GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 21/9/2006 TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN |
? Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo của Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về niềm tin và lý trí
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc 9-14/9/2006
? Thánh Thể là Mầu Nhiệm Đức Tin
Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo của Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về niềm tin và lý trí
(tiếp
20 Thứ Tư)
Đến đây, đối với vấn đề hiểu biết Thiên Chúa, và nhờ đó liên hệ tới vấn đề cụ thể sống đạo, chúng ta đối diện với một vấn đề nan giải bất khả tránh. Phải chăng ý nghĩ cho rằng tác hành một cách vô lý thì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa chỉ là một ý nghĩ của người Hy Lạp, hay nó tự bản chất bao giờ cũng đúng? Tôi tin rằng ở đây chúng ta có thể thấy được tính cách hòa hợp sâu xa giữa những gì là Hy Lạp theo đúng nghĩa nhất của ngôn từ, với kiến thức thánh kinh về niềm tin kính Thiên Chúa. Điều chỉnh lại câu đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, câu đầu tiên của toàn bộ Thánh Kinh, Thánh Gioan đã mở đầu cuốn Phúc Âm của mình bằng những chữ: “Từ ban đầu đã có 8`(@H”. Đó chính là những lời được vị hoàng đề này sử dụng: Thiên Chúa hành động, F×< 8`(T, với logos. Logos vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời – một lý trí sáng tạo và có khả năng tự truyền đạt, chính vì nó là lý trí. Vậy Thánh Gioan đã nói đến lời tối chung về quan niệm Thiên Chúa theo thánh kinh, và nơi lời này, tất cả những gì thường là khó khăn cực nhọc và những gì là quanh co uẩn khúc của niềm tin theo thánh kinh đều được đạt tới tột đỉnh của mình và sự tổng hợp của mình. Từ ban đầu đã có logos và logos này là Thiên Chúa, vị Thánh Ký viết. Cuộc hội ngộ giữa sứ điệp Thánh Kinh đây với tư tưởng Hy Lạp không xẩy ra một cách ngẫu nhiên tình cờ đâu. Thị kiến của Thánh Phaolô, vị đã thấy những con đường dẫn tới Á Châu bị ngăn chặn và trong một giấc mơ ngài đã thấy một ngưoơi đàn ông Macedonia van xin ngài rằng: ‘Xin hãy đến với Macedonia để giúp đỡ chúng tôi!’ (x Tông Vụ 16:6-10) – thị kiến này có thể được hiểu như là một thứ ‘chưng cất’ liên quan tới nhu cầu nội tại của một thứ tái kết hữu nghị giữa niềm tin theo Thánh Kinh và việc tra vấn của người Hy Lạp.
Thật ra thì việc tái kết hữu nghị này đã từng tiếp diễn mấy lần. Danh xưng mầu nhiệm của Thiên Chúa này, được mạc khải từ bụi cây bừng cháy, một danh xưng tách biệt vị Thiên Chúa này ra khỏi tất cả mọi thứ thần linh khác mang nhiều tên gọi của họ, và là một danh xưng chỉ tuyên bố rằng ‘Ta là’, đã trở thành một thách đố đối với quan niệm về thần thoại hoang đường, một danh xưng mà triết gia Socrate đã có những suy loại khít khao để làm tan biến đi cũng như để vượt lên trên những gì là thần thoại hoang đường. Trong Cựu Ước, tiến trình được mở màn ở bụi cây bừng cháy ấy đã tiến đến chỗ phát triển mới mẻ hơn nữa vào thời kỳ Lưu Đầy, khi vị Thiên Chúa của dân Yến Duyên, một dân Yến Duyên bấy giờ bị mất đi mảnh đất của mình cùng với việc phụng thờ của mình, đã tuyên bố mình như là vị Thiên Chúa của trời đất, và diễn tả bằng một công thức giản dị âm vang những lời đã được Ngài thốt ra ở bụi cây bừng cháy: ‘Ta là’. Kiến thức mới mẻ này về Thiên Chúa được kèm theo một thứ minh thức, thứ minh thức tỏ ra khắc nghiệt khi chế nhạo những vị thần linh chỉ là việc làm của loài người (x Ps 115). Bởi thế, mặc dù xẩy ra tình trạng xung khắc gay go với thành phần cai trị theo nền văn hóa Hy Lạp muốn tìm cách bắt buộc đức tin thánh kinh thích ứng với những thứ tục lệ và việc sùng bái ngẫu tượng của người Hy Lạp, niềm tin thánh kinh, trong giai đoạn văn hóa Hy Lạp, cũng đã hội ngộ với tư tưởng hay nhất của Hy Lạp một cách sâu đậm, kết quả bởi một cuộc phong phú hóa lẫn nhau, rõ ràng được thấy một cách đặc biệt nơi thứ văn chương khôn ngoan sau này. Ngày nay, chúng ta biết rằng bản dịch Cựu Ước theo tiếng Hy Lạp đã được thực hiện ở Alexandria – tức Bản 70 – còn hơn là một bản dịch từ bản văn theo tiếng Do Thái (mà bởi thế thực sự là một bản dịch không thỏa đáng cho lắm): nó là một chứng từ nguyên văn có tính cách độc lập, và là một bước tiến khác biệt và quan trọng trong lịch sử mạc khải, một bước tiến đưa đến cuộc hội ngộ quan trọng cho việc khai sinh và phát triển Kitô Giáo này. Một cuộc hội ngộ về đức tin và lý trí đang xẩy ra ở đấy, một cuộc hội ngộ giữa minh thức đích thực và tôn giáo. Từ chính tâm điểm của đức tin Kitô Giáo, cũng như từ tâm điểm của tư tưởng Hy Lạp, giờ đây liên kết lại thành niềm tin, hoàng đế Manuel II đã có thể nói rằng: Việc không tác hành ‘với logos’ là việc làm phản lại với bản tính của Thiên Chúa.
