GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 1/10/2007

TUẦN XXVI  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa "cho thấy một ý nghĩa rất cao cả về phẩm vị của con người"

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa: "Để tiến lên cùng Thiên Chúa, con người cần phải được thanh tẩy"

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa: "Con người cần phải hướng mình về việc nguyện cầu bằng đức tin"

 

 

? Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa "cho thấy một ý nghĩa rất cao cả về phẩm vị của con người"

  

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/9/2007 Bài Giáo Lý 49 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Tôi cống hiến cho anh chị em một vài khía cạnh về giáo huấn của Thánh Gregory Nyssa là những gì chúng ta đã nói tới vào Thứ Tư tuần  vừa rồi.

 

Trước hết, Thánh Gregory Nyssa cho thấy một ý nghĩa rất cao cả về phẩm vị của con người. Mục đích của con người, như vị giám mục thánh này nói, là làm cho mình nên giống như Thiên Chúa, và con người đạt tới cùng đích này trước hết bằng tình yêu, kiến thức, và thực hành các nhân đức là “những tia sáng rạng ngời xuất phát từ bản tính thần linh” ("De beatitudinibus" 6: PG 44,1272C), một cách gắn bó liên lỉ và năng động với sự thiện, như một con người chạy hướng về phía trước vậy.

 

Để trình bày vấn đề này, Thánh Gregory đã sử dụng một hình ảnh có tác dụng, một hình ảnh đã được trình bày trong Bức Thư của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Philiphê, đó là "épekteinĩmenos" (3:13), nghĩa là “vươn mình tới” những gì là cao cả hơn, tới chân lý và tình yêu.

 

Hình ảnh tiêu biểu này nói lên một thực tại sâu xa, đó là sự trọn lành mà chúng ta tìm kiếm không phải là một cái gì đó chiếm được một lần là xong; sự trọn lành là một cuộc hành trình trường kỳ, là một liên lỉ dấn thân tiến bộ, vì sự hoàn toàn tương tự như Thiên Chúa không bao giờ chiếm đạt được; chúng ta bao giờ cũng đang hành trình (cf. "Homilia in Canticum" 12: PG 44,1025d).

 

Câu truyện của mỗi một linh hồn là câu truyện về một tình yêu hoàn toàn viên trọn, song đồng thời cũng hướng tới những chân trời mới, vì Thiên Chúa tiếp tục mở rộng n hững cơ hội cho linh hồn, để làm cho nó có thể đạt tới sự thiện cao cả hơn nữa. Chính Thiên Chúa, Đấng đã gieo những mầm mống sự thiện trong chúng ta, và là Đấng xuất phát hết mọi khởi động thánh đức, “uốn nắn cục đất sét… đánh bóng và thanh tẩy tinh thần của chúng ta, hình thành Chúa Kitô trong chúng ta” ("In Psalmos" 2:11: PG 44,544B).

 

Thánh Gregory đã cẩn thận làm sáng tỏ vấn đề như sau: “Không phải do các nỗ lực của chúng ta, cũng chẳng phải do bởi sức lực của loài người trong việc nên giống Thần Linh, mà là do lòng quảng đại của Thiên Chúa, Đấng thậm chí tự mình đã cống hiến cho bản tính của chúng ta ơn được tương tự với Ngài” ("De virginitate" 12:2: SC 119,408-410).

 

Bởi thế, đối với linh hồn, “vấn đề ở đây không phải là biết được một cái gì đó về Thiên Chúa, mà là được Thiên Chúa ở trong chúng ta” ("De beatitudinibus" 6: PG 44, 1269c). Như Thánh Gregory nhận định: “Thần tính thì tinh tuyền, nó không có những đam mê và thoát khỏi tất cả mọi sự dữ: Nếu tất cả những điều này ở nơi anh chị em thì Thiên Chúa thực sự ở trong anh chị em” ("De beatitudinibus" 6: PG 44,1272C).

