GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 16/9/2006

 TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Thế Giới Hồi Giáo phản đối - Tòa Thánh Rôma thanh minh

?  Lời Tuyên Bố của Tòa Thánh tối hôm Thứ Năm 14/9/2006 thanh minh về Bài Diễn Văn của Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho Giới Trí Thức Đức Quốc ở Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006

?   Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: I.  Vai Trò của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể

 

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Thế Giới Hồi Giáo phản đối - Tòa Thánh Rôma thanh minh

 

Theo bài Muslim fury at pope jihad comments” được tác giả Syed Mohsin Naqvi viết và được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày Thứ Sáu 15/9/2006, thì “Giáo Hoàng Biển Đức XVI bị thế giới Hồi Giáo hôm Thứ Sáu chỉ trích tới tấp về những nhận định ông bày tỏ vào đầu tuần này liên quan tới vị Tiên Tri Mohammed và niềm tin của Hồi Giáo, có một số thành phố đã xẩy ra những cuộc xuống đường phản đối”.

 

Mở màn là Tổ Chức Hội Nghị Hồi Giáo, trong một bản tuyên ngôn được phổ biến hôm Thứ Năm, 14/9/2006, cho biết rằng tổ chức này “lấy làm tiếc về những lời trích dẫn của vị giáo hoàng này về Đời Sống của Tiên Tri Mohammed Khả Kính, và về những gì vị giáo hoàng đã đề cập tới như là ‘việc lan truyền’ Hồi Giáo ‘bằng gươm đao’ vậy. Việc qui kết về vấn đề sự kiện Hồi Giáo lan ttràn khắp thế giới cho việc đổ máu và bạo lực, một việc bạo lực ‘không hợp với bản tính của Thiên Chúa’, là một chuyện hoàn toàn bóp méo sự thật, chuyện bóp méo sự thật cho thấy không hề biết gì tới Hồi Giáo và lịch sử Hồi Giáo”.

 

Sau đó đến Hội Đồng Quốc Gia Pakistan là hạ viện quốc hội nước này đã đồng loạt thông qua một quyết nghị hôm Thứ Sáu lên án những nhận định của ông. Văn Phòng Ngoại Giao Pakistan cũng đặt vấn đề về những lời nhận định này của Giáo Hoàng, cho những nhận định ấy là những gì hết sức giằng co, đáng tiếc và chống lại Hồi Giáo.

 

Vị Chủ Tịch tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo là Mohammed Mahdi Akef cũng tỏ ra giận dữ trước bài nói về hàn lâm này của vị giáo hoàng. Vị chủ tịch này nói: “Những lời phát biểu của vị giáo hoàng này là những gì đổ thêm dầu vào lửa và làm bùng lên giận dữ trong thế giới Hồi Giáo, và cho thấy rằng Tây Phương có những chính trị gia và giáo sĩ hận thù Hội Giáo”.

 

Thậm chí làn sóng phản đối này cũng xẩy ra cả ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi ngài giáo hoàng sẽ tới viếng thăm vào tháng 11 tới đây. Cơ quan thông tin Anatolian quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã trích lại lời của vị lãnh đạo văn phòng Hướng Dẫn Chung Về Tôn Giáo Vụ ở Ankara là Ali Bardakoglu như thế này: “Những lời lẽ của vị giáo hoàng này hết sức là đáng tiếc, đáng quan ngại và bất hạnh liên quan tới thế giới Kitô Giáo và nền hòa bình chung của nhân loại. Tôi không thấy có ích lợi gì nơi một người đến viếng thăm thế giới Hồi Giáo lại nghĩ tưởng như thế về vị thánh tiên tri của Hồi Giáo”.

 

Theo hãng thông tấn AP cho biết thì ở Syria, vị đại giáo sĩ Hồi Giáo phái Sunni nắm thẩm quyến tối cao về tôn giáo, đã gửi cho vị giáo hoàng này một bức thư nói rằng ông ta sở rằng những lời nhận định của giáo hoàng về Hồi Giáo sẽ gây tệ hại cho mối liên hệ liên tôn.