Người ta cần phải nhận định một cách hết sức thành thật rằng vào cuối Thời Trung Cổ, chúng ta thấy có những chiều hướng nơi thần học làm tách biệt cái tổng hợp giữa tinh thần Hy Lạp và tinh thần Kitô Giáo này. Ngược lại với cái được gọi là duy lý trí của Âu Cơ Tinh và Tôma, xuất hiện nơi Duns Scotus một chủ nghĩa duy ý chí là chủ nghĩa, qua những diễn tiến sau này, dẫn đến chỗ cho rằng chúng ta chỉ có thể biết voluntas ordinate (ý muốn bình thường) của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài ý muốn bình thường này là lãnh vực thuộc quyền tự do của Thiên Chúa, từ đó, Ngài có thể làm đảo lộn hết mọi sự Ngài đã làm. Điều này làm phát sinh ra những chủ trương rõ ràng là sát cận với những chủ trương của Ibn Hazn, thậm chí có thể dẫn đến hình ảnh của một vị Thiên Chúa đồng bóng, một vị Thiên Chúa thậm chí không liên hệ gì tới sự thật và sự thiện. Siêu việt tính của Thiên Chúa và cái khác biệt của Thiên Chúa là những gì được đề cao đến nỗi, lý trí của chúng ta, giác quan của chúng ta về sự thật và sự thiện, không còn là những gì thực sự phản ảnh Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa mà những năng thể sâu xa nhất của Ngài vĩnh viễn trở thành những gì bất khả đạt và được dấu kín đằng sau những quyết định thực sự của Ngài. Ngược lại với chủ trương này, đức tin của Giáo Hội bao giờ cũng nhấn mạnh rằng giữa Thiên Chúa và chúng ta, giữa Thần Linh Sáng Tạo hằng hữu của Ngài và lý trí thụ tạo của chúng ta có một cái gì tương tự thật sự, như Công Đồng Chung Latêranô IV năm 1215 đã nói, một sự tương tự với cái không giống vĩnh viễn là nhiều hơn là cái giống, tuy nhiên không tới độ hủy loại đi cái tương tự cùng với ngôn từ của nó. Thiên Chúa không trở thành thần linh hơn khi chúng ta đẩy Ngài ra khỏi chúng ta theo chiều hướng duy ý chí hoàn toàn bất khả thấu; trái lại, vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta. Tình yêu, như Thánh Phaolô viết, thực sự là những gì ‘vượt trên’ kiến thức và vì thế có thể cảm nhận hơn là duy tưởng (x Eph 3:19); tuy nhiên, nó vẫn là tình yêu của vị Thiên Chúa là Logos – Lời. Bởi thế, việc tôn thờ của Kitô Giáo, cũng Thánh Phaolô nói, là "8@(46¬ 8"JD,\"", việc tôn thờ hợp với Lời hằng hữu và với lý trí của chúng ta (x Rm 12:1).