 

Khi chúng ta được Thiên Chúa ở trong chúng ta, khi con người mến yêu Thiên Chúa, qua cuộc hỗ tương là yếu tố nơi luật yêu thương này, con người muốn những gì chính Thiên Chúa muốn (cf. "Homilia in Canticum" 9: PG 44,956ac), và vì thế, họ cộng tác vào việc hình ảnh Thiên Chúa nơi chính bản thân họ, nhờ đó, “cuộc hạ sinh thiêng liêng của chúng ta là thành quả của một thứ tự do chọn lựa, và chúng ta một cách nào đó là cha mẹ của chính chúng ta, tạo nên bản thân mình như chúng ta muốn trở nên, và hình thành chúng ta bằng ý muốn của chúng ta theo mô thức chúng ta chọn lựa” ("Vita Moysis" 2:3: SC 1bis,108).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2007

 

(xem tiếp bài dưới)

 

TOP

 

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa: "Để tiến lên cùng Thiên Chúa, con người cần phải được thanh tẩy"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/9/2007 Bài Giáo Lý 49 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Để tiến lên cùng Thiên Chúa, con người cần phải được thanh tẩy: “Đường lối, một đường lối dẫn bản tính con người về trời, chính là việc tách khỏi những sự dữ của thế giới này…. Trở nên như Thiên Chúa nghĩa là trở nên công chính, thánh thiện và tốt lành…. Bởi thế, nếu, theo Sách Giảng Viên - Ecclesiastes (5:1), ‘Thiên Chúa ở trên trời’, và nếu, theo lời tiên tri (Thánh Vịnh 72:28) các người ‘thuộc về Thiên Chúa’, thì vấn đề ở đây là anh chị em cần phải ở nơi Thiên Chúa ở, từ khi anh chị em được hiệp nhất với Ngài. Vì Người đã truyền rằng, khi anh chị em cầu nguyện, anh chị em gọi Thiên Chúa là Cha, là Người bảo anh chị em hãy trở nên như Cha của anh chị em ở trên trời, bằng một đời sống xứng với Thiên Chúa, như Chúa truyền cho chúng ta rõ ràng hơn ở các đoạn khác, như ‘Các con hãy nên trọn lành như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành’ (Mt 5:48)” ("De oratione dominica" 2: PG 44,1145ac).

 

Trong cuộc hành trình thăng tiến thiêng liêng này, Chúa Kitô là mô phạm và là thày dạy, Đấng tỏ cho chúng ta thấy hình ảnh tuyệt vời của Thiên Chúa (cf. "De perfectione Christiana": PG 46,272a). Nhìn vào Người, mỗi một người trong chúng ta khám phá ra chính bản thân mình là “họa sĩ vẻ nên cuộc đời của mình”, trong đó, ý muốn của chúng ta đảm nhận công việc vẻ vời ấy và các nhân đức của chúng ta là những mầu sắc ở trong tay chúng ta (ibid.: PG 46,272b).

 

Do đó, nếu con người muốn được coi như xứng với danh tánh của Chúa Kitô thì họ cần phải tác hành ra sao?

 

Thánh Gregory đã đáp lại như thế này: “(Họ phải) luôn kiểm điểm lại các tử tưởng nội tâm của họ, những lời nói và hành động của họ, để xem chúng có tập trung vào Chúa Kitô hay chúng xa biệt Người” (ibid.: PG 46,284c).

 

Thánh Gregory, như chúng ta đã đề cập tới trước đây, nói về việc tiến lên: tiến lên tới Thiên Chúa trong nguyện cầu bằng sự tinh tuyền của con tim; thế nhưng cũng tiến lên tới Thiên Chúa bằng tình yêu thương tha nhân nữa. Tình yêu là cái thang dẫn chúng ta lên cùng Thiên Chúa. Bởi thế, ngài thiết tha khuyến khích mỗi một người lắng nghe ngài như sau: “Hãy quảng đại với những người anh chị em này, những nạn nhân của cơn khốn khó ấy. Hãy cho kẻ đói khát những gì anh chị em chối từ cái bụng của anh chị em” (ibid.: PG 46,457c).

 

Thánh Gregory nhắc nhở chúng ta hết sức rõ ràng là chúng ta tất cả đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên ngài đã than lên rằng: “Đừng nghĩ rằng anh chị em có hết mọi sự! Cũng cần phải có một cái gì đó cho kẻ nghèo, thành phần bạn hữu của Thiên Chúa nữa. Thật vậy, sự thật là ở chỗ hết mọi sự đều từ Thiên Chúa là Vị Cha chung mà có, và chúng ta là anh chị em với nhau, chúng ta đều thuộc về cùng một nòi giống” (ibid PG 46,465b).

