GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 2/10/2007

TUẦN XXVI  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ý Chỉ Tháng 10/2007

?  "Những gì bất chính trên trần gian này đều bị công lý thần linh lật ngược"

?  "Chúa Kitô dạy các môn đệ của mình cách thức hay nhất để dùng tiền bạc và những sự dồi dào về vật chất"

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ý Chỉ Tháng 10/2007

Ý Chung:

Xin cho Kitô hữu ở trong những trường hợp thiểu số được mạnh mẽ và can đảm sống đức tin của mình và kiên  trì làm chứng cho đức tin

Ý Truyền Giáo:

Xin cho Ngày Truyền Giáo được trở thành một cơ hội thuận lợi để làm bùng lên ý thức truyền giáo hơn bao giờ hết nơi hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 1/10/2007

 

TOP

 

?  "Những gì bất chính trên trần gian này đều bị công lý thần linh lật ngược"

 

ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền  Tin Chúa Nhật 30/9/2007 về Lazarô và Tình Hình Đói Khổ Thế Giới

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay, Phúc Âm Thánh Luca trình thuật dụ ngôn người giầu có và Lazarô nghèo khổ (16:19-31). Người giầu có ở đây là hiện thân của việc tiêu xài bất chính sự giầu sang nơi những con người sử dụng nó một cách xả xỉ phung phí buông thả và vị kỷ, chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn bản thân mình, chẳng lưu tâm gì tới người nghèo khổ ở cửa ngõ nhà họ.

 

Còn người nghèo khổ thì tượng trưng cho con người chỉ có Chúa chăm sóc cho, và không như người giầu có, họ có một tên gọi là Lazarô, chữ tắt của Eleazar, tức là “Thiên Chúa giúp họ”. Họ là kẻ bị tất cả quên lãng nhưng Thiên Chúa không lãnh quên họ; họ là kẻ chẳng là gì trước mắt loài người nhưng lại quí hóa trước mắt Thiên Chúa.

 

Câu truyện này cho thấy rằng những gì bất chính trên trần gian này đều bị công lý thần linh lật ngược, ở chỗ, sau khi chết, Lazarô được đón nhận “vào lòng Abraham”, tức là được vào hưởng vinh phúc ngàn thu, trong khi đó người giầu có kết liễu đời mình “quằn quại trong hỏa ngục”. Nó là một tình trạng mới mẻ, vĩnh viễn và không kháng án gì được nữa. Bởi thế, trong cuộc đời này con người cần phải thống hối; về sau có làm như vậy cũng vô dụng thôi.

 

Dụ ngôn này cũng giúp vào việc dẫn giải về xã hội. Bức  thông điệp “Phát Triển Các Dân Tộc - Populorum Progressio”, được viết 40 năm trước đây, vẫn còn đáng tưởng nhớ. Khi nói đến việc chiến đấu chống đói khổ, ngài viết: “nó bao gồm việc xây dựng một cộng đồng nhân loại là nơi con người có thể thực sự sống cuộc sống làm người…. Nơi Lazarô thiếu thốn có thể ngồi với người giầu ở cùng một bàn tiệc” (khoản 47).

 

Theo bức thông điệp này thì nguyên nhân của nhiều trường hợp cùng khổ đó một đàng là vì “tình trạng làm tôi mọi cho những người khác”, đàng khác là vì “những quyền lực tự nhiên họ không thể nào hoàn toàn kiểm soát nổi” (cùng nguồn).

 

Tiếc thay, một số người lại phải trải qua cả hai thứ áp lực ấy. Làm sao chúng ta, đặc biệt vào lúc này đây, không nghĩ đến các xứ sở ở vùng hạ mạc Saharan Phi Châu, đang khốn khổ bởi lụt lội trầm trọng trong mấy ngày vừa qua?

 

Thế nhưng, chúng ta không được quên những trường hợp khẩn trương về nhân đạo khác ở những miền đất khác trên trái đất này, nơi xẩy ra những trận chiến tranh về quyền lực chính trị dẫn tới chỗ làm tệ hại hơn cho những vấn đề về môi trường đã từng gây nhức nhối cho dân chúng. Lời Đức Phaolô VI kêu gọi từ hồi đó rằng “các quốc gia đói khổ trên thế giới đang kêu tới những dân tộc được may mắn thịnh vượng” (cùng nguồn, 3) vẫn còn là những gì khẩn trương hôm nay đây.

 

Chúng ta không thể nói rằng chúng ta không biết đi đường lối nào: Chúng ta có lề luật và các tiên tri, Chúa Kitô đã nói với chúng ta trong Phúc Âm. Bất cứ ai không muốn nghe thì cũng không muốn thay đổi, cho dù là người chết có trở về cảnh giác họ đi chăng nữa.

 

Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta lợi dụng thời điểm hiện nay để lắng nghe và thực hành lời này của Thiên Chúa. Xin Mẹ giúp chúng ta biết chú ý tới anh chị em thiếu thốn của chúng ta, biết chia sẻ với họ những gì chúng ta có dồi dào hay ít ỏi, và biết góp phầ, bắt đầu từ chúng ta, vào việc truyền bá thứ lý lẽ và lối sống doàn kết chân thực.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/9/2007 

 

 

TOP

 

? "Chúa Kitô dạy các môn đệ của mình cách thức hay nhất để dùng tiền bạc và những sự dồi dào về vật chất"

 

ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền  Tin Chúa Nhật 23/9/2007 về Giầu Nghèo

 

Anh chị em thân mến!