Việc tái tấu mối hữu nghị nội tại giữa đức tin theo Thánh Kinh và triết thức Hy Lạp là một biến cố hệ trọng thật là quyết liệt, chẳng những theo quan điểm lịch sử các tôn giáo, mà còn theo quan điểm lịch sử thế giới nữa – nó là một biến cố liên quan thậm chí tới chúng ta ngày nay nữa. Trước việc qui hợp này, không lạ gì Kitô Giáo, cho dù việc bắt nguồn và phát triển của nó ở Đông phương, cuối cùng lại mang tính cách quan trọng về lịch sử ở Âu Châu. Chúng ta có thể diễn đạt vấn đề này một cách khác như sau: việc qui hợp ấy, cùng với việc thêm thắt sau này của gia sản Rôma, đã là những gì kiến tạo nên Âu Châu và tiếp tục là nền tảng cho những gì có thể đáng được gọi là Âu Châu.
Luận đề cho rằng gia sản được cẩn thận thanh tẩy này là những gì hình thành một phần nguyên vẹn của đức tin Kitô Giáo, là luận đề đã bị phản kháng bởi tiếng gọi hãy giải thể văn hóa Hy Lạp khỏi Kitô Giáo – một tiếng gọi càng ngày càng chi phối những cuộc bàn luận về thần học từ khi mở màn thời đại tân tiến. Nhìn kỹ, người ta thấy có 3 giai đoạn trong tiến trình giải thể văn hóa Hy Lạp này: mặc dù có liên hệ với nhau, song 3 giai đoạn ấy rõ ràng là khác biệt hẳn nhau nơi những cái mới mẻ và mục tiêu của mình.
Việc giải thể văn hóa Hy Lạp đầu tiên liên quan tới những định đề của phong trào Cải Cách ở thế kỷ 16. Khi nhìn vào truyền thống của nền thần học kinh viện, thành phần Cải Cách nghĩ rằng họ phải đối đầu với một hệ thống tin tưởng hoàn toàn bị điều kiện hóa bởi triết lý, tức là họ muốn nói đến một sự kết nối của đức tin dựa trên một hệ thống tư tưởng ngoại lạ. Do đó, đức tin không còn là một Lời sống động trong lịch sử mà chỉ là một yếu tố của một hệ thống bị hệ thống triết lý bao trùm. Trái lại, nguyên lý duy thánh kinh – sola srciptura lại tìm kiếm một niềm tin hoàn toàn mặc hình thức tinh tuyền, nguyên khôi, như được thấy từ ban đầu ở Lời trong thánh kinh. Siêu hình học đã trở thành như là một tiền đề được xuất phát từ một nguồn mạch khác, là nơi đức tin đã được giải phóng để trở về với chính bản chất của mình. Khi triết gia Kant nói rằng ông cần dẹp việc suy nghĩ ra ngoài để lấy chỗ cho niềm tin, là ông đã tiền hành dự án này một cách cấp tiến chưa từng thấy nơi thành phần Cải Cách. Bởi thế ông đã cột thắt niềm tin vào thứ lý trí thực tiễn mà thôi, không để cho niềm tin tiến tới với toàn thể thực tại.
(còn tiếp 1 lần nữa, vì đây là bài diễn văn này dài nhất và quan trọng nhất trong 15 bài nói của Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong chuyến tông du thứ bốn 9-14/9/2006 của ngài tại một quốc gia đã từng gây chia rẽ Kitô Giáo vào thế kỷ 16 và gây ra hai thế chiến trong thế kỷ 20, nhưng lại là bài, nhờ phản ứng của thế giới Hồi Giáo, đã được cả thế giới kỹ lưỡng đọc nhất, để nhân loại thấy được, theo diễn tiến của lịch sử, cái cấu trúc nơi niềm tin Kitô Giáo, một niềm tin đã là những gì làm nên văn hóa Âu Châu huy hoàng trước đây, một nền văn hóa cần phải trở về với căn gốc đức tin Kitô Giáo đầy sáng suốt theo lý trí mới có thể trở thành phương tiện truyền bá phúc âm hóa các văn hóa hiện đại bằng việc đối thoại văn hóa và đối thoại liên tôn)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg_en.html
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc 9-14/9/2006
Anh Chị Em thân mến:
Hôm nay tôi muốn nhớ lại một lần nữa những giây phút khác nhau của chuyến tông du mà Chúa đã cho tôi thực hiện tuần vừa qua ở Bavaria. Chia sẻ với anh chị em những cảm xúc và cảm thức khi tôi trở lại với những nơi thân yêu ấy, tôi cảm thấy trước hết cần phải tạ ơn Thiên Chúa về việc Ngài cho tôi có thể thực hiện được chuyến tông du thứ hai về Đức quốc này, và lần đầu tiên về Bavaria là quê quán của tôi.
