: ‘Anh đã mang Simon đến với Chúa Giêsu’ (Jn 1:42). Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, ở một trong những bài giảng của mình, có lần nói là thiên thần của Thiên Chúa, dù có thi hành sứ vụ của mình xa xôi đi nữa cũng luôn chuyển động trong Thiên Chúa. Họ luôn ở với Ngài. Và trong khi nói về các thiên thần, Thánh Grêgôriô cũng nghĩ đến các vị giám mục và linh mục: họ đi bất cứ nơi nào, họ cũng luôn phải ‘ở với Ngài’. Chúng ta biết được điều này theo kinh nghiệm: bất cứ khi nào vị linh mục, vì nhiều thứ nhiệm vụ của mình, càng ngày càng có ít giờ giành để ở với Chúa, họ sẽ từ từ mất đi sức mạnh nội tâm là những gì bảo trì họ để có thể thi hành tất cả những hoạt động thường có tính cấh anh hùng của họ. Hoạt động của họ tiến đến chỗ duy động rỗng tuyếch. Để ở với Chúa Kitô – làm thế nào thực hiện đây? Đúng thế, điều tiên quyết và quan trọng nhất đối với một vị linh mục đó là Thánh Lễ hằng ngày của họ, luôn cử hành bằng một ý thức nội tâm sâu xa. Nếu chúng ta cử hành Thánh Lễ thực sự như là những con người của nguyện cầu, nếu chúng ta liên kết những ngôn từ và hoạt động của chúng ta với Lời đi trước chúng ta và để cho chúng được việc cử hành Thánh Thể hình thành, nếu trong việc Hiệp Lễ chúng ta để mình thực sự được Người ấp ủ và tiếp nhận Người – thì chúng ta đang ở với Người.

 

Phụng Vụ Giờ Kinh là cách thức cần thiết khác để ở với Chúa Kitô: ở đây chúng ta nguyện cầu như thành phần ý thức được nhu cầu của mình cần nói với Thiên Chúa, trong khi đó lại thăng hóa tất cả những ai không có giờ hay có khả năng để cầu nguyện như thế. Nếu việc cử hành Thánh Thể của chúng ta và Phụng Vụ Giờ Kinh giữ được ý nghĩa của chúng, chúng ta cần phải liên lỉ chuyên chú vào việc đọc sách thiêng liêng Thánh Kinh; không những để có thể giải mã và giải thích những lời nói thuộc về một quá khứ xa xăm, mà còn khám phá ra lời lẽ ủi an được Ch1ua giờ đây nói với tôi, Chúa là Đấng thách đố tôi bằng lời ấy. Chỉ có thế, chúng ta mới có thể mang Lời thần hứng đến cho con người nam nữ của thời đại chúng ta như là Lời hiện đại và hằng sống của Thiên Chúa.

 

Việc tôn thờ Thánh Thể là một cách thức cần thiết để ở với Chúa. Nhờ Giám Mục Schraml mà Altotting giờ đây có một ‘kho tàng’ mới. Một nơi mà các kho tàng của quá khứ đã được gìn giữ, những vật quí báu về lịch sử và tôn giáo, giờ đây có một nơi cho kho tàng thực sự này của Giáo Hội: đó là sự hiện diện thường trực của Chúa Kitô trong Bí Tích của Người. Ở một trong những dụ ngôn của mình, Chúa Kitô đã nói về một kho tàng được dấu trong một thửa ruộng; người tìm thấy nó thì bán đi tất cả mọi sự có được để tậu lấu thửa ruộng đó, vì kho tàng kín mật ấy còn giá trị hơn bất cứ một sự gì khác. Kho tàng kín mật này, sự thiện lớn hơn bất cứ sự thiện nào khác, là Vương Quốc của Thiên Chúa – đó là chính Chúa Giêsu, một Vương Quốc hiện thân. Nơi Bánh thánh, Người hiện diện, một kho tàng đích thực, luôn đợi chờ chúng ta. Chỉ khi nào nhờ việc tôn thờ sự hiện diện này chúng ta mới biết lãnh nhận Người một cách thích đáng – chúng ta biết thực tại của việc hiệp lễ, chúng ta biết việc cử hành Thánh Thể từ bên trong. Ở đây tôi xin  trích dẫn một số lời hay hay của Thánh Edith Stein, vị đồng quan thày của Âu Châu, đã viết ở một trong những bức thư của mình rằng: ‘Chúa Kitô hiện diện nơi nhà tạm bằng thần tính và nhân tính của Chúa. Người không ở đó vì Người mà là vì chúng ta: vì Người vui mừng được ở với chúng ta. Người biết rằng chúng ta, theo tự nhiên, cần có Nguời gần kề một cách thân tình. Nhờ đó, bất cứ ai có những tư tưởng và cảm tình bình thường tự nhiên được thu hút để sống với Người, bất cứ ở đâu có thể và nhiều bao nhiêu có thể’ (Gesammelte Werke VII, 136ff.). Chúng ta hãy ở với Chúa! Ở đó chúng ta có thể nói với Ngài về hết mọi sự. Chúng ta có thể dâng lên Người các thỉnh nguyện, các quan tâm, các thứ rắc rối trục trặc. Niềm vui của chúng ta. Lòng tri ân của chúng ta, những nỗi thất vọng của chúng ta, các nhu cầu của chúng ta và các ước vọng của chúng ta. Ở đó chúng ta có thể liên lỉ hỏi Người rằng: ‘Lạy Chúa, xin sai những người thợ đến làm mùa cho Chúa! Xin giúp con được là thành phần làm việc tốt lành trong vườn nho của Chúa!’

