GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 27/9/2006

 TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Du Lịch Thứ Tư 27/9/2006

?  Các Chức Bậc trong Giáo Hội hoàn vũ đã lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

?   Tòa Thánh Tuyên Cáo Tuyệt Thông Tổng Giám Mục Emmanuel Milingo

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Du Lịch Thứ Tư 27/9/2006

 

Sau đây là nguyên văn sứ điệp được nguyên hồng y quốc vụ khanh Angelo Sodano nhân danh Đức Thánh Cha gửi cho vị tổng thư ký của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới là Francesco Frangialli, đề ngày 8/9/2006.

 

Kính Ông Tổng Thư Ký,

 

Nhân dịp cử hành Ngày Thế Giới Du Lịch, được cử hành vào ngày 27/9 tới đây, tôi hân hoan gửi đến ông lời chào thân ái của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cũng như lời Ngài cầu chúc cho biến cố tái diễn quan trọng này trở thành cơ hội góp phần vào việc làm tỏ hiện ảnh hưởng tích cực của vấn đề du lịch một khi nó được tác động bởi những thứ giá trị nhân bản và thiêng liêng.

 

Đề tài cho năm nay được Tổ Chức Thế Giới nêu lên, “Du Lịch là những gì thăng hoa”, cống hiến một dịp để suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để gia tăng giá trị hơn nữa cho một thứ văn hóa du hành cũng như cho việc di động của con người như hiện nay, với những kiểu cách khác nhau của vấn đề du lịch hiện đại. Đồng thời nó cũng trở thành cách thức để phân tích nhiều thứ ích lợivề tài chính và kinh tế, cũng như những liên quan rộng rãi của nó đối với vấn đề xã hội, tôn giáo, văn hóa, chính trị và môi sinh là những gì được chiều kích toàn cầu hóa của vấn đề du lịch đặt ra cho mối quan tâm hữu trách của các Quốc Gia và Dân Tộc.

 

Vấn đề du lịch chắc chắn là một nguồn phúc lợi, vì nó giúp vào việc đẩy mạnh nền kinh tế của Chư Dân và tiêu biểu cho một phần chính trong tổng sản phẩm quốc nội cũng như trong mức cân bằng những gì cần phải trang trải của Chư Quốc. Hơn nữa, ở những lãnh vực khác nhau liên quan tới hoạt động du lịch, hằng triệu người được có công ăn việc làm và các thành phần đa tạp nhất trong xã hội tìm được những nơi làm việc.

 

Những liên doanh về tài chính của đa quốc và những ngành thương mại khác nhau của quốc gia được thiết lập, để làm dễ dàng hóa hơn nữa những trao đổi về vấn đề du lịch ở vào mọi mùa trong năm, cho dù đối với các nhóm tuổi khác nhau, như lứa tuổi trẻ và lứa tuổi hồi hưu. Hằng triệu con người và các gia đình thực hiện việc du lịch; nó làm phát sinh ra những hiệp hội nhân viên và những tổ hợp gia đình, và tùy theo thứ loại của mình, nó bao gồm thành phố cùng quận hạt, nó chú trọng đến những địa điểm núi non hay biển cả, những địa điểm thiên nhiên hay thậm chí những nơi quan trọng về văn hóa.

 

Vấn đề du lịch bởi thế là một cơ hội hoan hưởng và là một nguồn lợi không thể phủ nhận về nghệ thuật và thủ công nghệ. Nhờ những thứ kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay (phương tiện truyền liệu, máy bay, tầu thủy, siêu xa lộ, xe lửa tốc hành v.v.), không còn khoảng cách về thời gian và không gian nữa, nhờ đó thành phần du lịch có thể dễ dàng đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm của trái đất này. Trong việc đón tiếp nhau giữa người thăm viếng và thành phần chủ nhà, người ta có thể hiện thực việc trao đổi các thứ sản vật của trái đất và của văn hóa, những gì mang lại cho đời sống con người tình nghĩa huynh đệ hơn và đoàn kết với nhau hơn.

