GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 23/11/2007 TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN |
? Hội Kín Tam Điểm: Mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma
? Hội Kín Tam Điểm: Ảnh Hưởng ở Âu Châu
? "Đường lối của Tam Điểm: tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”
? Hội Kín Tam Điểm: Mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma
Hội Tam Điểm được
chính thức thành lập bởi Anderson ở Anh Quốc năm 1717. Bản chất và chủ trương
của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge"
và "Masonry".
"Lodge", theo Anh ngữ, có nghĩa bình thường là "các phần tử hay nơi hội họp của
một ngành hội" như Hội Tam Điểm, do đó, đối với tổ chức này, chữ "lodge" có thể
được dịch là "hội kín". Tuy nhiên, theo ý nghĩa sâu xa của chữ này, một chữ
tương đương với 3 chữ tắt trong ngôn ngữ Do Thái, đó là G.O.D.: Gomer, Oz và
Dabar, có nghĩa như là Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Mỹ Lệ, thường được biểu hiệu bằng
một hình tam giác, như ám chỉ về bản chất của tổ chức này. Ngoài ra, hình tam
giác nơi tổ chức này còn có thể biểu hiệu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, song không
phải Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo, mà là của Ấn Độ Giáo, gồm có Thần Phát
Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Có thể vì thế mà Việt ngữ thường gọi tổ
chức này là Hội Tam Điểm hơn là Hội Thợ Nề theo đúng nguyên nghĩa của tên hội là
"Maronry".
"Masonry", cũng theo Anh ngữ, có nghĩa là "việc xây cất bằng đá", có thể vì thế
mà trong Việt ngữ tổ chức này còn được gọi là Hội Thợ Nề. Bởi vì, và đúng như
thế, theo chủ trương của tổ chức này, cần phải trả lại cho con người tầm vóc
trọn hảo và tình trạng hạnh phúc nguyên thủy của họ, được thể hiện qua niềm tự
do, mức bình đẳng và tình huynh đệ tự nhiên của họ, do đó, thành phần Tam Điểm
sẽ đóng vai trò là những người thợ xây, xây cất lại một Đền Thờ để sùng bái Tự
Nhiên.
Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm
hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà
theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai
đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến
Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lý của mọi sự, theo quan
niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.
Nền tảng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên này là gì, nếu không phải là một tự do
tuyệt đối mà Hội Tam Điểm muốn xây lại như sau: "Con người không có tự do nếu họ
không làm tối thượng chủ những tư tưởng cũng như hành động của mình. Tự do đồng
nghĩa với tối thượng quyền" (theo L' Ere Nouvelle). "Khi chúng ta không còn là
những lụy thuộc viên mà là những tối thượng chủ, bấy giờ chúng ta mới được tự
do" (theo Brother Fleury). "Mỗi người là linh mục và là vua chúa của mình, là
giáo hoàng và là hoàng đế của mình" (theo Brother Potvin)
Đặt nền móng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên như thế, tất nhiên, những người
thợ xây thuộc tổ chức Tam Điểm này cần phải hoàn toàn phá hủy đi mọi quyền bính,
cấp trật, gia đình và tôn giáo, đúng như Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm
đã nhận định: "Đối tượng của Tam Điểm là trật tự thể lý, luân lý cũng như luận
lý phải bị hoàn toàn hủy hoại". Để hủy hoại trật tự thể lý, Tam Điểm chống lại
sự chết, và chấp nhận Thần Ba Ngôi của Ấn Độ Giáo là Thần Phát Sinh, Thần Hủy
Diệt và Thần Tái Sinh. Để hủy hoại trật tự luân lý, Tam Điểm chống lại nguyên
tắc về sự dữ và biện hộ cho tất cả mọi tội lỗi khi mặc cho chúng chiếc áo nhân
đức. Để hủy hoại trật tự luận lý, Tam Điểm chống lại chân lý phổ quát, bằng các
nghề nghiệp và nhu cầu ảo thuật, dối trá, gian manh và lộng ngôn. Thực tế cũng
đã cho lịch sử thấy ảnh hưởng của Tam Điểm hằng chủ trương hủy hoại, điển hình
nhất là hai cuộc cách mạng liên hệ đến vận mạng chung của thế giới: đó là cuộc
cách mạng Pháp năm 1789 và cuộc cách mạng Nga năm 1917.
Về cuộc cách mạng Pháp: "Vào đầu năm 1789, các hội viên Tam Điểm đã chủ động
tham dự vào một đại biến chuyển đáng giá được phát động tại quê hương Pháp quốc
này..." (theo bài diễn văn của Brother Amiable và Calfavru tại Hội Nghị Tam Điểm
năm 1889). "Bấy giờ tôi nắm chắc là thảm kịch vào năm 1788 và 1789, đó là cuộc
cách mạng Pháp, không phải là kết quả của một quyết định đột ngột theo thời, mà
là xẩy ra theo như cấu kết của những hiệp hội Tam Điểm và những lời thề Tam Điểm..."