Tôi cũng chân thành cám ơn tất cả những ai dấn thân và nhẫn nại làm việc – các vị mục tử, các linh mục, các nhân viên mục vụ, các vị thẩm quyền dân sự, các nhân viên tổ chức, các lực lượng an ninh và các tình nguyện viên – nhờ đó mỗi một biến cố được diễn tiến một cách hết sức tốt đẹp. Như tôi đã nói khi tới phi trường Munich hôm Thứ Bảy, 9/9, mục đích của chuyến tông du này, trong khi tưởng nhớ đến tất cả những ai đã góp phần vào việc hình thành con người của tôi, đó là tái xác định và củng cố, với tư cách là Thừa Nhiệm Tông Đồ Phêrô, những mối liên hệ chặt chẽ thắt kết Tòa Thánh Rôma với Giáo Hội ở Đức.
Bởi thế, chuyến tông du này không phải chỉ là một cuộc “trở về” với quá khứ, mà còn là một cơ hội thuận lợi để hy vọng nhìn về tương lai. “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc”: Câu tâm niệm cho chuyến tông du này là một lời mời gọi hãy suy nghĩ về vai trò làm phần tử của mọi người đã lãnh nhận phép rửa trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, một Giáo Hội không có ai là cô đơn lẻ loi mà là được liên lỉ hiệp thông với Thiên Chúa và với tất cả mọi anh chị em.
Chặng đầu tiên là thành phố Minich, được gọi là “thủ phủ có lòng” (“Weltstadt mit Herz”). Nơi trung tâm lịch sử của nó là Quảng Trường Maria “Marienplatz”, nơi mọc lên Trụ Cột Đức Trinh Nữ “Mariensaeule”, trên đỉnh có bức tượng Mẹ Maria bằng đồng vàng.
Tôi muốn mở màn cho chuyến viếng thăm này bằng việc tôn kính Vị Nữ Quan Thày của xứ Bavaria, vì đối với tôi nó có một giá trị hết sức ý nghĩa: Nơi quảng trường đó và trước hình ảnh của Mẹ Maria, tôi đã được nghênh đón như là một vị tổng giám mục vào 30 năm trước và tôi đã bắt đầu sứ vụ giáo phẩm của mình bằng lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria; tôi đã trở lại đó vào cuối sứ vụ này của mình, trước khi đi Rôma. Lần này tôi muốn đặt mình một lần nữa dưới chân trụ cột “Mariensaeule” để van xin sự chuyển cầu và phép lành của Mẹ Thiên Chúa, chẳng những cho thành phố Munich và cho Bavaria, mà còn cho toàn thể Giáo Hội và tất cả thế giới nữa.
Ngày hôm sau, Chúa Nhật, tôi đã cử hành Thánh Thể ở khu “Neue Messe” (New Fair) Munich giữa thành phần tín hữu qui tụ lại rất đông từ các nơi khác nhau: Theo đường hướng của bài Phúc Âm ngày hôm đó, tôi đã nhắc nhở mọi người rằng đặc biệt là ngày nay đang khổ sở bởi tình trạng “điếc lác” đối với Thiên Chúa. Kitô hữu chúng ta có phận sự loan báo và làm chứng cho tất cả mọi người, trong một thế giới bị tục hóa, sứ điệp hy vọng được đức tin cống hiến cho chúng ta, đó là nơi Chúa Giêsu tử giá, Thiên Chúa, Người Cha nhân hậu xót thương, kêu gọi chúng ta trở nên con cái của Ngài và thắng vượt mọi hình thức hận thù và bạo lực để góp phần vào cuộc chiến thắng cuối cùng của yêu thương.
“Hãy làm cho Chúng Con Mạnh Mẽ trong Đức Tin” là câu tâm niệm của cuộc gặp gỡ chiều Chúa Nhật với thành phần trẻ em Rước Lễ lần đầu và những gia đình trẻ của các em, với các giáo lý viên và những nhân viên mục vụ khác cùng những người cộng tác vào việc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Phận Munich. Cùng nhau, chúng tôi đã cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Chiều ở ngôi vương cung thánh đường lịch sử, được gọi là “Vương Cung Thánh Đường Đức Bà”, nơi cất giữ các thánh tích của Thánh Benno, quan thày của thành phố này, ngôi vương cung thánh đường tôi đã được tấn phong làm giám mục năm 1977.