 

Tổ Chức Thế Giới này có nhiều cơ hội để nhắc nhở rằng vấn đề du lịch trước hết là một công chuyện của con người. Cái phong phú nó có thể cung cấp, bởi thế, không được trở thành những gì thuần kinh tế hay vật chất. Về vấn đề này, Công Đồng Chung Vaticanô II đã có một nhận định liên hệ sau đây: “Giờ giấc làm việc ngắn hơn đã trở thành luật chung ở khắp mọi nơi và cung cấp cho có nhiều cơ hội hơn đối với phần lớn dân chúng. Thời gian giải trí này cần phải được sử dụng một cách thích đáng để bồi bổ tinh thần và cải tiến sức khỏe tâm thần cùng xác thân… bằng việc du hành để mở rộng và thăng hóa trí khôn con người nhờ học hỏi từ người khác” (Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’, 61).

 

Vấn đề du lịch có thể cổ võ việc phát triển thực sự về nhân bản và xã hội, nhờ có nhiều cơ hội được nó cống hiến cho trong vấn đề chia sẻ các sản vật, vấn đề dồi dào trao đổi văn hóa, vấn đề vươn tới vẻ đẹp của thiên nhiên hay nghệ thuật, vấn đề so sánh giữa các tâm thức, truyền thống và tôn giáo khác nhau. Việc du hành là những gì làm phong phú tâm linh con người khi họ bắt đầu khám phá ra một điều gì đó mới mẻ, khi người ta được thu hút vào việc tìm hiểu những giải đáp được người khác cống hiến để cho những vấn nạn lớn lao về cuộc sống của con người.

 

Đặc biệt trong thời đại của chúng ta đây, vấn đề du lịch kêu gọi con người, thành phần muốn gia tăng kiến thức và kinh nghiệm về cách thức làm thế nào để con người nam nữ trở nên thành phần ôm ấp văn minh và sự thiện. Để điều này trở thành khả dĩ, cần phải được trân trọng sửa soạn, một cuộc sửa soạn tránh được những gì là ứng biến và nông nổi hời hợt. Bởi thế, các Quốc Gia, các hiệp hội của thành phần hướng dẫn đi du lịch, những cơ cấu về hàn lâm và văn hóa và những hiệp hội của lãnh vực du lịch cần phải thực hiện việc đào luyện những khả năng chuyên môn, nhờ đó chủ động bảo đảm được việc đón tiếp thành phần du lịch.

 

Cũng cần phải khai triển một chương trình giáo dục hấp dẫn về những giá trị của vấn đề du lịch liên hệ tới và trong việc bênh vực con người, cộng đồng và những sản vật thiên nhiên cùng văn hóa của chủ quốc. Chỉ có thể những thị trường du lịch và giải trí mới trở thành nguồn lợi thực sự thăng hoa tất cả mọi người, không loại trừ những ai xuất thân từ những thân phận bất hạnh bởi nguồn gốc tự nhiên hay xã hội và văn hóa của họ.

 

Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người hoạt động đồng hành với hoạt động nổi tiếng của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới này hãy thực hiện một cuộc dấn thân thực sự, mỗi người trong lãnh vực khả năng đặc biệt của mình, nhờ đó vấn đề du lịch được sống như một cơ hội thăng hóa về nhân bản và tâm linh. Như thế, vấn đề du lịch có thể trở thành một nguồn lợi đáng giá khác cho việc thực sự thăng hóa nhân loại. Thật vậy, nhờ du lịch, nam nhân, nữ giới và các nền văn hóa trao đổi những thứ giá trị về kiến thức và phúc hạnh, về công lý và tự do, về thiện hảo và hòa bình – những thứ giá trị mang lại cho đời sống trọn vẹn ý nghĩa.

