GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 12/10/2007

TUẦN XXVII  THƯỜNG NIÊN

 

?   Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Kêu gọi Cứu trợ Bão Lụt Lekima

?  “Tương Lai ở trong Tay Chúng Ta: Giải Quyết Thánh Đố Vai Trò Lãnh Đạo về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu”

?  “Tương Lai ở trong Tay Chúng Ta: Giải Quyết Thánh Đố Vai Trò Lãnh Đạo về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu” (tiếp)

 

 

?   Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Kêu gọi Cứu trợ Bão Lụt Lekima

 

Kính thưa Cộng đoàn Dân Chúa và toàn thể Quý đồng hương,

 

Theo tin tức từ Việt Nam tính đến ngày 11 tháng 10 năm 2007, cơn bão lụt số 5, Lekima, đã gây thiệt mạng cho 75 người, trong đó có 3 người chết do chính cơn bão, số người chết còn lại là do lũ lụt theo sau trận bão; 16 người mất tích và 163 người bị thương.

 

Trận bão quét ngang qua các Tỉnh miền Trung và miền Bắc là cơn bão gây lũ lụt lớn nhất trong hơn 45 năm qua tại Việt nam, đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề cho dân nghèo chúng ta.

 

Thông tin cho biết, có hơn 10,000 căn nhà hoàn toàn bị đổ sập, hư hỏng nặng vào khoảng 130,000 nhà; 177 phòng học bị đổ sụp; 2.059 phòng học và 1.174 trụ sở và trạm xá bị hư hỏng; hơn 42 ngàn ha lúa và hơn 117 ngàn ha hoa màu bị ngập lụt, hư hại; hơn 631 ngàn cây bị gãy đổ; hơn 2.085 mét khối công trình giao thông, thủy lợi, đê điều bị sạt lở, trong đó có 300 ngàn mét khối công trình hồ chứa nước Cửa Đạt; 12 tàu thuyền bị chìm, hư hại; nhất là trận bão làm cho hơn 54 ngàn hộ dân bị lụt lội. Những nơi bị nặng nhất gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Quảng Bình, Hà Tĩnh, và Nghệ An.

 

Từ quê nhà, các Đức Giám mục và Linh mục tại địa phương đã kêu gọi lòng quảng đại giúp đỡ của mọi người, và các vị cũng đã và đang hiện diện cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào đang sống trong cảnh nghèo khổ, nhiều gia đình mất người thân, nhà cửa bị hư hại, tài sản bị mất, đang sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” thật là túng thiếu mọi đàng!

 

Trong mấy ngày nay, Ban Lãnh Đạo của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, trước hoàn cảnh đau thương của đồng bào ruột thịt, cũng đã liên tục hội ý với nhau, để tìm mọi cách giúp đỡ những nạn nhân bị bão lụt.

 

Chúng tôi cũng đồng ý với nhau, trước mắt, sẽ gởi khẩn cấp số tiền $50,000 về cho Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và xin ngài qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, dùng số tiền này mua sắm các thực phẩm, quần áo, sách vở cần thiết để phân phối đến cho những nạn nhân lũ lụt, không phân biệt tôn giáo. Số tiền trên trích từ ngân quỹ của Liên Đoàn dự trù cho các kế hoạch và chương trình yểm trợ Giáo Hội Việt Nam lâu dài.

 

Chúng tôi cũng nhận thấy, sự đóng góp nói trên thật sự không thấm vào đâu so với nhu cầu quá lớn của đồng bào chúng ta bên quê nhà, do đó Liên Đoàn khẩn thiết kêu gọi lòng hảo tâm, quảng đại hy sinh đóng góp chung vào việc cứu giúp đồng bào trong tinh thần 'lá lành đùm lá rách'.

 

Chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của quý vị, nhiều gia đình nạn nhân sẽ được an ủi rất nhiều về tinh thần lẫn vật chất, để có thể làm lại cuộc sống.