Tôi đã nhắc nhở những em nhỏ và thành phần người lớn rằng Thiên Chúa không ở cách xa chúng ta, ở một nơi bất khả với tới nào đó trong vũ trụ này; trái lại, nơi Chúa Giêsu, Ngài đã đến để thiết lập mối liên hệ thân tình với từng người chúng ta. Nhờ việc liên lỉ dấn thân nơi các phần tử của mình, hết mọi cộng đồng Kitô hữu, nhất là giáo xứ, được kêu gọi để trở thành một đại gia đình, có thể liên kết tiến triển trên con đường của sự sống chân thực.
Ngày Thứ Hai, 11/9, phần lớn được giành để viếng thăm Altoetting, ở Giáo Phận Passau. Thành phố nhỏ này được gọi là “tâm điểm của Bavaria” (“Herz Bayerns”), và ở đó có “Đức Trinh Nữ Đen”, được tôn kính ở “Gnadenkapelle” (Nguyện Đường Ân Sủng), đối tượng của nhiều người hành hương từ Đức và các quốc gia Trung Âu.
Ở vùng phụ cận là đan viện dòng Capuchin Thánh Anna, nơi Thánh Konrad Bimdorfer đã sống, được vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Piô XI phong thánh vào năm 1934. Với một số đông tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ được cử hành ở quảng trường cạnh đền thờ, chúng tôi cùng nhau suy niệm về vai trò của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc, để học nơi Mẹ sự từ tâm cứu giúp, lòng khiêm tốn và việc quảng đại chấp nhận theo ý muốn thần linh.
Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu: Sự thật này thậm chí được thấy tỏ tường hơn, ở vào cuối của Hy Lễ Thần Linh, với một cuộc cung nghinh cùng với bức tượng Đức Trinh Nữ, chúng ta đi đến nguyện đường tôn thờ Thánh Thể (“Anbetungskapelle”) là nơi được khánh thành vào dịp ấy. Ngày hôm ấy được kết thúc bằng Giờ Kinh Chiều về Thánh Mẫu ở Đền Thờ Thánh Anna, với sự hiện diện của các tu sĩ ở Bavaria, cùng với các phần tử của tổ chức Làm Việc Cho Các Ơn Gọi.
Ngày hôm sau, Thứ Ba, ở Regensburg, một giáo phận được Thánh Bonifaciô thiết lập năm 739 và nhận Thánh Wolfgang làm quan thày, đã có 3 cuộc họp được diễn ra. Vào buổi sáng, Thánh Lễ ở Islinger Feld, một thánh lễ chúng tôi đã chia sẻ một lần nữa đề tài cho chuyến tông du này là “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc” liên quan tới nội dung của kinh tin kính. Thiên Chúa, Đấng là Cha, muốn qua Chúa Kitô muốn qui tụ toàn thể nhân loại thành một gia đình duy nhất là Giáo Hội. Đó là lý do những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc: Những ai tin tưởng thì không cần phải sợ đi đến đường cùng.
Thế rồi, vao buổi chiều, tôi đã đến vương cung thánh đường Regensburg, một vương cung thánh đường còn được nổi tiếng bởi ca đoàn “thanh giọng” của mình là “Domspatzen” (đàn chim sẻ của vương cung thánh đường), thành phần hãnh diện về cả ngàn năm sinh hoạt của mình và là thành phần được người anh của tôi là Georg điều khiển cả 30 năm trời. Việc cử hành Giờ Kinh Chiều đại kết cũng đã diễn ra ở đó, với sự hiện diện của nhiều đại diện Chư Giáo Hội khác nhau và các cộng đồng giáo hội khác nhau ở Bavaria, cũng như các phần tử thuộc Ủy Ban Đại Kết thuộc hội đồng giám mục Đức. Đó là một cơ hội thuận lợi để cùng nguyện cầu cho việc gia tăng mối hiệp nhất trọn vẹn nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô, cũng như để khẳng định nhiệm vụ loan báo đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô một cách không suy yếu mà hoàn toàn sáng tỏ, nhất là bằng tác hành yêu thương chân tình của chúng ta.
Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời đối với tôi vào hôm đó tôi đã được họp trong một hội trường rộng lớn đầy những vị giáo sư và sinh viên thuộc Đại Học Regensburg, nơi tôi đã từng làm giáo sư nhiều năm. Tôi đã hoan hỉ gặp gỡ lại thế giới đại học đã từng là quê hương tinh thần của tôi qua một thời gian dài của đời tôi.
Tôi đã chọn đề tài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Để dẫn thính giả của mình vào bản chất thê thảm và vai trò quan trọng hiện tại của đề tài này, tôi đã trích dẫn một số lời từ cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo từ thế kỷ thứ 14, một cuộc đối thoại được một Kitô hữu là Hoàng Đế Byzantine Manuel II Paleologus trình bày với vị đối thoại Hồi Giáo của mình, một cách chúng ta cảm thấy sống sượng không thể tượng tượng, vấn đề về mối liên hệ giữa đức tin và bạo lực.