 

Kèm theo những lời chúc này, Đức Thánh Cha hứa sẽ nhớ đặc biệt nguyện cầu xin Thiên Chúa ban xuống cho mọi phúc lành. Tôi muốn liên kết những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi với những lời chúc của Đức Thánh Cha, và trong dịp này tôi xin bày tỏ cùng quí vị tấm lòng trân trọng cảm miến của tôi.

 

Chân thành,

Tại Điện Vatican ngày 8/9/2006

 

Hồng Y Angelo Sodano,

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/9/2006
 

 

TOP

 

 

 ? Các Chức Bậc trong Giáo Hội hoàn vũ đã lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

Đức Hồng Y Murphy-O’Connor

Sau đây là nguyên văn bản tuyên cáo của ĐHY Murphy-O’Connor, Tổng Giám Mục ở Westminster, Anh Quốc, được đọc trong tất cả mọi Thánh Lễ Chúa Nhật trong giáo phận của ngài vào cuối tuần lễ 16-17/9/2006.

 

“Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong một bài nói được tường trình một cách rộng rãi, đã thực sự kêu gọi một cuộc đối thoại của các nền văn hóa căn cứ vào đức tin và lý trí. Đối với tôi, hoàn toàn rõ ràng là Giáo Hoàng Biển Đức XVI không có ý phạm tới những cảm thức của anh chị em Hồi Giáo của chúng ta. Chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn phiền của ngài nếu bất cứ đoạn văn nào trong bài nói của ngài có thể phạm tới các tín đồ Hồi Giáo. Những gì chất chứa rõ ràng trong bài diễn văn của ngài đó là việc ngài thật sự bác bỏ bất cứ một động lực tôn giáo liên quan đến bạo lực.

 

“Về phần mình, chúng  tôi sẽ tiếp tục phát triển những mối liên hệ tốt đẹp với cộng đồng Hồi Giáo trong xứ sở của chúng ta theo chiều hướng tôn trọng nhau và cùng mong muốn xây dựng công lý và hòa bình trên thế giới của chúng ta. Chính tôi sẽ đứng bên các vị lãnh đạo Hồi Giáo và Do Thái ở Đường Downing vào Chúa Nhật này để thiết tha kêu gọi các chính quyền hãy làm hết sức trong khả năng của mình để ngăn chặn chết chóc và hủy hoại hơn nữa ở Sudan. Xin nhớ đến ý chỉ này trong lời cầu nguyện của anh chị em. Cũng hãy cầu nguyện cho việc đối thoại và hợp tác liên tôn được thành quả tốt đẹp trong tương lai. 

 

Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor

Tổng Giám Mục Westminster

 

 

Đức Tổng Giám Mục Yangon

 

Đức Tổng Giám Mục Charles Bo ở Yangon, nước Myanmar, một xứ sở có 47 triệu dân, trong đó hầu hết theo Phật Giáo, chỉ có 4% Hồi Giáo, chia sẻ nhận định của mình với mạng điện toán toàn cầu Zenit về tình hình thế giới Hồi Giáo liên quan tới cầu nói của Đức Thánh Cha trong dịp ngài viếng thăm Bavaria Đức Quốc hôm Thứ Ba 12/9/2006. Nguyên văn những lời vị tổng giám mục này nói như sau:

 

“Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nói một câu rất rõ ràng, ở chỗ bạo lực không thích hợp với bản tính của Thiên Chúa. Bạo lực và sát hại là những gì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa.

 

“Ngài làm sáng tỏ vấn đề Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu là những gì bảo đảm và làm phát sinh sự sống. Thiên Chúa là Đấng ban phát sự sống. Đó là lý do sâu xa tại sao một nhà thần học được kính trọng và rất được ca ngợi như vị Giáo Hoàng này đã cống hiến một sứ điệp minh nhiên như thế trong bức thông điệp đầu tay ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ của ngài.

 

“Vị Giáo Hoàng này đã nói ở một viện đại học, nơi ngài đã chọn để lập lại rằng chiều kích tôn giáo là những gì cần thiết cho tất cả mọi người, và niềm tin là những gì trọng yếu để cảm nghiệm được sự sống viên mãn.

