GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 29/9/2006

 TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN

 

?  Chuyến Viếng Thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Phải Chăng là Một Cơ Hội Có Một Không Hai?

?  Vụ 3 Người Công Giáo bị tử hình ở Nam Dương: Dù người chết đã nằm xuống nhưng người sống vẫn chưa nguôi

?   Tôn Sùng Thánh Tâm: Hình Thành

 

 

? Chuyến Viếng Thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Phải Chăng là Một Cơ Hội Có Một Không Hai?

 

Vị đại diện của Tòa Thánh ở Anatolia, nơi mà linh mục Andrea Santoro người Ý hôm 5/2/2006 đã bị thảm sát trong cuộc biến loạn của thế giới Hồi Giáo kéo dài từ cuối tháng 1 đến cuối thàng 2/2006 trước bộ tranh biếm họa đầu năm 2006, là Giám Mục Luigi Padovese, 59 tuổi, một học giả chuyên cần của Giáo Hội ở Thổ Nhĩ  Kỳ, vị đã bị đe dọa và 4 tháng trước đây tí nữa bị một chiếc xe gắn máy cố tình cán lên ngài, vị mà giờ đây đi đâu cũng được cảnh sát hộ vệ theo lời yêu cầu của lãnh sự Ý với thống đốc ở Antioch, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu hôm Thứ Sáu 22/9/2006, tức vào thời điểm sau khi biến động của thế giới Hồi Giáo đã kể như hoàn toàn nguôi ngoai hạ màn, đã cho biết rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 11 tới đây là một cơ hội độc nhất vô nhị để làm sáng tỏ các mối liên hệ giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo, đồng thời cũng cho biết cả về bối cảnh của quốc gia mà Đức Thánh Cha sẽ tới. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

 

Vấn:    Tình hình hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

 

Đáp:   Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy như là một bức tranh phức hợp, nơi có sự hiện diện của những nhóm theo chủ nghĩa dân tộc và là nơi hiện tượng Hồi Giáo Hóa đang gia tăng, xuất phát từ tình trạng kinh tế đã từng xuống dốc, làm tăng thêm thái độ khép kín trước cả Kitô Giáo lẫn Âu Châu.

 

Chúng ta có thể nghĩ rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ hết mọi người đều ủng hộ việc quốc gia này gia nhập Âu Châu, thế nhưng, tôi lại đang bắt đầu thấy rằng vấn đề không phải là như thế.

 

Có những nhóm Hồi Giáo tin rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tái tấu mối liên hệ với Âu Châu có thể làm cho nó mất đi căn tính của người Hồi Giáo. Ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, để là một người Thổ dân tốt lành nghĩa là làm một tín đồ Hồi Giáo tốt lành. Đối với thành phần này, thì việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Âu Châu có nghĩa là một người Thổ tốt lành nhưng không còn là một tín đồ Hồi Giáo tốt lành nữa.

 

Vấn:    Ngài có nghĩ là tín đồ Hồi Giáo sợ tính chất tân tiến hay chăng?

 

Đáp:   Họ sử dụng các phương tiện có tính cách tân tiến, nhưng lại sợ mất đi căn tính quốc thể của mình, hoa trái mang lại từ cuộc chiến thắng của Ataturk (vị tổng thống tiên khởi của Thổ Nhĩ Kỳ).

 

Theo tôi nghĩ thì nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ, tự bản chất, không chấp nhận những tiếng nói khác, ở chỗ, nó có tính cách dân chủ nhưng không nhất trí. Đó là lý do cho thấy tại sao tất cả đều nói rằng các thành phần thiểu số là thành phần khó có thể được chấp nhận và nhìn nhận.

 

Vấn:    Và tình hình với Chính Thống Giáo thì sao?

 

Đáp:   Mối liên hệ với Chính Thống Giáo hoàn toàn tốt đẹp vì chúng tôi đang cảm nghiệm được những vấn đề giống nhau.