(theo lời tự thú tại hội nghị Verona của Haugwitz là một trong những lãnh tụ
thượng thặng của Tam Điểm). "Tất cả Nước Pháp chỉ là một đại hội kín' Người Pháp
hoàn toàn là hội viên Tam Điểm, rồi cả hoàn vũ sẽ sớm trở nên giống như chúng ta"
(theo lời của Burruel ngày 12-8-1792).
Về cuộc cách mạng Nga: "Ở xứ sở đó (Nga) có 457 đảng viên Bolsheviks gây nên một
triều đại kinh hoàng, thì có 422 đảng viên là Do Thái... Brother Lenin (Ulianov
Zederhaum) thuộc về hội kín ở Thụy Sĩ trước khi xẩy ra trận chiến, một trận
chiến gây nên cuộc cách mạng thế giới" (theo lời của Monseigneur Jouin). "Lenin
được sai đến Nga bởi những người Đức... Vừa đến nơi là Lenin bắt đầu tụ họp lại
quanh mình đây đó những con người mờ ám, sống trong những nơi ẩn tránh bí mật, ở
Nữu Ước, Glasgow, Berne và các xứ sở khác, những con người này được tập hợp lại
với nhau theo sức lôi kéo bởi những tinh thần của một tà phái ghê sợ, một tà
phái ghê sợ nhất trên thế giới, tà phái mà Lenin là thượng tế và là lãnh tụ.
Được vây quanh bởi những quần thần này, Lenin đã sử dụng khả năng ma quái nhất
của mình để phá hủy tất cả mọi tổ chức căn bản của Dân Nước Nga. Nước Nga đã bị
sụp đổ' Nước Nga phải bị chà đạp" (theo lời diễn thuật của Lord Churchill ngày
5-11-1919 nói với House of Commons ở Anh Quốc)
Chủ trương một tôn giáo Tự Nhiên như thế, do đó, mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà
Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma: "Cuộc cách mạng
đã tiến đến Rôma để ra mặt đối chọi thẳng với Giáo Hoàng... để giành cho Tam
Điểm một cân xứng vĩ đại ngay trong lòng Rôma, thủ đô của vũ trụ. Ở đây nó sẽ
tấn công không nương tay những giáo điều làm nên một tín lý chung tin vào Thiên
Chúa và vào tình trạng bất tử của linh hồn" (theo một Brother Tam Điểm trong
cuốn 'La Revista Della Massoneria Italiana). "Chúng ta đã tiến đến Rôma để chặt
đổ cây cổ thụ 18 thế kỷ Công Giáo này. Adriano Lemmi, vị thượng hoàng của Tam
Điểm Ý Đại Lợi, vào năm 1887, đã gửi đến tất cả mọi hội viên một bản luân lưu
nói rằng: 'Ngày kỷ niệm 20-9, ngày mà Rôma trở thành thủ đô của Ý Đại Lợi và
ngày mà quyền lực trần thế của Giáo Hoàng bị hủy diệt, hiển nhiên là ngày thuộc
về Tam Điểm. Đó là một ngày lễ, thuần túy là Tam Điểm, một khởi điểm đánh dấu
ngày Tam Điểm Ý Đại Lợi tiến vào Rôma, một tận điểm mà nó đã dự trù qua nhiều
năm'" (theo lời tuyên bố của Francisco Crispi). "Không có Thiên Chúa nào hết,
con người là Thiên Chúa của mình, nhân loại phải cấp tốc giầy đạp việc sùng bái
theo đức tin Kitô giáo' con điếm tuyệt mỹ nhất, biểu hiệu cho vẻ đẹp của hữu thể
thần linh nơi loài người phải thế chỗ của Đấng Cứu Tinh thế giới trên các bàn
thờ, và phải được nước (Pháp) cũng như các chính quyền sùng kính" (theo Ed. Em.
Eckert)
Như thế, có thể nói, Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống
lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một "New
World Order" (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một "New Age" (Thời Đại Mới). Hội Nghị
Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm (26-30/9/1896, kỷ niệm bách chu niên năm 1996) đã
phổ biến một bản tổng lược về đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm như sau:
1- Tam Điểm là một tà phái tôn giáo theo nhị nguyên Manikê' biểu hiện tối thượng
thuộc về những bí mật và huyền nhiệm của họ là tôn sùng Luxiphe hay Satan, được
thờ kính ở đằng sau hậu trường như một Thiện Chúa, phản lại với Thiên Chúa của
các người Công Giáo, Đấng mà những kẻ lộng ngôn lúc đầu gọi là Ác Chúa.