 

Ở Thánh Phố Gaza Thánh Địa, Thủ Tướng Palestine là Ismail Haniya đã lên án sau những buổi cầu nguyện Thứ Sáu này rằng, những nhận định của ngài Biển Đức XVI “là những gì không đúng và phỉ báng yếu tính của tôn giáo thánh này cũng như phỉ báng lịch sử của Hồi Giáo. Chúng tôi nói cùng vị giáo hoàng này là hãy tái xét lại những lời nhận định ấy và hãy ngưng việc phỉ báng đạo Hồi là tôn giáo có trên 1 tỉ rưỡi người tin theo”.

 

Ở Lebanon, vị giáo sĩ cao cấp nhất của Hồi Giáo phái Shitte là Ayatollah Mohammed Hussein Fadlallah đã nói với tín đồ của mình rằng vị giáo hoàng này phải đích thân xin lỗi việc đã xỉ nhục Hồi Giáo: “Chúng ta không chấp nhận lời xin lỗi này qua những bộ phận Vatican… mà là ông ta (Biển Đức XVI) hãy đích thân xin lỗi – không phải qua các viên chức của ông – những người Hồi Giáo vì việc giải thích sai lầm (về Hồi Giáo)”.

 

 Jammu Ấn Độ, thành phần xuống đường Hồi Giáo đã hô hoán những lời lẽ chống lại vị giáo hoàng này. Ở Cairô Ai Cập, có khoảng 100 người biểu tình ở bên ngoài khu đền thờ al-Azhar thuộc thủ đô Cairô này để chống lại Vatican. Một biến cố trùng hợp xẩy ra không biết có phải do thái độ phản đối này hay chăng, đó là vụ một nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở Giải Gaza bị hư hại nặng nề bởi một vụ nổ nhẹ cũng vào hôm Thứ Sáu này.

 

Thật vậy, trong bài diễn từ của mình tại Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, giáo hoàng Biển Đức XVI đã trích lại lời của hoàng đế Byzantine là Manuel II Paleologus, nguyên văn lời hoàng đế này nói được vị giáo hoàng trích dẫn như sau:

 

“Thiên Chúa không thích việc đổ máu – và việc không tác hành một cách hợp lý là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa.

 

Lời nhận định của vị giáo hoàng này về lời hoàng đế ấy như thế này:

 

“Vị hoàng đế này muốn nói đến jihad, đến cuộc thánh chiến ở chương thứ bảy (sura, hay chương thứ bảy của Kinh Koran). Vị hoàng đế này chắc chắn biết được rằng Sura 2, 256, có câu ‘Không có vấn đề võ lực nơi vấn đề tin tưởng’. Đó là một trong những chương đầu tiên của sách Kinh Koran, viết từ thời – như những chuyên gia nói – chính Đức Mahommed vẫn còn ở trong tình trạng bất lực và bị đe dọa.

 

“Tuy thế, vị hoàng đề này dĩ nhiên cũng biết được những đòi hỏi về cuộc thánh chiến là những gì sau này được thành hình trong sách Kinh Koran. Không đi sâu vào chi tiết như thành phần sở hữu sử dụng các cuốn sách thánh, hay thành phần vô tín ngưỡng, vị hoàng đế này đã quay sang với thành phần đối thoại với mình – một cách sống sượng lạ lùng – bằng một câu hỏi chính yếu liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực.

 

“Tôi xin trích lại những gì vị hoàng đế này nói, đó là ‘Xin tỏ cho tôi chỉ những gì Tiên Tri Muhammed đã viết có vẻ mới mẻ mà ở đó quí vị thấy được những gì chỉ toàn là sự dữ và phi nhân, chẳng hạn như việc ngài truyền hãy dùng gươm giáo để lan truyền niềm tin được ngài rao giảng”.