 

Có một số sự hòa hợp liên quan tới những vấn đề chung, mặc dù tôi cần phải nói rằng, về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, các tòa thượng phụ Hoàn Vũ và Armenia có một chủ trương hầu như khác biệt – một hành động được biện minh bởi những lý do khôn ngoan, vì ở Thổ Nhĩ Kỳ không có khuynh hướng tế nhị hay không có vấn đề phân biệt giữa Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành. Từ ngoài nhìn vào thì nó giống như việc rửa tay; còn nhìn từ bên trong thì nó là cách bảo vệ cộng động này khỏi bị nguy hiểm và đe dọa.


Vấn:    Có thể nói gì về cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ?

 

Đáp:   Sự hiện diện của người Công Giáo thì rất hạn hẹp và tập trung ở những trung tâm lớn, như Istanbul, Smyrna, Mersin và Ankara, nhất là nơi các nhà ngoại giao. Có những giáo xứ đây đó, nhưng thường chỉ có mấy trăm tín hữu mà thôi.

 

Có thành phần Kitô hữu Công Giáo Latinh, Công Giáo Armenia, Công Giáo Chaldean và Công Giáo Syro. Họ thuộc về Truyền Thống và giữ những biểu hiện theo những quyền hạn khác nhau, mặc dù về lượng thì ít ỏi.

 

Vấn:    Ngài thẩn định thế nào về chuyến viếng thăm tới đây của Đức Thánh Cha?

 

Đáp:   Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là những gì tế nhị – không phải là vấn đề trục trặc liên quan tới những vấn đề có tính chất đại kết, vì theo quan điểm này đã có được một sự hòa hợp rồi. Ngoài ra, còn có một bản tuyên ngôn chung giữa Giám Mục Rôma và thượng phụ Istanbul.

 

Những vấn đề phứ ctạp hơn liên quan tới mối liên hệ giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, cũng như những gì vị Giáo Hoàng này đang nghĩ về việc Thổ Nhĩ Kỳ dần dần gia nhập Âu Châu. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích Hồng Y Ratzinger vì, theo họ, ngài không ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Âu Châu.

 

Vấn:    Ngài nghĩ sao về các phản ứng đối với bài nói của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Đại Học Regensburg?

 

Đáp:   Tôi sợ rằng có một số ở Thổ Nhĩ Kỳ muốn tổ chức xuống đường liên quan tới việc Đức Giáo Hoàng tới. Đối với thành phần cực đoan thì đây là một cơ hội rất thuận lợi.

 

Tôi đã đọc một lời phát biểu của một nhân vật có trách nhiệm về tôn giáo vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, vị đã nói rõ là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đón nhận vì Giáo Hoàng này như là một vị lãnh đạo quốc gia mà thôi, tức hình ảnh về vị lãnh đạo tôn giáo của ngài đang bị phai mờ mất rồi.

 

Có những người mong rằng vị Giáo Hoàng này đừng tới Thổ Nhĩ Kỳ; tuy nhiên, không có vấn đề mở cửa cho thế giới Hồi Giáo mà là vấn đề của một thứ ban công, trong việc nói về những mối liên hệ giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.

 

Tôi tin rằng những gì gây trục trặc có thể trở thành một cơ hội có một không hai, một dịp độc nhất vô nhị, vì tất cả truyền thông của các quốc gia Ả Rập sẽ chú trọng tới những gì vị Giáo Hoàng này nói. Một số sẽ không cảm thấy vui, nhưng ít là họ sẽ đề cập tới những gì Đức Thánh Cha khẳng định.

 

Vấn:    Cộng động Kitô hữu Tây phương làm thế nào để có thể giúp cho đàn chiên nhỏ bé Thổ Nhĩ Kỳ đây?

 

Đáp:   Chúng tôi là một thực thể không có tiếng nói. Vấn đề, được Đức Thánh Cha cũng bày tỏ vào dịp qua đời của Cha Santoro, đó là chúng tôi đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ không có phương tiện truyền thông xã hội.