 

Ở Đền Thờ này đây, chúng ta hướng ý nghĩ về Mẹ Maria, Vị đã sống cuộc đời của mình hoàn toàn ‘với Chúa Giêsu’, nhờ đó, đã tiếp tục và đang tiếp tục gần gữi với tất cả mọi con người nam nữ. Nhiều gtấm bảng tạ ơn là dấu hiệu cụ thể về điều này. Chúng ta hãy nghĩ đến người mẹ thánh của Đức Maria đó là Thánh Anna, và cùng với Mẹ, chúng ta hãy nghĩ đến tầm quan trọng của các bà mẹ và ông bố, của thành phần làm ông làm bà, cũng như đến tầm quan trọng của gia đình như là một môi trường của cuộc sống và nguyện cầu, nơi chúng ta học biết nguyện cầu và là nơi nẩy nở ơn gọi.

 

Ở Altotting đây, chúng ta tự nhiên nghĩ đặc biệt tới Sư Huynh Conrad tốt lành. Ngài đã từ bỏ cả một gia sản lớn, vì ngài muốn theo Chúa Giêsu một cách dứt khoát và để trọn vẹn ở với Người. Như Chúa Kitô khuyên dụ trong dụ ngôn này, ngài đã cxhọn chỗ thấp nhất, chỗ của một người giáo dân tầm thường – một sư huynh và là một người gác cổng. Ở túp lều canh gác của mình, ngài đã có thể đạt được thực sự những gì Thánh marcô đã nói với chúng ta về các Vị Tông Đồ, đó là ‘để ở với Người’, ‘được sai đến’ với kẻ khác. Từ căn phòng của mình, ngài có thể thấy nhà tạm, nhờ đó luôn ‘ở với Chúa Kitô’. Từ việc chiêm ngắm ấy, ngài học được lòng nhân ái bao la để đối xử thành phần đến gõ cửa của ngài suốt ngày – đôi khi có tính cách tai hại, để kêu cầu ngài, có những lúc ầm ĩ và nóng nẩy giận dữ. Bằng sự thiên hảo và khiêm tốn của mình, không cần những lời lẽ trịnh trọng, ngài đã cống hiến một sứ điệp còn giá trị hơn những lời nói xuống. Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Thánh Sư Huyenh Conrad; chúng ta hãy xin ngài giúp chúng ta gắn mắt vào Chúa, để mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho con người bnam nữ của thời đại chúng ta. Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060911_vespers-altotting_en.html 

 

 

TOP

 

 

?  Tôn Sùng Thánh Tâm: Đối Tượng

 

(ĐTC Piô II: Thông Điệp Haurietis Aquas ban hành ngày 15/5/1956, để kỷ niệm 100 năm ĐTC Piô IX truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa trong toàn thể Giáo Hội - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo National Catholic Welfare Conference News Service ) 