 

Thế nhưng, Vatican lên tiếng nói rằng việc trình bày của giáo hoàng Biển Đức XVI hôm Thứ Ba là những gì hoàn toàn trái ngược, không hề có ý phạm tới Hồi Giáo. Nguyên văn lời lẽ của Vatican như sau:

 

“Chắc chắn Đức Thánh Cha không có chủ ý … phạm đến những cảm thức của tín đồ Hồi Giáo…

 

“Ước mong của Đức Thánh Cha đó là vun trồng thái độ tôn trọng và đối thoại với các tôn giáo khác và các nền văn hóa khác, dĩ nhiên là bao gồm cả Hồi Giáo.

 

Trái lại, bài diễn từ của ngài là “một lời cảnh giác, được ngỏ cùng văn hóa Tây Phương, để tránh đi ‘thái độ khinh thường Thiên Chúa và ngạo báng được cho rằng việc chế diễu sự linh thánh là những gì hành sử quyền tự do”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

 

 

TOP

 

 

 ? Lời Tuyên Bố của Tòa Thánh tối hôm Thứ Năm 14/9/2006 thanh minh về Bài Diễn Văn của Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho Giới Trí Thức Đức Quốc ở Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006

 

“Về việc phản ứng của các vị lãnh đạo Hồi Giáo đối với một số đoạn trong bài diễn từ của Đức Thánh Cha nói ở Đại Học Regensburg, cần phải lưu ý rằng những gì Đức Thánh Cha muốn nói – và là những gì xuất phát từ việc cẩn thận đọc sách vở – đó là việc ngài rõ ràng và mạnh mẽ bác bài những gì thúc đẩy  bạo lực liên quan tới tôn giáo.

 

“Đức Thánh Cha chắc chắn không có ý thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về thánh chiến và về những tư tưởng Hồi Giáo liên quan tới chủ đề, lại càng không có ý xúc phạm tới những cảm thức của tín đồ Hồi Giáo.

 

“Vấn đề hoàn toàn ngược lại, những gì rõ ràng xuất phát từ những lời diễn văn của Đức Thánh Cha là một lời cảnh giác được ngỏ cùng văn hóa Tây Phương, để tránh đi ‘thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự linh thánh là những gì hành sử quyền tự do’. Thật vậy, việc quan tâm chính đáng tới chiều kích tôn giáo là điều kiện thiết yếu cho việc đối thoại hiệu nghiệm với các nền văn hóa và tôn giáo lớn trên thế giới. Đúng thế, để kết thúc bài diễn văn của mình ở Regensburg, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định rằng ‘các nền văn hóa về tôn giáo sâu xa nhất trên thế giới đều thấy việc loại trừ thần linh ra khỏi tính cách phổ quát của lý trí như là một cuộc tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của các nền văn hóa ấy ra sao. Một lý trí tỏ ra điếc lác trước thần linh, và đẩy lui tôn giáo vào lãnh vực của những thứ văn hóa phụ thuộc là thứ lý trí không thể nào thực hiện việc đối thoại giữa các nền văn hóa’.

 

“Như thế vấn đề hiển nhiên đó là, Đức Thánh Cha ước muốn vun trồng một thái độ biết tôn trọng và đối thoại với các tôn giáo và văn hóa khác, trong đó dĩ nhiên có cả Hồi Giáo”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 15/9/2006

 

 

TOP

 

 

?  Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: I.  Vai Trò của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể

 

Nguyên tác của Thánh Long Mộng Phố - Luois Montfort - Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

I.              Vai Trò của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể

  

14.           Cùng với toàn thể Giáo Hội tôi nhìn nhận rằng Mẹ Maria, chỉ là một tạo vật thuần túy được bàn tay Thiên Chúa khuôn đúc, so với sự vô cùng uy nghi cao cả của Ngài, thì Mẹ còn thua một nguyên tử, đúng hơn, hoàn toàn chẳng là gì, vì chỉ có một mình Ngài mới có thể nói rằng “Ta là Đấng hiện hữu”. Bởi thế, vị Chúa cao cả này, Đấng không hề lệ thuộc bất cứ sự gì và tự sung mãn, đã và đang tuyệt đối cần đến Đức Trinh Nữ này để hoàn thành ý muốn của Ngài cũng như để biểu dương vinh hiển của Ngài. Để làm nên tất cả mọi sự Ngài chỉ cần muốn là xong.