Anh chị em Tin Lành có đài truyền hình và hai hoặc ba đài phát thanh. Chúng tôi chẳng có gì hết. Điều này có nghĩa là chúng tôi không thể có được một vị thế, và thậm chí không thể cải chính cả những gì là sai lầm viết hay nói phạm đến chúng tôi. Để thực hiện những việc cải chính sửa sai ấy, tôi đã phải liên lạc với một luật sư làm việc toàn thời. Tôi yêu cầu cải chính trên hai tờ nhật báo và họ đã làm thế, và để tránh việc truy tố thì người ta đến gặp tôi để trình bày các lý do biện minh.

 

Vấn:    Việc đối thoại với Hồi Giáo tiến triển ra sao?

 

Đáp:   Tình hình phức tạp vì Hồi Giáo có một ý nghĩ về thực tại là những gì gồm tóm tất cả mọi sự và thu hút tất cả mọi sự. Và chủ nghĩa tuyệt đối được tín đồ Hồi Giáo biện hộ là những gì không nhường bước cho bất cứ một hình thức đối thoại hay dung hòa nào.

 

Có một mối liên hệ với một số người thuộc thế giới Hồi Giáo. Vấn đề lớn nhất có liên quan tới tình trạng khó khăn nơi các trình độ khác nhau về vốn liếng văn hóa và thần học. Có những trường thần học của Hồi Giáo, nhưng tôi cảm thấy rằng họ không ở cùng một trình độ với chúng ta; chúng tôi không gặp nhau ở cùng một tọa độ.

 

Vấn đề là Hồi Giáo không cho phép giải thích Sách Kinh Koran, trong khi Kitô Giáo lại cho phép dẫn giải Thánh Kinh.

 

Bởi vậy, vấn đề xẩy ra là không có được một cuộc đối thoại thực sự mà chỉ có chuyện hiểu biết nhau mà thôi. Một cuộc hội họp về thông tin từ bên này cho bên kia biết, những gì chúng ta làm và những gì họ làm, nhưng đó không phải là vấn đề thực sự đối thoại.

 

Có vấn đề đối thoại và hợp tác nơi những công tác bác ái và xã hội, thế nhưng khi liên quan tới vấn đề thần học thì chúng tôi thụt lại đằng sau quá xa.

 

Chúng tôi đã tổ chức những hội nghị về các hình ảnh Chúa Giêsu và Đức Maria nơi Hồi Giáo, thế nhưng có ít tham dự viên Hồi Giáo – chỉ có thành phần có trình độ nào đó về văn hóa mà thôi. Những vị giáo trưởng ít có vốn liếng về thần học không đến tham dự. Đây là một trong những vấn đề lớn.

 

Có rất ít hoạt động về thần học nơi Hồi Giáo, một hoạt động khác nhau tùy theo các học đường khác nhau. Vấn đề khác nhau đó là Kitô hữu chúng ta có được một huấn quyền hướng dẫn; trái lại, (tín đồ Hồi Giáo) không có huấn quyền này và tùy theo mỗi thần học gia quyết định.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/9/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Vụ 3 Người Công Giáo bị tử hình ở Nam Dương: Dù người chết đã nằm xuống nhưng người sống vẫn chưa nguôi

 

Thật vậy, ngày định mệnh của 3 người Công Giáo Nam Dương là hôm Thứ Năm 21/9/2006, khi họ bị xử bắn bởi cảnh sát ở một địa điểm quanh khu vực phi trường. Cảnh sát đã nói thế nhưng không cho biết đích xác địa điểm. Còn cơ quan Học Viện Tòa Thánh Đặc Trách Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết 3 tử tội này đã bị tử hình vào những phút đầu tiên của Ngày Thứ Sáu 22/9, tức vừa qua nửa đêm Thứ Năm 21/9.

 

Ba người này là Fabianus Tibo, 60 tuổi, Marinus Riwu, 48 tuổi và Dominggus da Silva, 42 tuổi. Họ bị án tử hình vào năm 2001, vì án tội dẫn đầu nhóm loạn dân vào năm 2000 đã ra tay sát hại 200 tín đồ Hồi Giáo ở một trường nội trú Hồi Giáo trong cuộc đụng độ giữa tín đồ Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Poso thuộc Central Sulawesi. Nam Dương có 90 % theo Hồi Giáo, trong tổng số 245 triệu dân. 