2- Ma qủi, tác nhân linh hứng của những bí mật Tam Điểm, vì biết rằng hắn sẽ
không bao giờ được đa số loài người trực tiếp tôn thờ, cố gắng dùng Tam Điểm để
thấm nhiễm vào các linh hồn hạt mầm mống của Khuynh Hướng Tự Nhiên, một khuynh
hướng mà đối với Thiên Chúa không gì khác hơn là một cuộc hoàn toàn bung tỏa của
con người.
3- Để gieo vào thế gian Khuynh Hướng Tự Nhiên vô đạo này, Tam Điểm nỗ lực làm
cho con người quen thuộc với việc đặt tất cả mọi tôn giáo trên một bình diện
bằng nhau, tôn giáo chân thực duy nhất lẫn với tôn giáo sai lạc' thay thế mầu
sắc Công Giáo bằng mầu sắc Tam Điểm, nhờ trung gian của báo chí và các học đường
vô thần.
4- Phương pháp đặc biệt giúp Tam Điểm hủy hoại các linh hồn của những kẻ cuồng
mê với những vấn đề liên quan đến lãnh vực siêu nhiên mà không đủ sức trước
Khuynh Hướng Nhị Nguyên Manikê theo Luxiphe, là kích động họ cho đến khi họ hiến
thân mải mê theo những thực hành của Tâm Linh.
5- Tam Điểm cũng là một tà phái chính trị cố gắng chiếm quyền cai trị mọi chính
quyền, biến các chính quyền thành những công cụ mù quáng cho tác hành ngoan cố
của mình, và cũng nổ lực gieo rắc phản loạn ở khắp mọi nơi.
6- Đối tượng của Tam Điểm, khi gieo rắc cách mạng ở mọi phần đất trên thế giới,
là thiết lập một nền cộng hòa chung, đặt nền tảng trên việc chống lại quyền tối
thượng thần linh, trên việc hủy diệt quyền tự lập địa phương và những quyền tự
do, trên việc phá bỏ những lằn ranh giới và trên việc cưỡng bách những cảm tình
ái quốc mà, sát với tình yêu Thiên Chúa, từng cảm hứng nơi loài người những công
việc tốt đẹp nhất, những hy sinh cao cả nhất, những từ bỏ anh hùng nhất.
7- Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo
một ngành lập pháp phản Kitô giáo.
8- Tam Điểm trực tiếp chịu trách nhiệm về Chủ Thuyết Xã Hội Tân Tiến, vì nó đã
thay thế lý tưởng Kitô giáo bằng lý tưởng hạnh phúc Xã Hội là lý tưởng riêng của
mình. Nó cũng thay thế cấp trật xã hội theo Kitô giáo, được cai trị bởi công lý
và xử trí bởi đức ái, bằng một tình trạng bình đẳng giả tạo nơi mọi người, giữa
họ với nhau. Tam Điểm đang làm cho người ta quên rằng chính ở trong đời sau mà
mỗi người sẽ được trả công tùy theo các công việc của mình, và đang dạy họ rằng
hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy nơi những thỏa mãn vật chất ở dưới thế này mà thôi,
và dạy rằng tất cả mọi người đều có một quyền lợi triệt để trong việc tham hưởng
ngang phần nhau nơi niềm hạnh phúc này.
9- Lòng nhân ái của Tam Điểm, ngược lại với đức ái Kitô giáo, và đúng như nó là
một lòng yêu tự nhiên thuần túy của một số người này với những người kia mà nó
không có khả năng giúp liên kết Thiên Chúa với loài người' và còn hơn thế nữa,
lòng nhân ái này của Tam Điểm chỉ được thực thi giữa các hội viên Tam Điểm với
nhau mà thôi, và rất thường tác hại cho xã hội dân sự.
10- (Không được kể đến)
11- Để phá hủy gia đình vô phương cứu chữa, Tam Điểm cố gắng dẫn dụ những người
phụ nữ, không phải chỉ làm cho thành phần này vào các hội kín của mình, như họ
luôn luôn thành công trong việc này, mà còn là chính linh hồn của phong trào gọi
là "nữ giới" hay phong trào "giải tỏa phụ nữ", nhắm đến việc mang lại tình trạng
rắc rối và lộn xộn vào trong các gia đình, dựa trên niềm ước vọng mơ tưởng cho
một cuộc canh tân không thể nào hoàn toàn đạt được.
12- Để làm cho con người ta quen thuộc với việc bỏ bê nhà thờ trong đời sống xã
hội, tà phái này cố gắng dẹp đi những ngày lễ tôn giáo và những ngày được dành
cho việc thánh hoá các linh hồn và nghỉ ngơi phần xác, thay vào đó là những ngày
lễ hoàn toàn dân sự.