 

15.           Tuy nhiên, căn cứ vào sự việc xẩy ra, tôi cũng tuyên xưng rằng, vì Thiên Chúa đã quyết định bắt đầu và hoàn thành các công việc cao cả của Ngài qua Đức Trinh Nữ này từ khi Ngài tạo dựng nên người mà chúng ta có thể an tâm tin tưởng rằng Ngài sẽ không đổi thay dự án của Ngài trong thời gian tới đây, vì Ngài là Thiên Chúa nên do đó không thay đổi tư tưởng hay đường lối tác hành của Ngài.

 

16.           Thiên Chúa Ngôi Cha đã ban Người Con duy nhất của mình cho thế gian chỉ qua Mẹ Maria mà thôi. Bất cứ ước muốn nào đã được các vị tổ phụ ấp ủ, bất cứ lời van nài nào của các vị tiên tri và thánh  nhân thời Cựu Ước 4 ngàn năm để mong thủ đắc được kho tàng ấy, thì một mình Mẹ Maria đã chiếm hữu và được ơn nghĩa với Chúa nhờ những lời nguyện cầu quyền năng của Mẹ cũng như nhờ các nhân đức trọn lành của Mẹ. Thánh Âu Quốc Tinh đã nói: “Thế gian không xứng đáng lãnh nhận Con Thiên Chúa trực tiếp từ bàn tay của Ngôi Cha mà Ngài đã ban Con của Ngài cho Mẹ Maria để từ Mẹ thế gian lãnh nhận Người”.

 

Con Thiên Chúa làm người vì phần rỗi của chúng ta nhưng chỉ nơi Mẹ Maria và qua Mẹ Maria mà thôi.

 

Chúa Thánh Thần đã hình thành Chúa Giêsu Kitô nơi Mẹ Maria, nhưng chỉ sau khi, qua một trong những thừa tác viên chính trong triều thần của Ngài, đã được sự đồng ý của Mẹ.

 

17.           Thiên Chúa Ngôi Cha đã thông ban cho Mẹ Maria sự sung mãn của Ngài ở hết cỡ tạo vật thuần túy có thể nhận được, nhờ đó Mẹ có thể sinh ra Con của Ngài cùng với tất cả mọi phần tử thuộc nhiệm thể của Người.

 

18.           Thiên Chúa Ngôi Con đã đến với cung lòng trinh nguyên của Mẹ như một tân Adong đến thiên đường trần gian của Người, để vui sướng ở đó và tạo nên những kỳ công ân sủng thầm kín.

 

Vị Thiên Chúa làm người cảm thấy tự do nơi việc giam cầm bản thân mình trong cung lòng của Mẹ. Người đã tỏ quyền năng nơi việc được hạ sinh bởi người thanh nữ này. Người đã được hiển vinh cũng như Cha Người được vinh hiển nơi việc Người che khuất đi ánh rạng ngời của Người trước mắt tất cả mọi tạo vật dưới thế này và chỉ tỏ cho một mình Mẹ Maria mà thôi. Người đã tôn vinh tính cách độc lập của Người cũng như vẻ uy nghi cao cả của Người nơi việc lệ thuộc vào người trinh nữ khả ái này, khi Người được thụ thai, hạ sinh, hiến dâng trong đền thờ và trong suốt 30 năm ẩn dật trên trần gian của Người. Ngay cả vào lúc tử nạn của mình, Mẹ cũng phải hiện diện để Người liên kết với Mẹ thành một hy tế, và được sát tế khi được Mẹ tỏ ra đồng ý với Chúa Cha hằng hữu, như Isaac xưa được Abraham hiến tế khi ông chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa. Chính Mẹ Maria đã cho Người bú mớm, đã đút cho Người ăn, đã chăm sóc Người, dưỡng nuôi Người và hy hiến Người vì chúng ta.

