GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 18/9/2006

 TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

 

?  Tòa Thánh Tiếp Tục Lên Tiếng Thanh Minh qua vị tân quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, SDB

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIV Thường Niên 17/9/2006 về bài diễn văn gây hiểu lầm và về Lễ Tôn Vinh Thánh Giá cùng Lễ Mẹ Đau Thương

?   Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Đích thân lên tiếng thanh minh - Hồi Giáo vẫn chưa buông tha!

 

 

 

? Tòa Thánh Tiếp Tục Lên Tiếng Thanh Minh qua vị tân quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, SDB

 

Tiếp theo bản tuyên ngôn của Tòa Thánh Vatican qua vị giám đốc của văn phòng báo chí là linh mục Federico Lombardi, SJ, tối hôm Thứ Năm, 14/9, Tòa Thánh Vatican lại lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn một lần nữa vào Thứ Bảy, 16/9, qua vị tân quốc vụ khanh là hồng y Tarcisio Bertone, SDB, trong đó, vị tân quốc vụ khanh mới nhận chức hôm qua, 15/9, cho biết chủ trương của Đức Giáo Hoàng về Hồi Giáo là những gì theo đúng chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II trong việc Giáo Hội ‘trân trọng tín đồ Hồi Giáo là thành phần tôn thờ một vị Thiên Chúa duy nhất’. Sau đây là nguyên văn những lời của vị tân hồng y quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, SDB.

 

“Trước phản ứng nơi các thành phần tín đồ Hồi Giáo về một số đọan trong bài nói của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg, và cùng với những lời thanh minh cũng như dẫn giải đã được vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh trình bày. Tôi xin nói thêm những điều sau đây:

 

“Chủ trương của vị Giáo Hoàng này liên quan tới Hồi Giáo là những gì được bày tỏ nhất trí với văn kiện công đồng Nostra Aetate: ‘Giáo Hội cũng tỏ ra trân trọng đối với những tín đồ Hồi Giáo. Họ tôn thờ vị Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và tự hữu, xót thương và toàn năng, Đấng Tạo Dựng nên trời đất, Đấng đã nói với con người; họ chấp nhận thực hiện việc thuận phục thậm chí cả những chỉ thị khôn thấu của Ngài, như Abraham, vị có liên quan tới niềm tin của Hồi Giáo, đã tuân phục Thiên Chúa. Cho dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, họ cũng tôn kính Người như là một vị tiên tri. Họ cũng tôn kính cả Đức Maria nữa; có những lúc họ còn tha thiết kêu cầu với Người nữa. Ngoài ra, họ trông đợi ngày phán quyết là lúc Thiên Chúa sẽ thưởng công cho tất cả những ai được sống lại từ kẻ chết. Sau hết, họ trân quí đời sống luân lý và tôn thờ Thiên Chúa đặc biệt bằng việc nguyện cầu, bố thí và chay tịnh’ (số 3).

 

"Ý muốn của vị Giáo Hoàng ủng hộ việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa này là những gì hoàn toàn minh bạch như nhau.  Trong cuộc gặp gỡ với các vị đại diện thuộc những cộng đồng Hồi Giáo ở Cologne Đức Quốc, ngày 20/8/2005, ngài đã nói rằng một cuộc đối thoại như thế giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo ‘không thể biến thành một cái gì ngoại thuộc tùy ý’, ngài còn nói thêm: ‘Những bài học của quá khứ cần phải giúp chúng ta tránh lánh việc lập lại những điều sai lầm tương tự. Chúng ta cần phải tìm kiếm những đường lối hòa giải và học biết sống tôn trọng căn tính của nhau’.

 

"Về ý nghĩ của hoàng đế Byzantine Manuel II Paleologus được ngài trích dẫn trong bài nói của ngài ở Regensburg, Đức Thánh Cha đã không có ý hay đang có ý chấp nhận ý nghĩ ấy một cách nào đó. Ngài chỉ sử dụng nó như cách để thực hiện – trong một bối cảnh về hàn lâm, và như được rõ ràng qua việc cẩn thận đọc toàn bản văn – một số những chia sẻ về đề tài liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, và kết luận bằng việc rõ ràng mãnh mẽ bác bỏ động lực tôn giáo cho vấn đề bạo lực, bất cứ về phía nào. Ở đây, cần phải nhắc lại những gì chính giáo hoàng Biển Đức XVI vừa mới khẳng định trong Sứ Điệp tưởng nhớ 20 năm kỷ niệm Cuộc Họp liên tôn Nguyện Cầu cho Hòa Bình, một biến cố được vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II khởi xướng ở Assisi vào tháng 10 năm 1986: ‘… những phô diễn về bạo lực không thể được qui ghép cho tôn giáo như vậy, mà là cho những gì hạn hữu về văn hóa là những gì tôn giáo sống với và phát triển trong thời gian…. Thật vậy, những chứng thực về mối liên hệ chặt chẽ hiện hữu giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và đạo lý về yêu thương đều được ghi nhận nơi tất cả mọi truyền thống tôn giáo lớn.