 

44.       Mầu nhiệm Cứu Chuộc thần linh trước hết và trên hết là mầu nhiệm yêu thương, đó là mầu nhiệm của tình yêu chân thực của Chúa Kitô đối với Cha Trên Trời của Người, Đấng mà hiến tế Thánh Giá được dâng lên theo lòng mến yêu tuân phục đã đền bù cho tội lỗi của nhân loại một cách vô cùng dồi dào thoả đáng nhất. "Bằng việc vì yêu mến mà chịu khổ và tuân phục, Chúa Kitô đã hiến dâng cho Thiên Chúa hơn được đòi hỏi để đền bù xúc phạm của cả loài người" (Sum. Theol. 3,q.48, a2). Hơn nữa, đó còn là mầu nhiệm  tình yêu nhân hậu của Ba Ngôi Cao Cả và của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh đối với cả loài người. Vì loài người không thể đền bù tội lỗi của mình, mà Chúa Kitô, bằng những của cải dồi dào nơi công nghiệp Người lập được cho chúng ta nhờ việc đổ Máu châu báu của Người, đã có thể phục hồi và hoàn hảo mối giây thân tình giữa Thiên Chúa và loài người đã bị cất đứ, trước tiên, bởi việc sa ngã đáng tiếc của Adong trong vườn Điạ Đường, rồi sau đó, bởi tội lỗi vô vàn của đám dân được tuyển chọn.

 

51.       Vì thế, không thể nào còn hồ nghi được là Chúa Giêsu Kitô đã mặc lấy xác thể loài người cũng có tất cả những cảm xúc xứng hợp mà tình yêu chiếm ưu tiên. Cũng không thể nào hồ nghi được là Người có một trái tim thể lý như chúng ta, vì nếu không có cô quan tuyệt vời này thì không có sự sống con người, chứ chưa nói đến những cảm xúc nữa. Đó là lý do trái tim của Chúa Giêsu Kitô, được nên một cách ngôi hiệp với Ngôi Lời Thần Linh, thực sự đập lên nhịp yêu thương cùng những cảm xúc rung động khác nữa, song lại  hoàn toàn hoà hợp với ý muốn nhân loại của Người, một ý muốn đầy tình yêu thần linh, đầy chính tình yêu vô cùng mà Con thông phần với Cha cũng như với Thánh Linh, để không bao giờ có một điều gì phản nghịch hay tương khắc nơi ba thứ tình yêu này (x.St. Thomas Sum. Theol. 3, q.15, a.4' q.18, a.6). 

 

63.       Thế nên, trái tim của Lời Nhập Thể đáng được coi là dấu hiệu và là biểu hiệu chính yếu của tình yêu tam diện mà Đấng Cứu Chuộc Thần Linh liên tục yêu mến Chúa Cha Hằng Sống và Toàn Thể loài người. Nó là biểu hiệu cho tình yêu thần linh Người thông phần với Cha và Thánh Linh, song chỉ ở nơi một mình Người, tức nơi Lời nhập Thể, mà nó được tỏ hiện cho chúng ta, qua thân xác nhân loại hữu hạn của Người, vì "nơi Người chứa đựng sự viên trọn của Thiên Chúa một cách hữu hình" (Col. 2:9).

 

64.       Ngoài ra, nó còn là biểu hiệu cho một thứ tình yêu thiết tha nhất, được phú bẩm vào linh hồn của Người, thánh hoá ý muốn nhân loại của Chúa Kitô, tình yêu mà tác động của nó được soi dẫn bởi một tầm thức lưỡng diện hoàn hảo nhất, đó là tàm thức hưởng kiến và phú bẩm (x.Sum. Theeol.,3, q.9, a.1-3).

 

65.       Sau hết, theo một cách thức trực tiếp và tự nhiên hơn, nó cũng là biểu hiệu cho thứ tình yêu cảm giác, vì thân thể của Chúa Giêsu Kitô được hình thành bởi tác động của Thánh Linh trong cung lòng Trinh Nữ Maria, có một khả năng cảm xúc và nhận thức hoàn hảo nhất, hơn hết mọi thân xác của loài người  (x.Ibid.3, q.33, a.2, ad 3m' q.46, a.6).

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8)
 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