 

Sáng nay, tôi đã viếng thăm Giáo Phận Velletri là nơi tôi đã từng là một vị hồng y hiệu tòa mấy năm. Đó là một gặp gỡ thân thương gia đình, một cuộc gặp gỡ giúp tôi sống lại những giây phút quá khứ với đầy những cảm nghiệm thiêng liêng và mục vụ. Trong việc long trọng cử hành Thánh Thể, khi nói về các bài đọc của phụng vụ, tôi đã chia sẻ về việc sử dụng đúng đắn các thứ sản vật trần gian, một đề tài được Thánh ký Luca, qua những cách thức khác nhau, đã khiến chúng ta phải chú ý tới trong mấy Chúa Nhật vừa qua.

 

Trong dụ ngôn về người quản lý bất trung nhưng khôn lanh, Chúa Kitô dạy các môn đệ của mình cách thức hay nhất để dùng tiền bạc và những sự dồi dào về vật chất; biết chia sẻ chúng với người nghèo nhờ đó chiếm được tình bằng hữu theo chiều hướng Nước trời. “Chúa Giêsu phán: “các con hãy dùng tiền bạc phi nghĩa mà mua chuộc bạn bè, để khi sa cơ họ sẽ đón nhận các con vào cõi trường sinh” (Lk 16:9).

 

Tiền bạc tự nó không phải là những gì “bất trung”, nhưng hơn bất cứ một cái gì khác, nó có thể làm cho con người sống trong một cái tôi mù quáng. Bởi thế, những gì cần thiết là một thứ “biến đổi” những sản vật về kinh tế, ở chỗ, thay vì sử dụng nó cho lợi lộc riêng tư của mình, chúng ta cũng cần nghĩ tới các nhu cầu của người nghèo, theo gương chính Chúa Kitô, Đấng được Thánh Phaolô cảm nhận “Mặc dù giầu có song đã trở nên nghèo khó vì anh chị em, nhờ đó, nhờ sự nghèo khó của Người, anh chị em trở nên  giầu có” (2Cor 8:9). Vấn đề dường như mâu thuẫn ở đây: Chúa Kitô không làm cho chúng ta nên giầu có bằng sự giầu có của Người mà bằng sự nghèo khổ của Người, tức là bằng tình yêu đã thôi thúc Người hoàn toàn ban mình cho chúng ta.

 

Điều này có thể mở ra cả một lãnh vực bao rộng và phức tạp về đề tài giầu có và nghèo khổ, thậm chí trên khấu trường thế giới, nơi có hai lý lẽ liên quan tới kinh tế đang đối đầu với nhau, đó là lý lẽ về lợi lộc và lý lẽ về việc phân phối đồng đều các sản vật, và lý lẽ này không nghịch với lý lẽ kia nếu có một mối liên hệ tốt đẹp. Giáo huấn về xã hội của Công Giáo bao giờ cũng chủ trương ưu tiên vấn đề phân phối đồng đều sản vật. Lợi lộc là cái gì hợp lý theo tự nhiên, và ở một mức độ chính đáng lại cần thiết cho việc phát triển về kinh tế nữa.

 

Đức Gioan Phaolô II đã viết trong Thông Điệp “Bách Niên – Centesimus Annus” rằng: “Nền kinh tế thị trường tân tiến có những khía cạnh tích cực. Căn bản của nó là vấn đề hành sử quyền tự do của con người trong lãnh vực kinh tế, như nó được thực hiện ở nhiều lãnh vực khác” (số 32). Tuy nhiên, ngài thêm rằng, chủ nghĩa tư bản không được coi là mẫu thức giá trị duy nhất của việc tổ chức về kinh tế (số 35). Những cuộc khủng hoảng về đói khổ và môi trường là những gì đang tố giác, mỗi ngày một hiển nhiên hơn, rằng lý lẽ về lợi lộc, một khi thắng thế, sẽ gia tăng vấn đề chênh lệch giữa giầu và nghèo cũng như gia tăng vấn đề khai thác tai hại đối với trái đất này. Trái lại, một khi lý lẽ chia sẻ và kết đoàn thắng thế thì nó mới có thể điều chỉnh tiến trình tác hành và mới hướng nó tới việc phát triển tương hợp và tồn tại.

 

Mẹ Maria Rất Thánh, Đấng trong ca vịnh Ngợi Khen đã lên tiếng rằng Chúa “đã cho người đói khó no đầy những sự thiện hảo còn người giầu có Ngài cho về tay không” (Lk 1:53), giúp cho tất cả mọi Kitô hữu biết sử dụng một cách khôn khéo theo phúc âm, tức là, một cách quảng đại đoàn kết, và soi động các chính quyền và những kinh tế gia có được những chính sách nhìn xa trông rộng hướng tới vấn đề phát triển thực sự tất cả mọi dân tộc.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/9/2007

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