 

Cuộc tử hình này, sau mấy lần bị đình hoãn và đáng lẽ cuối cùng đã được thi hành vào hôm 12/8/2006, song đã được đình hoãn một lần nữa, trước lời xin ân xá của chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hôm 11/8/2006, cũng như bởi hằng ngàn người dân Nam Dương xuống đường phản đối. Các nhóm bảo vệ nhân quyền đã phản đối vụ án này và cho rằng bất công.

 

Ngày hôm trước khi bị tử hình là Thứ Tư 20/9, tức sau ngày Thứ Ba 19/9 là ngày tòa chính thức tuyên bố ngày tử hình là Thứ Năm 21/9, ba người tử tội Công Giáo đã yêu cầu được chết một cách công khai. Chính người con trai lớn nhất của Tibo là Robert đã công bố ước vọng này của cha mình: “Việc tử hình cần phải được diễn ra công khai để thỏa mãn những ai muốn chúng tôi phải chết”.

 

Ba người Công Giáo chẳng những xin được xử tử ở nơi công cộng mà còn muốn quan tài của họ được trưng bày công khai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria ở Palu.

 

Vụ 3 tử tội này được xử có những tính cách mập mờ. Chẳng hạn thành phần người làm chứng không được hỏi tới và một số chứng cớ không được tòa chấp nhận. Chưa kể đến tiến trình phân xử còn bị đe dọa bởi thành phần Hồi Giáo cực đoan. Thân nhân họ hàng của 3 tử tội được đến thăm họ lần cuối vào hôm Thứ Ba là hôm tòa tuyên bố ngày xử tử. Họ được đi kèm theo bởi Cha Jimmy Tumbelaka thuộc Giáo Phận Manado và hai luật sư thuộc nhóm PADMA là Cha Norbert Bethan và Stephen Roy Rening.

 

Vị luật sư thứ hai cho rằng việc xử tử này “trái luật, vì những người đàn ông bị lên án này vẫn đang chờ đợi việc đáp ứng chính thức của Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono về lời yêu cầu ân xá lần thứ hai”. Cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết vẫn không ngớt làn sóng chỉ trích pháp lệnh của tòa án. Theo ông Usman Hamid, vị lãnh đạo Ủy Ban Đặc Trách Người Mất Tích Và Nạn Nhân Của Bạo Lực, thì “Qua việc sát hại 3 người này, quốc gia này vi phạm tới nhân quyền và ngăn chặn việc cho biết danh tính của những ai thực sự gây ra những cuộc đụng độ ấy”.

 

Sau cuộc xử tử 3 người Công Giáo này, dân chúng ở Atambua, một tỉnh hầu hết Công Giáo, đã xuống đường và thành phần nổi loạn đã xông vào ngục giải thoát 200 tù nhân, chỉ có 20 tù phạm trở lại nhà tù mà thôi, như cảnh sát cho biết. Thành phần nổi loạn cũng đập phá văn phòng và nhà ở của công tố viên của nước này. Tuy nhiên, vụ nổi loạn này đã được lắng dịu một cách nhanh chóng, một phần là do sự can thiệp của Đức Giám Mục Anton Pain Ratu giáo phận Atambua. Ở Palu, Đức Giám Mục địa phương là Joseph Suwatan cũng lên tiếng kêu gọi tín hữu hãy tôn trọng trật tự chung.

 

Người con trai cả của ông Tibo nói với dân chúng rằng: “Trước khi chết, cha của tôi đã yêu cầu rằng đừng có ai muốn tìm cách trả thù mà là hãy thứ tha”.

 

Tòa Thánh Vatican tỏ ra đau buồn trước vụ án này. Cha Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh là linh mục dòng Tên Federico Lombardi đã cho biết: “Tin này là những gì rất đau buồn. Mỗi lần xẩy ra một vụ án tử hình là mỗi lần nhân loại lại bị thảm bại”.