Tiếc thay, chính lời trích dẫn này đã dẫn đến chỗ hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với thành phần độc giả thận trọng đọc bản văn của tôi thì thấy rõ là tôi không thể nào lại chấp nhận những lời lẽ tiêu cực được thốt ra từ cửa miệng của vị hoàng đế thời trung cổ này, và nội dung có tính cách luận chiến của của những lời lẽ ấy không biểu hiện cho những niềm xác tín của cá nhân tôi. Chủ ý của tôi hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, căn cứ vào những gì được hoàng đế Manuel II nói sau đó theo chiều hướng tích cực… liên quan tới lý trí là những gì cần phải hướng dẫn chúng ta trong việc truyền đạt niềm tin, tôi muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực mà là tôn giáo và lý trí mới là những gì đi đôi với nhau.
Bởi thế, đề tài của bài tôi nói là mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí. Tôi muốn kêu gọi thực hiện một cuộc đối thoại giữa đức tin Kitô Giáo với thế giới hiện đại, cũng như một cuộc đối thoại giữa tất cả mọi nền văn hóa và tôn giáo. Tôi hy vọng rằng những thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm này của tôi - chẳng hạn như ở Munich, tôi đã nhấn mạnh tới tính cách quan trọng biết bao cần phải tỏ ra tôn trọng những gì là linh thánh đối với người khác – đã cho thấy rõ niềm tôn trọng sâu xa của tôi đối với tất cả những đại tôn giáo, cách riêng đối với tín đồ Hồi Giáo là những người ‘tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất’, và cùng với họ chúng ta dấn thân cổ võ ‘hòa bình, tự do, công lý xã hội và các giá trị luân lý cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostrs Aetate, 3).
Thế nên, tôi tin rằng sau những phản ứng ban đầu, những lời lẽ của tôi ở Đại Học Regensburg có thể trở thành một tác lực và niềm phấn khích hướng tới một cuộc đối thoại tích cực thậm chí tự kiểm cả giữa các tôn giáo cũng như giữa lý trí hiện đại và niềm tin Kitô Giáo.
Vào buổi sáng hôm sau, ngày 13/9, trong “Nguyện Đường Cổ – Alte Kapelle” ở Regensburg là nơi có bức ảnh làm phép lạ của Mẹ Maria, theo truyền thống được vẽ bởi Thánh Ký Luca, tôi đã chủ sự một nghi lễ phụng vụ ngắn nhân dịp làm phép chiếc đàn phong cầm mới.
Lợi dụng cái kết tạo của nhạc cụ này, một nhạc cụ được làm nên bởi nhiều ống có chiều kích khác nhau, nhưng tất cả đều rất hòa hợp với nhau, tôi đã nhắc nhở những người hiện diện bấy giờ nhu cầu đối với tất cả mọi thừa tác vụ khác nhau, các tặng ân và đặc sủng khác nhau trong cộng đồng giáo hội để góp phần vào việc hình thành, theo sự điều khiển của ca trưởng Thánh Linh, một ban hợp ca chúc tụng Chúa và yêu thương anh chị em.
Chặng cuối cùng, Thứ Năm, 14/9, là thành phố Freising. Tôi đặc biệt cảm thấy liên hệ đến nó, vì tôi đã được thụ phong linh mục chính tại ngôi vương cung thánh đường của nó, ngôi vương cung thánh đường đã được cung hiến cho Đức Maria Rất Thánh và Thánh Corbinian, nhà truyền bá phúc âm hóa xứ Bavaria. Cũng chính tại ngôi vương cung thánh đường ấy đã diễn ra nghi thức cuối cùng, đó là cuộc họp với các vị linh mục và phó tế vĩnh viễn.
Sống lại những cảm xúc của việc được thụ phong linh mục của mình, tôi đã nhắc nhở những ai hiện diện bấy giờ nhiệm vụ cộng tác với Chúa trong việc tái khơi dậy nhiều ơn gọi mới là điều làm cho họ thành người phục vụ cho “mùa gặt”, một mùa gặt “bề bộn” cả vào thời nay nữa, và tôi đã kêu gọi họ hãy vun trồng đời sống nội tâm như những gì ưu tiên mục vụ, để đừng mất đi mối liên hệ với Chúa Kitô là nguồn hân hoan cho những nỗ lực hằng ngày của thừa tác vụ.