 

“Cái lạnh lùng của lý lẽ thường đưa đến một đời sống phạm thánh – đó là những gì ngài đã cố gắng nói lên.

 

“Về vấn đề này, vị Giáo Hoàng đã hoàn toàn nói lên được cảm thức và ước muốn của hằng triệu tín đồ Hồi Giáo là thành phần không cách này thì cách khác nói rằng: ‘Bạo lực và Hồi Giáo không thể nào dính dáng với nhau… Chúng tôi là những tín đồ Hồi Giáo và chúng tôi muốn là những tín đồ Hồi Giáo trong thế giới ngày nay, và chống lại những ai sử dụng tôn giáo để phạm đến người khác. Tôn giáo không thể nào là nguồn gốc của xung đột, chiến tranh, hay bất cứ một loại bạo động nào khác’.”

 

 

 

TOP

 

 

?  Tòa Thánh Tuyên Cáo Tuyệt Thông Tổng Giám Mục Emmanuel Milingo

 

Hôm Thứ Ba 26/9/2006, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã phổ biến một tuyên cáo liên quan tới vị thế trong giáo hội hiện nay của Tổng Giám Mục Emmanuel Milingo. Sau đây là nguyên văn của bản thông tuyên cáo.

 

“Tòa Thánh đã hết sức quan tâm theo dõi những hoạt động gần đây của Tổng Giám Mục Emmanuel Milingo, vị giám mục hồi hưu thuộc giáo phận Lusaka, Zambia, liên quan đến việc ngài mới dính dáng tới 4 linh mục lập gia đình, gây chia rẽ và lộn xộn trong tín hữu.

 

“Những vị đại diện của Giáo Hội ở các cấp khác nhau đã cố gắng vô ích trong việc liên lạc với TGM Milingo để thuyết phục ngài từ bỏ những hành động cứ tiếp tục gây ra gương mù, nhất là nơi thành phần tín hữu đã theo đuổi các thừa tác mục vụ của ngài tỏ ra ủng hộ người nghèo và người bệnh nạn.

 

“Lưu ý tới việc mới đây Vị Thừa Kế Thánh Phêrô tỏ ra thông cảm vị mục tử luống tuổi này của Giáo Hội, Tòa Thánh đã khôn ngoan nhẫn nại đợi chờ việc tiến hóa của các biến cố, những biến cố, tiếc thay, đã dẫn TGM Milingo đến một vị thế bất bình thường và càng công khai đoạn tuyệt hiệp thông với Giáo Hội, trước hết bằng cuộc hôn nhân của ngài, rồi bằng việc tấn phong bốn vị giám mục vào Chúa Nhật, 24/9, ở Washington, D.C. Hoa Kỳ.

 

“Vì đây là hành động công khai, cả TGM Milingo và 4 người được tấn phong đều bị tuyệt thông tiền kết ‘latae sententiae’, như được ấn định trong Giáo Luật Khoản 1382. Ngoài ra, Giáo Hội không công nhận, cũng không có ý nhìn nhận trong tương những cuộc tấn phong ấy và tất cả những cuộc truyền chức bởi họ; và Giáo Hội coi tình trạng theo giáo luật của bốn vị giám mục giả dụ này như tình trạng họ có trước cuộc tấn phong này.

 

“Tòa Thánh, vì chú trọng tới mối hiệp nhất và an bình của đàn chiên Chúa Kitô, đã hy vọng rằng tầm ảnh hưởng huynh đệ của những ai gần gũi TGM Milingo sẽ khiến cho ngài nghĩ lại mà trở về với mối hiệp thông trọn vẹnb với Đức Giáo Hoàng. Tiếc thay, những diễn tiến mới nhất này đã làm cho những niềm hy vọng ấy tiêu tan.

 

“Vào những lúc Giáo Hội cảm thấy đơn đau như những lúc như thế này, chớ gì tất cả mọi cộng đồng tín hữu hãy gia tăng lời nguyện cầu”.