Bản tóm lược đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm trên đây còn có thể được đúc
kết như sau:
"Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều' khởi điểm của
chúng ta là không không' chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là
như thế' nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn
giáo' vô chủ nơi chính trị' vô sản nơi chính trị kinh doanh" (theo Dom Paul
Benoit trong La Franc Maconnerie).
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
? Hội Kín Tam Điểm: Ảnh Hưởng ở Âu Châu
Để hiểu được những gì đang xẩy ra ở Âu Châu, theo nhà sử học Tin Lành César Vidal, cần phải chú ý tới hội kín Tam Điểm. Vị sử gia này là giám đốc của chương trình “La Linterna” của đài truyền thanh COPE thuộc hội đồng giám mục Tây Ban Nha. Ông đã viết một cuốn sách mang tựa đề là "Los Masones: La Historia de la Sociedad Secreta Más Poderosa" (Những Tay Tam Điểm: Lịch Sử của Hội Kín Đệ Nhất Mãnh Lực), do Planeta xuất bản.
Trong cuốn sách này, ông đã nói đến ảnh hưởng của tam điểm nơi các biến cố quan trọng nhất ở Tây Ban Nha thời hiện sử, nhất là từ cuộc bầu cử Tháng 3/2004 cho Đảng Lao Động Xã Hội Tây Ban Nha (PSOE: Spanish Socialist Labor Party). Theo ông, “trào lưu tục hóa được chính phủ do thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero lãnh đạo đã quá cho thấy đường lối của Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ”.
Vị tác giả này cho biết các tay Tam Điểm đóng một vai trò quan trọng nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chẳng hạn, “dự án Bản Hiến Pháp Âu Châu đã được điều khiển bởi một tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing, “nhân vật đã loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do”.
Ông Vidal có bằng tiến sĩ về sử, triết, thần và một bằng về luật. Sau đây là những gì ông chia sẻ với Zenit qua một cuộc phỏng vấn.
Vấn: Những nhân vật nào nổi bật ở Tây Ban Nha đã và đang là những tay Tam Điểm, một sự kiện rất ít người biết đến?
Đáp: Bản danh sách này quá dài và một ít, vâng chỉ có một ít là được nói đến trong cuốn sách “Những Tay Tam Điểm” của tôi. Chứng cớ đủ cho thấy rằng vị Kiện Tướng (Grand Master) của Tây Ban Nha đại đông là Tiến Sĩ Josep Corominas, phó PSOE; ủy ban 5 phần tử đặc biệt đã bổ nhiệm Felipe González là tổng thư ký của PSOE có ba tên Tam Điểm, một trong ba người này là vị chủ tịch sắp tới của Thượng Viện, và ông của thủ tướng Rodríguez Zapatero cũng đã là một tay Tam Điểm.
Vấn: Có thể nói rằng Tam Điểm là thành phần giật giây trào lưu tục hóa đang xẩy ra ở Tây Ban Nha hay chăng?
Đáp: Điều có thể nói mà không sợ quá đáng đó là trào lưu tục hóa đang được phát động bởi chính phủ José Luis Rodríguez Zapatero là những gì quá cho thấy đường lối Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ.
Vấn: Tam Điểm đóng vai trò hay có thể đóng vai trò ra sao trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu?
Đáp: Thật là nhiều nếu người ta chú ý tới dự án của Bản Hiến Pháp Âu Châu là những gì đã được cổ võ bởi 1 tay Tam Điểm muốn loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo ở châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do
Vấn:
Trong thế kỷ vừa qua, Tam Điểm đã hiện diện trong lịch sử của Tây Ban Nha như
thế nào?
Đáp: Một cách liên tục và thảm thương. Vai trò quan trọng nhất phải qui về cho Tam Điểm ở các phong trào phò độc lập ở Cuba và Phi Luật Tân, ở những cuộc vận động chống giáo sĩ và theo chiều hướng tục hóa, ở việc làm suy yếu chế độ quân chủ nghị viện của Thời Khôi Phục Chế Độ Quân Chủ Anh Quốc, đến nỗi đã phải sự dụng đến cả nạn khủng bố, ở việc công bố Nền Đệ Nhị Cộng Hòa, và nhất là ở việc soạn thảo Bản Hiến Pháp Cộng Hòa làm lũng đoạn xã hội với hậu quả là xẩy ra cuộc Nội Chiến.
Vấn: Ông có thể nói cho chúng tôi về các biến cố cụ thể cho thấy hội này chiến đấu chống lại thế giới Công giáo hay chăng?
Đáp: Đó là lịch sử của Tam Điểm từ thế kỷ 18, nhưng qua chứng cớ chỉ cần nhắc lại cho thấy rằng Rodolfo Llopis, một Tay Tam Điểm và Xã Hội chủ nghĩa, đã làm tổng thư ký của PSOE (và) đã phát động việc lập pháp về giáo dục phản Kitô giáo trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa; hay các thứ gương mù gương xấu như của Banca Ambrosiana đều có liên can trực tiếp đến hoạt động của Tam Điểm.