Trong nghi thức từ biệt, lúc mà mội lần nữa lên tiếng cám ơn tất cả những ai đã hợp tác trong việc thực hiện chuyến viếng thăm này, tôi lại tái khẳng định mục đích chính của nó, đó là việc tôi muốn lập lại với đồng hương của tôi những chân lý đời đời của Phúc Âm và củng cố thành phần tín hữu sống gắn bó với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, tử giá và phục sinh vì chúng ta.
Chớ gì Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, giúp chúng ta biết mở lòng trí của mình ta cho Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6). Tôi đã nguyện cầu cho ý nguyện này và đó là lý do tại sao tôi kêu mời tất cả anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, hãy tiếp tục cầu nguyện, và tôi cám ơn anh chị em về lòng cảm mến anh chị em đã hỗ trợ tôi trong thừa tác mục vụ hằng ngày của tôi. Cám ơn tất cả anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2006
Thánh Thể là Mầu Nhiệm Đức Tin
(Thông Điệp GIÁO HỘI SỐNG BỞI THÁNH THỂ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo man5g điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/edocs/ENG0821/_INDEX.HTM)
11. “Chúa Giêsu vào đêm Người bị phản nộp” (1Cor 11:23) đã thiết lập Hy Tế Thánh Thể mình máu của Người. Nhũng lời của Thánh Tông Đồ Phaolô mang chúng ta trở về với thảm cảnh hạ sinh Thánh Thể. Thánh Thể được đánh dấu bất khả phai mờ bằng biến cố khổ nạn và tử nạn của Chúa Kitô, nhờ đó Thánh Thể chẳng những là một sự nhắc nhở mà còn là một tái hiện thực về bí tích nữa. Chính hy tế Thập Giá đã được kéo dài qua các thế kỷ (9). Chân lý này được diễn tả rõ ràng nơi những lời cộng đồng theo lễ nghi Latinh đáp lời công bố “Mầu Nhiệm Đức Tin” của vị linh mục, đó là “Ôi Chúa, chúng tôi loan truyền việc Chúa chịu chết”.
Giáo Hội đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể từ Đức Kitô là Chúa của mình, không phải như là một tặng ân duy nhất, cho dù quí báu đến đâu chăng nữa, trong số nhiều tặng ân khác, mà là một tặng ân tuyệt hạng, vì đó là tặng ân chính bản thân Người, tằng ân ngôi vị của Người nơi nhân tính linh thánh của Người, cũng như tặng ân công cuộc cứu độ của Người. Tặng ân này cũng không chỉ giới hạn trong quá khứ, vì “tất cả những gì Chúa Kitô là – tất cả những gì Chúa Kitô làm và chịu vì toàn thể con người – đều tham dự vào sự vĩnh hằng thần linh, do đó siêu việt qua tất cả mọi thời đại” (10)
Khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể, cuộc tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, thì biến cố cứu độ trọng yếu này trở nên hiện tại thực sự và “công cuộc cứu chuộc của chúng ta được thể hiện” (11). Hy tế này quyết liệt cho phần rỗi loài người đến nỗi Chúa Giêsu Kitô đã hiến dâng hy tế này và về cùng Cha chỉ sau khi Người đã để lại cho chúng ta phương tiện để chia sẻ vào hy tế ấy như thể chúng ta đã hiện diện ở đó bấy giờ. Mỗi một phần tử tín hữu đều có thể tham dự vào hy tế này và hái được vô tận hoa trái của hy tế ấy. Đó là niềm tin đã làm cho các thế hệ Kitô hữu sống động qua các thế hệ. Huấn Quyền của Giáo Hội đã liên lỉ tái xác định niềm tin này với một tấm lòng hân hoan tri ân về tặng ân vô giá này (12). Một lần nữa Tôi muốn nhắc lại sự thật ấy và muốn hợp với anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, để tôn thờ trước mầu nhiệm này, một mầu nhiệm cao cả, một mầu nhiệm tình thương. Chúa Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn được nữa đây? Thật vậy, nơi Thánh Thể, Người tỏ cho chúng ta thấy một tình yêu “đến cùng” (x Jn 13:1), một tình yêu vô hạn.