 

 

Mọi đóng góp xin đề: HELP LEKIMA

và gởi về địa chỉ:

 

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam - Hoa Kỳ

231 Rothell Road Extension

Toccoa, Georgia 30577

 

Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành và trả công bội hậu cho lòng quảng đại của toàn thể Quý vị.

 

Thay mặt cho những nạn nhân bão lụt, xin chân thành cảm tạ.

 

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm

 

Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 

 TOP

 

?  “Tương Lai ở trong Tay Chúng Ta: Giải Quyết Thánh Đố Vai Trò Lãnh Đạo về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu”

 

Đức Ông Pietro Parolin, phụ tá thư ký bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở Tổng Nghị lần thứ 62 của Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 24/9/2007 về tình trạng thay đổi về khí hậu

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Cám ơn ông đã cho tôi có cơ hội để bày tỏ một số quan tâm của Tòa Thánh theo chiều hướng những gì chúng ta đã nghe hôm nay từ những diễn giả đặc biệt trước đây.

 

Tình trạng thay đổi khí hậu là một mối quan tâm nghiêm trọng và là một trách nhiệm bất khả tránh né đối với các khoa học gia và chuyên viên, các vị lãnh đạo chính trị và chính quyền, các vị quản trị địa phương và các tổ chức quốc tế, hết mọi phần tử trong xã hội loài người và mỗi một người.

 

Vai trò đại biểu của tôi muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm bó buộc về luân lý căn bản mà tất cả mọi người không trừ ai  đều phải có trách nhiệm nghiêm trọng trong việc bảo vệ môi trường.

 

Ngoài những phản ứng khác nhau và những dẫn giải về các bản tường trình của Ban Liên Chính Phủ Về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu (IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change), còn có những thẩm định về khoa học hay nhất sẵn có đã thiết lập một mối liên hệ giữa sinh hoạt của con người với tình trạng thay đổi về khí hậu.

 

Tuy nhiên, những kết quả của những thẩm định theo khoa học này, cùng với những bất định còn đó, không được phóng đại hay giảm thiểu nhân danh chính trị, ý hệ hay tư lợi. Trái lại, giờ đây chúng cần phải được học hỏi kỹ lưỡng để cống hiến một căn bản lành mạnh cho việc nâng cao ý thức và thực hiện những quyết định hiệu nghiệm về chính sách.

 

Trong những thời gian gần đây, vấn đề quan tâm được ghi nhận là có một số bình luận gia, dựa vào một vũ trụ quan được cho là căn cứ theo đức tin, đã nói rằng chúng ta thực sự cần phải khai thác thế giới của chúng ta tối đa, mà không cần mấy hoặc chẳng cần gì phải để ý tới những hậu quả của chúng. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng điều này là một đường lối hết sức khinh xuất.

 

Ở một thái cực khác, có những người chủ trương rằng trái đất này là một sự thiện duy nhất, và cho rằng nhân loại là một mối đe dọa bất khả cải hóa đối với trái đất này, một trái đất có thành phần dân chúng và hoạt động cần phải được kiểm soát bằng những phương tiện thẳng tay khác nhau. Chúng tôi hết sức tin rằng những chủ trương như thế sẽ đặt con người cùng với các nhu cầu của họ vào việc phục vụ cho một thứ môi sinh học phi nhân bản.

 

Tôi đã nhấn mạnh đến hai chủ trương cực đoan này để làm sáng tỏ những gì tôi muốn nói, thế nhưng, cho dù là những thái độ ít cực đoan hơn, chúng cũng hiển nhiên làm cản trở bất cứ nỗ lực lành mạnh toàn cầu nào trong vấn đề cổ võ việc làm giảm bớt, thích ứng, đàn hồi và bảo toàn tương lai chung của chúng ta.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/9/2007

 

(xin xem tiếp bài dưới)

 

 

TOP

 

? “Tương Lai ở trong Tay Chúng Ta: Giải Quyết Thánh Đố Vai Trò Lãnh Đạo về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu” (tiếp)

 

Đức Ông Pietro Parolin, phụ tá thư ký bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở Tổng Nghị lần thứ 62 của Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 24/9/2007 về tình trạng thay đổi về khí hậu

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Vì không có một xứ sở nào một mình có thể giải quyết những vấn đề liên hệ tới môi trường chung của chúng ta mà chúng ta cần phải chế ngự tư lợi bằng hành động chung. Về phần cộng đồng quốc tế, điều này đòi phải chấp nhận một sách lược quốc tế có tính cách hòa hợp, hiệu năng và tức thời có thể đáp ứng với một vấn đề phức tạp như vậy.