Vấn:
Nguồn gốc của Tam Điểm phát xuất như thế nào?
Đáp: Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi có những nhóm cá nhân bị thu hút bởi huyền bí thức đã thành lập những nơi hội họp được cho là để truyền đạt những thứ bí hiểm thức này.
Dĩ nhiên là họ nói về nguồn gốc liên quan đến các tôn giáo dân ngoại, đến kiến thức, đến một nhân vật vô hình dung thời Solomon, cũng như đến các tu sĩ của một cổ giáo.
Vấn: Tính chất nổi bật nhất của nó, các mục tiêu và cấu trúc của nó hiện nay là gì? Phải chăng nó là một thứ tôn giáo?
Đáp: Mặc dù Tam Điểm chối bỏ thì sự thật đó là vũ trụ quan của Tam Điểm không phải là thứ vũ trụ quan hợp với một xã hội nhân ái như họ thường nói mà là một vũ trụ quan của một tôn giáo. Đó là lý do cho thấy tại sao thực sự Tòa Thánh cũng như các giáo phái Kitô giáo khác đã phải lập đi lập lại việc lên án, cho rằng phần tử của Tam Điểm không hợp với Kitô giáo.
Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện làm cho các phần tử của nó dễ giúp nhau khi nó chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội.
Vấn: Tỷ lệ của thành phần Tam Điểm hiện nay là bao nhiêu?
Đáp: Chắc chắn là rất nhỏ. Ở Pháp người ta nói rằng không hơn .6% dân số. Tuy nhiên, điều ấy không ngăn cản việc họ chi phối Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế hay việc họ lan tràn sang chính Cánh Hữu, nhờ những nhân vật như Giscard D’Estaing.
Vấn: Thành phần Tam Điểm hiện diện ở những vấn đề hệ trọng nào trong xã hội của chúng ta, nhất là ở lãnh vực kinh tế, chính trị, trí thức và truyền thông?
Đáp: Có những lãnh vực bao giờ cũng được thành phần Tam Điểm chú trọng. Không cần nói đó là chính trị là nơi họ điều khiển Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Tế và mạnh mẽ tiến vào những phần tử thuộc Cánh Hữu. Nó cũng không ít chú trọng tới thế giới truyền thông, nhất là nơi vấn đề giáo dục, công lý và các lực lượng võ trang.
Ở Pháp chẳng hạn, kiểu “affair des fiches” cho thấy các viên chức Tam Điểm được thăng cử còn người Công giáo trái lại bị ngăn chặn việc tiến thân.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005
? "Đường lối của Tam Điểm: tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”
Cha Manuel Guerra Gómez, một chuyên viên về lịch sử của các tôn giáo, cũng là tác giả của 25 cuốn sách về các thứ giáo phái cùng những đề tài khác, mới tung ra một tác phẩm tựa đề là “La trama masónica” (Mưu Đồ của Tam Điểm), do Styria bên Tây Ban Nha xuất bản.
Vị tác giả này là một linh mục triều thuộc giáo phận Burgos và là một giáo sư hồi hưu thuộc tổng hành dinh Burgos của Phân Khoa Thần Học Bắc Tây Ban Nha. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ngài đã tóm gọn về tam điểm như sau:
“Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”.
Vấn: Phải chăng âm mưu của Tam Điểm vốn nổi tiếng là một huyền thoại?
Đáp: Cần phải phân biệt giữa tổ chức Tam Điểm và thành phần Tam Điểm. Căn cứ vào phân tích này thì tổ chức Tam Điểm không mong muốn có được quyền lực hay ít là phụng sự những nguyên tắc và lợi lộc riêng của mình với quyền lực trong tay.
Tuy nhiên, thành phần Tam Điểm thật ra lại hiện diện ở mọi tổ chức quốc tế là những nơi thực hiện các quyết định, cũng như nơi các công ty có ảnh hưởng đến quyền lực về kinh tế và chính trị.
Có lý để mà nghĩ rằng họ đang cố gắng truyền bá những nguyên tắc ý hệ của họ – như chủ nghĩa tương đối, vô thần chủ nghĩa và chủ nghĩa bất khả thần tri – ở bất cứ nơi này có họ và chiếu tỏa chúng ta chung quanh môi trường sống của họ.
Mặt khác, ở thế giới Anh ngữ cũng như ở các xứ sở bắc phương, ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v. vấn đề không phải là họ tìm kiếm chiếm đoạt quyền lực mà họ là quyền lực.