 

Chúa Thánh Thần không thể không đề cập đến trong Phúc Âm việc lệ thuộc tuyệt vời và bất khả thấu này của Thiên Chúa, cho dù Ngài giấu đi hầu hết tất cả những gì tuyệt vời do Lời Nhập Thể làm trong cuộc đời ẩn dật của Người hầu mang lại cho chúng ta giá trị và vinh quang vô cùng của cuộc sống ẩn data ấy. Chúa Giêsu, khi phục tùng Mẹ của Người 30 năm trời, đã tôn vinh Chúa Cha của Người hơn là việc Người có thể hoán cải toàn thể trần gian bằng những phép lạ cả thể nhất. Thế nên chúng ta sẽ hết mình tôn vinh Thiên Chúa biết bao khi chúng ta làm cho Ngài hài lòng thấy chúng ta lụy thuộc vào Mẹ Maria, lấy Chúa Giêsu như là tấm gương noi theo duy nhất của mình.

 

19.           Nếu chúng ta kỹ lưỡng khảo sát phần đời sống còn lại của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ thấy rằng Người đã quyết định bắt đầu ra tay thực hiện các phép lạ của Người qua Mẹ Maria. Chính nhờ lời của Mẹ mà Người đã thánh hóa Thánh Gioan Tẩy Giả trong lòng mẹ của thai nhi này là Thánh Isave; Mẹ Maria vừa lên tiếng là Gioan được thánh hóa. Đó là phép lạ đầu tiên và cao cả nhất của Người về ân sủng. Ở tiệc cưới Cana Người đã biến nước lã thành rượu ở lời nguyện cầu khiêm tốn của Mẹ, và đó là phép lạ đầu tiên của Người về lãnh vực tự nhiên. Người đã bắt đầu và tiếp tục các phép lạ của Người nhờ Mẹ Maria và Người sẽ tiếp tục làm các phép lạ qua Mẹ cho đến tận cùng thời gian.

 

20.           Chúa Thánh Thần, Đấng không sản sinh một ngôi vị thần linh nào, đã trở thành phong phú nhờ Mẹ Maria là con người Ngài đã hiệp hôn. Chính với Mẹ, trong Mẹ và từ Mẹ Ngài đã sản sinh một kiệt tác là Vị Thiên Chúa làm người, và Ngài đang sản sinh cho đến tận thế các phần tử thuộc thân thể của Đầu Lãnh đáng tôn thờ này. Ví lý do ấy Ngài càng thấy Mẹ Maria là vị hiền thê yêu dấu bất khả phân ly của Ngài ở một linh hồn nào thì Ngài càng trở nên mãnh lực hơn và hiệu nghiệm hơn trong việc sản sinh Chúa Giêsu Kitô nơi linh hồn ấy, một linh hồn sống trong Chúa Giêsu Kitô.

 

21.           Như thế không có nghĩa là Đức Trinh Nữ này ban cho Chúa Thánh Linh một thứ dồi dào phong phú Ngài vốn không có. Là Thiên Chúa, Ngài có khả năng sản sinh như Ngôi Cha và Ngôi Con, mặc dù Ngài không sử dụng quyền năng này và do đó không sản sinh ra một ngôi vị thần linh khác. Thế nhưng, vấn đề ở đây là Chúa Thánh Thần đã muốn sử dụng Đức Bà của chúng ta, cho dù Ngài tuyệt đối không cần đến Mẹ, để trở thành phong phú một cách chủ động trong việc sản sinh Chúa Giêsu Kitô cùng những phần tử của Người nơi Mẹ và nhờ Mẹ. Đây là một mầu nhiệm về ân sủng bí ẩn, thậm chí cả đối với nhiều người trí thức nhất và đạo đức nhất trong thành phần Kitô hữu.

 

(còn tiếp vào các ngày Thứ Bảy)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