 

Nó cần phải vạch định những đường lối và phương tiện của việc làm giảm bớt và mô phỏng khả dĩ nhất về kinh tế, việc gia tăng sự phát triển khả trợ và việc nuôi dưỡng một môi trường lành mạnh.

 

Khía cạnh kinh tế của những đường lối và phương tiện như vậy cần phải nghiêm chỉnh lưu ý quan tâm ở chỗ các quốc gia nghèo và những thành phần nghèo trong xã hội là thành phần đặc biệt bị tổn thương trước những hậu quả bất lợi của tình trạng thay đổi khí hậu, vì ít phương tiện và khả năng làm bớt những hậu quả của chúng và thích ứng với những môi trường chuyển biến.

 

Vấn đề được thấy trước là những chương trình làm giảm bớt và thích ứng này sẽ đụng độ một loạt những chướng vật và chống đối, không có tính cách kỹ thuật cho bằng tính cách xã hội, như hành vi cử chỉ và những sở thích của thành phần tiêu thụ, cũng như tính cách chính trị, như các chính sách của chính quyền.

 

Chúng ta cần phải nhìn vào vấn đề giáo dục, nhất là nơi giới trẻ, trong việc làm thay đổi những thái độ bẩm sinh vị kỷ đối với việc hưởng thụ và khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Cũng thế, các chính sách của chính quyền khiến phấn khích nền kinh tế và phân chia tài chính cho những thứ kỹ thuật thân tình hơn về môi trường sẽ cống hiến cho lãnh vực tư riêng dấu hiệu tích cực họ cần để tiến hành việc phát triển sản xuất theo chiều hướng như vậy.

 

Chẳng hạn, việc nghiện cứu hiện nay nơi những hỗn hợp về năng lượng và cải tiến mức hiệu năng về năng lượng sẽ trở thành hấp dẫn hơn nếu được kèm theo bằng việc tài trợ chung cùng với những phấn khích về tài chính khác.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Chúng ta thường nghe ở các cuộc hội họp của Liên Hiệp Quốc về “trách nhiệm bảo vệ”. Tòa Thánh tin rằng trách nhiệm bảo vệ này cũng áp dụng vào cả vấn đề tình trạng thay đổi khí hậu nữa. Các quốc gia có “trách nhiệm bảo vệ” chung khí hậu trên thế giới bằng việc làm giảm bớt hay thích ứng, nhất là “trách nhiệm bảo vệ” chung trái đất của chúng ta và bảo đảm rằng các thế hệ hiện tại và tương lai có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn.

 

Nhịp độ chiến đạt và củng cố một sự đồng thuận mới của quốc tế về tình trạng thay đổi khí hậu không bao giờ ăn khớp bởi một nhịp độ mau lẹ và hiệu nghiệm tương đương về vấn đề áp dụng những đồng ý như vậy.

 

Những quốc gia được tự do chấp nhận những hiệp định và hiệp ước quốc tế, thế nhưng, trừ phi những lời lẽ của chúng ta ăn khớp với hành động và trách nhiệm hiệu nghiệm, bằng không chúng ta khó có thể làm quay ngược lại một tương lai ảm đạm và có thể cảm thấy mình gặp nhau một lần nữa không bao lâu nữa từ lúc này đây để than vãn cho một cuộc thất bại chung khác nữa.

 

Chúng ta thành thật hy vọng rằng những quốc gia sẽ nắm bắt được một cơ hội sớm sủa sau cuộc Hội Nghị tới đây liên quan tới Hội Nghị Nội Dung về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu ở Bali.

 

Xin cám ơn  Ông Chủ Tọa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/9/2007

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