Bởi thế mà chẳng hạn thượng quyền của Hiệp Vương Quốc (the United Kingdom) cũng là the grand master of the United Grand Lodge Anh quốc, và của trên 150 grand lodges – mỗi quốc gia có một grand lodge (trụ sở chính) và ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mỗi tiểu bang có một grand lodge. Vào năm 1995, ở the grand master of the United Grand Lodge Anh quốc có 750 ngàn phần tử thuộc về 8 ngàn lodges trên khắp thế giới.
Ngoài ra, vì qui luật về vấn đề bí mật quân sự, không thể nào biết chắc chắn họ hoạt động ở đâu và ảnh hưởng trực tiếp của họ lan rộng ra sao, và chúng ta lại càng ít biết hơn về tầm mức ảnh hưởng gián tiếp của họ.
Chính quyền của thủ tướng Tony Blair đã muốn ấn định rằng thành phần Tam Điểm phải tuyên xưng cho biết về vai trò phần tử của họ trong nhóm này, nhất là trường hợp họ là những viên chức của quốc gia, đặc biệt là nếu họ làm việc trong lãnh vực về công lý hay thuộc ngành cảnh sát. Đáng kể đến là việc trả lời của 1,400 vị thẩm phán Anh quốc tự nguyện tuyên bố mình là phần tử của Tam Điểm. Hiển nhiên là con số còn nhiều hơn thế nữa.
Sau những vụ tai tiếng về cái bí mật Propaganda Due Lodge of Licio Gelli ở Ý, các viên chức ở một số lãnh vực trong cơ quan hành chính của Ý quốc đã phải cho biết xem họ có phải là thành phần Tam Điểm đang có cơ nguy bị mất chỗ đứng của họ hay chăng.
Vấn: Có thật hay chăng 60% phần tử thuộc Quốc Hội Âu Châu là thành phần Tam Điểm?
Đáp: Điều này và điều tuyên bố khác tương tự như thế là những gì được Josep Corominas cho biết, một nhân vật nắm vai trò là grand master của Grand Lodge ở Tây Ban Nha cho đến tháng 3/2006. Vào ngày 9/2/2007, nhân vật này mới rời bỏ Grand Lodge ở Tây Ban Nha, nhưng vẫn khẳng định rằng mình vẫn tiếp tục là một thành phần Tam Điểm và muốn tiếp tục được cho mình là như thế.
Phải chăng đó là một chia rẽ mới được giành chỗ cho một thứ tuân phục mới của thành phần Tam Điểm, hay nó là một thứ kết đoàn với một thứ tuân phục sẵn có?
Thật vậy, tất cả mọi dự thảo liên quan tới gia đình và những vấn đề về đạo lý sinh học, bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội và thậm chí với luật tự nhiên, là những gì đã từng được Quốc Hội Âu Châu ưng chuẩn. Cũng xẩy ra trường hợp của ông Rocco Buttiglione người Ý đã bị loại trừ như là một ủy v iên của Âu Châu bởi đa số vô thần thuộc Quốc Hội Âu Châu này.
(Biệt chú riêng của người dịch bản Việt ngữ này về nhân vật vừa được nói tới ở đây: Ông Rocco Buttiglione là một giáo sư về chính trị, đạo lý xã hội, và kinh tế ở Hàn Lâm Viện Quốc Tế Liechtenstein về Ngành Triết Học; ông đã viết một tác phẩm nổi tiếng về Giáo Hoàng triết gia Gioan Phaolô II, một tác phẩm đã được dịch sang Anh ngữ và xuất bản năm 1997, tựa đề là “Karol Wojtyla, tư tưởng của một con người đã trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).
Vấn: Ở Rôma, một hội nghị vừa được chấm dứt, trong đó có đề cập tới tính cách bất khả tương hợp giữa Công Giáo và Tam Điểm. Một cuộc đối thoại với thành phần Tam Điểm về những vấn đề văn hóa xã hội đã được kêu gọi thực hiện. Vấn đề này xẩy ra như thế nào?
Đáp: Cho dù có sự bất tương hợp khách quan giữa Tam Điểm và Công Giáo, những người Công Giáo vẫn có thể đối thoại với thành phần Tam Điểm ở các cấp độ khác nhau, trừ những điều mà Tòa Thánh thấy được là nguy hiểm đã tỏ ra thẩm quyền của mình.
Trong bản tuyên ngôn Đức Tin về Tam Điểm của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin vấn đề đã được xác định rằng “các vị thẩm quyền của giáo hội địa phương không có thẩm quyền để phán quyết về bản chất của các hiệp hội Tam Điểm, một phán quyết có thể bao hàm cả những vi phạm tới những gì đã được quyết định trên đây, và những gì hợp với bản tuyên ngôn của thánh bộ này được ban hành ngày 17/2/1981”.