 

"Bởi vậy Đức Thánh Cha thành thật hối tiếc là có một số đoạn trong bài diễn văn của mình có vẻ phạm tới các cảm thức của tín đồ Hồi Giáo, và là những đoạn đã được giải thích không hợp với chủ ý của ngài. Thật vậy, cính ngài, trước khi lòng nhiệt tình về tôn giáo của các tín đồ Hồi Giáo, đã cảnh giác nền văn hóa Tây Phương bị tục hóa hãy coi chừng trước ‘thái độ khinh miệt Thiên Chúa và thái độ ngạo mạn cho rằng việc diễu cợt sự linh thánh là một thứ hành sử của quyền tự do’.

 

"Để lập lại việc ngài tôn trọng và quí mến những ai tuyên xưng Hồi Giáo, ngài hy vọng rằng họ sẽ được giúp để hiểu biết ý nghĩa xác thực của những lời lẽ ngài nói, nhờ đó, khi mau chóng thắng vượt được giây phút khôn nguội hiện nay, họ củng cố việc làm chứng cho ‘Đấng Tạo Dựng trời đất, Đấng đã nói với con người’, và gia tăng việc hợp tác ‘để cùng nhau cổ võ công lý xã hội và phúc hạnh luân lý cũng như hòa bình và tự do cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostra Aetate, 3)".  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của CNN ngày Thứ Bảy 16/9/2006, được đính kèm trong bàiPope upset that Muslims offended”

 

 

TOP

 

 

 ? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIV Thường Niên 17/9/2006 về bài diễn văn gây hiểu lầm và về Lễ Tôn Vinh Thánh Giá cùng Lễ Mẹ Đau Thương

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chuyến tông du tôi vừa thực hiện tới Bavaria là một cảm nghiệm linh thiêng sâu xa, làm cho những hồi niệm riêng tư của tôi liên quan tới những địa điểm quá quen thuộc đối với tôi liên kết với những hoạt động mục vụ hướng tới một cuộc hiệu nghiệm loan báo Phúc Ậm cho ngày nay.

 

Tôi xin cảm tạ Thiên Chúa về niềm vui nội tâm mà Ngài đã cho hiện thực ấy, và tôi cũng cám ơn tất cả những ai vất vả hoạt động cho việc thành công của chuyến tông du mục vụ này. Như thói quen, tôi sẽ nói thêm về chuyến tông du này vào buổi triều kiến chung Thứ Tư tới đây.

 

Vào lúc này đây, tôi cũng muốn nói thêm là tôi hết sức buồn tiếc về những phản ứng ở một số quốc gia trước một ít đoạn trong bài diễn văn của tôi ở Đại Học Regensburg, những đoạn bị coi là xúc phạm tới cảm thức của tín đồ Hồi Giáo.

 

Những đoạn ấy thực sự là một đoạn trích dẫn từ một cuốn sách thời trung cổ, những đoạn không thể nào biểu hiện cho ý nghĩ riêng tư của tôi.

 

Hôm qua, hồng y quốc vụ khanh đã phổ biến một bản tuyên cáo về vấn đề này, trong đó, ngài giải thích ý nghĩa thực sự những lời tôi nói. Tôi hy vọng rằng bản tuyên cáo đó là những gì sẽ giúp làm lắng dịu nhiều tâm can và làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của bài diễn văn của tôi, một bài diễn văn với tất cả nội dung của nó đã và đang là một lời mời gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại thẳng thắn và chân thành, với tấm lòng hết sức tôn trọng lẫn nhau.

 

Giờ đây, trước khi nguyện kinh Thánh Mẫu, tôi muốn chia sẻ về hai lễ quan trọng mới đây: Lễ tôn vinh Thánh Giá được cử hành hôm 14/9, và lễ nhớ Mẹ Sầu Bi, được cử hành vào ngày hôm sau. Hai việc cử hành phụng vụ này tóm lại thành một hình ảnh Cây Thập Tự Giá một cách tượng hình, cho thấy Trinh Nữ Maria đứng dưới chân Thập Giá, theo Thánh Ký Gioan diễn tả, vị Tông Đồ duy nhất ở với Chúa Giêsu vào giờ lâm chung của Người.