 

Thật vậy, theo mạng điện toán toàn cầu Zenit cùng ngày thì biến cố vị tổng giám mục thuộc giáo phận Lusaka nước Zambia tấn phong cho 4 linh mục mà theo những người tham dự cho biết đã được tấn phong làm giám mục trong Giáo Hội Công Giáo Cổ, một ngành tác khỏi Giáo Hội Công Giáo.

 

4 vị này đã tham dự một hội nghị được tổ chức vào thời khoảng 17-19/9/2006, ở Saddle Brook, New Jersey, bởi một nhóm Married Priests Now! là nhóm được thành lập bởi vị TGM 76 tuổi Milingo này, vị TGM lên tiếng kêu gọi cho gần 150 ngàn vị linh mục đã lập gia đình được trở lại với thừa tác vụ linh mục của họ.

 

Vị TGM này, vào tháng 5/2001, đã kéo chú của truyền thông trên thế giới về việc ngài lập gia đình với Maria Sung, được cử hành trong tổ chức Liên Hiệp Gia Đình của Sun Myung Moon cho Hòa Bình và Thống Nhất Thế Giới.

 

Sau khi đã hòa giải với Giáo Hội Công Giáo qua Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và một thời gian dài hồi tâm, vì TGM này đã trở lại với thừa tác vụ của mình ở tỉnh Zagardo gần Rôma. Đầu năm nay, ngài đã thay đổi lập trường. Ngài đã xuất hiện vào ngày 12/7/2006 ở Washington DC, tuyên bố rằng ngài sẽ trở lại sống với Maria Sung và sẽ công khai tranh đấu chống vấn đề độc thân linh mục.

 

Cuộc tấn phong bất thành hiệu hôm Chúa Nhật 24/9/2006 được diễn ra tại đền Imani của George Stallings, Jr, một cựu linh mục Công Giáo thuộc TGP Washington, người đã bỏ Giáo Hội từ năm 1989 để thành lập Giáo Đoàn Công Giáo Phi Châu Hoa Kỳ.

 

Vào năm 1990, nhân vật Stallings này đã được tấn phong giám mục bởi các vị giám mục thuộc những giáo hội Công Giáo Cổ biệt lập. Nhân vật này là 1 trong 4 người được tái tấn phong bởi TGM Milingo hôm Chúa Nhật 24/9/2006.

 

Còn 3 nhân vật được tấn phong cùng với nhân vật Stallings này cũng thú nhận là mình đã được tấn phong giám mục, thật ra là đã mấy lần rồi. Họ là Peter Paul Brennan thuộc Giáo Hội Chính Thống Phi Châu và Giáo Phận Công Giáo Đại Kết của Những Người Hoa Kỳ; Patrick Trujillo thuộc TGP Đức Mẹ Guadalupe New Jersey của Giáo Hội Công Giáo Cổ ở Hoa Kỳ; và Joseph Gouthro ở Las Vegas, giám mục chủ tịch của Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền Quốc Tế.

 

Theo bài “Renegade archbishop excommunicatedcùng ngày với VIS và Zenit của CNN, thì Tòa Thánh không công nhận tổ chức Married Priests Now! của ngài, cho rằng nó là những gì tạo nên “chia rẽ và bàng hoàng nơi tín hữu”. Trong thời giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, Tòa Thánh đã lưỡng lự trong việc ra vạ tuyệt thông cho vị TGM này, vì sợ gây ra ly giáo ở Phi Châu là nơi vị TGM ấy nổi tiếng ở tại nước của ngài cũng như chung Phi Châu.

 

Vào năm 1983, vị TGM này đã bị mất giá đối với Tòa Thánh Vatican, sau vụ ngài thực hành nghi thức chữa lành và trừ quỉ ở giáo phận Lusaka. Ngài được Tòa Thánh yêu cầu rời thủ đô nước Zambia và được trao cho một trách nhiệm nhỏ ở Rôma.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS, Zenit và CNN phổ biến ngày 26/9/2006 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