Cũng cần phải để ý tới thực tại và hậu quả về tính cách bí mật của Tam Điểm nữa. Làm sao quí vị có thể đối thoại với một người đeo mặt nạ được chứ? Cho dù là thế, vẫn có thể đối thoại về những vấn đề văn hóa xã hội. Dù các tôn giáo và ý hệ đi đến chỗ hình thành và phù hợp với những thứ văn hóa riêng biệt với mình, song bao giờ cũng có một nền tảng chung.
Không giống như những gì chuyên biệt về tôn giáo và ý hệ, lãnh giới văn hóa vẫn là một lãnh vực về những gì có thể đối thoại ít là về lý thuyết. Thực hiện một cuộc đối thoại về các vấn đề liên văn hóa thì dễ dàng hơn – như vấn đề nghèo khổ, vấn đề mù chữ, vấn đề môi trường, vấn đề sức khỏe, vấn đề toàn cầu hóa v.v. – hơn là những vấn đề về liên tôn.
Tuy nhiên, ngay cả về lãnh vực này đi nữa, việc đối thoại với thành phần Tam Điểm gặp phải những khó khăn trầm trọng, vì tính cách vô thần của Tam Điểm, công khai hay kín mật, có khuynh hướng cho ra rìa những tính chất riêng biệt về tôn giáo, những tính chất không chung cho tất cả mọi tôn giáo và những luật định về luân lý, cũng như có khuynh hướng khép kín – như có người nào đó bị “giam giữ tại nhà” – trong một thứ diễn đàn về lương tâm cá nhân ở đằng sau bức tường của Giáo Hội.
Theo chiều hướng đó, các việc làm của Tam Điểm là để loại trừ đi những thứ trang hoàng về văn hóa xã hội của Kitô Giáo nơi các quốc gia Kitô Giáo truyền thống – chẳng hạn như cảnh Giáng Sinh hay những tiêu biểu cho mầu nhiệm Kitô Giáo – ngôi sao lạ hay Ba Vua v.v.
Vấn: Phải chăng Tam Điểm tự mình muốn thay thế cho tôn giáo?
Đáp: Tam Điểm, theo chiều hướng của một trong những sản phẩm của nó là phong trào Thời Mới thích sử dụng chữ “linh đạo”, một chữ có một ý nghĩa chủ quan hơn từ ngữ “tôn giáo”.
Một số thành phần Tam Điểm nói rằng họ là Kitô hữu và chối bỏ Tam Điểm là một thứ tôn giáo. Họ thật ra nhìn nhận rằng họ thuộc về hai tôn giáo đò là đạo Công Giáo và đạo Tam Điểm.
Thế nhưng, thật ra, ít là đối với nhiều người, nhất là đối với thành phần Tam Điểm theo chủ nghĩa bất khả thần tri và thần luận thì Tam Điểm là một thứ thay thế cho tôn giáo. Thật vậy, Tam Điểm được gọi là một thứ “tôn giáo” nào đó hay đôi khi là “đạo” nơi những bản văn Tam Điểm và những bản văn của thành phần Tam Điểm.
Vấn: Cha làm sao để có thể tiến tới gần với cái thế giới này trong khi nó lại quá bị mật như thế?
Đáp: Tôi đã bỏ ra nhiều giờ nghiên cứu về những bản hiến pháp, những luật lệ và những lễ nghi của các liên hiệp khác nhau thuộc những hội kín Tam Điểm, đã nói chuyện với những thành viên Tam Điểm và những người ra khỏi Tam Điểm ở Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ, và đã đọc những sách vở về Tam Điểm của các tay Tam Điểm và ngoài Tam Điểm.
10 năm trước đây, ổ Mễ Tây Cơ, tôi đã sống 2 mùa hè nói chuyện hằng ngày với các giáo sư đại học Tam Điểm và ngoài Tam Điểm. Tôi đã thực hiện những cuộc viếng thăm những trung tâm giáo phái khác nhau, trong đó một số là liên hệ với Tam Điểm, ở các ngoại ô của những thành phố.
Vấn:
Phải chăng Tam Điểm liên quan tới đường lối hành động hơn là nội dung?
Đáp: Con người, ngoài việc suy nghĩ, còn cảm xúc và tưởng tượng nữa. Các cảm tình và tưởng tượng có thể chi phối và làm bấn loạn tính cách sáng suốt của tâm linh. Thế nhưng, cho dù là thế, những ý nghĩ và những niềm tin tưởng cũng hướng dẫn con người; các nguyên tắc tạo nên và hướng dẫn các tổ chức của con người. Thế nhưng để chiếm đạt mục tiêu này cần phải sử dụng “đường lối” đúng đắn.
Tiếng Hy Lạp “odos” nghĩa là “đường lối”, và “met” có nghĩa là “mục đích” chúng ta muốn đạt tới. Với Tam Điểm thì đường lối nhắm đến những cấp hạng cao nhất và những tác dụng tối đa, vì nó thật sự tạo nên một trong những “nguyên tắc”, có lẽ là nguyên tắc nồng cốt nhất, một nguyên tắc làm nền tảng cho các nguyên tắc khác.