 

Thế nhưng, ‘việc suy tôn’ Thánh Giá đây nghĩa là gì? Không phải hay sao đó là một việc xấu xa khi tôn kính một cái giá treo thây ô nhục? Tông Đồ Phaolô đã nói: ‘Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh, một vấp ngã đối với người Do Thái và điên rồ đối với thành phần Dân Ngoại’ (1Cor 1:23). Tuy nhiên, Kitô hữu không suy tôn bất cứ một cây thập giá nào, mà là thập giá được Chúa Giêsu thánh hóa bằng cuộc hy sinh của Người, thành quả và là chứng từ cho tình yêu vô biên.

 

Trên cây thập giá, Chúa Kitô đã đổ hết máu mình ra để giải thoát nhân loại khỏi làm tôi cho tội lỗi và sự chết. Đó là lý do, thập giá được biến từ một dấu hiệu nguyền rủa thành dấu hiệu phúc lành, từ dấu hiệu chết chóc đến dấu hiệu tuyệt vời của một tình yêu có thể thắng vượt hận thù và bạo lực và làm phát sinh ra sự sống bất diệt. ‘Ôi cây thập giá, niềm hy vọng duy nhất của chúng tôi’, phụng vụ xướng lên như thế ‘O Crux, ave spes unica!’

 

Vị thánh ký còn viết: Đứng dưới chân Thập Giá có Mẹ Maria (x Jn 19:25-27). Nỗi sầu thương của Mẹ là một nỗi sầu thương với Con Mẹ. Nó là một nỗi sầu thương đầy tin tưởng và yêu thương. Trên Đồi Canvê, Đức Trinh Nữ đã tham dự vào quyền năng cứu độ của Chúa Kitô, liên kết tiếng ‘fiat’ của mình với tiếng ‘xin vâng’ của Con Mẹ.

 

Anh chị em thân mến: Hiệp nhật trong tinh thần với Mẹ Sầu Bi, chúng ta cũng hãy lập lại tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng đã chọn đường lối thánh giá để cứu độ chúng ta. Nó là một mầu nhiệm cao cả vẫn còn đang xẩy ra cho đến ngày cùng tháng tận của thế giới này, và cũng kêu gọi chúng ta hãy cộng tác vào. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết vác lấy thập giá của chúng ta hằng ngày mà theo Chúa Giêsu một cách trung thành trên con đường tuân phục, hy sinh và yêu thương.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/9/2006

 

 

TOP

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Đích thân lên tiếng thanh minh - Hồi Giáo vẫn chưa buông tha!

 

Mạng điện toàn cầu CNN hôm Chúa Nhật 17/9/2006, đã phổ biến bài “Muslims demand apology from pope” của Flavia Taggiasco, Hada Messia và Delia Gallagher, giáo hoàng Biển Đức XVI đã đích thân lên tiếng thanh minh về những gì ngài nói gây chấn động bất lợi từ thế giới Hồi Giáo từ Thứ Năm 14/9 vừa rồi, thế nhưng các vị lãnh đạo Hồi Giáo vẫn cho rằng chưa đủ và khăng khăng đòi vị giáo hoàng này phải lên tiếng xin lỗi mới được.

 

Thật vậy, trong bài Huấn Từ Truyền Tin hằng tuần, Chúa Nhật 17/9/2006, vị giáo hoàng Biển Đức XVI đã nói với thành phần giáo dân của mình tại dinh nghỉ hè ở Castel Gandolfo của giáo hoàng rằng ngài hy vọng là những gì ngài nói vào lúc này cùng với những lời giải thích của tòa thánh Vatican hôm Thứ Bảy đã đủ “để làm lắng dịu những tâm can và làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của bài tôi nói, một bài diễn văn, căn cứ vào toàn diện nội dung của nó, là một nỗ lực bày tỏ một cách thẳng thắn và chân thành việc tôi hết sức tôn trọng niềm tin hỗ tương nhau của tín đồ Hồi Giáo.

 

“Tôi cảm thấy hết sức tiếc xót trước những phản ứng tại một số quốc gia về một ít đoạn trong bài diễn văn của tôi ở Đại Học Regensburg, những đoạn được coi là xúc phạm tới cảm quan của tín đồ Hồi Giáo. Đây là một đoạn trích từ một bản văn thời trung cổ, một đoạn văn dầu sao cũng không thể hiện tâm tưởng riêng tư của tôi”.