 

Mặc dù chính quyền cấm không cho thực hiện các cuộc lễ an táng xẩy ra tại Vương Cung Thánh Đường ở Palu theo lời yêu cầu của người quá cố, vẫn có hằng ngàn người tấp nập kéo tới ngôi thánh đường ấy để hát Lễ Mồ dù không có thi hài của họ. Tibo và Riwu được chôn táng ở Beteleme, quê quán Nusa Tenggarra Timur của họ. Còn thi thể của Da Silva vẫn còn lưu lại ở Palu vì “lý do an ninh”.

 

Đức Giám Mục Vincentius Sensi Potokota Giáo Phận Maumere trên đảo Flores đã lên tiếng nhận định khi có những người khác đặt vấn đề đối xử với ba người bị kết án tử hình này. Vị giám mục nói: “Chúng tôi la ó và vận động cho tất cả mọi sự sống con người, chứ không phải chỉ cho sự sống của 3 người Công Giáo, và chúng tôi sẽ tiếp tục sánh cánh với anh chị em Hồi Giáo chiến đấu”.

 

Giáo phận này là giáo phận nhà của Dominggus da Silva, một trong ba người bị tử quyết. Vị giám mục địa phương 55 tuổi của người tử tội này nói tiếp với cơ quan Fides rằng:

 

“Chúng tôi cảm thấy rất buồn trước hậu quả ấy. Trong những tháng qua, chúng tôi đã lên tiếng và cố gắng hết sức để làm cho chính quyền thay đổi ý định của họ. Chúng tôi không tranh đấu chỉ để cứu mạng của 3 người Công Giáo này; việc chiến đấu của chúng tôi là một cuộc chiến đấu cho sự sống, chống lại án tử hình giành cho bất cứ ai”.

 

Thẩm quyền chính phủ đã trao thi thể của da Silva cho cộng đồng địa phương để cử hành lễ an táng trong vương cung thánh đường đầy chặt các tín hữu. Vị giám mục địa phương vẫn ngẫm nghĩ là tại sao “chính quyền đã xử tử 3 người này quá ư là nhanh chóng”:

 

“Có nhiều người khác được đợi chờ hành quyết lâu hơn thế nữa. Điều này cho thấy như là một cái gì đó bất công, và chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế biết đến điều ấy. Chính quyền tỏ ra yếu kém và dường như nhường bước trước áp lực của thành phần cực đoan.

 

“Trong giáo phận của chúng tôi và ở tất cả các nơi, Kitô hữu và Hồi hữu đã cùng nhau vận động hủy bỏ án tử hình này. Cuộc vận động này chẳng có liên quan gì tới tôn giáo cả. Mọi sự sống đều quí giá. Việc vận động của chúng tôi là để cứu tất cả mọi sự sống con người”.

 

Cơ quan Tín Vụ Á Châu đã lập đi lập lại lời cảnh giác là 3 người Công Giáo bị xử án “mang tính cách bị áp lực mạnh mẽ bởi thành phần cực đoan Hồi Giáo, bởi những nỗ lực băng hoại và những phương thức xét xử phạm pháp”.

 

Hôm 27/9, cơ quan tín vụ Á Châu này cho biết họ hành thân nhân và luật sư của ba nạn nhân Công Giáo bị tử hình đã yêu cầu thực hiện một cuộc giảo nghiệm lần hai để xác nhận xem ba người này có bị hành hạ trước và sau khi bị xử tử hay chăng.  

 

Cảnh sát và thẩm quyền pháp đình đã chối bỏ bất cứ hành động lạm dụng bạo hành nào, nhưng các vị luật sư thuộc tổ chức PADMA, một nhóm luật sư liên tôn bênh vực 3 người này đã nộp đơn cho rằng thi thể của 3 người ấy cho thấy những dấu vết không thể bị gây ra chỉ bởi những viên đạn bắn gục họ.