Chính vì đường lối của mình mà Tam Điểm đã tiến tới chỗ bất tương hợp với tín lý Kitô Giáo.
Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động.
Alain Gérard, một trong những vị giám đốc của Grand Orient ở Pháp quốc, đã nói rằng “Tam Điểm chỉ là một đường lối”. Theo vị này thì một thành viên Tam Điểm có thể có “ý kiến” hay “những niềm tin tưởng” của một tôn giáo riêng biệt nào đó, thế nhưng đường lối Tam Điểm buộc họ phải “đặt lại vấn đề” với những ý nghĩ của họ và chấp nhận những gì có thể sẽ bị họ tuyên bố là sai lầm, hay vượt quá khả năng lập luận vững chắc được đa số đồng ý.
Gérard nói rằng “quí vị không thể có một cuộc bàn luận thực sự, bởi vì bất cứ thành quả như thế nào từ một cuộc bàn luận, bao giờ quí vị cũng tin rằng quí vị đúng ở một số điều nào đó”.
Bởi thế mới thấy rõ là Tam Điểm là một tổ chức dị ứng với các tín điều cũng như với tôn giáo có tính cách tín lý và mạc khải, nhất là với Kitô Giáo.
Điều ấy cũng cho thấy tại sao thành phần Tam Điểm có khuynh hướng coi dân chủ như là một thành đạt của Tam Điểm và đường lối dân chủ – được chuẩn nhận bằng đa số phiếu – như là một điều gì đó tự nhiên thích hợp với Tam Điểm. Đường lối dân chủ này bao gồm hết mọi thực tại, bao gồm cả chính sự thật, sự thiện v.v.
Vị grand master hiện nay của Grand Orient Pháp quốc là Jean Michel Quilardet, trong một câu phát biểu cho tờ nhật báo Tây Ban Nha La Voz de Asturias ngày 29/1/2007, đã nói rằng: “quí vị có thể nghĩ rằng có một thứ dân chủ phi vô thần hiện hữu – và phi vô thần đây có nghĩa là phi Tam Điểm – thế nhưng theo quan điểm của tôi về các sự vật cũng như theo cách nghĩ của tôi về vô thần thì đó là một cuộc đạt thành về dân chủ”. Bởi vậy, thành phần dân chủ không phải là kẻ vô thần hay Tam Điểm, nếu họ là phần tử của dân chủ, thì họ là thành phần dân chủ hạng hai.
Vấn:
Phải chăng thành phần Tam Điểm là một thiểu số sáng tạo? Phải chăng Kitô
hữu cũng vậy?
Đáp: Thành phần Tam Điểm hiển nhiên là không thể độc quyền về tính cách sáng tạo. Cho dù một bản chất khác nhau, tính cách sáng tạo cũng thuộc về Kitô hữu với ơn trợ giúp của Thiên Chúa và ảnh hưởng của Thánh Linh. Tính cách sáng tạo của Kitô hữu không thuộc về một thứ gì đó thấp kém hơn thế.
Để chứng tỏ điều này tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là nhìn vào lịch sử của Giáo Hội cũng như vào việc thích ứng của Giáo Hội trong việc truyền bá phúc âm hóa cho những hoàn cảnh rất khác nhau về xã hội và văn hóa trong 2 ngàn năm hiện hữu của Giáo Hội. “Bàn tay của Chúa không quá ngắn” (Is 59:1) trong thời điểm của chúng ta đây.
Mấy năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi các phong trào của Giáo Hội là “mùa xuân mới của Thần Linh”, là “Lễ Hiện Xuống moí”, là “một tặng ân đặc biệt Thần Linh cống hiến cho Giáo Hội trong thời điểm lịch sử của chúng ta đây”, tôi thoạt tiên đã qui nó về cho sự tốt lành của Người.
Con người tốt lành và thánh đức chỉ thấy những gì là tốt đẹp nơi hết mọi sự, như con người tham lam thì thấy lợi lộc và con người nhục dục thì tìm thỏa mãn khoái lạc vậy.
Tuy nhiên, khi tôi thực hiện một bài viết tựa đề là “Những Phong Trào của Giáo Hội ở Tây Ban Nha”, chính tôi đã có thể thấy được thực tại này một cách sâu xa. Những người con nam nữ của Giáo Hội được tác động và soi động bởi Thần Linh Chúa ngày nay sáng tạo là chừng nào!
Làm thế nào Giáo Hội hay thế giới sống còn nếu những phong trào của giáo hội này – những dự án giáo dục, hoạt động cứu trợ v.v. – biến mất, để lại một thứ “lỗ đen” lớn nơi những giải ngân hà về giáo hội và về văn hóa xã hội.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2007