 

Thế nhưng, các vị lãnh đạo Hồi Giáo vẫn cho rằng những lời thanh minh này của vị giáo hoàng không đủ. Vị lãnh đạo phó tổ chức Huynh Đệ Tín Đồ Hồi Giáo, một nhóm chống đối chính ở Ai Cập, đã nói rằng: “Những giải thích của vị giáo hoàng muốn xí xóa đi những nhận định trước đây của mình ấy vẫn chưa đủ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ngoài lời xin lỗi”. Cũng chính vị này, trước đó, đã cho rằng những lời của vị giáo hoàng trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật là “một lời xin lỗi thích đáng”.

 

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng thông tấn AP thì ông Bộ Trưởng Nội Vụ Mehmet Aydin đã nói với thành phần phóng viên báo chí ở Istabul rằng vị giáo hoàng này có vẻ tỏ ra xin lỗi về việc phản ứng giận dữ chứ không phải về chính những nhận định của ông: “Quí vị một là nói lời ‘tôi xin lỗi’ này một cách thích đáng hai là chẳng nói gì hết. Quí vị xin lỗi về việc nói một điều như vậy hay về những hậu quả của điều ấy đây?” Tuy nhiên, theo ông Bộ Trưởng Ngoại Giao của nước Thổ Nhĩ Kỳ này thì chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng này đến đất Thổ vẫn không có gì thay đổi.

 

Ở Iran, theo đài truyền hình quốc gia, thì hôm Chúa Nhật 17/9, khắp xứ sở này đã diễn ra những cuộc xuống đường chống lại những lời nhận định của giáo hoàng Biển Đức XVI.

 

Ở Morocco, Bộ Trưởng Ngoại Giao đã triệu hồi vị đặc sứ của nước này đang làm việc với Quốc Đô Vatican để tham vấn. Ông bộ trưởng cho biết Vua Mohammed VI đã gửi một bức thư cho giáo hoàng Biển Đức XVI phản đối về “những lời phát biểu xúc phạm” của giáo hoàng.

 

Theo hãng thông tấn AP thì vị giáo sĩ Ahmad Khatami đã nói với những người xuống đường ở thành thánh Qom, so sánh vị giáo hoàng này với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush như cả hai “liên hiệp với nhau để tái diễn những Đạo Binh Thánh Giá”: “Nếu vị giáo hoàng này không lên tiếng xin lỗi thì cơn giận dữ của tín đồ Hồi Giáo sẽ tiếp tục cho tới khi ông ta cảm thấy hết sức thống hối. Ông ta cần phải đi đến với các vị giáo sĩ, ngồi xuống học hiểu về Hồi Giáo”.

 

Ông giáo sư ở Học Viện Nghiên Cứu Pháp Lý và Hồi Giáo ở Riyadh, nước Saudi Arabia, là Mohammed al-Nujeimi, cũng chỉ trích lời phát biểu của giáo hoàng Biển Đức XVI qua đài truyền hình Al-Arabiya rằng: “Vị giáo hoàng này không muốn xin lỗi. Ông ta đang lẩn tránh lời xin lỗi và những gì ông nói hôm nay là việc lập lại lời phát biểu trước đây của ông ấy mà thôi”.

 

Ở Palestine, cơ quan an ninh ở đây cho biết đã có một nhà thờ ở Tulkarem bị tấn công bằng những chai nước trái cây Mototov hôm Chúa Nhật, và một nhà thờ ở Tubas gần Jenin bị tấn công. Thẩm quyền địa phương đang điều tra các vụ tấn công bằng chai nước trái cây Molotov vào 3 nhà thờ ở Nablus hôm Thứ Bảy 16/9, cũng như một cuộc tấn công vào nhà thờ ở Gaza. Một nhóm được gọi là “Lions of Monotheism” đã nhận gây ra hai vụ hôm Thứ Bảy. Ở Mogadishu, hãng thống tấn Reuters cho biết có những tay súng bắn chết một nữ tu người Ý ở một bệnh viện nhi đồng hôm Chúa Nhật. Những cuộc tấn công này, xẩy ra trùng hợp vào thời điểm thế giới đang giận dữ trước lời nói của giáo hoàng Biển Đức XVI liên quan tới Hồi Giáo, được cho rằng có liên quan tới tình hình đang căng thẳng bấy giờ.

 

Trước tình hình căng thẳng cũng như chiều hướng nổi loạn và bạo động vốn xẩy ra vào những trường hợp như thế này, như đã xẩy ra vào Tháng Hai, liên quan tới bộ tranh biếm họa ở Đan Mạch, lực lượng cảnh sát Ý quốc đã gia tăng việc bảo vệ an ninh ở Vatican và Castel Gandolfo.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