 

Thi thể của Tibo rõ ràng là có 3 xương sườn bị gẫy, trong khi của Dominggus da Silva bị đâm vào tim bằng một khí cụ sắc nhọn. Và cả 3 thi thể đều bị bắn 5 lần vào ngực thay vì chỉ 1 lần. Cơ quan tín vụ Á Châu cho rằng quyết định của Văn Phòng Công Tố Viện ở Palu thực hiện việc chôn táng mau chóng 3 người chết này mà không cho họ được hưởng những cử hành an táng theo nghi thức tôn giáo là những gì cho thấy cuộc hành tử này đã không theo đúng các tiêu chẩn pháp lý vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20, 21, 22 và 27/9/2006

 

 

TOP

 

 

?  Tôn Sùng Thánh Tâm: Hình Thành

 

(ĐTC Piô II: Thông Điệp Haurietis Aquas ban hành ngày 15/5/1956, để kỷ niệm 100 năm ĐTC Piô IX truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa trong toàn thể Giáo Hội - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo National Catholic Welfare Conference News Service ) 

 

111.     Thế nên, Ta biết rằng, việc sùng kính mà chúng ta suy tôn tình yêu của Chúa Giêsu Kitô dành cho loài người, qua dấu hiệu cao cả là Trái Tim Bị Thương Tích của Đấng Cứu Chuộc bị đóng đanh trên Thánh Giá, đã chưa bao giờ hoàn toàn bị lòng đạo đức của Kitô hữu lãng quên cả. Tuy nhiên, trong những thời gian gần đây, việc sùng kính này đã được biết đến nhiều hơn và được phổ biến cách lạ lùng khắp Giáo Hội, nhất là sau khi chính Chúa mạc khải mầu nhiệm thần linh này cho riêng một số con cái của Người, thành phần được đặc biệt ban cho dồi dào ân phúc thiêng liêng, trở nên những sứ giả được tuyển chọn để loan truyền việc tôn sùng này. (Phụ chú của người trích dịch: Ở đây ĐTC có thể ngầm nói đến cả chị nữ tu Maria Josefa Menéndez, mà ngài, khi còn là hồng y, trong thơ đề tháng 4-1938,  đã viết cho mẹ bề trên của chị để chúc lành cho cuốn sách "The Way of Divine Love" trong lần xuất bản thứ nhất của nó)

 

116.     Ta đề cập đến những tên tuổi tiêu biểu của những người chiếm được một vị trí  đặc biệt trong việc thiết lập cũng như cổ động việc tôn sùng Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu: đó là thánh Bonaventura, thánh Albêtô Cả, thánh Catarina Siena, chân phước Henry Suso, thánh Phêrô Canisiô, thánh Phanxicô Salêsiô, và thánh Gioan Euđê là tác giả soạn ra bộ kinh nguyện phụng vụ đầu tiên để dùng vào việc cử hành tôn kính Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu.

 

117.     Được nhiều giám mục Pháp ban phép, lễ trọng này đã được cử hành vào lần đầu tiên ngày 20-10-1672.

 

118.     Trong số những người cổ động việc tôn sùng tuyệt hảo này, chiếm chỗ danh dự là thánh nữ Magarita Maria Alacoque. Được lòng nhiệt thành nung nấu và được hỗ trợ bởi vị linh hướng là chân phước Claude de la Colombrère, thánh nữ đã hết sức tiến hành để làm cho việc tôn sùng, không thiếu gì tín hữu hết sức ca tụng, dồi dào phúc lành thiêng liêng này, được thiết lập và, bởi bản chất đặc biệt nơi những tác động yêu mến cũng như đền tạ của nó, được trổi vượt hơn những hình thức đạo đức khác của Kitô hữu.

 

119.     Việc ôn lại lịch sử của giai đoạn bắt đầu việc sùng kính Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu đủ cho chúng ta  thêm sự hiểu biết về sự phát triển lạ lùng của việc tôn sùng này, một việc tôn sùng hoàn toàn hợp với bản chất của Kitô giáo, một tôn giáo đích thực là một đạo giáo yêu thương.

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8)
 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