12. Khía cạnh bác ái đại đồng này của Hiến Tế Thánh Thể được chính Đấng Cứu Thế cống bố. Trong việc thiết lập Hiến Tế Thánh Thể này, Người không chỉ nói: “Này là mình Thày”, “Này là máu Thày”, mà còn thêm: “hiến cho các con”, “đổ ra cho các con” (Lk 22:19-20). Chúa Giêsu không chỉ nói rằng những gì Người bấy giờ đang ban cho họ để ăn và uống là mình Người và máu Người; Người còn cho thấy ý nghĩa hy sinh của Hiến Tế Thánh Thể và làm cho hiến tế của Người hiện diện một cách bí tích, một hiến tế sắp được hiến dâng trên Thập Giá cho phần rỗi của tất cả mọi người. “Thánh Lễ đồng thời không thể tách biệt với việc tưởng niệm hiến tế, một hiến tế Thập Giá được kéo dài và là một bữa tiệc thánh hiệp thông với mình máu Chúa Kitô” (13).
Giáo Hội liên lỉ kín múc sự sống của mình từ hiến tế cứu chuộc này; Giáo Hội tiến đến với hiến tế này chẳng những bằng việc tưởng nhớ đầy tin tưởng, mà còn bằng một giao tiếp thực sự nữa, vì hiến tế này hiện thực một cách hoàn toàn mới mẻ, được kéo dài một cách bí tích, nơi mọi cộng đồng hiến dâng hy tế ấy nơi bàn tay của vị thừa tác viên thánh chức. Như thế, Thánh Thể được áp dụng cho con người nam nữ ngày nay mối hòa giải Chúa Kitô đã chiếm được một lần dứt khoát cho nhân loại ở mọi thời đại. “Hiến tế của Chúa Kitô và hiến tế Thánh Thể là một hiến tế duy nhất” (14). Thánh Gioan Chrystostom đã nói đúng: “Chúng ta bao giờ cũng hiến dâng cùng một Con Chiên, chứ không phải một con hôm nay và con khác ngày mai, nhưng lúc nào cũng chỉ có một con giống nhau. Bởi thế hiến tế này bao giờ cũng là một hiến tế duy nhất… Ngay cả hiện nay chúng ta hiến dâng tế vật đã một lần được dâng hiến và sẽ không bao giờ bị tiêu hao đi” (15).
Thánh Lễ làm cho hiến tế Thập Giá hiện thực; Thánh Lễ không thêm vào hiến tế ấy cũng như không tăng thêm cho hiến tế ấy (16). Những gì được lập lại là việc cử hành tưởng niệm của hiến tế ấy, “việc tưởng nhớ tái hiện thực” của hiến tế này (memorialis demonstratio) (17), việc làm cho hiến tế cứu chuộc tối hậu duy nhất của Chúa Kitô lúc nào cũng hiện thực qua thời gian. Bản chất hiến tế của mầu nhiệm Thánh Thể, bởi thế, không được hiểu như là một điều gì tách biệt, không dính dáng gì với Thập Giá hay chỉ gián tiếp liên quan đến hiến tế Canvê.
13. Vì mối liên hệ chặt chẽ với hiến tế Gongôta, Thánh Thể là một hiến tế theo nghĩa ngặt, chứ không phải một cách tổng quát, như thể hiến tế này chỉ là vấn đề Chúa Kitô tự hiến cho tín hữu như là lương thực thiêng liêng vậy thôi. Tặng ân của tình Người yêu thương và việc Người vâng lời cho đến hy hiến mạng sống mình (x Jn 10:17-18) trước hết là một tặng ân hiến dâng lên Cha của Người. Hiến tế này đã hẳn cũng là một tặng ân ban cho chúng ta nữa, thật ra ban cho tất cả nhân loại (x Mt 26:28; Mk 14:24; Lk 22:20; Jn 10:15), tuy nhiên, trước hết và trên hết là một tặng vật hiến dâng lên Chúa Cha: “một hiến tế được Chúa Cha chấp nhận, khi ban tặng ân phụ thân của mình, tức là ban sự sống bất tử mới ở việc phục sinh, để đáp lại việc toàn hiến này của Người Con đã ‘vâng lời cho đến chết trên thập giá’ (Phil 2:8)” (18).
Trong việc ban cho Giáo Hội hiến tế này của mình, Chúa Kitô cũng làm cho hiến tế của Giáo Hội thành của Người, một Giáo Hội được kêu gọi tự hiến làm một hiến tế với Chúa Kitô. Đây là giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II liên quan đến tất cả mọi tín hữu: “Khi tham dự vào Hiến Tế Thánh Thể, một hiến tế là nguồn mạch và là tuyệt đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu, họ hiến dâng tế vật thần linh lên Thiên Chúa, và hiến dâng bản thân mình làm một với hiến tế đó” (19).
(các bài chủ đề về Thánh Thể vào các Thứ Năm hằng tuần)