 

 Do đó, Kitô hữu cần phải kiểm điểm chính mình, Thánh Gregory nhấn mạnh rằng: “Có lợi lộc gì khi anh chị em chay tịnh và kiêng thịt thà, nếu anh chị em gian ác cắn cấu anh chị em mình? Có lợi gì cho anh chị em hay chăng, trước mắt Thiên Chúa, khi anh chị em nhịn ăn uống những cái anh chị em có, song anh chị em lại tước đoạt những gì của một người nghèo?” (ibid.: PG 46,456a).

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2007

 

(xem tiếp bài dưới)

 

 

TOP

 

? Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa: "Con người cần phải hướng mình về việc nguyện cầu bằng đức tin"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/9/2007 Bài Giáo Lý 49 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Chúng ta kết thúc các bài giáo lý của chúng ta về ba vị đại Giáo Phụ Cappodocian bằng việc nhắc lại một khía cạnh quan trọng về giáo huấn thiêng liêng của Thánh Gregory Nyssa, đó là cầu nguyện.

 

Để đạt được tiến bộ trong cuộc hành trình tiến đến chỗ trọn lành và để đón nhận Thiên Chúa trong bản thân chúng ta, để mang trong chúng ta Thần Linh của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa, con người cần phải hướng mình về việc nguyện cầu bằng đức tin: “Nhờ nguyện cầu chúng ta mới có thể ở với Thiên Chúa. Ai ở với Thiên Chúa thì cách xa thù địch. Cầu nguyện là sự nâng đỡ và bênh vực đức thanh tịnh, là việc kềm chế tính giận dữ, là dẹp yên và làm chủ lòng kiêu hãnh. Cầu nguyện là canh giữ viên đức trinh khiết, là sự bảo vệ lòng thủy chung trong hôn nhân, là niềm hy vọng cho những ai tỉnh thức, là dồi dào hoa trái cho những nông gia, là an toàn cho lữ khách” ("De oratione dominica" 1: PG 44,1124A-B).

 

Được tác động bởi Kinh Chúa Dạy, Kitô hữu thực hiện việc nguyện cầu: “Nếu chúng ta muốn nguyện xin cho Nước Thiên Chúa trị đến trên chúng ta, thì chúng ta xin điều này bằng quyền năng của Lời Chúa, ở chỗ, xin cho con được khỏi bị băng hoại, khỏi chết chóc, khỏi xiềng xích lỗi lầm; xin đừng để sự chết bao giờ làm chủ con, xin đừng để cái bạo tàn của sự dữ bao giờ chi phối con, xin đừng để kẻ thù bao giờ điều khiển con hay làm con thành tù nhân bởi tội lỗi, nhưng xin Nước Chúa hãy trị đến, để những đam mê cai trị con bị loại trừ khỏi con, hay đúng hơn, bị tẩy sạch” (ibid., 3: PG 44,1156d-1157a).

 

Vào cuối cuộc sống trần gian của mình, Kitô hữu có thể tiến đến cùng Thiên Chúa cách thanh thản. Nói về điều này, Thánh Gregory nói đến cái chết của người chị của mình là Macrina, và viết rằng vào giờ lâm chung của bản thân, chị ngài đã nguyện cầu rằng: “Chúa là Đấng có quyền năng tha thứ tội lỗi trên trái đất này xin hãy tha thứ cho con, để con được Đấng Phục Sinh” (Psalm 38:14), và để con được tinh tuyền trước mắt Chúa, trong lúc con lìa khỏi xác thân con (cf. Collosians 2:11), nhờ đó, tinh thần của con, thán h hảo và tinh tuyền (cf. Ephesians 5:27), được đón nhận vào bàn tay Chúa, “như hương thơm trước Chúa” (Psalm 140:2)" ("Vita Macrinae" 24: SC 178,224).

 

Giáo huấn này của Thánh Gregory vẫn còn công hiệu: không phải chỉ nói về Thiên Chúa mà là mang Chúa vào trong chúng ta. Chúng ta làm điều này bằng nguyện cầu và bằng việc sống t rong tình thần yêu thương đối với tất cả mọi anh chị em của chúng ta.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2007

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